Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn trà xuân, huyện trà bồng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệntrà bồng, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.26 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: TÌNH HÌNH VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN THỊ TRẤN TRÀ
XUÂN, HUYỆN TRÀ BỒNG TẠI NHN
0
&PTNT
HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI.

Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực hiện:
ThS. Nguyễn Hữu Xuân Nguyễn Thảo Thanh
Lớp: K42A KTNN
Huế, 5/ 2012
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến ThS. Nguyễn Hữu Xuân đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt
quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế Phát
Triển Trường Đại Học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình
học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà
còn là hành trang q báu để em bước vào đời một cách vững chắc và
tự tin.
Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Cô, Chú, Anh, Chò trong
NHN
0
&PTNT huyện Trà Bồng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình.


Đặc biệt, em xin được gởi lời cảm ơn tới các Bác trong UBND
thò trấn Trà Xuân đã hết lòng giúp đỡ, cung cấp tài liệu để em
được hiểu thêm về quê hương mình cũng như có đủ số liệu, tài liệu
để làm bài.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy- Cô, Ban lãnh đạo và
tập thể nhân viên của NHN
0
&PTNT huyện Trà Bồng cũng như
các Chú, các Bác trong UBND thò trấn Trà Xuân luôn dồi dào sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Huế, ngày 14 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thảo Thanh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
NH Ngân hàng
NHN
0
&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
HND Hộ nông dân
HSX Hộ sản xuất
TR Tổng doanh thu
AR Doanh thu bình quân
TC Tổng chi phí
AC Chi phí bình quân
Q Sản lượng
AQ Sản lượng bình quân
P Giá
LNBQ Lợi nhuận bình quân
DSCV Doanh số cho vay

DSTN Doanh số thu nợ
NQH Nợ quá hạn
DN Dư nợ
CBTD Cán bộ tín dụng
UBND Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai của T.T Trà Xuân 28
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT huyện Trà Bồng qua 3 năm 2009-2011 33
Bảng 2.2 : Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHN0&PTNT Trà Bồng 26
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của NHN0&PTNT Trà Bồng đến các HND thị trấn Trà Xuân 33
Bảng 2.4: Tình hình nhân khẩu vào lao động của hộ điều tra 36
Bảng 2.5: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 39
Bảng 2.6: Tình hình TLSX của hộ điều tra 41
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng vốn lưu động cho sản xuất của các hộ điều tra 45
Bảng 2.8: Nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân điều tra và khả năng đáp ứng của NHN0&PTNT Trà
Bồng 49
Bảng 2.9: Mục đích vay vốn trong khế ước của các hộ điều tra 52
Bảng 2.10: Mức vay vốn của các hộ điều tra 54
Bảng 2.11:Mục đích sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra 58
Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế của trồng keo 59
Bảng 2.13: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn 61
Bảng 2.14: Hiệu quả kinh tế kinh doanh của nông hộ 62
Bảng 2.15: Hiệu quả làm dịch vụ của hộ 64
Bảng 2.16: Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra trong năm 2011 64
Bảng 2.17: Ý kiến của hộ điều tra về việc vay vốn 67
Bảng 2.18: Ý kiến của hộ điều tra về ảnh hưởng của nguồn vốn tại NHN0&PNTN tới hiệu quả sản xuât
của hộ 69
Bảng 2.19: Những khó khăn trong việc vay vốn của các HND 71
5

v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay thực tế tại chi nhánh NHN0&PTNT huyện Trà Bồng 21
Biểu đồ 2.1: Biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0&PTNT huyện Trà Bồng qua 3 năm
2009-2011 33
Biểu đồ 2. 2: Biểu hiện tình hình huy động vốn bằng Tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng qua 3 năm
2009-2011 27
Biểu đồ 2.3: Biểu hiện DSCV của NHN0&PTNT huyện Trà Bồng đến HND 28
Biểu đồ 2.4: Biểu hiện tình hình dư nợ của NHN0&PTNT Trà Bồng 30
6
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1ha = 10000m
2
1 sào = 500m
2
1 tấn = 1000 kg
1 tạ = 100 kg
vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHN
0
&PTNT huyện Trà Bồng và địa
bàn thị trấn Trà Xuân, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các
hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại NHN
0
&PTNT chi nhánh huyện Trà
Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.
1.Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hộ nông dân, tín dụng và vai trò
của tín dụng NH đối với việc phát triển kinh tế hộ.

- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ
nông dân tại chi nhánh NHN
0
&PTNT huyện Trà Bồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh
NHN
0
Trà Bồng và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân,
huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
2.Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài
- Tình hình cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHN
0
huyện Trà Bồng.
- Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân.
- Các tài liệu, báo cáo tình hình kết quả kinh doanh của NH và báo cáo tình
hình kinh tế-xã hội qua các năm.
- Tài liệu thu thập từ nhiều sách báo, tạp chí và một số luận văn,
- Kiến thức thu thập từ thực tế đời sống, sản xuất của người dân trong xã, huyện.
3.Một số phương pháp đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài
- Phương pháp điều tra phỏng vấn.
- Phương pháp phân tổ, phân tích thống kê, phân tích kinh tế.
- Phương pháp chuyên gia.
- Một số phương pháp khác.
4.Những kết quả đạt được trong khuôn khổ đề tài
- Về mặt lý luận: đề tài đã khái quát hóa những lý luận cơ bản về tín dụng
Ngân hàng và vai trò của tín dụng đối với hộ nông dân, hộ nông dân và vai trò của hộ
nông dân trong nền kinh tế.
9
viii
- Về mặt nội dung: bảng số liệu thứ cấp đề tài đã phân tích tình hình cho vay

đối với các hộ nông dân tại Ngân hàng qua 3 năm 2009-2011. Thông qua điều tra về
tình hình vay cũng như tình hình sử dụng vốn của 80 hộ tại thị trấn Trà Xuân, bằng
phương pháp thống kê trên excel đề tài đã đi vào phân tích mục đích sử dụng cũng như
hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ. Bên cạnh đó đề tài cũng đã đánh giá sự hài lòng
khi giao dịch tại Ngân hàng cũng như tham khảo thống kê các ý kiến đóng góp của
người dân. Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay và sử
dụng vốn vay tại NHN
0
&PTNT huyện Trà Bồng.
Do trình độ kiến thức còn hạn chế; thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu liên
quan tới đề tài có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến
của Qúy thầy cô và Ban lãnh đạo Ngân hàng.
ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính tất yếu của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp có 69.4% dân số sống tập trung ở khu vực
nông thôn và chiếm gần 20% tổng thu nhập quốc dân (Tổng cục thống kê năm 2011) .
Cho nên có thể nói rằng nông nghiệp nước ta vẫn luôn là mặt trận hàng đầu, có tầm
quan trọng chiến lược. Ổn định sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống nông thôn,
tăng thu nhập cho nông dân có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.
Chính vì lẽ đó mà chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những
vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay
nhằm từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn Việt Nam trong tiến trình thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như
tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua máy móc thay cho lao động
thủ công nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian lao động, mua giống, phân bón, thức ăn gia
súc có chất lượng tốt đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp cũng như
người nông dân phải đầu tư thêm nhiều vốn. Nhưng lượng vốn vay bao nhiêu thì đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ

nào thì hộ có thể chấp nhận được với lượng vốn vay và thời hạn vay như vậy? Bên
cạnh đó việc xác định thời điểm nào người nông dân có nhu cầu vay vốn cao? Làm thế
nào để nông dân tiếp cận vốn một cách kịp thời và thuận lợi nhất? Những hộ nông dân
khi đã có vốn thì họ sản xuất kinh doanh như thế nào? Có sử dụng vốn vay đúng mục
đích không? Đây cũng là vấn đề mà các tổ chức cung cấp tín dụng cần quan tâm để có
kế hoạch cung ứng vốn cho các hộ nông dân kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất. Đặc
biệt khi đã hội nhập quốc tế, để các mặt hàng nông sản có thể cạnh tranh và đứng vững
trên thị trường thế giới đòi hỏi có nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu công nghệ chất
lượng cao và mở rộng sản xuất. Để đáp ứng cho yêu cầu cấp bách này, đã có rất nhiều
tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ cung ứng nguồn vốn đầu vào cho nông nghiệp. Trong
đó, NHNN&PTNT một tổ chức ra đời từ lâu và tồn tại kỳ cựu đến hôm nay đã đóng
vai trò quan trọng hàng đầu và là người bạn đồng hành trong việc hỗ trợ, thúc đẩy sự
11
phát triển của nông nghiệp nông thôn.
Thị trấn Trà Xuân nằm ở phía Tây huyện Trà Bồng, vốn là một xã thuần nông,
đời sống một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn thị trấn có 1836 hộ, trong đó
có 740 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 40,3%; hộ cận nghèo có 459 hộ chiếm tỷ lệ 25% toàn thị
trấn (phòng thống kê UBND thị trấn Trà Xuân- năm 2011). Do đó nhu cầu về vốn để
mở rộng, phát triển nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
huyện nói chung và bà con nông dân nói riêng.
Từ những lý do tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích tình hình vay vốn và
sử dụng vốn của các hộ nông dân thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng tại
NHN
0
&PTNT chi nhánh huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá nhu cầu về vốn, thực trạng vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông
dân thị trấn Trà Xuân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của hộ nông dân.

2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nhằm hệ thống hóa lý luận chung về hộ nông dân, tín dụng và vai trò của tín
dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ.
- Xem xét , phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại chi
nhánh NHNN&PTNT huyện Trà Bồng.
- Đề ra một số giải phấp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay
của hộ nông dân tại chi nhánh NHNN&PTNT Huyện Trà Bồng
3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nội dung nghiên cứu
+ Các hoạt động kinh doanh của hộ nông dân đòi hỏi vốn
+ Phân tích đánh giá vay vốn, sử dụng vốn vay của các hộ nông dân từ NHNo&
PTNT và một số nguồn khác.
+ Các chính sách cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Trà Bồng.
12
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo đã công
bố của các cơ quan chuyên ngành và chính quyền các cấp như: phòng Nông nghiệp
huyện, phòng Thống kê thị trấn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT huyện Trà Bồng. Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các báo
cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các sách báo,
website
- Thu thập số liệu sơ cấp
 Chọn mẫu điều tra
Cách chọn mẫu được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên
không lặp với số lượng mẫu là 80 hộ (qua thống kê năm 2011 có 400 hộ vay ở thị trấn,
để đảm bảo tính chính xác nên người điều tra chọn mẫu chiếm 20% tổng số) trong đó:
+ Hộ nghèo: Theo quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai

giai đoạn 2011-2015 của thủ tướng chính phủ hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu
nhập bình quân từ 400 nghìn đồng/ người/ tháng trở là hộ nghèo, thị trấn có khoảng
40% là hộ nghèo:
0.4*80=32 hộ nghèo
+ Hộ trung bình và hộ cận nghèo: là những hộ có GDP từ 401 nghìn đồng đến
1500 nghìn đồng, có 52.5% hộ TB:
0.525*80=42 hộ TB
+ Hộ khá: có GDP từ 1500 nghìn đồng trở lên, có 7.5% hộ khá trên toàn thị trấn:
0.075*80=6 hộ khá
 Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng chung cho tất cả các hộ, bao gồm các thông tin
chủ yếu sau:
Thông tin tổng quát: họ và tên chủ hộ, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao
động, trình độ văn hóa; thu nhập chính, tình hình đất đai của hộ.
Nội dung điều tra chính:
13
+ Các hoạt động tạo thu nhập của hộ: lĩnh vực nông nghiệp mà hộ đang hoạt
động sản xuất, tổng chi phí sản xuất/năm, doanh thu của một năm.
+ Thông tin về tín dụng: tổng số nguồn vốn mà hộ cần, số vốn mà hộ được vay,
mục đích sử dụng vốn, tình hình hoàn trả vốn vay, kết quả sử dụng vốn, nhu cầu vay
vốn của hộ ở những lần tiếp theo.
+ Các vấn đề liên quan: đáng giá của hộ về cán bộ tín dụng, cách trả vốn lẫn lãi,
lãi suất vay, thời hạn vay, thủ tục vay vốn và một số thông tín khác.
+ Kiến nghị, đề xuất của hộ.
 Phương pháp điều tra
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân, đồng thời
học hỏi ý kiến của người dân địa phương có kinh nghiệm hoặc các trưởng thôn, các cán
bộ tín dụng để thu thập nhanh thông tin và xác minh lại thông tin của người được điều tra.
3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Xử lý số liệu đã công bố: dựa vào số liệu đã công bố, tôi đã tổng hợp, đối chiếu

để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
Xử lý số liệu điều tra: toàn bộ số liệu điều tra được xử lý trên máy tính, sử dụng
phần mềm Microsoft Excel 2007.
3.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và phân tích số liệu giúp nhận biết,
đánh giá, rút ra được bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội.
Tổng hợp số liệu ở các tài liệu được tiến hành dựa trên phương pháp phân tổ
thống kê theo tiêu thức khác nhau như mức vốn vay, mục đích vay Trên cơ sở đó
xem xét, đánh giá hoạt động tín dụng của NHN
0
&PTNT huyện Trà B đống đối với
HND vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp số tuyệt
đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh để xác định mối liên hệ giữa các
yếu tố trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nông dân ở NHNo&PTNT huyện Trà
Bồng. Từ đó lượng hóa được kết quả nghiên cứu một cách khoa học đảm bảo được sự
thuyết phục cao.
3.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
14
Do vốn kiến thức còn hạn chế và chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực Ngân hàng nên
trong quá trình thực hiện đề tài tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn và ý kiến đóng góp
của các cán bộ quản lý địa phương, các tổ trưởng tổ tiết kiệm, cán bộ tín dụng, học hỏi
kinh nghiệm của một số bà con nông dân để có thể làm rõ các vấn đề còn thắc mắc và
đánh giá các phần nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh, so sánh các chỉ
tiêu doanh số cho vay, doanh số dư nợ, nợ quá hạn của sản phẩm qua các năm để thấy
được sự biến động, mối tương quan giữa chúng.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê: Là tổng hợp và chọn lọc
những thông tin dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ công tác nghiên cứu. Ví dụ như:
Phương pháp xử lý số liệu trên chương trình phần mềm SPSS.Hay phương pháp phân

tích: dựa trên những số liệu đã thống kê được để phân tích những ưu điểm, nhược điểm
trong công tác hoạt động cho vay nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân với những hoạt động vay vốn và sử dụng vốn trong 3 năm từ
2009-2011.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: : tại chi nhánh NHNN&PTNT huyên Trà Bồng và địa
bàn Thị Trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn của hộ nông dân trong 3 năm
2009-2011.
Số liệu điều tra tập trung năm 2011.
- Phạm vi nội dung:
+ Phân tích, đánh giá vay vốn tại NHNo & PTNT của hộ nông dân, sử dụng
vốn vay tại NHNo & PTNT.
15
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Khái quát chung về hộ nông dân
a. Khái niệm hộ nông dân
Đã có rất nhiều quan điểm tranh luận đưa ra về định nghĩa hộ nông dân, trong
đó có một định nghĩa khá đầy đủ được đưa ra trong cuốn “ Kinh tế hộ nông dân” của
GS-TS Đào Thế Tuấn (1997) như sau: “hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông
trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc
tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”.

b. Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003 và quan điểm của GS-TS Đào Thế Tuấn thì
hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị SX vừa là một
đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự
cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan
hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động
phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ
nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn
nhờ sự kiểm soát TLSX nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, trong khi đó
khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của nông dân là
thiếu vốn.
16
Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng: Đối tượng cho vay mang tính tổng hợp,
bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sử dụng vốn từng loại hộ cũng rất khác
nhau. Chính vì vậy mà việc xem xét, thẩm định cho vay đóng vai trò hết sức quan
trọng và là khâu quyết định đến sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của tổ
chức tín dụng.
c. Vai trò của hộ nông dân
Kinh tế hộ góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong
nông nghiệp, nhất là đất đai. Người nông dân kết hợp nguồn vốn và sức lao động sẵn
có, tiến hành sản xuất trên mảnh đất của mình, tạo ra sản phẩm để cung cấp lương thực
cho xã hội.
Kinh tế hộ góp phần tạo thêm nhiều việc làm trong NN-NT, giải quyết lao động
trong NN-NT, vừa đảm bảo thu nhập cho người nông dân vừa góp phần tạo ra ngày

càng nhiều sản phẩm cho xã hội.
Kinh tế hộ góp phần phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống cũng
như các ngành nghề mới ở nông thôn. Điều này không chỉ tạo thêm thu nhập cho
người nông dân mà còn giúp bảo tồn các ngành nghề gia truyền có giá trị cao, bổ sung
vào dnh mục các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
1.1.1.2 Một số vấn đề về tín dụng
a. Khái niệm và phân loại tín dụng
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế của người đi vay và người cho vay, là sự chuyển
nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên
thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả lại người cho vay số tài khoản đó và
kèm theo một số lợi tức. Bản chất của nó được thể hiện trong quá trình hoạt động của tín
dụng với quá trình tái sản xuất xã hội, sự ra đời của tín dụng gắn liền với sự ra đời và
phát triển kinh tế hàng hóa. Trên thực tế, tín dụng còn tồn tại ở nhiều loại khác nhau,
nhưng xét về tính chất pháp lý chung có thể chia tín dụng thành hai loại sau:
- Tín dụng chính thức: là loại TD được pháp luật thừa nhận, đó là TD của các
chủ thể NH thương mại quốc doanh, NH nhà nước, NH liên doanh, NH cổ phần, hợp
tác xã TD, kho bạc nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian khác.
- Tín dụng không chính thức: là TD ngầm không được pháp luật thừa nhận, nó
17
ra đời cùng với sự phát triển của xã hội loài người khi có sự phân chia giai cấp, phân
chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo thì quan hệ vay mượn nảy sinh, cơ bản là cho
vay nặng lãi dưới hình thức cho vay bằng hiện vật và cho vay bằng tiền.
Hai loại hình thức TD này song song tồn tại trong nền kinh tế, TD không chính
thức được tồn tại phổ biến ở các vùng nông thôn và đặc biệt là các vùng hẻo lánh, nơi
mà hoạt động của TD chính thức còn yếu.
b. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ
Tín dụng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau,
chính sự luân chuyển mạnh mẽ này góp phần thúc đẩy nhanh sự hình thành thị
trường tài chính, khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng lớn. Tín dụng
NH là chất xúc tác mạnh nhất kích thích quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa

trong xã hội.
Tín dụng NH góp phần khai thác và sử dụng triệt để những tiềm năng có sẵn
(lao động, đất đai, tiền vốn…) thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển. Từ việc sản xuất
thủ công manh múng do thiếu vốn chính sách TD đã giúp cho người dân mạnh dạn đi
vào SXKD, cải tạo và nâng cao trang thiết bị, mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng,
việc đưa kinh tế nông hộ từ tự cung tự cấp sang SX hàng hóa theo cơ chế thị trường thì
vốn và cơ chế quản lý của nhà nước là một yếu tố có tính chất quyết định. TD đã giúp
cho người lao động cởi bỏ những khó khăn, mạnh dạn đưa hết tiền vốn, lao động và
kinh nghiệm của mình vào đầu tư cho một ngành nghề SX mà họ cho là có lãi.
Tín dụng NH góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cho SX nông hộ có
điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ mới cho sản xuất, đồng thời đẩy nhanh quá
trình giao lưu hàng hóa.
Tín dụng NH đã góp phần phát triển kinh tế nông hộ và giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy SXKD cũng như
giúp hộ nông dân nâng cao trình độ SX, tăng cường hạch toán kinh doanh nhằm nâng
cao thu nhập, nguồn vốn TD NH cũng đã góp phần giúp cho các hộ nông dân phải áp
dụng quy trình mới, kỹ thuật mới để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tín dụng NH đầu tư cho hộ nông dân ngoài việc góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế còn góp phần nâng cao hiệu quả xã hội. TD góp phần chống nạn cho vay nặng
18
lãi ở nông thôn và thành thị, giảm sự chênh lệch quá xa ở nông thôn và thành thị, giữa
người giàu và người nghèo, xây dựng cuộc sống văn minh giàu mạnh.
c. Hình thức tín dụng ngân hàng cho vay đối với hộ nông dân
Để có nguồn vốn đáp ứng cho mục đích SXKD, hộ nông dân tiến hành vay vốn
xuất phát từ hình thức vay trực tiếp, song để tăng hiệu quả và tiến độ của việc vay vốn
thì hình thức cho vay gián tiếp đã ra đời.
Hình thức cho vay trực tiếp: Là hình thức mà ở đó chủ thể vay vốn chính là các
hộ nông dân, người vay vốn trực tiếp đến NH xin vay và được NH đáp ứng nhu cầu về
vốn phục vụ SXKD. Hình thức này được sử dung phần lớn để đầu tư vốn trung hạn và
một phần vốn lưu động với hộ kinh doanh lớn.

Hình thức cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung
gian sau:
- Tổ vay vốn: do các thành viên là hộ nông dân, cá nhân trực tiếp tự nguyện
thành lập, có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại thôn, xã.
- Doanh nghiệp: đối tượng thực hiện là các hộ nông dân, cá nhân nhận khoán
của các doanh nghiệp đã thực hiện giao khoán.
- Các tổ chức tín dụng ở nông thôn: quỹ tín dụng nhân dân, hội nông dân, hội
phụ nữa, hội cựu chiến binh…
1.1.1.3 Hoạt động cho vay đối với hộ nông dân
a. Quy trình cho vay
Quy trình xét duyệt cho vay của ngân hàng đến các đối tượng chung được thực
hiện theo các bước sau:
- Cán bộ tín dụng được phân công giao với khách hàng có nhu cầu vay vốn có
trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều
kiện vay vốn theo quy định.
- Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính
hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành
xem xét, tái thẩm định hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín
dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định.
19
- Giám đốc NHNN nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định:
+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của
NHNN Việt Nam.
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán
thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho
khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Quy trình cho vay đối với hộ cũng là quy trình cho vay thực tế tại ngân hàng
điều này thể hiện rõ qua Sơ đồ 1.1
20

21
THỦ QUỸ NH
Giải ngân
GIẢM ĐỐC
Duyệt cho vay, số tiền, lãi
suất, thời hạn
KẾ TOÁN NH
Lưu giữ hồ sơ vay vốn
- Hạch toán kế toán
HỘ VAY VỐN
Làm thủ tục vay vốn gửi tới NH
CÁN BỘ TÍN DỤNG
Thẩm định dự án
Kiểm soát các yếu tố hợp pháp của hồ
sơ vay vốn
Đề nghị cho vay: mức tiền, lãi suất, thời
hạn
Mở sổ theo dõi
TRƯỞNG PHÒNG TD-TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm
tiền vay.
Đề nghị duyệt cho vay hay không
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay thực tế tại chi nhánh NHN
0
&PTNT
huyện Trà Bồng
b. Các quy định cho vay
 Mục đích cho vay
Nhằm hỗ trợ nguồn vốn thiếu hụt cho các hộ nông dân, đồng thời tạo động lực
khuyến khích hộ mạnh dạn mở rộng sản xuất về cả chiều sâu và chiều rộng trên tất cả

các lĩnh vực như: nông-lâm-ngư nghiệp, chế biến, ngành nghề và kinh doanh dịch vụ
với mục tiêu hướng đến là đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dụng đất nước, xã
hội ngày càng giàu mạnh, phồn vinh.
 Nguyên tắc cho vay
Hộ vay vốn của NHNNViệt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
 Điều kiện vay vốn
- Hộ vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
+ Hộ vay vốn cư trú tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh)
nơi chi nhánh NHN
0
cho vay đóng trụ sở. Trường hợp người vay ngoài địa bàn nói
trên giao cho giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 quyết định. Nếu người vay ở địa
bàn liền kề ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cho vay giám đốc NHN
0
nơi cho vay phải thông báo cho giám đốc NHN
0
nơi người vay cư trú biết.
+ Đại diện cho hộ vay vốn để giao dịch với NH là chủ hộ hoặc người đại diện
của hộ, chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự.
- Hộ vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Vay ngắn hạn: Gồm những đối tượng vật tư, chi phí trồng trọt, chăn nuôi như
giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…phải thuê mua trên thị trường; vật tư,
hàng hóa đối với các hộ làm dịch vụ SX và kinh doanh thương nghiệp.
+ Vay trung hạn: Gồm những đối tượng sau: chi phí trồng mới cây lưu gốc như
dâu tằm, mía, dừa…; chi phí mua giống, thức ăn chăn nuôi gia cầm, giống thủy sản,
chăn nuôi đại gia súc lấy thịt, gia súc cơ bản…

- Hộ nông dân phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
22
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án SXKD, đời sống.
+ Kinh doanh phải có hiệu quả: có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án
khác khả thi khắc phục đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
+Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHN
0
Việt Nam.
Có dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ khả thi, có hiệu quả.
 Mức cho vay
NHN
0
nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của
khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài
sản), khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHN
0
Việt Nam.
Đối với các hộ vay vốn không có thế chấp tài sản thì mức cho vay được tính bằng tổng
nhu cầu cả dự án trừ đi phần vốn tự có, tối đa bằng giá trị vật tư, chi phí phải thuê,
mua trên thị trường.
 Lãi suất vay
Mức lãi suất cho vay do NHN
0
nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp
với quy định của Tổng giám đốc NHN
0
Việt Nam. Mức lãi suất cho vay được thực
hiện theo nguyên tắc mức lãi huy động cộng với chi phí quản lý, nộp thuế, bù đắp, rủi
ro và có tích lũy. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám
đốc Sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho

vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín
dụng, theo quy định của NHN
0
Việt Nam.
 Thời hạn cho vay
NHN
0
cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn căn cứ vào: chu kỳ SXKD,
thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay
của NHN
0
Việt Nam
- Cho vay ngắn hạn: dưới 12 tháng
- Cho vay trung hạn: 12 tháng đến 60 tháng
- Cho vay dài hạn: trên 60 tháng
 Thủ tục vay vốn và bộ hồ sơ cho vay
Hộ vay được cấp sổ vay vốn (kiêm dự án đơn giản và khế ước vay tiền). Sổ vay
vốn được sử dụng lâu dài, khi viết hết sổ được thay sổ mới. Tại NH cho vay có sổ lưu
23
giữ khớp đúng với sổ vay của khách hàng.
Mỗi lần vay vốn phải có đơn xin kèm theo sổ vay vốn để NH xem xét cho vay.
Đơn vay nhất thiết phải có chữ ký hoặc điểm chỉ chủ hộ vay vốn.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1 Tình hình tín dụng nông thôn ở Việt Nam
Những năm trước đổi mới, lĩnh vực tài chính Việt Nam hoàn toàn do nhà nước
độc quyền, trợ cấp tràn lan, lãi suất thực am và cơ cấu lãi suất nghịch đảo. Trước năm
1988, Việt Nam chỉ có hệ thống NH một cấp là NHNN với hai tổ chức chuyên ngành
là NH đầu tư và phát triển, và NH Ngoại thương. Năm 1988, Việt Nam bãi bỏ hệ
thống NH một cấp, bắt đầu áp dụng hệ thống 2 cấp, với NHNN đóng vai trò như một
NHTW. Hai đơn vị trực thuộc NHNN được tách thành hai NH thương mai quốc doanh

là NH Công thương và NHN
0
Việt Nam. Hệ thống tài chính phục vụ cho nông thôn ở
Việt Nam gồm 3 nhóm chính: khu vực chính thức, bán chính thức, và phi chính thức.
a. Khu vực chính thức
- NHN
0
&PTNT được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ bộ phận tín dụng
nông nghiệp của NHNN, thực sự hoạt động vào tháng 12/1990, NH tiếp quản mạng
lưới chi nhánh nằm rải rác khắp cả nước. Để tăng phạm vi phục vụ khách hàng ở nông
thôn, NH đã có một số đổi mới như lập các tổ cho vay lưu động, đặt văn phòng giao
dịch ở cấp cơ sở. Nhờ vậy mà tới tháng 7/1991, NH đã nhanh chóng mở rộng đối
tượng khách hàng được phục vụ. Cũng trong thời gian này, NH chính thức được phép
cho hộ nông dân vay, và chỉ trong vòng 6 tháng NH đã cho vay 558680 hộ vay với
tổng số tiền khoảng 405 tỷ đồng. Trong năm 1998, 36% dư nợ cho vay của NH là dành
cho các hộ nông dân.
- NHCSXH là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 8/1995. NH
này cấp tín dụng cho những ai không đủ điều kiện vay ở NHN
0
&PTNT do không có
tài sản thế chấp. Các hộ muốn vay phải nằm trong diện người nghèo theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
Ngoài ra còn có 2 tổ chức là quỹ tín dụng nhân dân và NH cổ phần nông thôn.
b. Khu vực tài chính bán chính thức
Bao gồm các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp Phụ Nữ, Hội Nông dân, Hội
24
liên hiệp Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và Hội người làm vườn đã đóng vai trò
chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình của nhà nước như chương trình
quốc gia về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… ngoài ra các tổ chức này được
xem là người môi giới giữa NH với người đi vay.

c. Khu vực tài chính phi chính thức
Khu vực này chiếm một mảng lớn trong TD nông thôn ở Việt Nam, cung cấp
đến 51% lượng vốn cho vay đối với hộ gia đình nông thôn (nguồn: tindungcanhan.vn),
nó bao gồm từ các nguồn sau đây:
- Vay mượn từ người thân, bạn bè, láng giềng: các khoản vay này sẽ có lãi suất
thỏa thuận theo quan hệ xã hội, uy tín của người vay, kỳ hạn vay.
- Người cho vay lãi: những người cho vay lãi có hoạt động rất đa dạng và linh
hoạt. Họ thường cho vay những món tiền nhỏ và ngắn hạn, lãi suất cho vay dựa vào thị
trường, thường xê dịch từ 3% đến 10%/tháng. Hình thức này ngày càng phổ biến, có
thể cho vay bằng tiền mặt hay hiện vật.
- Họ/hụi: có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, mỗi hội thường có từ 5 đến 20
hội viên ở chung một ấp/ thôn, và mỗi hộ như vậy hoạt động độc lập. Mỗi hội huy
động tiết kiệm từ hội viên và chỉ cho vay trong hội với nhau. Các vấn đề như lãi suất,
mức cho vay sẽ do hội viên quyết định thông qua bỏ phiếu kín hoặc do hội trưởng định
đoạt trong những cuộc họp định kỳ.
Khu vực tài chính phi chính thức vẫn là nguồn TD quan trọng đối với các nông
hộ là bở các nguyên nhân sau: cầu vượt cung TD chính thức; các cơ chế cho vay của
các tổ chức chính thức vẫn còn nhiều ràng buộc; trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp,
nhất là những vùng sâu vùng xa, nên người dân có tâm lý “ sợ giao dịch với ngân
hàng”. Ở khu vực phi chính thức lãi suất tín dụng vẫn cao hơn khu vực chính thức
những vẫn được khách hàng chấp nhận, chứng tỏ rằng đối với khách hàng ở nông
thôn, việc được vay vốn dễ dàng kịp thời cũng như chất lượng của dịch vụ có ý nghĩa
quan trọng hơn so với mức lãi vay. Do vậy, đòi hỏi khu vực tài chính chính thức phải
có sự cải biến tốt hơn trong hệ thống tài chính nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách
hàng vay ở khu vực nông thôn.
25

×