Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Thoải mái hơn trước xung đột pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.41 KB, 2 trang )

Thoải mái hơn trước xung đột
Khi nghĩ về xung đột, hình
ảnh nào xuất hiện trong đầu
bạn? Bạn nghĩ về sự tức tối,
giận dữ, ngoan cố, đau đớn,
tổn thương, không thoải
mái, lộn xộn? Hay bạn nghĩ
về đam mê, sự khác biệt,
thử thách, cơ hội, sự phát
triển, cơ hội học hỏi, phát
hiện?
Bạn định nghĩa xung đột như
thế nào? Ý nghĩa bạn gắn kèm
với nói sẽ xác định liệu bạn có
thể gắn kết với xung đột và
làm cho nó có ích với bạn hay
không.
Bạn đã từng thấy hai người
tranh luận về vấn đề gì đó và
bạn để ý thấy cả hai nói về cũng một sự việc bằng các cách khác nhau? Cứ như thể là họ đang
mong đợi sự đối lập, vì họ chỉ để ý đến những điều đối lập nhau. Họ không thực sự cố gắng để
hiểu quan điểm của nhau, đơn giản, ai cũng muốn chắc chắn rằng mình được lắng nghe.
Điều mà đa phần chúng ta không nhận ra là đa số xung đột là do chúng ta hiểu về mọi việc theo
những cách khác nhau. Nếu chúng ta có thể gắn trong cùng một cuộc trò chuyện những điều
chúng ta khám phá ra, sự hiểu biết khác nhau của chúng ta, rồi tìm kiếm nền tảng chung, có thể
chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, rốt cuộc chẳng có nhiều sự khác biệt. Đôi khi tất cả những điều
chúng ta cần làm là hiểu cách nhìn của mỗi người, và sau đó, chúng ta hiểu toàn bộ vấn đề. Điều
này khuyến khích chúng ta hành động một cách khôn ngoan.
Đây là một số mẹo để trở nên thoải mái hơn trước xung đột:
1. Đừng sợ xung đột: Thực hành cách xem nó như sự đam mê trong hành động, công sức được
chuyển vào mọi lợi ích của mọi người. Hãy nghĩ về nó như một cơ hội để hiểu mọi việc tốt hơn.


2. Tìm ra sự chống đối của vấn đề là gì. Bạn có mục tiêu khác hay quá trình của bạn có vấn đề?
3. Xây dựng mối quan hệ với người đó. Nói với họ ý định thực sự của bạn là gì và chỉ cho họ
thấy bạn cũng quan tâm đến chúng. Đừng chắc chắn rằng họ đã biết điều đó rồi.
4. Nhớ rằng xung đột là sự trao đổi cảm xúc, không chỉ là lí trí. Chú ý đến cảm xúc của bạn
nhưng đừng để chúng kiểm soát hành động của bạn.
5. Hình dung xem người khác nghĩ gì. Chú ý tới mọi việc người đó phải nói, thậm chí cách họ nói
điều đó.
6. Chắc rằng người đó biết vị trí của bạn, điều gì quan trọng với bạn và bạn cảm thấy thế nào.
7. Chú ý vào kết quả bạn muốn sẽ hiệu quả cho cả hai và hướng dẫn cuộc trò chuyện ở đó.
8. Giữ bình tĩnh. Chuẩn bị để mọi thứ diễn ra mà không quá nghiêm trọng
Một mối quan hệ trở nên an toàn hơn sau khi xung đột thực sự được giải quyết. Vì thế, khi xung
đột diễn ra, sử dụng chúng để xây dựng các mối quan hệ vững chắc hơn, để học, phát hiện và
lớn mạnh.
Nguyệt Ánh
Theo positive path

×