Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.37 KB, 2 trang )
Những sai lầm khi sa thải nhân viên
Một nhân viên bị sa thải, sau đó, anh ta đâm đơn kiện
vị sếp đã vi phạm hợp đồng lao động được ký kết
trước đó. Trên thực tế, trường hợp này không phải là
hiếm, nhất là khi các sếp mắc phải những sai lầm khi
sa thải sau đây.
* Những thoả thuận tuyển dụng ban đầu không rõ ràng
có thể tạo ra sơ hở, và khi nhân viên bị sa thải thấy bất
mãn, thì những sơ hở này sẽ là vũ khí kiện cáo của họ. Do
vậy, bạn sẽ có lợi thế nếu ngay từ đầu bạn và nhân viên kí
kết một thoả thuận mà hai bên đều hiểu rõ các nội dung,
các phần mục, trong đó cho phép lãnh đạo hoặc nhân viên
có thể chấm dứt lao động bất cứ lúc nào nếu có lí do phù
hợp.
* Không soạn ra các hướng dẫn hoặc đòi hỏi với công
việc một cách cụ thể. Dù đó là một cuốn hướng dẫn
chính thức hoặc một vài trang gắn lại với nhau, bạn cũng
nên đưa ra để nhân viên biết chính xác những gì họ được
mong đợi khi làm việc tại tổ chức.
* Không có bằng chứng cho việc sa thải. Nếu một nhân viên làm không tốt hoặc có dấu hiệu
gì đó mà bạn cần phải sa thải, bạn nên giữ những biên bản cảnh cáo có liên quan đến những
biểu hiện tồi của nhân viên hoặc những trường hợp nhân viên vi phạm quy định của tổ chức.
Những tài liệu này sẽ là "luật sư" cho bạn trong trường hợp nhân viên muốn kiện cáo sau khi bị
sa thải.
* Không có một lí do hợp pháp liên quan đến công việc. Trong nhiều trường hợp bạn không
phải nói lí do sa thải với nhân viên. Tuy nhiên, cho dù bạn có nói với họ hay không thì bạn vẫn
phải có những lí do hợp pháp cho việc sa thải nếu bạn không muốn dính dáng gì đến việc vi
phạm luật lao động.
* Không chuẩn bị cho việc sa thải. Biết mình sẽ nói những gì và phải chuẩn bị trước đầy đủ
các giấy tờ. Thêm vào đó, bạn cần biết rất rõ về các chính sách của nhà nước và của công ty.
Nếu bạn không chắc chắn thì hãy đọc kỹ trước hoặc gọi điện đến phòng lao động nhà nước để