Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu "Lời giải" khi nhân viên sa sút tinh thần pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.74 KB, 3 trang )

"Lời giải" khi nhân viên sa sút tinh thần
Một nhân viên có biểu hiện sa sút tinh thần: anh ta làm việc uể oải, hay nghỉ làm, thờ ơ với
các hoạt động, giảm năng suất, mắc phải nhiều sai sót trong công việc Trong trường
hợp này, người lãnh đạo lại phải đi tìm lời giải cho một bài toán khó.
Xác định "đề"
Chìa khoá để làm sáng tỏ bí ẩn về sự sa sút tinh thần của nhân viên là xác định được nguyên
nhân chính. Một vài lí do thường gặp là:
- Nhân viên này mới gặp phải một sự việc tiêu cực nào đó.
- Một nhân viên khác được thăng tiến trong khi nhiều người không “tâm phục khẩu phục”.
- Nhân viên này mới tranh cãi với cấp trên.
Các lý do khác có thể là:
- Nhân viên phải làm thêm giờ quá nhiều.
- Công việc anh ta làm không được coi trọng.
- Điều kiện làm việc không tốt.
- Anh ta bị giám sát quá chặt chẽ, bị can thiệp quá sâu vào quá trình làm việc.
- Anh ta bị giám sát quá lỏng lẻo, không được hướng dẫn hoặc định mức.
Đưa ra "lời giải"
Người lãnh đạo sẽ có nhiều lời giải cho bài toán này. Họ có thể tham khảo ý kiến của các nhà tư
vấn. Tuy nhiên, cách dễ nhất và nhanh nhất để xác định nguyên nhân của vấn đề là hỏi chính
nhân viên đó. Hãy hỏi xem điều gì làm anh ta sa sút tinh thần và điều gì có thể giúp lấy lại nó. Có
được thông tin trực tiếp từ chính người đang sa sút tinh thần là chìa khoá quan trọng. Thêm vào
đó, nhân viên sẽ biết rằng, sếp bắt đầu để ý đến họ.
Một số cách khác để tiếp cận với các nhân viên đang mất tinh thần này là:
Thể hiện sự quan tâm. Nhân viên thường nghĩ rằng lãnh đạo không đủ thời gian quan tâm đến
công việc và đời sống của nhân viên, thế nên lãnh đạo cũng sẽ không để ý đến tinh thần của
nhân viên. Vậy có thể chứng tỏ sự quan tâm như thế nào?
Hãy bắt đầu bằng việc gọi đúng tên của người đó. Tiếp theo, bất cứ khi nào có cơ hội, hãy hỏi ý
kiến của anh ta thay vì lúc nào cũng đề nghị anh ta phải làm gì và làm thế nào. Điều này sẽ
khuyến khích cách suy nghĩ sáng tạo của nhân viên.
Cuối cùng, hãy hỏi anh ta xem anh ta đang có cảm giác như thế nào. Chúng ta có thể dễ dàng
chứng tỏ sự quan tâm đến nhân viên mà không cần phải đi sâu quá nhiều vào thông tin đời tư


của người đó.
Tạo cơ hội phản hồi. Nhân viên cần biết cả hai vế của phương trình: họ được mong đợi sẽ làm
được những gì và khả năng đáp ứng của họ đến đâu. Thiếu điều cốt yếu này, nhân viên chắc
chắn sẽ làm việc quá sức hoặc yếu kém; đánh giá công việc cao hơn hoặc thấp hơn mức bình
thường và có thể lạc hướng. Trong bất kỳ trường hợp nào, hậu quả có thể rất xấu và không phải
là điều mà lãnh đạo mong muốn.
Xây dựng mục tiêu, nhất là mục tiêu đôi bên cùng chấp nhận. Người ta thường nói, nếu chúng
ta không biết đang đi đường nào, có thể chúng ta sẽ đâm vào ngõ cụt. Một nhân viên không hiểu
rõ ràng những mục tiêu hoặc không biết công việc của mình có phù hợp với mục tiêu chung hay
không, thì nhân viên đó sẽ lãng phí thời gian và công sức. Nhân viên bị quở trách sẽ không hiểu
tại sao nỗ lực của họ không được công nhận.
Nếu lãnh đạo có thể chia sẻ và giải thích cho nhân viên một cách rõ ràng nhiệm vụ của họ là gì,
tinh thần nhân viên sẽ tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Khi nhân viên có cơ hội để tham gia
thảo luận về các mục tiêu và tiến tới một kết luận đôi bên đều chấp thuận, tinh thần của nhân
viên sẽ tăng lên. Tinh thần sẽ tỷ lệ thuận với kết quả làm việc.·
Là lãnh đạo, bạn nên chứng tỏ bạn biết được nỗ lực của nhân viên. Chỉ mất vài giây để nói "làm
tốt lắm", "một việc đáng ghi nhận", "cậu đang đi đúng hướng" hoặc bất kỳ một câu nào khác để
chứng tỏ rằng bạn có quan tâm đến nhân viên và bạn nhận ra sự tiến bộ trong công việc của họ.
Có thể ghi nhận bằng cách khen ngợi trong cuộc họp, đăng lên bảng tin hoặc trong các bức thư
nội bộ để nói rằng người đó đã hoàn thành một công việc có ý nghĩa. Tất cả những điều đơn
giản này lại được xem là những phương pháp hữu hiệu để nâng cao tinh thần của nhân viên.
Một chiến thuật khác để tìm ra nguyên nhân sa sút tinh thần là xác định xem khối lượng công
việc của nhân viên vừa đủ hay quá áp lực, nhiều thách thức hay quá buồn chán, có chuyên
nghiệp hay không chuyên nghiệp. Nếu công việc không có gì nặng nề, hãy giao cho họ những
nhiệm vụ có tính thử thách cao hơn - để khuấy động sự yêu thích của nhân viên. Khi đã làm
xong, nhân viên sẽ có được cảm giác hoàn thành công việc, cảm giác mình có giá trị. Kết quả là,
tinh thần và kết quả làm việc của nhân viên sẽ tăng lên.
Có một cách nữa là tạo cơ hội thăng chức cho nhân viên nếu người đó có thành tích tốt. Khi
nhân viên thấy lãnh đạo biết và ghi nhận những thành tích của họ, họ sẽ cảm thấy hài lòng. Và
lúc này, chẳng có lí do gì cho sự sa sút tinh thần của họ nữa.

Nguyệt Ánh
Theo Entrepreneur

×