Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chuyên nghiệp thẩm định giá docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.06 KB, 2 trang )

Chuyên nghiệp thẩm định giá
Chuyên nghiệp hóa thẩm định giá sẽ giúp thị trường loại bỏ được
những đơn vị không đạt tiêu chuẩn, đơn vị đạt tiêu chuẩn nhưng
chất lượng dịch vụ không cao tham gia vào quá trình xác định giá trị
doanh nghiệp.
Bộ Tài chính sẽ sớm xây dựng các tiêu chuẩn đối với tổ chức được quyền
xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá. Theo đó, chỉ có tổ chức
có chức năng, có đủ nhân lực, số lượng nhân viên tối thiểu được cấp
chứng chỉ định giá và phải bảo đảm đủ nguồn vốn cũng như uy tín, kinh
nghiệm, quá trình tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền… mới được cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cổ phần hóa.
Hàng năm, Bộ Tài chính sẽ công bố danh sách các tổ chức đủ điều kiện định giá doanh nghiệp,
tương tự như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng năm công bố danh sách công ty kiểm toán
được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty chứng khoán, công ty niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán.
“Khi danh sách tổ chức định giá được công bố, kể cả tổ chức nước ngoài sẽ được tham gia vào
thị trường Việt Nam nhằm xác định giá trị những tổng công ty lớn, phức tạp như trường hợp của
Vietcombank, Bảo Việt… doanh nghiệp có nhu cầu có thể tổ chức đấu thầu việc xác định giá trị
doanh nghiệp mà không sợ gặp phải rủi ro, vì những tổ chức tham gia đấu thầu đã hội đủ tiêu
chuẩn mà Bộ Tài chính đưa ra”, ông Trương Hùng Long, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân
hàng (Bộ Tài chính) khẳng định. Việc công bố này chỉ nhằm công khai, minh bạch danh tính của
tổ chức định giá chứ không phải là việc cấp phép.
Kể từ năm 1992 đến nay, cả nước đã cổ phần hóa được 2.929 doanh nghiệp nhà nước (trong
đó, năm 2005 cổ phần hóa được 693 đơn vị). Theo ông Long, rất nhiều doanh nghiệp khi đi
thuê định giá (một trong những công đoạn bắt buộc để chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà
nước) và tư vấn cổ phần hóa có hiểu biết rất hạn chế về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và
tư vấn cổ phần hóa khiến nhiều cuộc bán đấu giá cổ phần bất thành.
Nguyên nhân là do doanh nghiệp thường căn cứ vào mức phí mà các tổ chức định giá, tư vấn
mời chào để lựa chọn, chứ không biết được chất lượng định giá, tư vấn doanh nghiệp của tổ
chức định giá, tư vấn ra sao.


“Nhiều tổ chức định giá đã cạnh tranh bằng phí, khiến chất lượng xác định giá trị doanh nghiệp
thiếu chính xác”, ông Long nói. Chính vì vậy, ngoài việc công bố danh tính tổ chức định giá hàng
năm, Bộ Tài chính còn có ý định công bố công khai chất lượng của tổ chức định giá như công
bố số lượng doanh nghiệp mà tổ chức định giá đã thực hiện được năm trước, trong đó có bao
nhiêu doanh nghiệp bán cổ phần thành công.
Nhiều khả năng Bộ Tài chính không can thiệp vào mức phí mà tổ chức định giá, tư vấn cổ phần
hóa đưa ra (như ban hành mức khung phí). Có nghĩa là tổ chức định giá, tư vấn cổ phần hóa và
khách hàng được quyền thoả thuận về mức phí.
Tuy nhiên, với mức phí thấp, chất lượng định giá khó có thể cao được và hệ quả là quá trình
định giá bất thành do doanh nghiệp được định giá cao hơn giá thị trường, nên không thể bán
được cổ phần, cổ phần được bán dưới giá khởi điểm. Nguyên nhân là do mức phí thấp, tổ chức
định giá không đầu tư công sức và tài chính để xác định tài sản của doanh nghiệp một cách
chính xác.
“Việc minh bạch hoá tất cả thông tin về tổ chức định giá sẽ giúp thị trường loại bỏ được những
đơn vị không đạt tiêu chuẩn, đơn vị đạt tiêu chuẩn nhưng chất lượng dịch vụ không cao tham
gia vào quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, việc làm này phù hợp với thông lệ
quốc tế, gắn với thực tế quá trình cổ phần hóa của Việt Nam hiện nay, đồng thời đã tính đến lộ
trình phát triển thị trường cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cổ phần hóaù”, ông Long khẳng
định.
Vấn đề đặt ra là sẽ xuất hiện tình trạng tổ chức định giá, tư vấn nhằm mục đích “tăng sức cạnh
tranh” một mặt vẫn đưa ra mức phí thấp, mặt khác sẽ định giá doanh nghiệp thấp làm thất thoát
tài sản nhà nước tại doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu. Hành vi này có thể coi là “nhất cử
lưỡng tiện”: tổ chức định giá vừa thu được phí, vừa được coi là có chất lượng do thực hiện
được nhiều cuộc định giá thành công. Ông Long cho biết, vấn đề này cũng đã được Bộ cân
nhắc, song không đáng lo lắm, bởi trên thực tế doanh nghiệp nào cũng muốn cổ phần bán
“được giá” nhất. Hơn nữa, không phải tổ chức định giá đưa ra mức giá nào cũng được cơ quan
chủ quản của doanh nghiệp chấp thuận. Nếu mức giá đưa ra không được chấp thuận thì ảnh
hưởng đến uy tín của tổ chức định giá do thực hiện định giá bất thành.
Khi thực hiện đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần
Bảo hiểm Bảo Minh… thì giá trúng thầu cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm (giá dự kiến mà

đơn vị bán đấu giá và tổ chức định giá đưa ra).
Cụ thể, năm 2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM đã thực hiện bán đấu
giá cổ phần cho 64 doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu, thu về 4.574 tỷ đồng, gấp gần
1,5 lần mệnh giá, tăng 527 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Chính điều này khiến Bộ Tài chính
không quan ngại nếu tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp thấp hơn so với giá thị
trường.
Admin (Theo
Đầu tư
)

×