Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ TƯ DUY PHÊ PHÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.72 KB, 20 trang )

Trường Đại học Trà Vinh

CHUYÊN ĐỀ 4
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ TƯ DUY PHÊ PHÁN
 MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, người học sẽ có thể:
- Trình bày khái niệm tư duy sáng tạo, tư duy phê phán theo cách hiểu của bản
thân
- Vận dụng phương pháp tư duy ngoài chiếc hộp và phương pháp đối tượng tiêu
điểm để tư duy sáng tạo; vận dụng các nguyên tắc cơ bản trong sáng tạo
- Vận dụng các chiến lược để rèn luyện trở thành người suy nghĩ có phê phán;
vận dụng các kiểu tư duy trong phê phán
- Chủ động sáng tạo khi gặp tình huống cần giải quyết; nhìn nhận sự việc khách
quan khi phê phán
 NỘI DUNG:
I. Tư duy sáng tạo
1. Tư duy sáng tạo là gì?
- Sáng tạo là một tiến trình phát kiến ra các ý tưởng và quan niệm mới, hay kết
hợp mới giữa các ý tưởng và quan niệm đã có. Hay đơn giản hơn, sáng tạo là một hành
động làm nên những cái mới.
- Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất,
tinh thần, mới về chất. Nói cách khác thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra
sản phẩm và sản phẩm này phải đáp ứng được hai u cầu sau:
Có tính mới (mới về chất)
Có giá trị so với sản phẩm cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)
- Những hoạt động tư duy có sáng kiến gọi là tư duy sáng tạo. Đặc điểm lớn
nhất của tư duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là tính khác lạ, mới mẻ.
Trên đây là những khái niệm chúng ta có thể gặp khi tìm hiểu về sáng tạo.
Nhưng chúng ta có thể hiểu khái quát tư duy sáng tạo là suy nghĩ tạo ra những ý tưởng
mới, độc đáo, có giá trị sử dụng, mang lại những lợi ích cho cuộc sống cho cơng việc,
giảm thiểu những chi phí, những tổn hao, tăng cường tính thuận lợi, hiệu quả và tiện
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm



1


Trường Đại học Trà Vinh

ích. Tư duy sáng tạo có thể mang lại những ý tưởng mới hoàn toàn hoặc cũng có thể
cải tiến những cái cũ thành những cái tốt hơn.
2. Đặc điểm của một người có tư suy sáng tạo
Người có tư duy sáng tạo thường có những đặc điểm sau:
o Biết nghi ngờ
o Chấp nhận rủi ro
o Tị mị, hiếu kỳ
o Nhiều sở thích
o Ðộc lập
o Tự tin
o Nồng nhiệt
o Khơng gị bó
o Thích phiêu lưu
o Hiếu động
o Hài hước
o Nhiều năng lượng
o ……
3. Phương pháp tư duy sáng tạo
3.1 Phương pháp tư duy ngoài chiếc hộp
Tư duy ngồi chiếc hộp suy nghĩ vượt ngồi những khn mẫu quy định. Tư
duy ngồi chiếc hộp có đặc điểm là không theo những quy tắc hoặc tri thức thông
thường, khơng theo lối mịn hoặc những gì sắp đặt sẵn, là kiểu tư duy giải quyết vấn đề
một cách linh hoạt, ứng biến, mang nhiều khác biệt so với những gì đã có.
Chúng ta có thể xem ví dụ sau là một trong những đặc trưng cho kiểu tư duy

ngoài chiếc hộp: Dùng 4 đường thẳng nối 9 điểm được bố trí theo hình bên dưới (hình
dung như một mặt của chiếc hộp) và không được nhấc bút lên.

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

2


Trường Đại học Trà Vinh

Nếu chúng ta không vẽ kéo dài thêm ra 2 điểm ngoài giới hạn của chiếc hộp thì
sẽ khơng giải được bài tốn trên.
Hoặc chẳng hạn có một người đi mua trứng, nhưng lại qn khơng mang theo
túi xách, trong tay chỉ có một chiếc ơ. Nếu người đó có tư duy độc đáo, biết mở ô và
lật ngược ô, như thế đã trở thành cái giỏ xách độc đáo đó sao? Bấy giờ vấn đề đựng
trứng mang về chẳng phải băn khoăn suy nghĩ…Tính độc đáo của tư duy đòi hỏi
chúng ta khi suy nghĩ phải cố hết sức thốt khỏi những khn sáo suy nghĩ cũ kỹ, biết
xem xét vấn đề từ cách nhìn mới mẻ.
Hoặc trường hợp Edison phát minh ra đèn sợi đốt. Edison đã suy nghĩ đến một
điều mà trước đây chưa hề có, là làm sao để có một cái đèn rất sáng hơn đèn bình
thường (đèn sáp, đèn dầu), khơng sử dụng nhiên liệu, có thể treo ngược vẫn được,….
Bạn bè ông xem đây là ý tưởng điên rồ, khơng thể nào thực hiện được. Nhưng Edison
vẫn kiên trì sáng tạo, dám nghĩ dám làm và ông đã trải qua hàng nghìn lần thí nghiệm
thất bại. Cuối cùng thì đèn sợi đốt đã ra đời, tạo nên một bước đột phá về công nghệ
tạo ánh sáng thời bấy giờ.
3.2 Phương pháp đối tượng tiêu điểm
Phương pháp phát ý tưởng nhờ việc chuyển giao những dấu hiệu, tính chất,
chức năng…(gọi chung là các dấu hiệu) của những đối tượng thu thập một cách tình
cờ (ngẫu nhiên) cho đối tượng cần phải cải tiến có tên gọi là Phương pháp đối tượng
tiêu điểm. Phương pháp này được giáo sư trường đại học tổng hợp Berlin F. Kunze

đưa ra năm 1926. Vào những năm 1950 phương pháp được nhà bác học Mỹ C.Whiting
hoàn thiện thêm.
Phương pháp bao gồm các bước sau:

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

3


Trường Đại học Trà Vinh

Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm. Ví dụ: Quyển sách (ta muốn có một quyển
sách có những tính chất độc đáo).
Bước 2: Chọn 3, 4 đối tượng ngẫu nhiên. Ví dụ: Cái nhà, cái đồng hồ, cái tủ,
con chó.
Bước 3: Lập danh sách những dấu hiệu của những đối tượng ngẫu nhiên
Ví dụ:
Nhà: cao tầng, lắp ghép, gỗ, bê tông, sắt, sàn,……
Đồng hồ: đeo tay, để bàn, dạ quang, điện tử, da, kim loại, báo thức…
Tủ: nhựa, gỗ, sắt, nhiều ngăn, có khóa, lạnh, kính,…..
Chó: sủa, có lơng, giữ nhà, săn, nghiệp vụ, chạy, đốm, xù,…..
Bước 4: kết hợp những dấu hiệu của đối tượng ngẫu nhiên với đối tượng tiêu
điểm
Ví dụ:
Sách cao tầng, sách lắp ghép, sách bê tông, sách sắt,……..
Sách dạ quang, sách da, sách báo thức, sách điện tử………
Sách nhựa, sách gỗ, sách nhiều ngăn, sách có khóa, sách lạnh, sách kính,….
Sách sủa, sách có lơng, sách chạy, sách săn, sách đốm, sách xù………
Bước 5: Phát ý tưởng ở bước 4 bằng sự liên tưởng tự do khơng có bất kỳ sự hạn
chế nào

Ví dụ:
Sách cao tầng có thể hiểu là sách có nhiều tập đóng lại thành một bộ
Sách lăp ghép có thể tháo ra từng trang và gắn lại được
Sách bê tơng có thể hiểu là viết lên gạch đá được
Sách dạ quang là sách in bằng mực dạ quang và đọc được trong đêm tối
Sách báo thức có thể khi mở hoặc đóng sẽ phát ra tiếng kêu
Sách có khóa có thể khóa lại sau khi sử dụng
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

4


Trường Đại học Trà Vinh

Sách sủa là sách có thể phát ra thành tiếng nếu người sử dụng chỉ vào chữ trên
trang sách
………
Bước 6: Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng độc đáo có triển vọng khả thi.
Phương pháp này giúp nhanh chóng tìm được những ý tưởng mới đối với các
đồ dùng, hàng hóa, quần áo, kiến trúc, dụng cụ sinh hoạt,……
3.3 Phương pháp não công
Phương pháp não công được A. Osborn, người Mỹ đưa ra năm 1953. Phương
pháp này có mục đích thu nhận thật nhiều ý tưởng bằng cách làm việc tập thể (theo
nhóm). Theo phương pháp não cơng, q trình làm việc được chia làm 2 nhóm: Nhóm
phát ý tưởng và nhóm đánh giá ý tưởng. Nhóm phát ý tưởng gồm những người giàu trí
tưởng tượng nhưng lại yếu về mặt phân tích và phê phán. Nhóm đánh gia ý tưởng gồm
những người giỏi phân tích và phê bình các ý tưởng có sẵn hơn là tự mình đề ra. (là
những chuyên viên phê bình phân tích)
Những quy tắc chủ yếu của phương pháp não cơng:
1. Những người trong nhóm khơng giới hạn chun mơn, ngành nghề, sở thích,

trình độ,….
2. Việc phát ý tưởng một cách tự do không hạn chế, không cần phải chứng
minh tính đúng đắn của ý tưởng, khơng cần biết ý tưởng có thực hiện được hay khơng,
khơng cần biết ý tưởng đó được thực hiện như thế nào. (Có thể có những ý tưởng buồn
cười, khơng tưởng nhưng khơng vì thế mà hạn chế quá trình suy nghĩ)
3. Các phát biểu đều được ghi lại, thu âm
4. Thời gian cho một lần phát biểu không quá 2 phút (thời gian ngắn, để buộc
não phải suy nghĩ nhanh).
5. Trong khi phát ý tưởng, cấm mọi hình thức phê bình (khen, chê, chỉ trích,
nhún vai, bĩu mơi, tán thành, chế nhạo,…)
6. Các chun viên phân tích, phê bình phải hết sức chú ý cẩn thận từng ý
tưởng, kể cả những ý tưởng vơ lý, khơng nghiêm.
7. Khơng khí thân thiện cần thiết phải có khi sử dụng phương pháp não cơng.
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

5


Trường Đại học Trà Vinh

4. Nguyên tắc sáng tạo
Có nhiều nguyên tắc sáng tạo, trong tài liệu này chúng ta sẽ tìm hiểu 10 nguyên
tắc cơ bản, thường thấy trong cuộc sống.
4.1. Nguyên tắc phân nhỏ
Phân chia đối tượng thành các phần độc lập
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được
Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng
Nhận xét: thủ thuật này dùng trong những trường hợp khó làm trọn gói, nguyên
khối, một lần. Phải phân nhỏ ra cho vừa sức, dễ thực hiện. Làm đối tượng trở nên gọn,
thuận tiện cho chuyên chở, xếp đặt, dễ thay thế các chi tiết hoặc làm đa dạng chức

năng sử dụng của đối tượng.
Ví dụ: dây kim loại một sợi phân thành nhiều sợi nhỏ; thang xếp được chia
thành nhiều nấc dễ thu gọn; gạo nghiền thành bột từ đó làm bún, miến, mì, bánh các
loại; dây đồng hồ phân thành nhiều mắc để dễ dàng điều chỉnh độ dài hoặc dễ thay thế
khi bị hỏng,….
4.2. Nguyên tắc tách khỏi
Tách phần gây phiền phức, hoặc tách phần cần thiết, tách phần hay thay thế ra
khỏi đối tượng.
Nhận xét: đối tượng thông thường có nhiều phần (tính chất, chức năng,…)
trong khi đó người ta chỉ thật sự cần một trong những số đó. Vì vậy, người ta cần tách
chi tiết cần thiết ra để sử dụng riêng.
Ví dụ: Card màn hình máy vi tính, Ram, Rom trong CPU; Khăn trải bàn, khi
cần thiết có thể thay thế nhiều kiểu khác nhau; áo gối, vỏ gối được tách khỏi để dễ
dàng vệ sinh hoặc thay thế; tuốc-nơ-vít có nhiều đầu, khi cần thiết chỉ tháo đầu vít ra
và gắn đầu khác vào tùy theo nhu cầu sử dụng; răng giả có thể tháo ra để dễ dàng vệ
sinh,…
4.3. Nguyên tắc phi đối xứng
Chuyển đối tượng từ đối xứng sang phi đối xứng, làm giảm bậc đối xứng
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

6


Trường Đại học Trà Vinh

Nhận xét: Khi đối tượng chuyển sang dạng phi đối xứng có thể là đối tượng có
những tính chất mới hơn, lợi hơn, ổn định hơn, bền vững hơn…
Ví dụ: xe buýt chỉ thiết kế cửa lên xuống bên phải để an toàn cho hành khách.
Chỗ ngồi của tài xế ơtơ khơng để chính giữa mà để bên trái hoặc bên phải để thuận tiện
cho việc quan sát nhằm tăng độ an toàn khi lái xe; Các kiểu quần áo, trang sức, vật gia

dụng, kiến trúc cũng có khuynh hướng phi đối xứng để tăng tính mới lạ và thu hút,…
4.4. Nguyên tắc kết hợp
Kết hợp các đối tượng đồng nhất cùng chức năng hoặc các đối tượng kế cận bổ
sung chức năng cho nhau.
Nhận xét: kết hợp không đơn thuần là cộng thêm, gắn thêm mà còn được hiểu
là chuyển giao dựa vào những ý tưởng, tính chất, chức năng từ những đối tượng khác
nhau. Đối tượng mới tạo nên do sự kết hợp thường có những tính chất mà đối tượng
riêng lẻ chưa có. Trong thực tế các hiện tượng, quá trình hay đan xen nhau nên khả
năng kết hợp ln có.
Ví dụ: nhiều chìa khóa kết hợp thành chùm để tránh thất lạc; máy may nhiều
kim, bút bi nhiều ruột; hộp trang điểm nhiều màu và có gương soi, bút chì có cục tẩy,
búa đóng đinh và có một đầu nhổ đinh; khu ăn uống kết hợp giải trí vui chơi và mua
sắm,…
4.5. Nguyên tắc vạn năng
Đối tương thực hiện một số chức năng khác nhau không cần sự tham gia của
đối tượng khác.
Nhận xét: Nguyên tắc vạn năng là trường hợp riêng của nguyên tắc kết hợp, là
sự kết hợp nhiều chức năng trên cùng một đối tượng. Nguyên tắc vạn năng được dùng
trong trường hợp khó có thể tăng thêm trọng lượng hoặc thể tích. Nguyên tắc vạn năng
tiết kiệm được vật liệu, không gian và thời gian,…Nguyên tắc vạn năng làm tăng số
chức năng mà đối tượng có thể thực hiện.
Ví dụ: loại ghế có thể kéo ra thành giường ngủ; đồng hồ đo vạn năng đo được
dòng điện, điện áp, điện trở; máy may có thể thêu, vắt sổ, làm khuy, đính núc; Lị vi
sóng dùng nướng, hấp, rã đông; ổ cắm diện chuyển đổi dùng cho 36 kiểu phích cắm
khác nhau; trồng hoa, kiểng trang trí và làm hàng rào; ….
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

7



Trường Đại học Trà Vinh

4.6. Nguyên tắc chứa trong
Một đối tượng được đặt bên trong một đối tương khác và bản thân nó lại chứa
đối tượng khác,…
Một đối tượng chuyển động bên trong một đối tượng khác.
Nhận xét: Nguyên tắc chứa trong chỉ ra hướng tận dụng thể tích bên trong đối
tượng. Chứa trong làm cho đối tượng gọn hơn, tăng độ an tồn, bền vững, tiết kiệm
năng lượng, khơng gian, linh động hơn,…
Ví dụ: Các thiết bị có thân là các ống kim loại đặt bên trong nhau, có thể kéo
dài hoặc thu ngắn khi cần thiết (ăng ten máy thu thanh, thu hình, chân máy ảnh, ơ dù,
chân quạt; Tay cầm của tc-nơ-vit, khoan tay,..bên trong rỗng, có nắp vặn, đóng vai
trị như chiếc hộp đựng các đầu vit, mũi khoan; tủ âm tường; đường hầm,…
4.7. Nguyên tắc đảo ngược
Thay vì hành động như u cầu bài tốn, hành động ngược lại
Làm phần chuyển động của đối tượng thành phần đứng yên và ngược lại
Phần đứng yên thành chuyển động
Nhận xét: Khi giải bài toán cho trước, người giải nên xem xét thêm khả năng
giải bài toán ngược và khả năng mang lại lợi ích từ việc giải bài toán ngược trong
những điều kiện cụ thể để tận dụng nó. Làm ngược lại có thể cho đối tượng có thêm
những tính chất, khả năng mới.
Ví dụ: Bàn để thức ăn dạng xoay, khách chỉ ngồi và xoay bàn để chọn thức ăn
thay vì di chuyển để lấy thức ăn. Loại băng chuyền chạy về một phía, người trên đó
chạy về phía ngược lại (máy tập chạy bộ, băng chuyền để thử nghiệm tốc độ xe); máy
cưa gỗ dạng cố định, người sử dụng đẩy gỗ di chuyển qua lưỡi cưa, khác với cưa tay,
cưa di chuyển gỗ đứng yên; khi nấu nước bằng ấm có sử dụng điện trở, nhiệt được gia
từ trong ra thay vì từ ngồi vào khi nấu bằng lửa; dịch vụ bán hàng tận nhà thay vì
khách hàng phải đến cửa hàng để mua,…
4.8. Nguyên tắc cầu hóa
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu,

kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

8


Trường Đại học Trà Vinh

Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn
Chuyển động thẳng thành chuyển động quay
Nhận xét: Một đối tượng dạng trịn (cầu) có những ưu điểm như: đồng đều, ít bị
va quệt bề mặt tiếp xúc với mơi trường ít nhất nên có tính bền vững cao, đơi linh động
lớn,… Cầu hóa cần hiểu theo nghĩa rộng, ví dụ thẳng thành vịng, hở thành khép kín.
Trong cơng nghệ có khuynh hướng tạo những chu trình cơng nghệ khép kín, khơng
thải chất độc hại ra mơi trường.
Ví dụ: thước cây chuyển thành thước cuộn; ổ điện dạng cuộn tròn lại nên dễ thu
gọn; dây ống nghe điện thoại có dạng lị xo; đầu ngịi viết cầu hóa thành bi, bút thường
thành bút bi; gương cầu lồi gắn ở các đường đèo quanh co; chổi sơn bê trong xây dựng
có dạng hình trụ lăng, giúp sơn nhanh và đều trên diện tích rộng; tại các đường giao
nhau có mật độ xe đơng người ta tạo vịng xoay để xe cộ dễ lưu thông,…
4.9. Nguyên tắc linh động
Cân thay đổi các đặc trưng của đối tượng, hay môi trường bên ngoài sao cho
chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển
Nhận xét: Đối tượng trong nguyên tắc linh động là không thể ở dạng cố định
cứng nhắc mà phải trở nên điều khiển được, kết cấu cần linh hoạt, có nhiều trạng thái.
Đối tượng phải có những đa dạng phù hợp với sự thay đổi đa dạng của bên ngoài để
đem lại hiệu quả cao nhất. Nguyên tắc linh động tạo sự thống nhất giữa “tĩnh” và
“động”, giữa “cố định” và “thay đổi”….
Ví dụ: sử dụng các bìa kẹp giấy cho phép lấy bớt hoặc thêm các tờ giấy rời; các

loại ghế xếp, bàn xếp, giường xếp hoặc thay đổi được độ cao, độ nghiêng,…; ô dù xếp
gọn dễ dàng; các loại bút chì, bút bi có thể thay thế ruột; các loại kẹo có thể ăn được
giấy gói kẹo, kem ăn được đồ đựng kem; ơtơ có mui tự động; micro không dây, micro
nhỏ kẹp lên áo hoặc gắn lên tai; lều cắm trại thu xếp dễ dàng; chân máy quay có thể
kéo dài thu ngắn; xe đầu kéo có thể tách khỏi thân xe; xe đi được trên bộ và dưới
nước,…
4.10. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

9


Trường Đại học Trà Vinh

Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều
hơn “một chút”. Lúc đó bài tốn trở nên đơn giản và dễ giải hơn.
Nhận xét: tinh thần chung của nguyên tắc này là khơng nên q cầu tồn, chờ
đợi các điều kiện lý tưởng. Nếu việc thực hiện là quá khó thì có thể “giảm bớt” địi hỏi
để thực hiện dễ hơn mặc dù kết quả sẽ khơng hồn tồn như ý muốn, hoặc phải chấp
nhận tốn kém hơn trong khả năng chấp nhận được. Giải “thiếu” hoặc “thừa” trong
nhiều trường hợp làm đối tượng có thêm những tính chất mới và trước đây chưa có.
Ví dụ: thắt lưng, dây đeo, dây đồng hồ có thể đục thừa nhiều lỗ để những người
có kích cỡ khác nhau đều thích hợp; để chống dột người ta phải đục thêm vào phần nứt
để xi măng được bám tốt; khi lát gạch người ta đỗ tràn vữa xi măng ra cả ngoài khe
trám rồi lau bỏ xi măng thừa để đảm bảo các khe lát gạch được trám đầy. trong trồng
trọt người ta hái bỏ những trái nhỏ để nuôi những trái lớn chất lượng hơn; các thanh
sắt trong dựng nhà lắp ghép được làm rỗng nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực thay
vì làm đặc bên trong…
II. Tư duy phê phán
1. Thế nào là tư duy phê phán?

- Tư duy phê phán là q trình có kỷ luật về mặt trí tuệ bao gồm khái niệm hóa, vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá một cách chủ động và khéo léo những thông tin
đã được thu thập hoặc được phổ biến bằng cách quan sát, trải nghiệm, phản ảnh,
lập luận hoặc truyền thông như là một kim chỉ nam trong niềm tin và hành động”
(Nguồn: Scriven, 1996;
/>- Tư duy phê phán có các đặc điểm bao gồm:
+ Việc đặt câu hỏi
+ Xác định vấn đề
+ Xem xét các luận cứ
+ Phân tích các giả định và khuynh hướng
+ Tránh những lập luận thiên về cảm xúc
+ Tránh trường hợp quá đơn giản hóa vấn đề
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

10


Trường Đại học Trà Vinh

+ Xem xét những giảng giải khác nhau
(Nguồn:- Wade, C. (1995). Using writing to develop and assess critical thinking.
Teaching of Psychology.)
- Tư duy phê phán là q trình hoạt động trí tuệ có mục đích và có tổ chức mà
chúng ta sử dụng để hiểu rõ thế giới xung quanh và đưa ra những nhận định hay quyết
định sáng suốt. Tư duy phê phán bao gồm việc đặt câu hỏi để tìm ra giải pháp khả thi
đối với những vấn đề khác nhau. Tư duy phê phán khơng mang nghĩa tiêu cực, khơng
có nghĩa đơn giản chỉ là bình phẩm và chỉ trích.
2. Lợi ích của tư duy phê phán
Trong công việc: khi cần đưa ra những nhận định, quyết định, hành động.
Ví dụ:

+ Lĩnh vực y khoa – đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân, phương pháp
điều trị phù hợp
+ Lĩnh vực công nghệ – giải quyết vấn đề và đưa ra các giải pháp liên quan
đến phần mềm/kỹ thuật
+ Lĩnh vực hình sự/chống tội phạm – phân tích bối cảnh/hiện trường
+ Lĩnh vực khoa học – tổng hợp khả năng hiểu biết/trí thơng minh về những
hiện tượng để tiên đoán đưa ra những kết luật khoa học có giá trị.
+ Cơng tác nhà nước – giải quyết các vấn đề chẳng hạn như cứu trợ, xây
dựng, bảo tồn, ngăn cấm, tiến hành…
+ Lĩnh vực giáo dục – thay đổi việc dạy học từ kết quả phản ánh qua sự
thành công của sinh viên
+ Lĩnh vực kinh doanh – phân tích thơng tin để khám phá ra những xu
hướng trong kinh doanh; những quyết định mang tính chiến lược kinh tế
+ Lĩnh vực làm báo – truyền thơng chính đáng, rõ rệt
……
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: khi đối mặt với những vấn đề trong cuộc
sống, tư duy phê phán giúp mọi người đưa ra những quyết định phù hợp hơn.
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

11


Trường Đại học Trà Vinh

Ví dụ:
+ Tơi nên chuẩn bị gì để đối phó với một cơn bão? Tơi có nên di tản hay
khơng?
+ Cách nào là an tồn nhất để đi du lịch?
+ Sự chuyển hướng của câu chuyện mới sẽ là gì?
+ Tơi sẽ làm gì khi tơi trúng số độc đắc?

+ Tại sao người bạn thân của tôi lại nổi giận với tôi?
…….
3. Các cách phê phán
- Phê phán dựa trên những kiến thức khoa học: đối với một số vấn đề,
chúng cần phải dựa trên những kiến thức khoa học đã được kiểm nghiệm, chứng minh
để đưa ra những quyết định, nhận định có ý nghĩa và có giá trị. Chẳng hạn: Tại sao khi
làm việc với máy tính cần đảm bảo khoảng cách mắt và màn hình là 2 lần đường chéo
màn hình; Tại sao có mưa? Tại sao nước biển có vị mặn? Tại sao khi làm việc đổ mồ
hôi nhiều ta nên uống nước khoáng?...
- Phê phán dựa trên quan sát và thu thập minh chứng: đối với một số
trường hợp, để thuyết phục người khác chúng ta phải chỉ ra được những minh chứng,
cho thấy những đặc điểm tính chất có thể cảm nhận được bằng các giác quan (nhìn
thấy, sờ được, nghe được,….). Ví dụ: Hãy cho biết tính tiện nghi, hay không tiện nghi
của chiếc laptop bạn đang sử dụng? Việc vận hành chiếc xe này bạn gặp những thuận
tiện và trở ngại gì? Việc thanh tốn hóa đơn bằng thẻ tín dụng bạn gặp thuận lợi và
khó khăn gì?
- Phê phán dựa trên những suy luận logic để nói về một sự thật: Có những
vấn đề mà khi phê phán chúng ta cần những suy luận chặt chẽ và logic mới mang tính
thuyết phục cao. Ví dụ: Phá rừng gây nên những hậu quả gì, hãy giải thích? Dân số
tăng nhanh có ảnh hưởng gì đến mơi trường sống của chúng ta?
- Phê phán dựa trên những kinh nghiệm thực tế: Có những vấn đề khi phê
phán nếu dùng kinh nghiệm để chia sẻ thì sẽ thuyết phục hơn, tạo sự tin cậy hơn. Ví
dụ: Để tham gia chuyến thám hiểm hang động bạn cần chuẩn bị những gì? Bạn của
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

12


Trường Đại học Trà Vinh


bạn cần mua một chiếc điện thoại hãy cho bạn ấy vài lời khuyên hữu ích. Bạn cần
chuẩn bị những gì để tham gia chiến dịch mùa hè xanh tại các tỉnh miền núi?
4. Các kiểu tư duy phê phán
- Phân tích: Phân chia sự việc, vấn đề tổng thể thành các phần để khám phá bản chất,
chức năng, chỉ ra các mối liên hệ của chúng.
- Áp dụng các tiêu chuẩn để đánh giá: Đánh giá sự việc dựa vào các tiêu chí cụ thể,
chuyên môn, tiêu chuẩn quy định,…
- Phân biệt, so sánh: Nhận biết những điểm khác nhau và điểm tương đồng của các sự
việc hoặc tình huống, phân biệt, xếp hạng,…
- Tìm kiếm thơng tin: Tìm kiếm những bằng chứng, những sự thật bằng cách xác định
những nguồn liên quan và tổng hợp dữ liệu khách quan, chủ quan.
- Suy diễn logic: Nghĩ đến những suy diễn hoặc kết luận được hỗ trợ bởi các minh
chứng.
- Tiên đoán, dự đoán: Tưởng tượng kế hoạch, hành động và kết quả sẽ có được.
- Thay đổi kiến thức, ngữ cảnh: Thay đổi chức năng, điều kiện, yếu tố liên quan theo
ngữ cảnh.
Nguồn:

- Courtesy of B.K. Scheffer and M.G. Rubenfeld, A Consensus

Statement on Critical Thinking in Nursing, Journal of Nursing Education, 2000).
- Courtesy of B.K. Scheffer and M.G. Rubenfeld, Critical
Thinking: What Is It and How Do We Teach It?, Current Issues in Nurding, J.M.
Grace, Rubl, H.K, 2001).
Biên dịch: Nguyễn Thị Hải Trà, TT. HT – PT Dạy và Học, Đại học Trà Vinh
5. Các chiến lược để rèn luyện trở thành người suy nghĩ có phê phán
Chiến lược 1: Sử dụng thời gian rãnh (Use “Wasted” Time).
Vấn đề chính là thời gian trơi qua, nếu chúng ta có suy nghĩ hay quan tâm đến
những lựa chọn thì chúng ta sẽ khơng bao giờ sử dụng thời gian cho cách mà chúng ta
đã làm. Vậy, tại sao khơng sử dụng thời gian lãng phí để thực hành kỹ năng tư duy phê

phán? Chẳng hạn, thay vì vào cuối ngày ngồi trước TV chuyển từ kênh này sang kênh
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

13


Trường Đại học Trà Vinh

khác để kiếm chương trình xem, hãy sử dụng thời gian đó – ít nhất một phần thời gian
– suy nghĩ lại thời gian trong ngày và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
Bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi sau:
- Hôm nay tôi làm điều tồi tệ nhất khi nào?
- Làm điều tốt nhất khi nào?
- Tơi có tìm ra giải pháp cho bất kỳ vấn đề không?
- Nếu tôi phải lặp lại ngày hơm nay, tơi sẽ làm gì khác? Tại sao?
- Hơm nay tơi có làm bất cứ điều gì cho mục tiêu dài hạn của tơi khơng?
Tất nhiên, điều quan trọng là sử dụng ít thời gian suy nghĩ cho từng câu hỏi.
Cũng có thể hữu dụng để ghi lại những quan sát để mà bạn tự nỗ lực vạch ra những chi
tiết và sự rõ ràng cho những gì bạn thấy hay sắp xếp.
Chiến lược 2: Một vấn đề một ngày (A Problem A Day)
Bắt đầu mỗi ngày (có thể trên đường đi làm hoặc đến trường) hãy chọn một vấn
đề để giải quyết khi bạn có thời gian rãnh. Vạch ra sự logic của vấn đề bằng cách xác
định các thành tố của nó. Nói cách khác, hãy suy nghĩ có hệ thống thơng qua các câu
hỏi:
- Chính xác cái gì là vấn đề?
- Tơi có thể đặt nó như thế nào dưới dạng một câu hỏi?
- Nó liên quan đến mục tiêu, mục đích và nhu cầu của tôi thế nào?
Chiến lược 3: Chấp nhận những tiêu chuẩn tư duy (Internalize Intellectual
Standards)
Mỗi tuần, hãy phát triển sự quan tâm cao về một trong những tiêu chuẩn tư duy:

rõ ràng, chính xác, liên quan, chiều sâu, logic, quan trọng. Hãy tập trung một tuần vào
tiêu chuẩn chính xác, tuần tiếp tập trung vào tiêu chuẩn chính xác, v.v.
Ví dụ: Nếu bạn đang tập trung vào tiêu chuẩn rõ ràng trong tuần này.
- Hãy cố gắng ghi chú lúc nào bạn đang không rõ trong giao tiếp với người
khác.
- Hãy ghi chú khi nào người khác khơng rõ về những gì họ đang nói.
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

14


Trường Đại học Trà Vinh

- Khi bạn đang đọc, hãy ghi chú liệu bạn đã rõ về những gì bạn đang đọc.
- Khi bạn nói hay viết ra quan điểm của mình, hãy tự hỏi liệu bạn đã rõ về
những gì bạn đang cố gắng nói/viết.
Trong lúc làm điều này, hãy tập trung vào 4 kỹ thuật làm rõ sau:
- Xác đinh những gì bạn đang nói một cách rõ ràng và chính xác (với sự quan
tâm cẩn thận về việc lựa chọn từ ngữ)
- Giải thích ý nghĩa bạn muốn nói/viết bằng những từ khác.
- Cho ví dụ về những gì bạn ngụ ý bằng các kinh nghiệm mà bạn có, và
- Sử dụng việc so sánh tương đồng, ẩn dụ, hình ảnh, biểu đồ để chứng minh
những gì bạn ngụ ý. Bạn sẽ thường xuyên yêu cầu người khác làm tương tự.
Chiến lược 4: Duy trì một nhật ký tư duy (Keep An Intellectual Journal)
Mỗi tuần, hãy viết ra một số thành phần của nhật ký. Sử dụng định dạng sau
đây (hãy giữ từng thành phần được đánh số riêng lẻ)
- Tình huống. Hãy mơ tả tình huống nổi bật đối với bạn. Tập trung vào một tình
huống tại một thời điểm.
- Phản hồi của bạn. Hãy mô tả bạn đã làm gì trong việc phản hồi đến tình huống
đó. Cần cụ thể và chính xác.

- Phân tích. Sau đó phân tích, với những gì bạn đã viết, chính xác điều gì đang
diễn ra trong tình huống đó. Hãy đào sâu dưới bề mặt.
- Đánh giá. Hãy đánh giá những ngụ ý rút ra từ phân tích của bạn. Bạn đã học
được gì từ bản thân? Bạn sẽ làm gì khác nếu bạn sống lại trong tình huống đó.
Chiến lược 5: Hình thành lại đặc tính của bạn (Reshape Your Character)
Hãy chọn một đặc tính tư duy: phấn đấu/nỗ lực, tự quyết định, thơng cảm, bình
tĩnh, khiêm tốn v.v để phát triển trong mỗi tháng, tập trung vào việc bạn có thể tự phát
triển đặc tính đó như thế nào.
Ví dụ: Chẳng hạn, tập trung vào tính khiêm tốn:
- Hãy bắt đầu ghi chú khi nào bạn thừa nhận bạn sai.

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

15


Trường Đại học Trà Vinh

- Hãy ghi chú khi nào bạn từ chối thừa nhận bạn sai, thậm chí trong bằng chứng
rằng thực tế bạn sai.
- Hãy ghi chú khi nào bạn trở nên phòng thủ khi một người khác cố gắng chỉ ra
một thiếu sót trong cơng việc của bạn hay trong suy nghĩ của bạn.
- Hãy ghi chú lúc nào tính kêu ngạo của bạn ngăn cản việc học của bạn, ví dụ,
khi nào bạn tự nói với mình “Tơi đã biết mọi thứ tơi cần biết về chủ đề này”.
Chiến lược 6: Giải quyết “thuyết cho mình là trung tâm” của bạn (Deal with
Your Egocentrism)
Bạn có thể bắt đầu quan sát việc suy nghĩ ‘mình là trung tâm’ của bạn trong
hành động bằng việc suy ngẫm các câu hỏi sau:
- Dưới tình huống nào tơi suy nghĩ thiên về bản thân mình?
- Tơi đã từng trở nên cáu kỉnh đối với những điều nhỏ nhặt?

- Tôi đã từng làm hay nói bất cứ điều gì “cáu kỉnh” để đạt được cách của tôi?
- Tôi đã cố gắng đánh lừa ý muốn của tôi cho người khác không?
- Tơi đã từng thất bại để nói ra suy nghĩ trong đầu của mình khi tơi cảm thấy
mạnh mẽ về điều gì đó, và rồi sau đó cảm thấy bực bội không?
Một khi bạn xác định được việc suy nghĩ ‘mình là trung tâm’ trong quá trình
hoạt động, thì bạn có thể làm thay đổi suy nghĩ đó với suy nghĩ có lý trí hơn thơng qua
việc tự phản ánh mình một cách có hệ thống.
- Một người có lý trí sẽ cảm thấy gì trong tình huống này hay tình huống đó?
- Một người có chừng mực sẽ làm gì?
- Điều đó so sánh như thế nào với những gì tơi muốn làm?
Chiến lược 7: Xác định lại cách bạn nhìn sự việc (Redefine the Way You See
Things)
Chúng ta sống trong một thế giới, cả cá nhân và xã hội, mà trong đó mỗi tình
huống được “định nghĩa”, nghĩa là được cho một ý nghĩa. Nhiều định nghĩa tiêu cực
mà chúng ta cho các tình huống trong cuộc sống có thể được chuyển đổi thành định
nghĩa tích cực.
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

16


Trường Đại học Trà Vinh

Trong chiến lược này, chúng ta thực hành việc xác định lại cách nhìn sự việc:
- Chuyển từ tiêu cực sang tích cực.
- Chuyển những sai sót thành cơ hội để học tập.
- Chúng ta có thể hạnh phúc thay vì chúng ta buồn.
Để chiến lược này mang tính thực tế, chúng ta nên tạo vài hướng dẫn cụ thể
cho bản thân chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta có thể tự tạo một danh sách từ 5 đến 10
ngữ cảnh tiêu cực mà trong đó chúng ta cảm thấy thiếu tự tin, giận, không vui hoặc lo

lắng. Chúng ta có thể xác định nguồn gốc dẫn đến cảm xúc tiêu cực trong mỗi trường
hợp. Ví dụ, nếu bạn lo lắng về tất cả vấn đề (cả vấn đề bạn có thể làm và vấn đề bạn
khơng thể làm) thì bạn có thể suy nghĩ: “đối với mỗi vấn đề, sẽ có hoặc khơng có một
giải pháp. Nếu có giải pháp, hãy nghĩ là bạn sẽ tìm ra. Nếu khơng có giải pháp, thì
đừng bao giờ nghĩ đến nó.”
Chiến lược 8: Duy trì cảm xúc của bạn (Get in touch with your emotions)
Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy cảm xúc tiêu cực, hãy tự hỏi mình:
- Chính xác suy nghĩ gì đang dẫn đến cảm xúc này? Ví dụ: nếu bạn đang giận,
hãy tự hỏi, suy nghĩ gì đang làm tơi giận?
- Tơi có thể suy nghĩ cách nào khác về tình huống này? Ví dụ, bạn có thể suy
nghĩ về tình huống có hài kịchh lẫn bi kịch khơng?
Nếu bạn có thể, hãy tập trung vào suy nghĩ đó và cảm xúc của bạn sẽ thay đổi
để phù hợp với suy nghĩ đó.
Chiến lược 9: Phân tích những nhóm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn (Analyze
group influences on your life)
Hãy phân tích kỹ hành vi được khuyến khích, và làm nản lịng, thành các nhóm
ảnh hưởng mà bạn quen thuộc. Đối với bất kỳ nhóm được cho, bạn được ‘u cầu’ tin
tưởng điều gì? Bạn được ‘cấm’ làm điều gì? Mỗi nhóm buộc vài mức độ hành vi phù
hợp. Hầu hết con người phụ thuộc quá nhiều vào quan điểm của bản thân họ. Hãy
khám phá áp lực gì bạn đang chịu đựng và hãy suy nghĩ liệu có thể từ chối áp lực đó
hay khơng?

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

17


Trường Đại học Trà Vinh

Nguồn:


/>
strategies/
Paul, R. & Elder, L. (2001). Modified from the book by Paul, R. & Elder, L. (2001).
Critical Thinking: Tools for Taking Charge of Your Learning and Your Life.
Biên dịch: Nguyễn Thị Hải Trà, TT. HT – PT Dạy và Học, Đại học Trà Vinh
 Câu hỏi củng cố:
1. Thế nào là tư duy sáng tạo?
2. Trình bày phương pháp tư duy ngoài chiếc hộp?
3. Phương pháp đối tượng tiêu điểm trong sáng tạo gồm những bước nào?
4. Thế nào là tư suy phê phán?
5. Trình bày những chiến lược rèn luyện trở thành người suy nghĩ có phê phán?
6. Trình bày các kiểu tư duy trong phê phán?
 Bài tập:
1. Biến hóa với tờ giấy: mỗi nhóm được phát 1 tời giấy A3, một đoạn băng keo. Yêu
cầu nhóm tạo ra một cấu trúc sao cho cao nhất, tháo lắp được, đứng vững.
2. Sáng tác tiếp câu chuyện bằng hình vẽ (giảng viên đưa ra một hình, yêu cầu sinh
viên sáng tác diễn biến tiếp theo thành một câu chuyện có ý nghĩa).
3. Mỗi cá nhân sáng tạo một vật dụng có ý nghĩa (tận dụng những vật dụng sẵn có, tái
sử dụng những vật đã qua sử dụng). Sinh viên cho biết đã vận dụng những nguyên tắc
sáng tạo nào trong sản phẩm?
4. Vận dụng phương pháp đối tượng tiêu điểm để tìm ý tưởng thiết kế một vật dụng
độc đáo dành cho sinh viên. (máy tính, cặp, bàn ghế, giường, xe, tủ, túi xách, trang
phục,...)
5. Bài tập rèn luyện cách viết và nói có phê phán:
- Đọc bài báo/câu chuyện và viết một đoạn văn (30 – 50 từ) nói lên suy nghĩ của bản
thân về bài báo, câu chuyện vừa đọc.
- Nhóm góp ý chéo nhau về bài viết của cá nhân.
Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm


18


Trường Đại học Trà Vinh

- Trình bày trước lớp.
6. Bài tập vận dụng các kiểu tư duy phê phán:
- Dựa trên những chứng cứ khoa học: Tại sao có mưa? Tại sao nước biển có màu xanh
và có vị mặn? Tại sao có sóng thần?,.......
- Dựa trên quan sát và thu thập minh chứng: Hãy chỉ ra tính tiện nghi và không tiện
nghi của chiếc điện thoại bạn đang sử dụng? Hãy cho thấy công dụng của cây viết
này?
- Dựa trên suy luận logic: Phá rừng sẽ gây nên những hậu quả gì? Dân số tăng nhanh
ảnh hưởng như thế nào đến xã hội, hãy giải thích?,.....
- Dựa trên kinh nghiệm: Theo bạn, đi mùa hè xanh cần chuẩn bị những gì? Bạn của
bạn chuẩn bị mua một chiếc laptop hãy cho bạn ấy vài lời khuyên?, Bạn sắp có một
chuyến picnic khám phá rừng ngập mặn, bạn cần chuẩn bị những gì?,...* Ngồi ra giảng viên có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động và trò chơi khác để sinh
viên có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng trong làm việc nhóm.

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

19


Trường Đại học Trà Vinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
..........................
1. Phan Dũng , Phương pháp luận sáng tạo Khoa học kỹ thuật , Sở Khoa học, Công
nghệ và môi trường, 1997.

2. Phan Dũng, Sổ tay sáng tạo: Các thủ thuật (Nguyên tắc) cơ bản, Ủy ban Khoa học
và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 1992.
3. Nguyễn Cảnh Tồn, Học cách sáng tạo, NXB Lao Động, 2011.
4. Nhiều tác giả, Tư suy sáng tạo và phương pháp NCKH, NXB Tri Thức, 2013.

Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm

20



×