Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Giải bài toán kinh doanh bằng các “quân cờ người” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.96 KB, 3 trang )

Giải bài toán kinh doanh bằng các “quân cờ người”
Nếu doanh thu của công ty giảm sút, nội bộ mâu thuẫn, khách hàng bỏ sang mua hàng
của đối thủ cạnh tranh, liệu còn cách giải quyết nào khác ngoài việc vội vàng sa thải
nhân viên hàng loạt? Tại Châu Âu, quãng từ mười năm nay, đã xuất hiện những Trung
tâm tư vấn và cách giải bài toán kinh doanh nhằm giúp các doanh nhân tháo gỡ những
vấn đề như trên. Để bắt đầu, các nhân viên tư vấn dẫn dắt khách hàng vào một cuộc
chơi. Ví dụ, họ đề nghị một chủ doanh nghiệp hãy hình dung những nhân viên quản lý
của mình là những quân cờ và chơi vài ván cờ theo phương pháp tổ chức sắp đặt tổng
thể các yếu tố.
Tổng thể sẽ thay đổi nếu mọi việc được sắp đặt lại
Bản chất của phương pháp này nằm ở chỗ, không có bất cứ một vấn đề nào trong kinh doanh
có thể giải quyết một cách riêng lẻ, mà cần phải xem xét một cách tổng thể - cho dù đó là vấn
đề của một công ty, một bộ phận kinh doanh hay của cả một phân khúc thị trường.
Bạn có thể xác định rõ ràng điểm ung nhọt hoặc các mối liên hệ rắc rối của cả bài toán kinh
doanh nhờ vào phương pháp tổ chức sắp đặt tổng thể các yếu tố. Trước tiên, bạn cần phải xác
định những yếu tố quyết định trong bài toán kinh doanh của mình. Sau đó, bạn cùng với người
điều hành (nhân viên tư vấn) tìm những tình nguyện viên vào vai các “quân cờ” tượng trưng
cho các yếu tố trên. Các “quân cờ người” nhập cuộc chơi và sau đó chia sẻ những cảm xúc
của mình. “Ván cờ” sẽ được chơi vài lần, mỗi lần có thể thêm hoặc bớt đi một số “quân cờ
người” nào đó. Mọi việc chỉ kết thúc khi tất cả các “quân cờ” đều cảm thấy thoải mái trong “ván
cờ” tượng trưng này. Điều này đồng nghĩa với việc các yếu tố trong bài toán kinh doanh tìm
được vị trí của mình trong toàn bộ hệ thống.
Sau đây là toàn cảnh một buổi tư vấn kinh doanh dưới hình thức trò chơi với sự tham gia của
nhiều doanh nhân.
«Cộng sự của tôi đòi hỏi quá nhiều»
Mọi người ngồi thành vòng tròn. Đó là các doanh nhân đang gặp phải một vấn đề rắc rối nào
đó. Kiril F là người đầu tiên xung phong nêu lên bài toán kinh doanh cần giải của mình. Kirill
trình bày rằng anh không thể nào quyết định được có nên đầu tư tiền bạc vào một dự án mới
hay không. Vấn đề nằm ở chỗ, chủ nhân của ý tưởng này và cũng đồng thời là cộng sự của
Kirill lại là người đòi hỏi quá nhiều – anh ta vừa muốn đóng vai trò một cổ đông nhưng lại vừa
muốn nhận lương và không thỏa mãn với vị trí một nhân viên điều hành làm thuê.


- Anh cảm thấy không thoải mái khi sử dụng ý tưởng này và thấy có lỗi với bạn mình? – chuyên
gia tư vấn xác định lại bản chất vấn đề.
- Đúng. Nhưng tôi cũng phải có quyền trong việc kinh doanh này chứ, vì tôi đã đầu tư nhiều tiền
bạc của mình vào đây.
Cùng với người điều hành cuộc chơi, Kirill xác định những yếu tố cơ bản trong bài toán của
mình. Đó là: bản thân Kirill, người cộng sự (chủ ý tưởng), vốn đầu tư của Kirill và công ty tương
lai của Kirill. Sau đó, người điều hành yêu cầu Kiril chọn bốn người bất kỳ ngồi tại đây để nhập
vai vào các yếu tố trên.
Kết quả những “quân cờ người” được chọn cho ván cờ đầu tiên như sau: người ngồi đối diện
với quân cờ “Kirill” là quân cờ “công ty tương lai”, quân cờ “vốn đầu tư” ngồi bên cạnh “Kirill”,
quân cờ “cộng sự” ngồi chếch sang một bên đối với “Kirill”. “Kirill” và “vốn đầu tư” cảm thấy rất
thoải mái trong ván cờ này, còn “công sự” nói rằng anh ta rất muốn được tiến lại gần “vốn đầu
tư”. “Công ty tương lai” cảm thấy mình trơ trọi không được bảo vệ.
Người điều hành đề nghị đưa vào thêm một “quân cờ” nữa đó là “sự bảo vệ của luật pháp”
dành cho “công ty tương lai”. Bây giờ, “công ty tương lai” lại cảm thấy có lỗi vì cho rằng mình
đã làm phức tạp cuộc sống của Kirill. Còn bản thân Kirill cũng cảm thấy có lỗi trước “cộng sự”
vì đã sử dụng ý tưởng của anh ta.
Người điều hành đưa vào thêm một “quân cờ” nữa là “sự bồi thường cho cộng sự” vì ý tưởng
của mình.
- Thế bây giờ anh đã cảm thấy hài lòng chưa? – người điều hành hỏi “cộng sự”.
- Chưa, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi muốn được nhận một phần trong “công ty tương
lai”, - “cộng sự” nói.
- Tôi không tán thành điều này, - “Kirill” phản đối. – Tôi không sẵn sàng chia sẻ công việc kinh
doanh của mình với anh ta.
- Người điều hành đề nghị một phương án khác: “cộng sự” tự thu hút được một nguồn vốn đầu
tư khác và tiến hành kinh doanh riêng. Ván cờ thêm hai quân cờ mới “vốn đầu tư của cộng sự”
và “công việc kinh doanh của cộng sự”.
- “Kirill” cảm thấy thế nào? – người điều hành hỏi.
- Tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn, nhưng tôi cho rằng trường hợp
này khó có thể xảy ra.

- Tôi cảm thấy hài lòng với phương án này, nhưng không có ý định đầu hàng, - “cộng sự nói”.
– Còn tôi cảm thấy như mình không tồn tại ở đây, - “công việc kinh doanh của cộng sự” thừa
nhận. – Giống như tôi đã không đứng đúng chỗ của mình.
– Mọi người có hiểu điều gì đang diễn ra không? Điều này có nghĩa xác suất “cộng sự” sẽ tiến
hành kinh doanh là rất nhỏ. Chắc chắn, anh ta sẽ đòi trả giá cho ý tưởng bằng quyền lợi trong
dự án kinh doanh của “Kirill”. Vậy, tốt nhất, Kirill hãy thỏa thuận với cộng sự của mình. Trước
hết, anh đề nghị anh ta tự thực hiện ý tưởng của mình trước bằng vốn đầu tư do anh ta thu hút
được. Bằng cách dành cho cho cộng sự lợi thế này, anh sẽ rũ bỏ được cảm giác có lỗi khi tiến
hành công việc kinh doanh mới của mình.
Hệ thống hoạt động như thế nào?
Những doanh nhân khác có mặt tại đây lần lượt nêu ra bài toán kinh doanh cần phải giải quyết
của mình và “chơi cờ”. Sau đó, mọi người phát biểu cảm tưởng.
- Đầu tiên tôi rất nghi ngờ vào phương pháp này, vì khó có thể hình dung được một “quân cờ
người” xa lạ lại có thể nhìn nhận và đánh giá đúng vấn đề của mình. Vì chẳng có gì chung giữa
những người ngồi ở đây với những cộng sự thật, hoặc với sếp của tôi. Và tôi thật sự hồi hộp
chờ xem họ phản ứng như thế nào, - Oksana B., giám đốc điều hành một hệ thống quán bar và
cà phê, nói. – Nhưng điều lạ lùng là các “quân cờ” phát biểu những câu giống y hệt như những
cộng sự, người sáng lập ra công ty của tôi và giống hệt cả những lời nói của bản thân tôi nữa.
Thậm chí, cả một số tình tiết xảy ra trong thực tế họ (các “quân cờ”) cũng đoán được ra. Và
điều này làm tôi phải tin rằng, những kết luận tôi nhận được từ việc sắp đặt tổng thể các quân
cờ thực sự có thể giúp tôi giải quyết được bài toán kinh doanh của mình.
- Rất nhiều điều khi nhận thức vấn đề được hình thành bởi vị trí mà chúng ta rơi vào trong hệ
thống các quan hệ - kinh doanh phức tạp, - người điều hành giải thích. – Chính vì vậy mà thậm
chí một người xa lạ khi được đặt vào vị trí tương tự cũng có thể có được những cảm nhận
giống như sự việc đang diễn ra thật đối với họ. Chính vì yếu tố tâm lý này, các “quân cờ” khiến
cho những người tham gia cuộc chơi cảm thấy bất ngờ bằng những quan điểm và thậm chí là
cả những câu nói mà họ sử dụng. “Ván bài” thực sự tái tạo lại thực tiễn và nhìn nhận thực tiễn
dưới góc độ tổng thể.
Và kết quả sau vài “ván cờ”, Oksana hiểu rằng bà có thể tiến hành công việc kinh doanh của
mình dưới hình thức thành lập công ty cổ phần và thuê các nhân viên điều hành. Đồng thời,

điều này đòi hỏi ở Oksana sự dũng cảm và kiên trì. Ván bài chỉ ra rằng những cộng sự của bà
hóa ra không dám nhận sự mạo hiểm về phía mình. Trong khi đó, sếp của Oksana, người mà
bà rất muốn nhận được sự ủng hộ, đã làm Oksana ngạc nhiên khi sẵn sàng nhận một phần lớn
trách nhiệm về phía mình và ủng hộ dự án kinh doanh mới của bà.
Adrei S., ông chủ một mạng lưới kinh doanh bao gồm các công ty máy tính, luật và cả một nhà
máy sản xuất sữa cũng tìm được câu trả lời cho mình. Adrei S. lo rằng ông mất hứng thú với
những công việc kinh doanh hiện tại và muốn tiếp tục tiến lên phía trước, nhưng theo hướng
nào thì Adrei S. lại không rõ.
Tình hình phức tạp thêm khi trong công việc kinh doanh hiện tại ông làm cùng với vợ và mẹ vợ.
Sắp đặt tổng thể các yếu tố trở nên rất phức tạp với nhiều “quân cờ” – “ván cờ” lôi kéo tới 10
người tham gia. Cuối cùng, đi đến kết luận: đối với mỗi mảng kinh doanh cần phải thuê một
người điều hành và trước khi Adrei S. định tiến hành một hoạt động kinh doanh mới ông phải
sắp đặt lại công việc của những công ty và nhà máy đang tồn tại.
Có cảm tưởng rằng, những kết luận này là đương nhiên và không có gì sắc sảo, nhưng quan
trọng là bản thân Adrei trong quá trình “chơi cờ” nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn. Các “ván cờ”
chỉ ra đâu là điểm yếu trong toàn bộ hệ thống công việc kinh doanh của ông.
– Đối với tôi, những gì xảy ra ở đây thực sự là một phát kiến, - Andrei nói. Nhiều việc trở nên rõ
ràng. Ví dụ, công ty luật muốn được hoạt động độc lập hơn, và đòi hỏi này là hoàn toàn hợp lý.
Trong việc quản lý nhà máy vợ tôi cần được tự do hơn. Cái chính nhất, tôi hiểu được rằng, nếu
tôi không chỉnh đốn lại những hoạt động kinh doanh hiện tại của mình, thì không nên mở thêm
ra bất cứ một hướng mới nào hết. Đáng kinh ngạc là những ý tưởng này lại do những người
ngồi ở đây đem lại cho tôi. Mặc dù, họ không biết những điều diễn ra trong công việc kinh
doanh cũng như trong gia đình tôi. Tôi thực sự muốn chơi thêm vài “ván cờ” như thế này nữa.
Thời gian qua, tôi đã tích tụ lại quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
– Để tìm được nguyên nhân của sự mâu thuẫn và quyết định đúng cần phải xem xét tổng thể
tất cả các yếu tố và quan hệ giữa chúng, sau đó thử tổ chức sắp đặt lại các yếu tố một cách có
hệ thống vài lần, - người điều hành tổng kết lại. – Phương pháp này có thể sử dụng trong nhiều
trường hợp khác nhau. Ví dụ để xác định mục đích chiến lược của tổ chức, tìm ra một sản
phẩm/dịch vụ mới, tìm vị trí thích hợp nhất cho một nhân viên mới trong tổ chức hoặc tìm ra
một hướng đi mới cho công ty của mình.

(Dịch từ Secret Firmy)
Nguồn : bwporta

×