Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Xác định mục tiêu thành công đối với thương hiệu nhượng quyền pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.76 KB, 3 trang )

Xác định mục tiêu thành công đối với
thương hiệu nhượng quyền
Trước khi khảo sát bất kỳ thương hiệu nào, bạn nên đặt ra các
chỉ tiêu trong ba hoặc năm năm. Về bản chất, các chỉ tiêu phải
bao gồm cả yếu tố tài chính và chất lượng cuộc sống. Chỉ tiêu tài
chính tập xem xét các vấn đề như mức lưu chuyển tiền mặt,
khoản vốn tự có, lợi nhuận, đầu tư xây dựng và mức thu nhập.
Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống đề cập các vấn đề như lối sống mà bạn cho là
quan trọng, ví dụ như bạn thích ăn tối tại nhà mỗi tuần ba lần, thích nghỉ ngơi,
xem các trận đấu bóng đá hoặc tạo sự khác biệt trong cộng đồng…
Bạn đừng xem nhẹ các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống hoặc tập làm quen cá tính
không dễ dãi. Chúng ta nên biết tại sao chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống lại quan
trọng hơn chỉ tiêu về tài chính? Bởi vì những người đầu tư vào kinh doanh nhượng
quyền vốn trước đây đã có cuộc sống khá đầu đủ. Ngoài việc kiểm tra nguồn thu
thì họ chẳng có lý do gì buộc phải đi làm từ sáng sớm. Chỉ tiền không thôi thì
không đủ để thúc giục họ cũng như làm họ quan tâm mãi được. Trong lúc chỉ kiếm
được khoản thu khiêm tốn thì bạn sẽ không dám coi nhẹ việc kinh doanh nhưng
một khi đã thành đạt, bạn sẽ đòi hỏi chất lượng cuộc sống cao hơn.
Hầu hết các chủ thương hiệu đều có các tiêu chí giúp bạn cùng họ xác định liệu
việc kinh doanh của bạn có thành công hay không. Chủ thương hiệu sẽ hướng dẫn
bạn cách xác định doanh số, chi phí lao động, chi phí bán hàng và những đánh giá
bằng số liệu khác. Phía chủ thương hiệu sẽ thiết lập mô hình kinh doanh và hệ
thống hỗ trợ giúp bạn đạt được các chỉ tiêu và kiểm soát thành quả kinh doanh.
Tuy nhiên, chúng tôi biết chẳng có chủ thương hiệu nào đánh giá được là bạn cùng
con cái đã tiêu xài hết bao nhiêu tiền hay là đã xem bao nhiêu trận bóng đá Bạn
nên nhớ là họ chỉ đánh giá sự thành công của bạn bằng cách tính của họ chứ
không phải của bạn. Hầu hết các chủ thương hiệu đều không biết được khi nào thì
những người mua thành đạt đang có cuộc sống như họ từng mong ước sau khi đầu
tư vào kinh doanh nhượng quyền vì vấn đề mà chủ thương hiệu quan tâm nhất là
tiền. Mà như chúng tôi đã đề cập, tiền không thể làm bạn quan tâm mãi được.
Hơn nữa, nhằm bảo toàn các khoản vốn vay từ ngân hàng hay người thân, bạn cần


phải lập kế hoạch kinh doanh và dự toán mức lưu chuyển tiền mặt để gửi những
nơi bạn muốn huy động nguồn vốn. Trong bản kế hoạch, bạn cần nêu chi tiết
phương pháp và chiến lược sẽ thực hiện để đạt doanh thu, dự tính các chi phí, mức
lưu chuyển tiền mặt và thời hạn trả nợ. Và nên nhớ, muốn đạt được thành công
bạn phải làm ra tiền.
Hãy tưởng tượng là trong khi đang kinh doanh, bạn thiếu tiền mặt và phải thanh
toán các khoản nợ chậm mất hai tháng. Phía cho vay yêu cầu bạn phải giải trình rõ
ràng; bạn cho họ biết là trong khi không có tiền trả nợ thì bạn cũng đã không có cơ
hội đi xem các trận đấu bóng đá với con suốt cả tháng nay. Chắc chắn đại diện cho
vay sẽ cười nhạo bạn là “Thật may, ông không phải là cha tôi, thế tiền của tôi đâu
rồi ?”
Cũng như ngân hàng, chủ thương hiệu cũng muốn được thanh toán đúng hạn và
chú trọng việc đạt các chỉ tiêu tài chính như lúc bạn kinh doanh thành đạt. Chúng
tôi không tranh cãi rằng điều này đúng hay sai ngoài việc chỉ ra cho bạn thấy là
nếu như bạn có nhiều lý do để ưu tiên việc kinh doanh nhượng quyền thì đâu là
những lý do giúp chủ thương hiệu đạt mục tiêu do họ đề ra ? Vậy nên, nếu bạn
muốn có doanh thu cao thì chủ thương hiệu và ngành ngân hàng cũng muốn đạt
các chỉ tiêu của họ để rồi tất cả đều cùng có lợi.
Bạn hãy tự lập ra một bản đánh giá về tài chính và chất lượng cuộc sống làm nên
thành công cho mình. Sau đó hãy sử dụng bản đánh giá để làm phép so sánh giữa
các thương hiệu khác nhau. Thương hiệu có khả năng đạt được các chỉ tiêu về tài
chính và chất lượng cuộc sống nhất sẽ là thương hiệu bạn đầu tư.
Bạn rất dễ bị mất phương hướng về các chỉ tiêu đề ra vì những người mua thường
ý thức về các vấn đề và thách thức trong kinh doanh hơn là xem liệu thương hiệu
có giúp họ có khả năng đạt các chỉ tiêu ở mức cao hay không.
Ví dụ như khi bạn tiến hành khảo sát một doanh nghiệp chuyên về vệ sinh nhà cửa
và qua trao đổi với những người mua bạn thấy là doanh thu của thương hiệu này
rất cao. Sợ mình quá hăng hái với công việc này, bạn tự hỏi “Vì không vào được
đại học nên mình phải làm nghề lau chùi bồn cầu và vệ sinh thảm trong nhà này
ư?”. Phản ứng tức thời sau câu tự vấn là bạn đã bỏ lỡ cơ hội mà không xem xét

liệu thương hiệu đó có doanh thu cao hay không. Với mức doanh thu đã biết, lẽ ra
bạn nên xem xét liệu mình có khả năng đạt các chỉ tiêu ở mức cao hay không. Vì
lẽ đó, những người mua quan tâm đến các chỉ tiêu thường nghiên cứu kỹ hơn và
đặt ra những câu hỏi như:
• • Chủ thương hiệu còn dấu chưa phổ biến những chiến lược gì ?
• Ảnh hưởng của doanh thu đối với việc kinh doanh là gì ?
• Phải mất thời gian bao lâu nếu muốn thay thế nhân viên ?
• Sẽ áp dụng chương trình đào tạo nào đối với đội ngũ nhân viên thay thế ?
• Phải mất thời gian bao lâu thì nhân viên mới sẽ làm việc hiệu quả ?
Tất cả các thương hiệu đều có những thách thức riêng cần phải vượt qua. Chủ
thương hiệu có thể sở hữu các hệ thống đã được kiểm chứng và chứng minh được
năng lực vượt qua thử thách nhưng cũng có thể là không. Vậy nên, bạn hãy bỏ qua
những thương hiệu không chứng minh được khả năng và khảo sát những thương
hiệu chứng tỏ được khả năng qua việc đặt những câu hỏi tương tự như trên.

×