Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP GÀ LAI 3 GIỐNG MZL NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI SƠN TÂY, HÀ NỘI. ĐẠT 9,5 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

LỰ THỊ PHƯỚC
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA
TỔ HỢP GÀ LAI 3 GIỐNG MZL NI THƯƠNG PHẨM TẠI SƠN
TÂY, HÀ NỘI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni
Chun ngành: Chăn ni - Thú y
Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021

LÀO CAI - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

LỰ THỊ PHƯỚC
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT
CỦA TỔ HỢP GÀ LAI 3 GIỐNG MZL NI THƯƠNG PHẨM TẠI
SƠN TÂY, HÀ NỘI”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni


Chun ngành: Chăn ni - Thú y
Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021
Giáo viên hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Công Định
2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà

LÀO CAI - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại
tỉnh Lào Cai, qua thời gian thực tập đến nay tơi đã hồn thành báo cáo khố
luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo
trong Ban Giám đốc, Phịng Đào tạo-NCKH&HTQT, Khoa Nơng Lâm Phân
hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Công Định - Viện chăn
nuôi và PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai đã
động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Xí nghiệp chăn ni gia cầm
Hadico – Sơn Tây, Hà Nội và các cô chú anh chị cán bộ công nhân viên đã
quan tâm và giúp đỡ trong q trình thực tập.
Để hồn thành khóa luận này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ
của những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm cao quý đó.

Lào Cai, tháng 4 năm 2021
Sinh viên

Lự Thị Phước


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTNT
TT/BNN-CN:
TCVN:
TTTĂ:
KL:
KLTĂ:
MZL
NT

Phát triển nông thôn
Thông tư/ Bộ Nông nghiệp - Chăn nuôi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu tốn thức ăn
Khối lượng
Khối lượng thức ăn
Gà lai 3 giống (♂ Mía × ♀ ZL)
Ngày tuổi


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
Lào Cai, tháng 4 năm 2021..............................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................ii
Tiêu tốn thức ăn.................................................................................................ii
Khối lượng........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vi
MỤC LỤC......................................................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................3
2.1.1. Sinh trưởng và các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm................3

Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phận và tồn bộ cơ thể
trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích lũy dần
các chất chủ yếu là protein. Tốc độ tích lũy của các chất và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể (Trần Đình Miên và cs 1992) [22]...................................................3
2.1.2. Khả năng cho thịt.......................................................................................................................10
2.1.3. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất của gà Mía, gà VCN-Z15 và gà LV1.......12
2.1.3.1. Gà Mía.....................................................................................................................................12
2.1.3.2. Gà VCN-Z15.............................................................................................................................12
2.1.3.3. Gà LV1......................................................................................................................................13
2.1.4 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh ở gia cầm....................................................13


2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước..............................................15


iv

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................................................15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................................................17

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................19
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..........................................19
3.3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................19
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................................19

3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20
3.4.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu...........................................................................................20
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................................24

PHẦN 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................25
4.1. Đặc điểm ngoại hình.................................................................................25
Bảng 4.1. Đặc điểm ngoại hình gà 01 ngày tuổi (n=300)............................25
Bảng 4.2. Đặc điểm ngoại hình gà 08 tuần tuổi (n=293)............................25
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi................................................27
4.2. Sinh trưởng của tổ hợp gà lai 3 giống MZL.............................................28
4.2.1. Sinh trưởng tích lũy...................................................................................................................28

Bảng 4.5. Khối lượng gà ở các thời điểm khảo sát (Đvt: gam/con)...........29
Hình 4.1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thịt thí nghiệm............................30

Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà(g/con/ngày)..................................31
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm.......................32
4.2.3. Sinh trưởng tương đối...............................................................................................................33

Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà (%)..............................................33
Hình 4.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm........................34
4.3. Khả năng sử dụng, chuyển hóa thức ăn của tổ hợp gà lai 3 giống MZL..35
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)...................................35


v

Nhìn vào bảng 4.8 cho thấy: Khả năng tiêu thụ và chuyển hố thức ăn của gia
cầm đều có hiệu suất chuyển hoá thức ăn tuân theo quy luật giảm dần theo
tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng tăng dần theo từng tuần tuổi,
khi khối lượng cơ thể càng lớn thì tiêu tốn thức ăn càng lớn..........................36
4.4. Năng suất thịt và chất lượng thịt..............................................................36
Bảng 4.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm:...........................................37
4.5. Tình hình mắc bệnh của tổ hợp gà lai 3 giống MZL................................38
Bảng 4.10. Một số bệnh thường gặp ở tổ hợp gà lai 3 giống MZL............38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................40
5.1. Kết luận....................................................................................................40
5.2. Đề nghị.....................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................42


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thịt thí nghiệm............................30

Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm.......................32
Hình 4.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm........................34


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
Lào Cai, tháng 4 năm 2021..............................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................ii
Tiêu tốn thức ăn.................................................................................................ii
Khối lượng........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vi
MỤC LỤC......................................................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài..............................................................................3
2.1.1. Sinh trưởng và các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm................3

Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phận và tồn bộ cơ thể
trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích lũy dần
các chất chủ yếu là protein. Tốc độ tích lũy của các chất và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể (Trần Đình Miên và cs 1992) [22]...................................................3
2.1.2. Khả năng cho thịt.......................................................................................................................10

2.1.3. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất của gà Mía, gà VCN-Z15 và gà LV1.......12
2.1.3.1. Gà Mía.....................................................................................................................................12
2.1.3.2. Gà VCN-Z15.............................................................................................................................12
2.1.3.3. Gà LV1......................................................................................................................................13
2.1.4 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh ở gia cầm....................................................13

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước..............................................15
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................................................15


viii

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................................................17

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................19
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..........................................19
3.3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................19
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................................19

3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20
3.4.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu...........................................................................................20
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................................24

PHẦN 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................25
4.1. Đặc điểm ngoại hình.................................................................................25
Bảng 4.1. Đặc điểm ngoại hình gà 01 ngày tuổi (n=300)............................25
Bảng 4.2. Đặc điểm ngoại hình gà 08 tuần tuổi (n=293)............................25

Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi................................................27
4.2. Sinh trưởng của tổ hợp gà lai 3 giống MZL.............................................28
4.2.1. Sinh trưởng tích lũy...................................................................................................................28

Bảng 4.5. Khối lượng gà ở các thời điểm khảo sát (Đvt: gam/con)...........29
Hình 4.1 Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thịt thí nghiệm............................30
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà(g/con/ngày)..................................31
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm.......................32
4.2.3. Sinh trưởng tương đối...............................................................................................................33

Bảng 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà (%)..............................................33
Hình 4.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm........................34
4.3. Khả năng sử dụng, chuyển hóa thức ăn của tổ hợp gà lai 3 giống MZL..35
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)...................................35
Nhìn vào bảng 4.8 cho thấy: Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn của gia
cầm đều có hiệu suất chuyển hố thức ăn tn theo quy luật giảm dần theo


ix

tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng tăng dần theo từng tuần tuổi,
khi khối lượng cơ thể càng lớn thì tiêu tốn thức ăn càng lớn..........................36
4.4. Năng suất thịt và chất lượng thịt..............................................................36
Bảng 4.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm:...........................................37
4.5. Tình hình mắc bệnh của tổ hợp gà lai 3 giống MZL................................38
Bảng 4.10. Một số bệnh thường gặp ở tổ hợp gà lai 3 giống MZL............38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................40
5.1. Kết luận....................................................................................................40
5.2. Đề nghị.....................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................42



1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất lâu đời và chiếm vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi nước ta. Hiện nay đàn gia cầm nói chung và đàn gà nói
riêng phát triển mạnh do có thị trường tiêu thụ tốt và khơng có dịch bệnh lớn
xảy ra. Trích Thống kê chăn ni Việt Nam (01/01/2020) [32], tổng đàn gia
cầm trên địa bàn Hà Nội là 33,5 triệu con, trong đó đàn gà 25,6 triệu con, đàn
vịt 6,9 triệu con và ngan, ngỗng 0,9 triệu con, các giống gia cầm khác có 5,6
triệu con. Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi: Sản lương thịt hơi gia cầm đạt
104,245 tấn, sản lượng trứng gia cầm các loại đạt 1,894 triệu quả.
Chăn nuôi gà thịt là một trong những ngành cung cấp thực phẩm không
thể thiếu cho thị trường. Đặc biệt, thịt gà đã gắn liền với đời sống con người
không chỉ là bữa cơm hàng ngày mà cịn là nền văn hóa ẩm thực hết sức độc
đáo và phong phú. Ngồi ra nó cịn được sử dụng nhiều trong các ngày lễ,
Tết,… Hiện nay do tình hình bệnh dịch ở lợn đang diễn biến phức tạp nên nhu
cầu sử dụng thịt gà tăng mạnh do người dân sử dụng để thay thế thịt lợn. Với
những lý do đó đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh về
giống gia cầm và nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao ngày càng tăng. Mà
các giống gà nội địa lại có năng suất thấp (kể cả khả năng sinh sản cũng như
khả năng sinh trưởng) khó đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Chính vì vậy,
các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu lai tạo các giống gà vừa có khả
năng cạnh tranh với các giống ngoại nhập, năng suất cao và chất lượng thịt
thơm ngon nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Một trong những
hướng đi hiện nay trong cơng tác lai tạo giống gia cầm đó là làm sao vừa phát

huy được các ưu điểm giống gà bản địa vừa thừa hưởng được các đặc tính
quý về năng suất các giống gà nhập nội, tạo ra các con lai phù hợp với thị
hiếu, văn hóa tiêu dùng.
Một số tổ hợp lai như gà Mía x Lương Phượng, gà Mía x Kabir, gà Ri x
Lương Phượng, … đều là các tổ hợp gà lai 2 giống, tuy đã cải thiện được khả
năng sinh trưởng so với gà bản địa nhưng khả năng sinh sản cũng như sinh


2

trưởng của các tổ hợp lai này vẫn ở mức chưa cao, chất lượng con giống
khơng ổn định do có nhiều cơ sở tư nhân tự sản xuất được con giống và xuất
bán ra thị trường. Xu hướng hiện nay trong lai tạo giống là tạo ra các tổ hợp
lai có 3 hoặc 4 giống.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất cũng như mục đích nghiên cứu, chúng
tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng
suất thịt của tổ hợp gà lai 3 giống MZL nuôi thương phẩm tại Sơn Tây, Hà
Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp gà lai 3 giống MZL nuôi tại
Sơn Tây, Hà Nội.
- Đánh giá năng suất thịt của tổ hợp gà lai 3 giống MZL.
- Tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở tổ hợp gà lai 3 giống MZL và
biện pháp phịng trị.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng cho thịt của tổ hợp
gà lai 3 giống MZL nuôi tại Sơn Tây, Hà Nội.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn, giá trị kinh tế của tổ hợp gà lai 3 giống MZL.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học

- Đề tài nghiên cứu là sẽ cung cấp số liệu khoa học về sự sinh trưởng,
phát triển, tiêu thụ thức ăn của tổ hợp gà lai 3 giống MZL. Số liệu này có thể
sử dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa học và tích lũy
kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia cầm tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp
sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn.
- Từ kết quả nghiên cứu, giúp địa phương có cơ sở khoa học để định
hướng phát triển chăn nuôi tổ hợp gà lai 3 giống MZL.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi, phát hiện những tồn tại
và từ đó đề xuất được các giải pháp nhân rộng mơ hình ni tổ hợp gà lai 3
giống MZL đạt hiệu quả cao.


3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Sinh trưởng và các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh
trưởng của gia cầm
2.1.1.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phận và tồn bộ cơ
thể trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích lũy
dần các chất chủ yếu là protein. Tốc độ tích lũy của các chất và sự tổng hợp
protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng
của cơ thể (Trần Đình Miên và cs 1992) [22].
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein,
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình
sinh trưởng. Ở cơ thể gà sự tăng trưởng được tính ở hai thời kỳ là thời kì hậu

phơi và thời kỳ trưởng thành. Tất cả các đặc tính như ngoại hình, thể chất, sức
sản xuất đều khơng sẵn có trong tế bào sinh dục hoặc trong phơi đã có đầy đủ
khi hình thành mà chúng được hồn chỉnh trong q trình sinh trưởng. Các
đặc tính của các bộ phận hình thành quá trình sinh trưởng tuy là một sự tiếp
tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay
yếu còn do tác động của môi trường.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
- Yếu tố di truyền:
+ Khi nói đến sự ảnh hưởng của dịng, giống đến sinh trưởng của gà thì
Godfy E. F. và cs (1952) [51] cùng nhiều tác giả khác cho rằng có hơn 15 cặp
gen quy định tốc độ sinh trưởng. Như vậy đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ
sinh trưởng do gen di truyền, trong đó có ít nhất 1 gen di truyền liên kết với
giới tính.
+ Ảnh hưởng của dịng, giống và tính biệt đến quá trình sinh trưởng: sự
phát triển của động vật do các gen bên trong cơ thể quy định, do đó ở mỗi lồi
động vật, sự phát triển là khác nhau. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [8],


4

cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà
kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500-700g (13-30%).
Trần Long (1994) [12], nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần
(dòng V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3
dịng hồn tồn khác nhau ở 42 ngày tuổi.
Nguyễn Thu Quyên (2008) [26] cho biết: ở 12 tuần tuổi khối lượng của
gà thí nghiệm vẫn tuân theo quy luật chung, cao nhất ở gà Lương Phượng
(2277,28g), tiếp theo là 2 nhóm gà lai F1 (♂Mơng x ♀ Lương Phượng)
(1545,75g), F1 (♂Mông x ♀Ai Cập) (1356,88g) và gà Mông là 1260,18g,
thấp nhất ở gà Ai Cập (1171,51g).

+ Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng:
Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng
cơ thể của gà: gà trống nặng cân hơn gà mái từ 24 - 32% (Chambers. J. R,
1990) [45]. Những sai khác này cũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng,
được quy định không phải do hoocmon sinh học mà do các gen liên kết với
giới tính. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối
với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers J.
R, 1990 [45] ).
Ở gà hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con
mái 180 - 250g (Trần Thanh Vân, 2002) [39].
+ Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông:
Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng
một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lơng nhanh có tốc độ sinh
trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Kushner K. F, (1974) [11] cho
rằng tốc độ mọc lơng có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà
lớn nhanh thì mọc lơng nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông. Hayer J.F và
cs, (1970) [52] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lơng đều
hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác
dụng ngược chiều với giới tính quy định tốc độ mọc lông.
- Yếu tố ngoại cảnh:
+ Ảnh hưởng của thức ăn: thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài
đến toàn bộ các giai đoạn sinh trưởng phát dục và năng suất của gia súc, gia


5

cầm. Đặc biệt đối với gia cầm mới nở, giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở giai
đoạn đầu có tác dụng quyết định đến khả năng sinh trưởng và khối lượng cơ
thể của chúng sau này.
Tác giả Epym R.A và cs, (1979) [48] cho biết: Dinh dưỡng không chỉ

cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của
sinh trưởng. Gà broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương ứng
để phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70% giá
thành gà broiler, do vậy để có năng suất cao trong chăn ni gia cầm - đặc
biệt phá thuy tiềm năng sinh trưởng, thì một trong những vấn đề căn bản là
lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu
cầu của gia cầm qua từng giai đoạn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) [18] đã kết luận: việc
sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Broiler. Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001)
[19]: hiệu quả sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng
của gà. Trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời
điểm, những lơ gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì hiệu quả sử dụng thức ăn
cũng tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
(1995) [14]; Bùi Quang Tiến và cs (1995) [33] đều đã khẳng định ảnh hưởng
rất lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Hàm lượng các axit amin là rất quan trọng, đặc biệt nếu thiếu Methionin trong
khẩu phần sẽ có hại cho sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn. Trong
trường hợp sinh trưởng tối đa, việc bổ sung axit amin sẽ cải thiện hệ số
chuyển hóa thức ăn.
+ Ảnh hưởng của khí hậu: yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm.
Nhiệt độ và độ ẩm cao không phù hợp với sự phát triển của vật nuôi, và còn
làm giảm sự tăng trưởng của chúng. Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương
(1993) [21], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là
18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME)
và protein thô (CP) của gà broiler, như vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi


6


phối của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu
thụ thức ăn của gà cũng khác nhau.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với gà con do giai đoạn còn nhỏ (30 ngày
tuổi đầu) cơ quan điều khiển nhiệt chưa hoàn chỉnh cho nên yêu cầu về nhiệt
độ tương đối cao. Lê Hồng Mận (2007) [20], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng
nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 20°C. Tài liệu của Readdy (1999) [55]
đã chỉ rõ ở thời kỳ sau ấp nở, nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng rõ rệt đến
sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt. Khi nhiệt độ tăng lên
năng lượng của khẩu phần duy trì giảm xuống. Sau khi ấp nở nếu tăng nhiệt
độ từ 70C đến 200C sẽ làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn 0,87% cho mỗi 0C
tăng lên. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng thì hệ số chuyển hóa thức ăn tiếp tục được
cải thiện cho đến khi đạt đến điểm stress nhiệt làm giảm tốc độ sinh trưởng.
Ẩm độ khơng khí q cao có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh
trưởng của gia cầm, do chuồng trại ln ẩm ướt, lượng khí độc sinh ra nhiều
và là môi trường 7 thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong mọi điều
kiện của thời tiết nếu ẩm độ khơng khí cao đều bất lợi cho gia súc, gia cầm;
bởi vì nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao làm tăng khả năng dẫn nhiệt, gà con dễ mất
nhiệt gây cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, ẩm độ cũng cao sẽ làm cho cơ
thể gia cầm thải nhiệt khó khăn dẫn đến cảm nóng.
+ Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
của gia cầm, tuy nhiên, ở mỗi phương thức nuôi, mỗi giai đoạn sinh trưởng
khác nhau thì có u cầu về mật độ ni khác nhau. Nếu ni với mật độ
khơng thích hợp sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề sinh trưởng của gà và ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế. Theo Van Horne (1991) [60]: Khi chăn ni gà ở mật độ
cao thì hàm lượng NH3, CO2 và H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [40] cho biết: Khi gà dưới 3 tuần tuổi mật
độ nuôi nhốt (nuôi úm) 20 - 30 con/m 2 nền chuồng, giảm dần đến mật độ 7 10 con/m2 nền chuồng là phù hợp.
+ Ánh sáng:
Gà là loại động vật rất nhạy cảm với ánh sáng ban ngày và ban đêm,

nên chế độ chiếu sáng là một yếu tố rất cần thiết đối với chăn ni gà. Ở giai
đoạn gà con thì chế độ chiếu sáng cần thiết là 24/ 24 giờ), ban ngày ánh sáng


7

tự nhiên, ban đêm thì dùng bóng điện thắp sáng với cường độ 3 - 4 W/ m 2.
Song để có chế độ chiếu sáng thích hợp cho gà, tác giả Lê Thanh Hải và cs
(1995) [7] đã có kết quả nghiên cứu về vấn đề này và đã khuyến cáo tới các
hộ gia đình như sau: để sưởi ấm và thắp sáng cho đàn gà 100 con trong một
lồng úm diện tích 2m2 cần sử dụng 2 bóng điện cơng suất 75 W/ 1 bóng. Mùa
nóng sử dụng 2 bóng cơng suất 40 - 60 W/ 1 bóng, những nơi khơng có điện
thì thay bằng đèn bầu hoặc lị sưởi….
Theo tác giả Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1993) [21] thì cho
rằng: Khơng được dùng bóng điện có cơng suất trên 100 W/ 1 bóng để chiếu
sáng cho gà. Tuy nhiên, mỗi một loại gà lại có một chế độ chiếu sáng khác nhau.
+ Ảnh hưởng của kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc: thường xun chăm
sóc tốt, phịng bệnh kịp thời, ni trong chuồng trại thích hợp, sạch sẽ, thoáng
mát phù hợp với sinh lý và với các giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta áp dụng quy trình
chăm sóc, ni dưỡng cho phù hợp:
Giai đoạn úm gà con: Khi gà mới nở tiến hành cho gà vào quây và
cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex +
vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 – 3 giờ mới cho
gà ăn bằng khay.
Giai đoạn đầu nhiệt độ trong quây là 35 - 37 0C. Sau 1 tuần tuổi nhiệt
độ cần thiết là trên 300C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi. Do gà con rất
nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường bên ngoài.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo
nhiệt độ thích hợp theo quy định. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ

đống dưới chụp điện là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp điện,
hoăc tăng cơng xuất bóng điện. Cịn gà tách ra xa chụp sưởi điện là nhiệt
độ nóng quá cần giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ khi nào gà tản đều ra trong
qy thì khi đó nhiệt độ trong qy phù hợp. Quây gà, máng ăn, máng
uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng
phải đảm bảo cho gà hoạt động bình thường. Nuôi gà thịt (giai đoạn 21 70 ngày tuổi): Ở giai đoạn này gà phát triển nhanh nên gà ăn nhiều. Thức
ăn của gà giai đoạn này có kích thước to hơn để phù hợp với tập tính của


8

gà. Thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo protein thô 21%, năng lượng
trao đổi là 2900 kcal/kg thức ăn. Hằng ngày phải cung cấp đủ thức ăn,
nước uống, cho gà ăn tự do và thay nước 2 lần/ngày. Nuôi gà sinh sản:
Thời gian nuôi gà sinh sản được chia thành các giai đoạn khác nhau: Giai
đoạn gà con; giai đoạn gà dò và hậu bị; giai đoạn gà sinh sản.
Giai đoạn gà con (từ 4 - 6 tuần tuổi): Giai đoạn này gà tiếp tục sinh
trưởng với tốc độ nhanh nên việc cung cấp thức ăn cho gà phải đảm bảo về
số và chất lượng, cụ thể là: Hàm lượng protein trong thức ăn phải đạt từ 18
- 20%, năng lượng trao đổi đạt từ 2750 - 2800 kcal/kg. Ngoài ra, cần phải
đảm bảo đầy đủ và cân đối các axit amin thiết yếu đặc biệt là lyzin và
methionin. Ở giai đoạn này gà được nuôi ở chế độ ăn tự do.
Giai đoạn gà dò và hậu bị (từ 7 tuần tuổi đến đẻ bói): Ni dưỡng gà
trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao khả năng sinh
sản của gà ở giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, u cầu ni dưỡng chăm sóc
trong giai đoạn này cần đảm bảo cho gà sinh trưởng, phát dục bình thường,
gà khơng q béo, khơng q gầy và đảm bảo độ đồng đều cao về khối
lượng. Thức ăn trong giai đoạn này cần đảm bảo phải có từ 15 - 17%
protein, năng lượng trao đổi biến động từ 2600 - 2700 kcal/kg thức ăn. Chế độ
chăm sóc gà trong giai đoạn này hết sức quan trọng, phải thường xuyên

theo dõi khối lượng của gà để điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp.
Chú ý khống chế thức ăn để đến khi gà vào đẻ đạt khối lượng chuẩn.
Về cách cho ăn, người ta có thể sử dụng hai phương pháp sau: Một
là cho gà 3 ngày ăn 1 ngày nhịn hoặc là ngày nào cũng cho ăn theo khẩu
phần khống chế. Khẩu phần này được xác định tùy theo khối lượng cơ thể
gà. Cứ 50 gam khối lượng cơ thể vượt so với quy định giảm 5g thức
ăn/gà/ngày, nhưng lượng thức ăn không thấp hơn ở tuần trước; cứ 50 g
khối lượng cơ thể thấp hơn so với quy định tăng 5 g/gà/ngày. Chỉ cho ăn
một bữa để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho gà. Khi phân phối
thức ăn vào máng, phải đảm bảo trong vòng 4 phút tất cả các máng gà phải
có thức ăn. Máng ăn của gà ở giai đoạn này cần treo cao cho gờ miệng
máng luôn ngang với lưng gà để tránh rơi vãi thức ăn (chú ý trong giai
đoạn nuôi khống chế phải khống chế cả nước uống).


9

Hàng ngày theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của đàn gà. Khi
phát hiện ra gà có triệu chứng biểu hiện bệnh tiến hành chẩn đốn và có
biện pháp điều trị kịp thời cho đàn gà. Trong quá trình ni dưỡng cần tiến
hành tiêm chủng vacine theo đúng chủng loại, liều lượng, lịch phòng bệnh
cho gà hằng tuần. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng về thời gian
và cường độ.
Giai đoạn gà đẻ: Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống cho gà theo
quy định, không để gà bị khát nước vì nếu thiếu nước gà sẽ giảm tỷ lệ đẻ
và khối lượng trứng. Nền chuồng luôn khô ráo, ổ đẻ được đưa vào chuồng
nuôi trước tuổi đẻ đầu dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen. Thường
xuyên vệ sinh nền chuồng sạch sẽ, hạn chế gà đẻ xuống nền.
2.1.1.2. Các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của
gia cầm

Đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm có rất nhiều cách đánh
giá khác nhau, nhưng hiện nay các nhà chọn giống và các nhà chăn nuôi
thường áp dụng theo phương pháp định lượng bao gồm: Đo kích thước các
chiều đo của cơ thể và cân định kỳ khối lượng.
Một số chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của gia
cầm:
- Kích thước cơ thể: kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho
sự sinh trưởng, đặc trung cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống qua
đó góp phần vào việc phân biệt giống.
+ Dài cổ: đo từ đốt xương cổ đầu tiên đến đốt sống cổ cuối cùng
+ Dài lườn: đo từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối
hốc ngực phía trước.
+ Dài thân: đo từ đốt xương sống cổ cuối cùng tới đốt xương sống
đi đầu tiên.
+ Vịng ngực: chu vi ngực tiếp giáp phía sau hốc nách
+ Vịng chân: chu vi nơi nhỏ nhất của xương bàn chân
+ Dài đùi: từ khớp trên đùi đến khớp dưới đùi
+ Dài bàn chân: từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các ngón
chân.


10

- Sinh trưởng tích lũy: sinh trưởng tích luỹ là khả năng tích luỹ các
chất hữu cơ do q trình đồng hoá và dị hoá. Khối lượng cơ thể thường
được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hoặc gam/con.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong
khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39, 1997) [35]. Đồ thị
sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol, sinh trưởng tuyệt đối thường tính
bằng gam/con/ngày hay gam/con/tuần.

- Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng
cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc bắt đầu khảo sát (TCVN 2.40, 1997)
[34]. Đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbol.
Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi.
2.1.2. Khả năng cho thịt
- Năng suất thịt: Năng suất thịt là khả năng cho thịt của gia cầm đây
là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá giá trị sống. Chỉ tiêu này thường biểu
thịt bằng khối lượng cơ thể, tỷ lệ các phần thân thịt, thịt ngực, thịt đùi và
tỷ lệ mỡ bụng. Năng suất thịt gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Lồi, giống, tuổi, tính biệt và các yếu tố ngoại cảnh. Trần Công Xuân
(1995) [42]) cho biết: năng suất thịt còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng,
kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng và quy trình vệ sinh thú y.
Theo Soukuva Z và cs (1995) [59] năng suất thịt có liên quan đến
chế độ dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh thú y. Bản
thân gia cầm không thể đạt được năng suất tối đa nếu điều kiện ni
dưỡng, chăm sóc khơng đạt u cầu.
Năng suất thịt (hay tỷ lệ thân thịt) là tỷ lệ % của khối lượng thân thịt
so với khối lượng sống của gia cầm.
Năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ % của chúng so với
thân thịt. Năng suất của cơ là tỷ lệ % của cơ so với thân thịt.
- Chất lượng thịt:
+ Giá trị pH
pH 15 phút để đánh giá cường độ phân giải glycogen ở tế bào cơ. Ở
giai đoạn này, glycogen còn đang phân giải mạnh do đó pH > 5,8 là thịt
bình thường; còn pH < 5,8 là thịt PSE (mềm, nước và nhạt màu)


11

Đo pH sau 24 giờ bảo quản. Lúc này glycogen đã phân giải hết. Giá

trị pH lúc này < 6,2 là bình thường cịn nếu pH > 6,2 là thịt DFD (thịt sẫm,
chắc, khơ và dính).
+ Màu sắc thịt
Màu sắc thịt liên quan đến hàm lượng nước ở trong thịt. Vì nước
tăng lên cùng với sự tăng lên của trị số pH nên khi trị số pH mà tăng thì
màu sắc thịt cũng thay đổi theo (Nguyễn Chí Bảo, 1978) [1].
Myoglobin quy định màu sắc thịt có bản chất là protein, đó là các
phân tử protein có chứa nhóm heme như hemoglobin và cytochrome C
chúng có vai trị trong màu sắc thịt bò, cừu, lợn và gà (Mancini R. A và
Hunt M. C, 2005) [54].
Cơ bình thường có hàm lượng sắc tố cơ gồm: Myoglobin chiếm 90
% và 10% là hemoglobin. Sự khác nhau về màu sắc thịt ở bề mặt trên của
cơ có thể thấy được là do myoglobin dưới tác động của O2 hình
thành Oxy.
Myoglobin ở bề mặt cơ và tiếp tục hình thành Met myoglobin. Trên
cơ sở đó việc đo được tiến hành ở lát cắt tươi (trong vòng 2 phút).
Giữa hàm lượng sắc tố và màu cũng như giữa hàm lượng sắc tố và
đặc tính chất lượng tồn tại mối tương quan thấp. Do vậy việc xác định hàm
lượng sắc tố màu (hàm lượng myoglobin) để đánh giá chất lượng thịt có
giá trị thấp. Hàm lượng sắc tố màu tổng số ở cơ đùi cao hơn ở cơ M.
longissismus dorsi. Cụ thể ở M.longissismus dorsi là 0,06 - 0,08; ở
m.semeteninous là 0,66; ở M.semimembranosus là 0,95 và ở M. rectus là
1,10 mg myoglobin/g tổ chức. Sự vận động có tác động làm nâng cao hàm
lượng Myoglobin của cơ. Điều này lý giải thực tế, những con gà ni
chăn thả thường có thịt đùi đỏ hơn các phần khác.
Màu sắc thịt ở các phần khác nhau của thịt xẻ cũng không giống
nhau. Cơ ngực của tất cả các giống đều sáng hơn cơ đùi, nhưng ở bồ câu
thì ngược lại cơ ngực lại màu thẫm hơn nhiều. Sự khác nhau này có lẽ do
nhiệm vụ khác nhau của các nhóm cơ này ở gà và bồ câu.



12

2.1.3. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất của gà Mía, gà
VCN-Z15 và gà LV1
2.1.3.1. Gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà
Nội. Gà trống thân to, dài, hình chữ nhật, phần lớn có màu mận chín. Gà trống
khi trưởng thành ở má ngồi chân gà có một vệt màu đỏ từ trên xuống đến
ngón chân. Cả gà trống và mái đều có mào cờ (đơn), tích tai chảy, da chân
màu vàng nhạt, nhiều gà có yếm trải dài. Gà mái đa số có bộ lơng màu lá
chuối khô hoặc màu trắng đục, chân nhỏ, nhanh nhẹn. Sau khi đẻ từ 4 đến 5
lứa, lườn gà chảy xuống giống như yếm bò (đây là nét đặc trưng của gà mái).
Gà Mía đẻ bói ở 165 – 174 ngày tuổi (Lê Viết Ly, 2001) [17], Nguyễn
Văn Thiện và cs, 1999) [39], sản lượng trứng đẻ trong 10 tháng đạt từ 55 – 69
quả (Lê Viết Ly, 2001) [17]. Theo Ngơ Thị Kim Cúc và cs (2013) [2] gà Mía
là giống gà có độ thuần khá cao và có màu lông rất đồng nhất, lúc 01 ngày
tuổi quần thể gà có màu lơng trắng ngà vàng. Đến tuổi trưởng thành gà mái có
màu lơng nâu nhạt (màu lá chuối khơ) và có lườn chảy xuống giống yếm bị
khi gà đạt từ 9-10 tháng tuổi. Gà trống có màu lơng đỏ mận, má ngồi da chân
của gà Mía có vệt màu đỏ chạy từ khuỷu đến bàn. Tại 20 tuần tuổi gà trống
đạt khối lượng từ 1758 – 1865g/con và gà mái đạt 1421 – 1506g/con và khi
trưởng thành gà trống đạt khối lượng 3000g/con, gà mái đạt 2300g/con. Năng
suất trứng/mái/68 tuần đạt 71 quả, tỷ lệ trứng có phơi 78,6% và tỷ lệ nở /trứng
ấp 67%.
2.1.3.2. Gà VCN-Z15
Gà VCN-Z15: tên đầy đủ là Yellow Godollo VCN-Z15 (trước kia có tên
gọi là gà Zolo hay gà Hung) có nguồn gốc từ giống gà lai của gà Hungary. Gà
VCN-Z15 là giống gà kiêm dụng trứng thịt được Viện Chăn nuôi nhập năm
2007.Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Sơn và cs (2010) [28], gà có đặc

điểm ngoại hình đồng nhất ở tuổi trưởng thành với gà mái có lơng màu nâu
đất, gà trống tồn thân lơng đỏ, hai bên sườn có lông xanh đen, cườm cổ
vàng, lông đuôi dài màu đen. Gà trống và mái có da chân màu vàng, da thịt
màu vàng, mào đơn, dái tai trắng có màu ánh bạc. Khối lượng cơ thể đến 19
tuần tuổi gà trống đạt 1685,0g/con và gà mái đạt 1379,4g/con. Năng suất
trứng/mái/72 tuần tuổi đạt ổn định ở mức từ 181,7- 182,6 quả/con. TTTA/10


13

trứng từ 2,19kg đến 2,2kg. Năm 2014 gà VCN-Z15 đã được đưa vào Danh
mục giống vật nuôi được sản xuất và kinh doanh tại Thông tư số 18/TT/BNNCN ngày 31/01/2014 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn.
Gà có ưu điểm là giống kiêm dụng trứng thịt, có đặc điểm ngoại hình
màu lơng tương tự gà nội. Gà có da thịt vàng, da chân vàng. Gà có tốc độ mọc
lông nhanh, khả năng sinh sản cao, chất lượng trứng tốt và chất lượng thịt
ngon, thơm. Gà có tính chịu nóng tốt. Tuy nhiên gà có tầm vóc nhỏ.
2.1.3.3. Gà LV1
Gà Lương phượng có mào, tích tai đều màu đỏ. Gà có thân hình chắc,
gà có hình dáng bên ngồi giống với gà Ri, bộ lơng có màu vàng, dày, bóng,
mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Gà có màu lông đa dạng vàng đốm đen ở
vai, lưng và lông đi. Lơng cổ có màu vàng ánh kim, búp lơng đi có màu
xanh đen. Da gà màu vàng, chân vàng, mào đơn. Về khả năng sinh trưởng, gà
nuôi lấy thịt đến 12 tuần tuổi đạt khối lượng cơ thể 1850 – 1900g/con (gà
mái) và 2300 – 2450g/con (gà trống) với mức tiêu tốn thức ăn từ 2,8 – 2,9kg
và đạt tỷ lệ nuôi sống cao từ 96,6% (Vũ Ngọc Sơn, 1999 ) [27] hoặc 97,5 –
98,6% (Đào Văn Khanh, 2002) [9]. Khả năng sinh sản, gà có tuổi đẻ trứng bói
lúc 143 – 147 ngày và đẻ đạt tỷ lệ 5% lúc 152 ngày, năng suất trứng/mái/năm
đạt 162,5 quả đến 166,5 quả (Vũ Ngọc Sơn, 1999) [27], (Nguyễn Huy Đạt và
cs, 2006) [5]. Gà Lương phượng đã được tách thành 3 dòng thuần là dòng
LV1 (dòng trống) và 2 dòng mái là dịng LV2 và dịng LV3 (Trần Cơng Xn

và cs, 2007) [43]. Gà Lương phượng với 3 dòng này đang là những dòng chủ
lực để làm nguyên liệu cho lai tạo với các giống gà hiện có trong nước tạo ra
gà thả vườn có năng suất cao. Cả 03 dịng gà Lương phượng đã được cơng
nhận là giống gốc Quốc gia và đang tham gia trong hệ thống sản xuất giống
gia cầm do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Dòng trống LV1: Đến 20 tuần tuổi, gà trống đạt khối lượng cơ thể
2658,4g/con, gà mái 2111,0g/con, tính đến 68 tuần tuổi tỷ lệ đẻ bình quân đạt
47,46% và năng suất trứng/mái 155,08 quả, tỷ lệ trứng có phơi 96,7% và tỷ lệ
nở/trứng ấp đạt 85,3%.
2.1.4 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh ở gia cầm
Theo Gavano J.F (1990) [50] hệ số di truyền tỷ lệ chết ở gia cầm là 0,07;


14

hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25. Robertson A. và cs (1949) [58]
xác định hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thấp, phụ thuộc
vào dịng, giống, giới tính và phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nuôi dưỡng.
Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phơi có thể có tác động của các gen
nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của mơi trường. Các giống vật
ni nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng cao
hơn so với các giống vật nuôi ở xứ lạnh (Trần Đình Miên và cs, 1994) [23]
Theo Lê Viết Ly (1995) [16] động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm
khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh
cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp. Nguyễn Văn Thiện và cs (1995) [31] cho biết
hệ số di truyền sức sống của gà là 0,33.
Phan Cự Nhân và cs (1998) [25] cho biết khi điều kiện sống thay đổi
(thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăm sóc, ni dưỡng,…), gà lơng màu
có khả năng thích ứng tốt với mơi trường sống.
Theo Trần Long và cs (1996) [13] tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà

con (0 - 6 tuần tuổi) đạt 93,3 %. Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [41] cho
biết tỷ lệ nuôi sống gà Ri giai đoạn gà con (0 - 9 tuần); gà hậu bị (10 - 18
tuần) và sinh sản (19 - 23 tuần) đạt tương ứng 92,11; 96 - 97,22 và 97,25 %.
Theo Nguyễn Thị Khanh và cs (2000) [10] nghiên cứu trên gà Tam
Hồng cho biết, dịng 882 có tỷ lệ ni sống đến 6 tuần tuổi đạt 96,15 % - 20
tuần tuổi đạt 95,55 % và dịng Jiangcun các tỷ lệ ni sống đến 6 tuần tuổi đạt
96,85 %, 7 - 20 tuần tuổi đạt 95,91 %.
* Bệnh Newcastle (gà rù)
- Nguyên nhân:
Do siêu vi trùng gây bệnh cho mọi lứa tuổi, mọi nòi giống gà. Đường lây
bệnh qua thức ăn, nước uống, qua khơng khí hoặc do tiếp xúc với chim và
loại gặm nhấm có mang vius gây bệnh.
Chú ý: gà tây, gà sao, vịt, ngan, bồ câu, chim cút cũng nhiễm bệnh này.
- Phịng trị:
+ Phịng: Bệnh gà rù khơng có thuốc chữa mà chỉ phịng bệnh.
Dùng vacxin phịng bệnh: sử dụng lasota (lần 1) lúc 1 ngày tuổi bằng
cách nhỏ mắt mũi. Lasota lần 2 lúc 25 ngày tuổi, nhỏ mắt mũi.


×