Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến một số chỉ tiêu sinh sản của gà Ri - Khóa luận tốt nghiệp 9,5 điểm (bài báo cáo được hội đồng đánh giá rất cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.46 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI

VŨ THỊ NGÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT GẤC ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH SẢN CỦA GÀ RI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni
Chun ngành: Chăn ni - thú y
Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021

LÀO CAI – 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PHÂN HIỆU ĐHTN TẠI TỈNH LÀO CAI


2

VŨ THỊ NGÂN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT GẤC ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH SẢN CỦA GÀ RI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Ngành: Chăn ni thú y


Khoa: Nơng lâm
Khóa học: 2017 – 2021
Giáo viên hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà
2. ThS. Nguyễn Thị Út

LÀO CAI – 2021
LỜI CẢM ƠN


3

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại
tỉnh Lào Cai, trải qua sáu tháng thực tập đến nay tơi đã hồn thành báo cáo khóa
luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo
trong Ban giám đốc, phịng Đào tạo- NCKH&HTQT, khoa Nơng Lâm Phân hiệu
Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, những người đã tận tình dạy bảo tơi trong
suốt q trình làm việc và học tập tại trường.
Đặc biệt tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà và ThS.
Nguyễn Thị Út đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị làm việc tại trang trại
gà nơi tôi thực tập đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề tài.
Để hồn thành khóa luận này, tơi cịn nhận được sự động viên khích lệ của
những người thân trong gia đình và bạn bè. Tơi xin chân thành cảm ơn những
tình cảm cao q đó.
Lào Cai, ngày

tháng


năm 2021

Sinh viên

Vũ Thị Ngân


4

DANH MỤC CÁC BẢNG


5

DANH MỤC CÁC HÌNH


6

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
g:

Gam

HHTA:

Hỗn hợp thức ăn

cs:


Cộng sự

Kg:

Kilogam

TT:

Tuần tuổi

ĐC:

Đối chứng

TN:

Thí nghiệm

KPTA:

Khẩu phần thức ăn

KPCS:

Khẩu phần cơ sở

TA:

Thức ăn



7

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu
về việc sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng ngày càng
cao và khắt khe hơn. Trong đó nhu cầu sử dụng trứng gia cầm, đặc biệt là trứng
gà ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Theo số liệu thống kê, hiện tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ,
Nhật Bản, EU, sản lượng tiêu thụ trứng bình quân/đầu người đạt 250-300
quả/năm, trong khi đó sản lượng trứng bình quân/đầu người tại Việt Nam hiện
chỉ đạt khoảng 80 quả/năm, thấp hơn thế giới khoảng 3 - 3,5 lần.
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030 của Thủ tướng
Chính phủ (Quyết định số 1520/QĐ-TTg) dự kiến sản lượng trứng, sữa: đến năm
2025 đạt từ 18 đến 19 tỷ quả trứng và từ 1,7 đến 1,8 triệu tấn sữa; đến năm 2030
đạt khoảng 23 tỷ quả trứng và 2,6 triệu tấn sữa. Bình qn sản phẩm chăn
ni/người/năm: đến năm 2025 đạt từ 180 đến 190 quả trứngvà đến năm 2030
đạt từ 220 đến 225 quả trứng.
Bên cạnh việc phấn đấu để đảm bảo cung cấp đủ số lượng trứng, người
tiêu dùng nước ta cịn có u cầu rất cao về chất lượng trứng, nhất là màu sắc
của lịng đỏ, sản phẩm trứng phải có màu thật tươi, thơm ngon và người tiêu
dùng chấp nhận mua trứng này với giá cao.
Hiện nay, trứng gà Ri trên thị trường rất được ưa chuộng lượng tiêu thụ
rất tốt vì tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ri cao hơn trứng gà cơng nghiệp. Tỷ lệ lịng
đỏ của trứng gà Ri là 34%, trong khi ở các giống khác chỉ chiếm 27-30%. Tuy



8

nhiên màu lòng đỏ trứng vẫn chưa được đẹp và sản lượng trứng chưa cao nên
vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Để kích thích gà đẻ sớm,
tăng năng suất trứng, tăng độ đậm màu của lòng đỏ, nhiều hãng đã đưa vào
thức ăn cho gà đẻ các chất kích thích, chất tạo màu nhân tạo, khơng kiểm sốt
được chất lượng của chúng và việc lạm dụng các chất này đã gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy việc tìm ra được một chất bổ sung để
tăng năng suất và chất lượng màu sắc của quả trứng là một vấn đề cấp thiết mà
người chăn nuôi đang cần hướng tới.
Gấc là một loại quả quý, được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, là nguồn
cung cấp giàu các chất: lycopen, beta- caroten, vitamin A, vitamin E, lipid,
protein, glucid, chất khoáng, … Ghuichard, F và cs (1941)[31] lần đầu tiên phát
hiện và chiết xuất từ màng đỏ hạt gấc một loại dầu có chứa rất nhiều caroten.
Lượng caroten trong dầu gấc nhiều đến mức dễ dàng tinh chế ở nhiệt độ thường.
Theo "Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam” thì lượng beta caroten
trong 100g thực phẩm ăn được từ quả gấc là 52520 µg gấp hơn 14 lần lượng
caroten trong cà rốt (5040µg/100g thực phẩm ăn được).
Chính vì vậy, khi dùng bột gấc để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nó có tác
dụng: Tăng sức đề kháng cho vật ni, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh, cải thiện
các chức năng để bổ sung lượng đạm cần thiết cho chăn nuôi (gia cầm, thuỷ sản,
gia súc,…). Đinh Sỹ Dũng và cs (2010)[3] cho biết, khi bổ sung khô bã gấc vào
thức ăn cho gà đẻ làm tăng tỷ lệ đẻ, tăng năng suất trứng và giảm tiêu tốn thức ăn
trên 1kg trứng, ngồi ra cịn làm tăng chất lượng trứng ở nhiều chỉ tiêu như: màu
lòng đỏ trứng đậm hơn và màu vỏ trứng đậm hơn.
Từ những kết quả trên cho thấy việc bổ sung gấc vào thức ăn cho gà đẻ để
tăng năng suất và chất lượng trứng là một hướng đi mới đem lại hiệu quả chất
lượng trong chăn ni.
Xuất phát từ lý do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu

ảnh hưởng của bột gấc đến một số chỉ tiêu sinh sản của gà Ri ”.


9

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến tỷ lệ nuôi sống của gà Ri
trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến tuổi đẻ của gà Ri trong thí
nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của
gà Ri trong thí nghiệm.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến chất lượng trứng của gà Ri
trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà
Ri trong thí nghiệm.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được ảnh hưởng của bột gấc đến một số chỉ tiêu sinh sản của gà
Ri.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bổ sung vào tư liệu khoa học về ảnh
hưởng của bột gấc đến một số chỉ tiêu sinh sản của gà Ri phục vụ cho nghiên
cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, đặc
biệt các nghiên cứu liên quan đến bổ sung bột gấc vào thức ăn trong chăn nuôi
gia cầm.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tích lũy
kinh nghiệm trong việc chăn ni gia cầm tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp
sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn.

- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho người chăn ni để có thể
bổ sung bột gấc vào khẩu phần ăn cho gà đẻ, nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng trứng đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.


10

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
2.1.1.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái
Trần Thanh Vân và cs (2015)[17] gia cầm là lồi đẻ trứng. Con mái thối
hố buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn
tại và phát triển. Âm hộ gắn liền với tử cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó
lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: chứa phân, chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục.
Chức năng chủ yếu của buồng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào
trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Trước khi bắt đầu đẻ,
buồng trứng gà có khoảng 3500 - 4000 trứng, mỗi tế bào có một nỗn hồng. Tế
bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày lòng đỏ
chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm protit,
photpholipit, mỡ trung hồ, các chất khống và vitamin. Đặc biệt lịng đỏ được
tích luỹ mạnh trong thời gian từ 4 đến 9 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng
quá trình sinh trưởng của tế bào trứng là do folliculin được chế tiết ở buồng
trứng khi gà mái thành thục sinh dục, Nguyễn Thị Mai (2009)[11].
Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa
kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi
chiều (16h) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng hôm sau. Trứng được giữ
lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của
gà thường xảy ra từ 2 giờ đến 14 giờ.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện ni dưỡng, chăm

sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt
độ khơng khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. Gà nhiễm bệnh cũng
hạn chế khả năng rụng trứng (Lê Huy Liễu và cs, 2003)[7]
2.1.1.2. Năng suất sinh sản của gà mái và các yếu tố ảnh hưởng
Năng suất sinh sản là tiền đề cho mọi năng suất ở vật ni, là tính trạng
được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà mái, các tính trạng năng suất sinh


11

sản được quan tâm là: tuổi đẻ trứng đầu, tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng, chất lượng
trứng, tỷ lệ trứng có phơi, ... Ở các lồi gia cầm khác nhau thì những đặc điểm
sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Đối với gia cầm, sự di truyền về sinh sản cũng phức tạp. Theo các cơng
trình nghiên cứu của nhiều tác giả, việc sản xuất trứng gia cầm có thể do 5 yếu
tố ảnh hưởng mang tính chất di truyền đó là: tuổi thành thục về sinh dục, cường
độ đẻ, bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ.
* Tuổi thành thục về sinh dục
Tuổi thành thục về sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả
năng tham gia vào quá trình sinh sản. Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính
từ khi gà bắt đầu đẻ bói đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% đối với đàn
(quần thể) gà (Trần Thị Mai Phương, 2004)[12]. Tuy nhiên, xác định tuổi đẻ của
gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất. Tuổi thành thục
về tính dục chịu ảnh hưởng bởi giống và mơi trường. Các giống khác nhau thì
tuổi thành thục về tính dục cũng khác nhau. Theo Trần Thị Mai Phương (2004)
[12]: tuổi thành thục về tính của gà khoảng 170 -180 ngày, biến động trong
khoảng 15 – 25 ngày. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Lương Phượng Hoa trong
khoảng 157 - 160 ngày (Trần Công Xuân và cs,2004)[20], gà Mía là 174 ngày
(Nguyễn Văn Thiện và cs, 1999)[16]. Theo Trần Thị Mai Phương (2004)[12]
bằng phương pháp chọn lọc qua 5 thế hệ người ta đã rút ngắn được tuổi thành

thục về tính của gà Rhode Island từ 356 ngày xuống còn 194 ngày.
Sự biến động trong tuổi thành thục sinh dục cịn có thể ảnh hưởng bởi các
yếu tố khác như tiêm phòng vaccine cho gà con sẽ làm đẩy lùi ngày đẻ quả trứng
đầu tiên. Khẩu phần ăn cũng có ảnh hưởng mạnh đến chỉ tiêu này (Jonhanson I.
1972)[23]. Hệ số di truyền tuổi thành thục về tính dục ở gà là 0,15 - 0,42 (Trần
Thị Mai Phương, 2004)[12].
Trần Công Xuân và cs (1999)[19] xác định tuổi đẻ quả trứng đầu trên gà
Tam Hoàng là 143 ngày. Nguyễn Đăng Vang và cs (1997)[18], nghiên cứu trên
gà Đơng Tảo cho thấy gà mái Đơng Tảo có tuổi đẻ quả trứng đầu là 157 ngày
tuổi.


12

Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc ni dưỡng tốt, điều kiện
khí hậu và chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn.
* Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của gà mái trong một khoảng thời
gian nhất định. Cường độ đẻ trứng có thể tính theo độ dài trật đẻ hoặc tỷ lệ đẻ
bình quân trong một giai đoạn. Cường độ đẻ trứng có tương quan dương (+) và
rất chặt chẽ với sản lượng trứng (Trần Thị Mai Phương, 2004)[12]. Cường độ
đẻ trứng mang đặc điểm của từng giống và đặc trưng riêng cho từng cá thể gà
mái có những gà mái 2 ngày mới đẻ 1 trứng, có con chỉ đẻ 3, 4 hoặc 5 trứng
trong một trật đẻ, cá biệt có gà mái đẻ hơn 40 quả trong một trật đẻ. Cường độ
đẻ trứng còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như chế độ nuôi dưỡng,
phương thức chăn nuôi. Gà Ri ni bán thâm canh có tỷ lệ đẻ 39,43% cao hơn
so với gà Ri nuôi chăn thả 31,45% (Nguyễn Văn Thạch, 1996)[15]. Theo Trần
Thị Mai Phương (2004)[12] hệ số di truyền về cường độ đẻ trứng của gà khá
cao, h2 = 0,66.
* Sản lượng trứng

Sản lượng trứng là số trứng của một gà mái đẻ ra trong một chu kỳ đẻ hoặc
trong một thời gian nhất định, có thể tính theo tháng hoặc năm. Khi điều kiện mơi
trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng…) nhiều gene tham gia điều
khiển quá trình liên quan đến sinh sản đều phát huy tác dụng, cho phép gia cầm
phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng. Hệ số di truyền về sản
lượng trứng của gà là 0,2 - 0,3 (Trần Thị Mai Phương, 2004)[12].
Sản lượng trứng là chỉ tiêu phản ánh chất lượng trứng giống. Sản lượng
trứng là số trứng thu được trong một thời gian sinh sản của gà, nó phụ thuộc vào
tuổi thành thục, tần số thể hiện bản năng đòi ấp, cường độ đẻ và thời gian đẻ.
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trong một thời gian nhất định. Cường độ này được
xác định theo khoảng thời gian 30 ngày hoặc 60 ngày hoặc 100 ngày trong giai
đoạn đẻ.


13

* Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một tính trạng số lượng quan trọng, là thành phần thứ
hai cấu thành năng suất trứng. Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều đo của quả
trứng, vào khối lượng lòng đỏ, lòng trắng và vỏ. Ngồi ra, khối lượng trứng cịn
phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ ni dưỡng. Nó là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng giống, tỷ lệ nở, chất lượng và sức
sống của gà con. Khối lượng trứng và sản lượng trứng thường có hệ số tương
quan âm. Nguyễn Huy Đạt (1991)[2] khi nghiên cứu tính trạng năng suất của
các dịng gà Leghorn nuôi tại Việt Nam đã cho biết khối lượng trứng phụ thuộc
vào yếu tố môi trường như thức ăn, nhiệt độ. Theo Auaas R. và cs (1978)[21]
giá trị trung bình khối lượng quả trứng đẻ ra trong một chu kỳ là một tính trạng
do nhiều gene có tác dụng cộng gộp quy định, nhưng hiện còn chưa xác định rõ
số lượng gene quy định tính trạng này.
Theo Chen B. J. (1994)[26] ngoài các yếu tố về di truyền, khối lượng

trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, ni dưỡng,
mùa vụ, tuổi gia cầm.
Ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với khối lượng trứng của gà rất rõ rệt.
Khẩu phần ăn của gà mái đẻ thiếu lysine hoặc methionin hoặc thiếu cả 2 loại
acid amin trên thì khối lượng trứng sẽ nhỏ. Thiếu lysin ảnh hưởng đến tỷ lệ lòng
đỏ, thiếu methionin ảnh hưởng chủ yếu tới tỷ lệ lòng trắng. Thiếu vitamin B ảnh
hưởng đến sản lượng trứng, thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vỏ.
* Hình dạng và chất lượng trứng
Trứng gà gồm có 3 phần cơ bản: vỏ, lịng đỏ và lòng trắng. Theo Nguyễn
Duy Hoan và cs (1998)[4] tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng vỏ chiếm 10 11,6%; lòng trắng: 57 - 60%; lỏng đỏ 30 - 32%. Thành phần hóa học của trứng
khơng vỏ gồm có nước: 73,5- 74,4%; protein:12,5- 13%; mỡ:11- 12% và
khống: 0,8 - 1,0%.
- Màu sắc vỏ trứng: Màu sắc vỏ trứng khơng có ý nghĩa lớn trong đánh
giá chất lượng trứng nhưng có giá trị trong chọn giống và thị hiếu tiêu dùng.
Theo Brandsch. H, màu sắc trứng là tính trạng đa gene, hệ số di truyền biến


14

động h2 = 0,55 - 0,75 (Nguyễn Chí Bảo, 1978)[22]. Khi lai gà dòng trứng vỏ
trắng với gà dòng trứng vỏ đỏ thì gà lai sẽ có trứng vỏ màu trung gian. Theo
Brandsch H hệ số di truyền của tính trạng này là 0,55 - 0,75 (Nguyễn Chí
Bảo, 1978 [22].
- Chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh: Khi xem xét chất
lượng của trứng thương phẩm cũng như trứng giống, người ta đặc biệt quan tâm
đến chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ
nở càng cao (Tạ An Bình, 1973)[1].
+ Chỉ số lịng đỏ: Là tỷ số giữa chiều cao lịng đỏ so với đường kính của nó.
Theo Card L. E. và cs (1977)[25], chỉ số lịng đỏ của trứng gà khoảng 0,4 - 0,42.
Trứng có chỉ số lịng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt.

+ Chỉ số lòng trắng: Là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lịng trắng, chỉ số này
được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường
kính lớn và đường kính nhỏ của nó. Chỉ số này càng lớn thì chất lượng lịng trắng
càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi dưỡng.
- Đơn vị Haugh: Đơn vị Haugh được Haugh R (1930) xây dựng, sử dụng
để đánh giá chất lượng trứng, phụ thuộc khối lượng và chiều cao lịng trắng đặc.
2.1.2. Một số thơng tin về gà Ri
+ Đặc điểm ngoại hình
Gà Ri là giống gà nội được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước, tập
trung nhiều ở miền Bắc và Trung. Về hình thái, gà có nhiều loại hình và màu
lơng đa dạng. Phần lớn gà mái có lơng màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt,
xung quanh cổ đơi khi có hàng lơng đen. Gà trống có màu lơng đỏ thẫm, đầu
lơng cánh và lơng đi có lơng đen ánh xanh; lơng bụng có màu đỏ nhạt, vàng
đất.
Màu da vàng hoặc trắng, màu da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ
và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ có khi xem lẫn ánh bạc. Chân
có hai hàng vảy màu vàng đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Bùi Đức Lũng và
cs (2001)[10], khi đưa gà Ri từ trong dân vào nghiên cứu và chọn lọc qua 3 thế


15

hệ đã xác định được gà lúc 01 ngày tuổi có 4 nhóm màu lơng chủ yếu, trong đó
màu lơng vằn vàng đen trên lưng và vàng rơm chiếm chủ yếu với tỷ lệ tương
ứng là 51,1% và 24,4%, gà trưởng thành gà mái có lơng màu vàng rơm, gà trống
có màu lơng mận chín; kiểu mào của gà được xác định là mào cờ chiếm 97,4%
còn lại là các kiểu mào khác
+ Khả năng sản xuất
Bùi Đức Lũng và cs (2001)[10] cho biết: gà Ri sau khi được chọn lọc qua
3 thế hệ có khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi 29,5 - 29,8g, đến 20 tuần tuổi

khối lượng gà mái 1214g - 1251g và gà trống 1700g - 1743g; năng suất trứng
đến 68 tuần tuổi 122 - 124 quả/mái và khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi 41,2g 42,3g; tỷ lệ lòng đỏ so với khối lượng trứng 34,63 - 35,33%. Lê Hồng Mận
(2016)[43] cho biết gà Ri có khối lượng lúc 01 ngày tuổi là 30g, lúc trưởng
thành con trống có khối lượng 2,7kg và con mái là 1,2kg; gà Ri bắt đầu đẻ lúc
130 ngày tuổi, nếu để gà tự ấp thì gà đẻ 4 - 5 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 10- 15 quả
trứng; khối lượng trứng 42 - 45g và có màu nâu nhạt.
2.1.3. Một số thông tin khoa học về Gấc
2.1.3.1.Nguồn gốc , đặc điểm và lợi ích của Gấc
* Nguồn gốc
Theo wikipedia gấc là một loại cây thân thảo dây leo được trồng ở khắp
các khu vực Đông Nam Á (bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) và
Đông Bắc Úc, Việt Nam là nơi loài này lần đầu tiên được phát hiện. Gấc được
biết đến với màu cam và màu đỏ đặc trưng do thành phần giàu beta carotene và
lycopene.
* Đặc điểm của gấc
Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại
cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt.
Thơng thường, quả gấc có hình trịn hoặc thn dài khoảng 13 cm và
đường kính 10 cm, được bao phủ bởi các gai nhỏ ở bên ngồi. Khi chín, gấc dần
thay đổi màu sắc từ xanh sang vàng, cam và cuối cùng là đỏ khi đó quả có thể


16

được thu hoạch. Tại thời điểm này, quả gấc cứng nhưng nó mềm đi rất nhanh do
đó đặt ra các vấn đề liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển. Osman và cs
(2017)[37] cho biết phần thịt gấc (mesocarp) đặc màu đỏ cam khi chín. Bên
trong quả gấc gồm hai phần: cùi quả (màu vàng) và màng hạt (màu đỏ).
Gấc khơng chỉ là cây thực phẩm rất có giá trị mà còn là cây dược liệu
quý. Hàm lượng lycopene trong gấc gấp 200 lần so với cà chua và betacarotene

cao gấp 54 lần so với cà rốt (Wimalasiri và cs, 2017)[39].
* Lợi ích
Nhờ có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa nói chung và carotenoid
nói riêng, gấc có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và cho thấy tác dụng
tích cực đối với các bệnh thối hóa như ung thư, bệnh tim mạch, đục thủy tinh
thể và thối hóa điểm vàng. Theo Delia B. Rodriguez-Amaya và cs (2004)
[27] tác dụng của các carotenoid chống lại bệnh tật được cho là do đặc tính
chống oxy hóa của chúng, đặc biệt là khả năng làm dịu oxy nhóm đơn và tương
tác của các gốc tự do với lycopene là đại diện đáng chú ý nhất. Lycopene cũng
có thể bảo vệ chống lại ung thư phổi, dạ dày và tuyến tiền liệt, hàm lượng
lycopene và beta-carotene trong gấc cao hơn nhiều so với các loại thực vật và
trái cây khác.
Gấc là một nguyên liệu rất tốt để bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia súc,
gia cầm. Gấc là nguồn cung cấp giàu các chất: lycopen, beta- caroten, vitamin A,
vitamin E, lipid, protein, glucid, chất khoáng, sinh tố.
Một số ứng dụng của gấc trong chăn nuôi như: Sử dụng khô bã gấc trong
chăn nuôi gia cầm đẻ làm tăng tỷ lệ trứng có phơi và tăng độ đậm màu của lòng
đỏ trứng, mặt khác còn ngăn ngừa bệnh nhiễm vi khuẩn, virus (Đinh Sỹ Dũng,
2010)[3].
2.1.3.2. Sắc chất trong thức ăn chăn ni và màu của lịng đỏ trứng
* Nguồn gốc của sắc tố
Carotenoid là chất màu tự nhiên và là sắc tố hữu cơ được tìm thấy ở thực
vật và các lồi vi sinh vật có thể tiến hành tự quang hợp được như tảo, một số


17

lồi nấm và vi khuẩn. Các sắc tố này có hai vai trò quan trọng: thứ nhất là hấp
thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp, thứ hai là bảo vệ
tế bào cây trồng khỏi thối rữa.

Carotenoid không phải là tên riêng của chất nào mà là tên của một nhóm
các hợp chất hữu cơ có cơng thức cấu tạo tương tự nhau và có tác dụng bảo vệ
cơ thể tương tự nhau.
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm được 750 loại carotenoid và được
chia thành hai nhóm là caroten (betacaroten, lycopen hay alpha caroten) và
xanthophyll (astaxanthin, lutein và zeaxanthin). Trong đó có 50 loại hiện diện
trong thức ăn của người và động vật. Cịn trong máu người và động vật chỉ có
khoảng 15 loại đóng vai trị quan trọng đối với sự sống của con người và động
vật. Khác với cây cỏ, con người và động vật không thể tự tổng hợp được
carotenoid mà phải lấy qua thức ăn thực vật chúng giúp chống lại các tác nhân
oxy hóa từ bên ngồi để bảo vệ cơ thể.
Carotenoid được biết đến sớm nhất và có vai trị lớn trong cuộc sống là
beta caroten hay còn được gọi là tiền vitamin A. Trong những năm gần đây,
người ta mới biết thêm về vai trò của các carotenoid khác như astaxanthin,
lycopen, lutein và zeaxanthin; đó là những sắc tố quan trọng nhất có tác động
đến sức khỏe con người và động vật. Carotenoid là sắc tố tự nhiên tạo ra màu đỏ
của quả gấc.
* Vai trò của sắc tố đối với gia cầm sinh sản
Màu sắc tự nhiên của lịng đỏ chính là màu sắc của xanthophyll. Ở gà đẻ
xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi
thành thục và một phần được chuyển vào lòng đỏ (Gouveia L và cs, 1996 [29];
Goodwin, 1986 [30]). Gà đẻ có thể huy động 20 - 60% tổng lượng sắc tố lấy từ
thức ăn vào lòng đỏ (Bornstein,1996 [24]). Màu sắc lòng đỏ và tính đồng nhất
của lịng đỏ gắn liền với chất lượng trứng tốt và là những tiêu chí quan trọng cho
người tiêu dùng lựa chọn trứng. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng khẩu phần thơng
thường hoặc có sử dụng ngơ đến 50% khẩu phần thì sắc tố trong ngơ cho màu
sắc lòng đỏ đạt 5,6 - 7 điểm, nhưng yêu cầu của các nước Châu Mỹ thì màu sắc


18


lòng đỏ phải đạt 7 - 10, còn Châu Âu, Châu Á 10 - 14 theo thang điểm của
Roche (1988)[38]. Do vậy chỉ sử dụng khẩu phần tự nhiên thì không thể đáp
ứng được yêu cầu trên cho nên việc bổ sung sắc tố vào thức ăn của gà đẻ là rất
quan trọng. Sắc tố không chỉ phụ thuộc vào tổng lượng sắc tố mà còn phụ thuộc
vào tỷ lệ các chất carotenoid màu vàng và đỏ được hấp thụ vào cơ thể. Thức ăn
có hàm lượng thấp các sắc tố đỏ nếu được thêm sắc tố vàng với hàm lượng cao
kết quả làm màu sắc lòng đỏ đậm hơn (De Groote, 1970)[28], khi bổ sung vào
khẩu phần cơ sở canthaxanthinlàm cho lịng đỏ trứng có màu sắc vàng nhạt
thành màu đỏ tươi. Vì vậy, để đạt được màu sắc mong muốn của lòng đỏ, việc
bổ sung sắc tố màu vàng và canthaxanthin trong khẩu phần phải dựa vào tính
tốn tỷ lệ ban đầu của xanthophyll tự nhiên sẵn có trong thức ăn.
Sidibe (2001)[40] cho biết: sau khi cho gà đẻ ăn thức ăn có chứa 2-6 mg
canthaxanthin/kg thức ăn, màu lòng đỏ đạt đỉnh điểm ở ngày thứ 10 và hàm
lượng canthaxanthin trong lịng đỏ trứng phân tích được giữa ngày 9 và 25 là
như nhau, điều đó phản ánh mối quan hệ ổn định giữa canthaxanthin trong thức
ăn và lịng đỏ trứng. Vì vậy, cần phải tính tốn hàm lượng sắc tố trong thức ăn
để đáp ứng được sự tích tụ sắc tố với hàm lượng nêu trên trong lịng đỏ trứng.
Nói chung, mức bổ sung carotenoid tổng hợp trong thức ăn chăn ni có
thể thay đổi từ 0 - 8 mg/kg thức ăn cho cả sắc tố màu vàng và đỏ, tổng cả hai
loại là từ 10 - 15 mg/kg khẩu phần.
Bổ sung sắc chất vào thức ăn để làm tăng đậm độ màu của lòng đỏ trứng,
của da gà, màu của tôm, cá...
Sắc chất dùng làm thức ăn bổ sung hầu hết thuộc nhóm carotenoid như
xanthophyll, criptoxanthin, zeaxanthin, canthaxanthin, astaxanthin,....
Hiệu quả tạo màu của sắc chất carotenoid đối với sản phẩm động vật (ví
dụ như trứng gia cầm) phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là khả năng tích luỹ sắc chất
trong lịng đỏ trứng và màu của sắc chất đó.
- Khả năng tích luỹ của sắc chất trong lòng đỏ trứng khác nhau theo với
carotenoid. Ví dụ: apo - ester thức ăn có thể tích luỹ được 40 - 50% trong lòng

đỏ trứng, nhưng tỷ lệ này đối với lutein (hay zeaxanthin) và canthaxanthin chỉ


19

đạt lần lượt 12 - 20 và 35 - 45%. Nói chung hàm lượng sắc chất trong thức ăn
tăng lên thì hàm lượng sắc chất trong trứng cũng tăng lên.
- Màu của sắc chất carotenoid chính là độ dài bước sóng của nó, độ dài
bước sóng của carotenoid dùng để tạo màu lòng đỏ trứng rơi vào khoảng 400600nm, trong phổ màu từ vàng đến đỏ mà mắt người có thể nhìn được. Lutein,
zeaxanthin và apo - ester là carotenoid có màu vàng (bước sóng λ= 445 - 450
nm), cịn canthaxanthin là carotenoid có màu đỏ (bước sóng λ= 468 - 470 nm).
Sự hình thành màu trong lịng đỏ trứng gia cầm diễn ra theo hai pha, pha
bão hoà và pha màu.
Ở pha bão hồ có sự tích luỹ carotenoid vàng để tạo nền vàng. Một khi
nền vàng đã được thiết lập thì khi thêm carotenoid đỏ (canthaxanthin) sẽ làm
biến đổi sang màu đỏ, da cam trong pha màu. Đáp ứng màu theo liều lượng
carotenoid đỏ bổ sung vào thức ăn thì mạnh hơn là carotenoid vàng. Do vậy để
tạo màu lịng đỏ trứng có hiệu quả về chi phí thì cần kết hợp cả hai loại
carotenoid vàng và đỏ.
Các nghiên cứu khẳng định, sắc tố làm tăng tỷ lệ đậu thai ở gia súc, tỷ
lệ sống sau sinh, tăng sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn, làm tăng sản lượng
trứng, tỷ lệ trứng có phơi và ấp nở ở gia cầm. Đặc biệt sắc tố làm tăng độ đậm
màu của lòng đỏ trứng gà và độ vàng của da gà, đáp ứng được thị hiếu của
người tiêu dùng.
Cũng có một số yếu tố khác chi phối màu của lòng đỏ trứng :
- Thức ăn chứa nhiều peroxid (do mỡ bị ơi) có ảnh hưởng xấu đến độ bền
của carotenoid trong nghiên cứu in vivo và in vitro.
- Hàm lượng Ca thức ăn cao cũng có ảnh hưởng xấu đến kết quả tác động
của sắc chất, cho nên chỉ nên dùng Ca đến mức tối đa cho phép.
- Mycotoxin thức ăn có thể làm giảm carotenoid trong huyết thanh và làm

giảm đậm độ màu lòng đỏ trứng.
- Hàm lượng vitamin A cao hơn 15.000 IU/kg thức ăn làm giảm hấp thu
carotenoid, do vậy làm giảm đậm độ màu của lòng đỏ trứng.


20

- Các bệnh như samonellosis, newcastle, cầu trùng hay những bệnh truyền
nhiễm khác làm tổn hại niêm mạc ống tiêu hố, làm giảm hấp thu carotenoid. Sự
hấp thu carotenoid hồ tan trong mỡ cũng giảm do axit mật tiết ít và như vậy sẽ
ảnh hưởng đến tác động của sắc chất.
- Axit linoleic chứa trong dầu cải thiện tác động của sắc chất, vitamin E và
các chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ sắc chất và tăng độ hấp thu của sắc
chất.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Carotenoid là một sắc tố có một vai trị rất lớn đối với gia cầm, nó khơng
chỉ tăng độ đậm màu của sản phẩm mà nó cịn làm cho gà khỏe mạnh và mau
lớn. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung các nguyên liệu có hàm
lượng carotenoid cao đã có tác dụng tốt đến năng suất sinh sản của gia cầm như:
Đối với gia cầm sinh sản caroten còn làm tăng sản lượng trứng, tỷ lệ ấp
nở, tỷ lệ ni sống… Tuy nhiên, động vật hồn tồn khơng có khả năng tự tổng
hợp carotenoid nên bắt buộc phải được cung cấp từ thức ăn (Marusich,
1981[35], Liufa và cs, 1997 [34])..
Các chất chống oxy hố có trong khơ bã gấc như lycopene, β-caroten và
alpha-tocopherol có tác dụng bảo vệ các phân tử sinh học của tế bào như lipid,
lipoprotein, protein và DNA không bị tổn hại do sự tấn công của các gốc tự do.
Nhờ vậy con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng và sinh sản tốt, ngăn ngừa được các
bệnh do vi khuẩn, virus và độc tố nấm mốc. Không những vậy, lycopene và βcaroten trong khơ bã gấc cịn là những chất nhuộm màu tự nhiên, giúp tăng đậm
độ màu của da và lòng đỏ trứng Vũ Duy Giảng (2009)[42].

Với khẩu phần ăn thơng thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu
da và lòng đỏ trứng là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và bột
lá thực vật (Latscha, 1990[33]).
Tuổi đẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ tới khối lượng cơ thể ở một thời
điểm nhất định. Những gà mái có khối lượng cơ thể nhỏ thường có tuổi thành


21

thục sớm hơn những gà có khối lượng cơ thể lớn. Theo Brandsch H. tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau (Nguyễn Chí Bảo,
1978 [22].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Giống gà Ri: Địa bàn phân bố khắp cả nước đặc biệt là đồng bằng Bắc
Bộ, miền Đông Nam Bộ. Là giống gà có tầm vóc nhỏ tăng khối lượng chậm. Gà
mái có màu vàng rơm, chân màu vàng, đầu nhỏ, mào đơn. Gà trống có màu đỏ
tía, cánh và đi có lông đen, dáng chắc khỏe, mào đơn. Ở tuổi trưởng thành
thành con trống nặng từ 1,5 đến 2 kg con mái nặng 1,1 đến 1,6 kg, sản lượng
trứng từ 70 - 90 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 40 đến 50g/quả Trần Thanh
Vân và cs (2015)[17].
Gấc được xem như một loại cây thức ăn giàu lycopenee, β-carotene,....
Các nghiên cứu cho biết bổ sung gấc vào khẩu phần ăn với tỷ lệ hợp lý có ảnh
hưởng tốt tới sức khỏe và sức sản xuất của người và động vật
Mai, H. C. và cs (2014)[36] đã nghiên cứu cho thấy gấc chứa lượng βcarotene và lycopene lớn đáng kinh ngạc, cụ thể gấc được biết đến với lượng
beta-carotene gấp 10 lần so với cà rốt và lycopene gấp 70 lần so với cà chua.
Nồng độ vitamin E (alpha-tocopherol) trong gấc là 76µg/g quả tươi, ở
mức cao so với các loại trái cây khác. Vitamin E đóng vai trị là một chất chống
oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ dầu gấc khỏi bị oxy hóa, từ đó bảo tồn các dưỡng
chất thực vật (phytonutrient) có giá trị ( Kha và cs, 2013)[32].
Theo Đinh Sỹ Dũng (2010)[3], trong khơ bã gấc có hàm lượng β-caroten

khá cao, đạt đến 63,30mg/100g, lượng lycopen đạt đến 23,3 mg/100g. Thay thế
thức ăn tinh với liều 10 - 20% khô bã gấc vào khẩu phần cho gà mái đẻ đã làm
tăng tỷ lệ đẻ từ 3,15% - 4,65%; tăng năng suất trứng từ 0,22 - 0,33 quả/mái/tuần
so với lô đối chứng (P<0,05); làm giảm 3,60% -5,86% lượng tiêu tốn thức
ăn/1kg trứng giảm 3,73% - 5,97% lượng tiêu tốn thức ăn/10 trứng (P<0,05).
Thay thế thức ăn tinh với liều 10 - 20% khô bã gấc vào khẩu phần cho gà mái đẻ
đã làm tăng chất lượng trứng ở nhiều chỉ tiêu quan trọng: màu vỏ trứng đậm lên
0,53 - 0,9 điểm; màu lòng đỏ tăng 1,41 - 1,55 điểm (P<0,05).


22


23

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gà Ri nuôi để đẻ trứng giai đoạn từ 16-32 tuần tuổi.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Trang trại gà ông Long, huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến tỷ lệ nuôi sống của gà Ri trong
thí nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến tuổi đẻ của gà Ri trong thí
nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của
gà Ri trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến chất lượng trứng của gà Ri

trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột gấc đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà
Ri trong thí nghiệm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Đàn gà được bố trí thí nghiệm theo phương pháp phân lơ so sánh mơ hình
một nhân tố kiểu hồn tồn ngẫu nhiên với 2 lơ đối chứng và thí nghiệm, giữa
các lơ có sự đồng đều về tuổi, chế độ chăm sóc ni dưỡng, quy trình thú y phịng
bệnh, chỉ khác nhau về thức ăn. Tiến hành theo dõi trực tiếp trên đàn gà.
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 lô mỗi lô 50 con gà mái Ri, bắt đầu từ
giai đoạn 16 tuần tuổi đến 32 tuần tuổi.


24

Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 100 con gà. Như vậy,
tổng số gà thí nghiệm của 3 lần lặp lại là: 300 con gà.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm được thể hiện dưới bảng 3.1:
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu
Giống gà
Số lượng gà mái thí nghiệm (con)
Tuần tuổi bắt đầu thí nghiệm
Phương thức ni
Số tuần thí nghiệm
KPTA
Số lần lặp lại
Mật độ nuôi (con/ m2)

Lô ĐC

Ri
50
16
Nuôi nhốt
17
100%
KPCS
3
6

Lô TN
Ri
50
16
Nuôi nhốt
17
99,95% KPCS + 0,05% bột
gấc
3
6

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệm được thể
hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3. 2:Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà trong thí nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
ME (kcal/kg )
Đạm tối thiểu (%)
Sơ tối đa (%)
Béo tối thiểu (%)
Canxi trong khoảng (%)

Photpho tối thiểu (%)
Muối trong khoản (%)
Lysine tổng số tối thiểu (%)
Methionine + Cystine tổng số tối thiểu (%)
Độ ẩm tối đa (%)
Bột gấc (%)

Lô ĐC
2900
17,0
4,5
4,3
2,4-3,8
0,6
0,38-0,42
0,8
0,65
13,0
0

Lô TN
2900
17,0
4,5
4,3
2,4-3,8
0,6
0,38-0,42
0,8
0,65

13,0
0,05


25

Bột gấc được sử dụng trong thí nghiệm là bột gấc nguyên chất được làm
từ màng vỏ gấc của công ty cổ phần Mekong Herbals cung cấp. Thành phần
dinh dưỡng của bột gấc được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3:Thành phần dinh dưỡng của bột gấc bổ sung cho gà trong thí
nghiệm
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng
Hàm lượng nước (%)
7,1
Tinh dầu (g/100g màng khô )
33,30
Carotenes (mg/100g màng khô )
0,19
Beta-carotene (mg/100g màng khụ )
0,13
Zeaxanthin (àg/100g mng khụ)
21,120
ò-Tocopherol (Vitamin E) (mg /100mg.)
0,155
Licopen (mg/100g màng khơ )
0,47
Acid Linoleic (%)
15
*Quy trình phịng bệnh:

Bảng 3.4: Quy trình vắc xin cho gà sinh sản hướng trứng
Ngày
tuổi

1
3
10
14
3540
45
55
60
70
90
110

Loại Vắc xin
Rispens
Vectormune NDV
Transmune IBD
Cevac
Vitabron+Ibird
Livacox Q
Fowl Pox
Cevac
Vitabron+Ibird
IBD Blen

Phòng bệnh


Cách sử dụng

Marek
Tiêm dưới da cổ
Newcastle
Tại nhà ấp
Gumboro
Newcastle và viêm phế
Phun sương tại nhà ấp
quản truyền nhiễm
Cầu trùng
Nhỏ mồm
Đậu gà
Chủng da cánh
Newcastle và viêm phế
Nhỏ mắt, mũi
quản truyền nhiễm
Gumboro
Nhỏ mắt, mũi
Cúm gia cầm và viêm thanh
Tiêm dưới da cổ
Vifluvac ILT (lần 1)
khí quản truyền nhiễm
Nhỏ mũi
NEMOVAC (lần 1)
Sưng phù đầu do virus
Nhỏ mắt, mũi
Viêm thanh khí quản truyền
ILT (lần 2)
Nhỏ mũi

nhiễm
VAXSAFE MS + MG
Mycoplasma
Nhỏ mắt
NEMOVAC (lần 2)
Sưng phù đầu do virus
Nhỏ mắt, mũi
Coryza + Sal
Coryza + Sal
Tiêm dưới da cổ
ND-IB-EDS-ART Newcastle, viêm phế quản
Tiêm dưới da cổ


×