Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC TỪNG PHẦN 2014 – THÁNG 1MÔN: NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.49 KB, 6 trang )



Page 1

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC TỪNG PHẦN 2014 – THÁNG 1
MÔN: NGỮ VĂN
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Giải thích ngắn gọn ý nghĩa lời đề từ vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng.
1. Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn lớn trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Vũ Như Tô là
vở kịch nổi tiếng của ông.

2. Giải thích:
- “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?” Câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của tác
giả: lẽ phải thuộc về ai -> Câu hỏi này không dễ trả lời bởi nó đặt ra mầu thuẫn khó giải
quyết dứt khoát, ổn thỏa được. Đó là mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa cái Đẹp
và cái thiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt.
- “Bệnh Đan Thiềm”: Đan Thiềm là cung nữ có tình yêu với cái đẹp, trân trọng quý mến
người có tài -> Bệnh Đan Thiềm là cách nói ẩn dụ thể hiện tình yêu đối với cái đẹp, sự
quý mến người tài.

3. Câu nói đã thể hiện thái độ băn khoăn của nhà văn và tình yêu, sự trân trọng của ông đối
với cái đẹp cũng như số phận của người nghệ sĩ có tài năng, khát vọng nhưng không có
điều kiện để thi thố tài năng, thực hiện khát vọng của mình
-> Đây là chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Câu 2: (3 điểm)
“Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường bị người gặp tai nạn, gặp


Page 2



người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không
can thiệp gì đến mình.”

( Phan Châu Trinh – Đạo đức và luân lý Đông Tây (1925); dẫn theo sách Ngữ văn 11
Nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục, 2007, tr. 100).
Vì sao có thể nói rằng đoạn trích trên cho đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự?
I. Mở bài:- Giới thiệu vấn đề.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Nội dung đoạn trích:
Theo Phan Châu Trinh, “người mình” - ở thời điểm ông viết tác phẩm – ai gặp tai
nạn thì ráng chịu; có người gặp người khác bị tai nạn, bị bắt nạt thì cũng làm ngơ
như không thấy. Trước đây, người ta gọi thái độ đó là “chứng lãnh cảm”. Còn
ngày nay ta gọi là “bệnh vô cảm”.
- Vì sao nói rằng đoạn trích trên cho đến ngày nay vẫn còn mang tính thời sự?
- Vì những hiện tượng tác giả nêu ra cách nay đã tám mươi lăm năm nhưng đến
nay vẫn còn đang hiện diện ở khắp nơi.
2. Phân tích và bình luận
Hiện tượng trên – bệnh vô cảm – vẫn còn tiếp diễn là do những nguyên nhân:
- Trong xã hội công nghiệp hiện đại, cái người ta quan tâm trước hết là lợi ích và
sự an toàn của bản thân mình => ích kỉ.
- Người ta không muốn can dự vào việc của người khác nếu điều ấy không mang
lại lợi ích cho bản thân mình nhưng lại tiềm ẩn nhiều bất trắc.
- Đôi khi con người ta cảm thấy bất lực trước cái xấu, cái ác.


Page 3

3. Dẫn chứng

4. Mở rộng vấn đề
Muốn khắc phục bệnh vô cảm thì:
- Về mặt giáo dục, phải hướng con người biết cân bằng giữa lợi ích cá nhân mình
với lợi ích của người khác, của tập thể.
- Về mặt pháp luật, phải công bằng và nghiêm chỉnh trên hiện thực; phải cho con
người thấy được đâu là lằn ranh giới hạn cần phải tôn trọng.
- Ngoài việc quan tâm đến lợi ích và sự an toàn của bản thân mình, mỗi người cần
biết đồng cảm và sẻ chia với người khác.
III. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa trong đoạn trích của Phan Châu Trinh.
- Có thể lấy đó để làm tiền đề soi sáng cho xã hội ngày nay, giúp con người nhìn
lại chính bản thân mình => giúp hoàn thiện bản thân, hướng tới chân- thiện- mĩ.

B. PHẦN RIÊNG (5 điểm):

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cảnh sắc thiên nhiên sông Hương qua bài kí "Ai đã đặt tên
cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
I. Nêu vấn đề:
1. Giới thiệu tác giả.
2. Giới thiệu tác phẩm.
a. Xuất xứ.


Page 4

b. Giá trị của bài kí là ở những phát hiện về nhiều mặt của sông Hương, trong đó nổi
bật là vẻ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên.
II. Thân bài:

1. Nhận xét chung:
Trước Hoàng Phủ Ngọc Tường, có nhiều nghệ sĩ đã lấy sông Hương làm cảm hứng.
Nhưng ông đã có những phát hiện và diễn tả thành công nhiều vẻ đẹp mới lạ của con
sông nổi tiếng này.
2. Những vẻ đẹp của sông Hương.
a. Ở thượng nguồn:
Tác giả nhìn sông Hương trong mối quan hệ đặc biệt với dãy Trường Sơn.
- Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương được ví như một bản trường ca của rừng già
với tiết tấu hung tráng, dữ dội. (Dẫn chứng)
- Sông Hương được ví như một cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại với bản lĩnh
gan dạ và một tâm hồn tự do, trong sáng.
 Vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt.
b. Khi về đến ngoại ô thành phố: Như một người con gái đẹp ngủ mơ màng thức dậy,
chuyển dòng liên tục với những khúc quanh đột ngột -> Cuộc tìm kiếm người tình
đích thực.
c. Khi chảy vào thành phố: Như một tài nữ tài hoa, đa tình mà kín đáo (Dẫn chứng).
d. Khi rời kinh thành: như một nỗi niềm vương vấn, nhớ thương. (Dẫn chứng).
e. Nhận xét, đánh giá chung:
- Sông Hương hiện lên như một công trình mỹ thuật tuyệt vời của tạo hóa: vẻ đẹp
rầm rộ, mãnh liệt, có vẻ đẹp dịu dàng, say đắm, cũng có vẻ đẹp trầm mặc…
- Sông Hương chính là hiện thân, là linh hồn của xứ Huế.
3. Nghệ thuật:
a. Miêu tả sông Hương theo thủy trình của nó.
b. Trí tửng tượng phong phú, liên tưởng phóng túng, hào hoa.


Page 5

c. Vốn văn hóa phong phú.
d. Vốn ngôn ngữ giàu có, câu văn giàu cảm xúc, man mác chất thơ

III. Kết bài:
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
Chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam qua tác phẩm "Hai đứa trẻ".
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề.
II. Thân bài:
1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- Chất thơ: để chỉ những sáng tác văn học giàu xúc cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu
hình ảnh và nhịp điệu
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một
cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình
trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng,
truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
a) Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
- Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh.
- Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu.
- Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương.
b) Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:


Page 6

- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh
động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của
những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật.

- Mạch truyện của Hai đứa trẻ rất đậm chất trữ tình:
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ
tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu
dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng
có thể phân biệt được từng âm vị.
III. Kết bài.

×