BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM NOVA
HEPAVIT ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI
Họ và tên sinh viên: Đặng Thanh Tùng
Lớp:
TY- K2
Ngành:
Thú y
Niên khóa:
2018 - 2020
Tháng 10/2019
BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ
ĐẶNG THANH TÙNG
KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM NOVA
HEPAVIT ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 1 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI
Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN VĂN THANH
Tháng 10/2019
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Đặng Thanh Tùng
Tên báo cáo tốt nghiệp: "KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ
PHẨM NOVA HEPALVIT LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG".
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Văn Thanh
ii
LỜI CẢM ƠN!
Cảm tạ gia đình, cơng ơn sinh thành và ni dưỡng của Cha, mẹ đã chịu biết
bao khó khăn để con có được những thành quả như ngày hôm nay.
Cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Thanh đã tận tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để
em có thể hồn tất báo cáo tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn Q Thầy cô, cán bộ công nhân viên khoa Xây dựng & Công nghệ –
ngành Thú Y, trường Đại Học Lương Thế Vinh đã hướng dẫn và dạy dỗ em cùng
toàn thể các bạn sinh viên trong suốt niên khóa 2018 – 2020 vừa qua.
Cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành báo cáo tốt
nghiệp, cùng toàn thể các bạn trong lớp TY K2 đã động viên tinh thần, giúp đỡ tơi
trong suốt khóa học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đặng Thanh Tùng
iii
TÓM TẮT BÁO CÁO
Đề tài tốt nghiệp: “Khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm Nova Hepavit lên
sự sinh trưởng và phát triển của gà Lương Phượng" được tiến hành tại trại trại
thực nghiệm Ấp Cây Khô, xã Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ
ngày 05/07/2019 và kết thúc ngày 30/10/2019.
Thí nghiệm bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 4 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức gồm 50 con gà một ngày tuổi nhập từ cơng ty TNHH Bình
Minh. 4 lơ thí nghiệm gồm lơ I (đối chứng); lô II; III; IV bổ sung chế phẩm lần lượt
là 1; 1,5; 2 ml/lít nước. Thí nghiệm sử dụng thức ăn Cargill 5101 và Cargill 5102.
Sau 8 tuần thí nghiệm chúng tơi ghi nhận một số kết quả như sau:
Trọng lượng bình qn ở lơ IV cao nhất (1456,1 g/con) và thấp nhất ở lô III
(1401,1 g/con), sự khác biệt này khơng có ý nghĩa với P > 0,005. Tăng trọng tuyệt
đối bình quân cao nhất ở lô IV (25,31 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô III (24,31
g/con/ngày).
Tiêu thụ thức ăn hàng ngày bình qn của lơ IV cao nhất (66,70 g/con/ngày)
và thấp nhất là lô III (63,70 g/con/ngày), sự khác biệt này khơng có ý nghĩa về mặt
thống kê. Hệ số chuyển biến thức ăn bình quân cao nhất ở lô II (2,60 kgTA/kgTT)
và thấp nhất ở lô I (2,53 kgTA/kgTT).
Kết quả mổ khảo sát cho thấy tỉ lệ quày thịt, tỉ lệ ức, tỉ lệ đùi khơng có sự
khác biệt P > 0,05.
Trọng lượng gan lô IV cao nhất (52,2 g), và thấp nhất là lơ II (41,0 g), sự
khác biệt có ý nghĩa P < 0,05.
Hiệu quả kinh tế các lơ có bổ sung chế phẩm cao hơn lô không bổ sung cụ
thể lô IV lợi nhuận cao nhất (120,60%) và lợi nhuận thấp nhất là lơ I (100%).
Qua thời gian thực hiện thí nghiệm chúng tôi nhận thấy việc bổ sung chế
phẩm Nova Hepasvit có khả năng cải thiện chức năng và trọng lượng gan. Đồng
thời tăng màu đậm tươi gan của gà cao nhất là lô IV, kế tiếp là lô II, lô III và lô I.
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận..................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách chữ viết tắt .............................................................................................. ix
Danh sách các bảng .................................................................................................. x
Danh sách các hình................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................ 2
Chương 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
2.1 Giới thiệu chung về gà Lương Phượng .............................................................. 3
2.1.1 Đặc điểm con giống ........................................................................................ 3
2.1.2 Sơ lược về bộ máy tiêu hóa gia cầm ............................................................... 3
2.2 Cấu tạo và chức năng của gan ............................................................................ 5
2.2.1 Cấu tạo ............................................................................................................ 5
2.2.2 Chức năng của gan .......................................................................................... 5
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt ...................................... 5
2.3.1 Con giống ........................................................................................................ 5
2.3.2 Dinh dưỡng ..................................................................................................... 5
2.3.3 Nước ................................................................................................................ 6
v
2.3.4 Điều kiện ni dưỡng và chăm sóc ................................................................. 6
2.3.4.1 Nhiệt độ môi trường ..................................................................................... 6
2.3.4.2 Ẩm độ ........................................................................................................... 7
2.3.4.3 Sự thơng thống ........................................................................................... 7
2.4 Tổng quan về chế phẩm Nova Hepavit .............................................................. 7
2.4.1 Thành phần hóa học của của chế phẩm Hepavit ............................................. 7
2.4.2 Tính chất hóa học và vật lý ............................................................................. 8
2.4.2.1 Sorbitol ......................................................................................................... 8
2.4.2.2 Betain HCl .................................................................................................... 8
2.4.2.3 Lysine HCl ................................................................................................... 9
2.4.2.4 Methionine ................................................................................................... 9
2.4.2.5 Clorua choline .............................................................................................. 10
2.4.2.6 Magnesium sulphate (MgSO4) .................................................................... 10
2.4.2.7 Cao Actisô .................................................................................................... 10
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................... 11
3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm ......................................................................... 11
3.1.1 Nội dung .......................................................................................................... 11
3.1.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................... 11
3.2 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................... 11
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ...................................................................................... 11
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................ 11
3.3 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................... 12
3.3.1 Con giống ........................................................................................................ 12
3.3.2 Chuồng trại ...................................................................................................... 12
3.3.3 Thức ăn và nước uống ..................................................................................... 12
3.3.4 Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm .................................................... 13
3.3.4.1 Máng ăn, máng uống .................................................................................... 13
3.3.4.2 Thiết bị chiếu sáng và sưởi ấm .................................................................... 14
3.3.4.3 Các dụng cụ khác ......................................................................................... 14
vi
3.3.5 Chăm sóc và ni dưỡng ................................................................................. 14
3.3.5.1 Giai đoạn chuẩn bị ....................................................................................... 14
3.3.5.2 Giai đoạn úm ................................................................................................ 14
3.3.5.3 Giai đoạn sau úm.......................................................................................... 15
3.3.6 Vệ sinh và phòng bệnh .................................................................................... 15
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................... 15
3.4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ............................................................................. 15
3.4.1.1 Trọng lượng bình quân ................................................................................. 15
3.4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ..................................................................................... 16
3.4.2 Các chỉ tiêu về chuyển hóa thức ăn................................................................. 16
3.4.2.1 Thức ăn tiêu thụ ........................................................................................... 16
3.4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ........................................................................... 16
3.4.3 Các chỉ tiêu mổ khảo sát ................................................................................. 16
3.4.3.1 Tỉ lệ quầy thịt ............................................................................................... 16
3.4.3.2 Tỉ lệ ức ......................................................................................................... 17
3.4.3.3 Tỉ lệ đùi ........................................................................................................ 17
3.4.3.4 Trọng lượng TB gan và màu sắc gan ........................................................... 17
3.4.4 Tỉ lệ nuôi sống ................................................................................................. 17
3.5 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 17
3.5.1 Lượng Hepavit sử dụng................................................................................... 17
3.5.2 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 17
3.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................... 17
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 18
4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng ..................................................................................... 18
4.1.1 Trọng lượng bình quân .................................................................................... 18
4.1.1.1 Trọng lượng bình qn của các lơ thí nghiệm ............................................. 18
4.1.1.2 Trọng lượng bình qn theo giới tính .......................................................... 20
4.1.1.2.1 Trọng lượng bình quân gà trống ............................................................... 20
4.1.1.2.2 Trọng lượng bình quân gà mái .................................................................. 22
vii
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối ........................................................................................ 24
4.2 Chỉ tiêu về tiêu chuyển hóa thức ăn ................................................................... 25
4.2.1 Thức ăn tiêu thụ hằng ngày ............................................................................. 25
4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn .............................................................................. 27
4.3 Các chỉ tiêu về mổ khảo sát ............................................................................... 28
4.3.1 Tỉ lệ quầy thịt, ức, đùi ..................................................................................... 28
4.3.2 Trọng lượng gan .............................................................................................. 29
4.4 Tỉ lệ nuôi sống .................................................................................................... 30
4.5 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 31
4.5.1 Lượng Hepavit sử dụng................................................................................... 31
4.5.2 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 31
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 33
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 33
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 36
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLBQ:
Trọng lượng bình quân
TTTĐ:
Tăng trọng tuyệt đối
KgTA/kgTT:
Kg thức ăn/kg tăng trọng
TATT:
Thức ăn tiêu thụ
HSCBTA:
Hệ số chuyển biến thức ăn
TNHH–TM và SX: Trách nhiệm hữu hạng thương mại và sản xuất
TB:
Trung bình
TP:
Thành phố
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................... 12
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Cargill 5101 và Cargill 5102 .............. 13
Bảng 3.3 Lịch chủng ngừa ..................................................................................... 15
Bảng 4.1 TLBQ của gà 1 ngày tuổi ....................................................................... 18
Bảng 4.2 TLBQ của gà qua các giai đoạn.............................................................. 19
Bảng 4.3 TLBQ của gà trống qua các giai đoạn .................................................... 21
Bảng 4.4 TLBQ của gà mái qua các giai đoạn....................................................... 23
Bảng 4.5 Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần tuổi ................................................... 24
Bảng 4.6 Lượng TATT hằng ngày qua các giai đoạn ............................................ 26
Bảng 4.7 Hệ số chuyển biến thức ăn qua các giai đoạn ......................................... 27
Bảng 4.8 Tỉ lệ quầy thịt, đùi, ức ............................................................................. 28
Bảng 4.9 Trọng lượng gan trung bình của các lơ thí nghiệm. ............................... 30
Bảng 4.10 Tỉ lệ nuôi sống (%) ............................................................................... 30
Bảng 4.11 Lượng Hepavit sử dụng ........................................................................ 31
Bảng 4.12 Tổng thu và tổng chi của các lơ thí nghiệm.......................................... 32
x
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Chế phẩm Hepavit ................................................................................. 7
Hình 3.1 Máng ăn và máng uống sử dụng trong thí nghiệm ............................... 13
Hình 4.1 Mổ khảo sát đùi ..................................................................................... 29
Hình 4.2 Mổ khảo sát ức ...................................................................................... 29
Hình 4.3 Mổ khảo sát gan .................................................................................... 29
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong vài thập kỷ qua, ngành chăn ni nước ta đã có những bước phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong đó chăn ni gia cầm nói riêng chiếm
một vị trí quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm thịt, trứng cho xã hội. Bên cạnh
đó chăn ni gia cầm có ưu điểm hơn hẳn các ngành chăn nuôi khác tốc độ sinh
trưởng nhanh, sinh sản nhanh, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt giúp giảm giá thành,
vốn đầu tư thấp mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng nâng cao thì yêu cầu
của người dân đối sản phẩm thịt gia cầm cũng ngày càng tăng cao như: thơm ngon,
chất tạo nạc, chất tạo màu độc hại…. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng
sản phẩm là mơ ước và mong muốn đạt được của con người trong thế kỉ 21 này.
Trong khi người chăn nuôi lạm dụng kháng sinh để phòng và trị bệnh dẫn đến tồn
dư một lượng thuốc trong sản phẩm thịt, trứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người
tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu này, các công ty thuốc thú y đã sản xuất một số
chế phẩm sinh học giúp kích thích khả năng tiêu hóa và bài thải kháng sinh nhanh
ra khỏi cơ thể vật nuôi đáp ứng cho yêu cầu của ngành chăn ni hiện nay.
Vì vậy, Nova-Hepavit là một sản phẩm của cơng ty TNHH LIÊN DOANH
ANOVA có khả năng kích thích tiêu cũng như cải thiện chức năng gan, giúp cho
vật ni tiêu hóa tốt, đồng thời giúp gan nhanh chóng loại thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Do đó, thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng và hiệu quả kinh tế của
Nova-Hepavit khi bổ sung vào nước uống gà Lương Phượng. Thông qua đó, tìm ra
mức nào phù hợp giúp cho gà phát triển tốt nhất và khuyến khích các trại chăn ni
sử dụng chế phẩm sinh học phổ biến hơn.
2
Được sự đồng ý của Khoa Xây dựng và Công nghệ – ngành Thú Y, trường
Đại Học Lương Thế Vinh, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Thanh chúng
tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm Nova - Hepavit lên sự
sinh trưởng và phát triển của gà Lương Phượng”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Nova Hepavit đến sinh
trưởng, phát triển và màu sắc gan. Tìm ra mức bổ sung chế phẩm một cách hợp lý.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi một số chỉ tiêu cơ bản về tăng trọng, mổ khảo sát quầy thịt, trọng
lượng gan, màu sắc gan và hiệu quả kinh tế giữa các lơ thí nghiệm.
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về gà Lương Phượng
2.1.1 Đặc điểm con giống
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo
giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau
năm 1997. Gà có màu lơng đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đi. Lơng
cổ có màu vàng ánh kim, búp lơng đi có màu xanh đen. Dịng mái có màu đốm
đen, cánh sẻ là chủ yếu.
Dịng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt đốm đen. Chân màu vàng, mào
đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể
lúc mới nở: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi
con trống 2,0 - 2,2 kg/con, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Tuổi đẻ đầu tiên 140 - 150 ngày,
sản lượng trứng 150 - 170 quả/mái/năm.
Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn
nuôi ở Việt Nam: nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
2.1.2 Sơ lược về bộ máy tiêu hóa gia cầm
Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở gà, phần gốc
lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi và đầu lưỡi có độ rộng như
nhau.
Quá trình tiêu hố ở gia cầm diễn ra nhất nhanh. Ở gà, thức ăn chuyển qua
đường tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16 - 26 giờ. Do vậy cấu tạo ống tiêu hố
ở gia cầm có khác với gia súc. Trong q trình phát triển của phơi, ban đầu hệ tiêu
hoá chỉ là một ống thẳng, về sau nó hình thành xoang miệng, thực quản, diều, dạ
dày tuyến, dạ dày cơ, ruột (ruột non, ruột già) tận cùng là hậu môn.
4
Gia cầm có mỏ phần sừng của mỏ khá phát triển. Tác dụng của mỏ là để lấy
thức ăn.
Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở gà, phần gốc
lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi và đầu lưỡi có độ rộng như
nhau.
Ở xoang miệng khơng diễn ra q trình tiêu hố, khơng có răng. Sau khi vào
xoang miệng thức ăn được chuyển theo thực quản. Ở gia cầm trên cạn (gà, gà tây,
bồ câu...) thực quản phình to tạo thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ cầm (vịt,
ngỗng) sự phình to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự sai khác về giải
phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm được.
Diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ 100 - 200g.
Thức ăn được giữ ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại gia cầm và các loại thức
ăn. Thức ăn cứng khoảng 10 - 15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3 - 4 giờ. Thức ăn
từ diều được chuyển dần xuống dạ dày tuyến.
Dạ dày tuyến có dạng hình chai. Trong dạ dày tuyến có chất tiết chứa men
pepxin và axít HCl. Thức ăn được giữ lại trong dạ dày tuyến là khơng lâu, sức tiêu
hố tại đây là khơng đáng kể. Tại dạ dày tuyến có sự phân giải protein và đồng hố
chất khống.
Dạ dày cơ có dạng hình trịn hoặc ơ van, có hai thành cứng, phía trong được
phủ lớp niêm mạc dày, cứng. Chất tiết trong dạ dày cơ có dạng lỏng, có pH = 3 4,5. Thành phần dịch dạ dày gồm nước, HCl, men pepsin. Dạ dày cơ có khối lượng
50g, nhưng do lớp cơ dày nên sức co bóp lên tới 100 - 150 mmHg ở gà, 180 mmHg
ở vịt, 260 - 280 mmHg ở ngỗng. Trong dạ dày cơ luôn luôn có cát sỏi hỗ trợ cho sự
tiêu hố. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon được cắt ngắn, chia nhỏ ra, protein phân giải
thành các peptit và axit amin tuy chưa thật triệt để.
Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống, cá thể,
tuổi, phương thức nuôi, loại thức ăn... Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp giáp với dạ dày
cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già bắt đầu từ chỗ tiếp
giáp ruột non đến hậu mơn. Tiêu hố và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chủ
5
yếu ở ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó giúp cho việc lên men và tiêu hố
xenlulose, chất khơng được tiêu hố được bài tiết qua hậu mơn (ổ nhớp) phần tận
cùng của ống tiêu hố.
2.2 Cấu tạo và chức năng của gan
2.2.1 Cấu tạo
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan nằm dưới lồng ngực
phải, cách phổi bởi hoành cách mơ. Gan được chia thành 2 thùy chính: thùy phải và
thùy trái. Thuỳ phải to hơn thuỳ trái. Gan được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên
ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh.
2.2.2 Chức năng của gan
Chức năng của gan được thực hiện bởi tế bào gan.
Gan sản xuất và tiết mật cần thiết cho q trình tiêu hóa mỡ.
Gan cũng đóng một số vai trị quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate.
Gan cũng là nơi chuyển hóa protein.
Gan cũng là cơ quan tham gia vào q trình chuyển hóa lipid.
Gan chuyển hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới
hình thức các sắc tố mật.
Gan là cơ quan chính để thanh lọc độc.
2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
2.3.1 Con giống
Trong chăn ni thì con giống giữ vai trò rất quan trọng, giống quyết định
đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Nếu trong cùng một điều kiện
chăm sóc như nhau thì giống tốt hơn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Con giống tốt phải có các đặc điểm như: tốc độ sinh trưởng cao, hệ số
chuyển biến thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, thế hệ bố mẹ không mắc bệnh truyền
nhiễm và khả năng kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon.
2.3.2 Dinh dưỡng
Với những đặc điểm sinh học: thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạnh,
tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, nhạy cảm với tác động của
6
môi trường nên khẩu phần ăn của gia cầm cần cân đối, hợp lý, đầy đủ chất dinh
dưỡng để phát huy hết tiềm năng di truyền của gia cầm.
Thức ăn cho gia cầm cần đảm bảo các yếu tố sau:
Năng lượng phù hợp, đầy đủ glucid, lipid.
Protein chất lượng cao, acid amin cân bằng, hợp lý.
Cung cấp đầy đủ chất khoáng và vitamin cho gia cầm.
Thức ăn đảm bảo vệ sinh, ngon miệng, yếu tố nấm mốc kiểm soát chặt chẽ.
2.3.3 Nước
Nước khơng phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trị rất quan trọng trong
q trình trao đổi chất. Nước chiếm tỷ lệ 55 - 75 % trong cơ thể gia cầm. Nước
tham gia trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hóa…
Trong q trình tiêu hóa, nước ngấm vào thức ăn ở diều làm thức ăn mềm,
trương nở ra giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường.
Việc thiếu nước uống trong chăn nuôi gia cầm gây hậu quả nghiêm trọng cho
đàn gà, gà có thể chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10% nước uống gà
thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất gà đẻ trứng giảm mạnh
hoặc ngưng đẻ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống của gà như:
nhiệt độ môi trường, khẩu phần thức ăn.
2.3.4 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc
2.3.4.1 Nhiệt độ mơi trường
Gia cầm thuộc lồi máu nóng có khả năng giữ thân nhiệt ổn định trong giới
hạn nhất định của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng 20 25 0C là thích hợp cho q trình trao đổi chất, sự sinh nhiệt và thải nhiệt nên thân
nhiệt ổn định (Lâm Minh Thuận, 2004).
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiêu thụ thức ăn và nước uống trong
ngày. Nhiệt độ môi trường tăng cao sẽ làm giảm lượng thức ăn và tăng cao lượng
nước uống từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của gà. Nhiệt độ cao còn
gây stress nhiệt cho gà.
7
Nếu nhiệt độ mơi trường q thấp thì q trình sinh nhiệt gia tăng và quá
trình thải nhiệt xảy ra thuận lợi, nhiệt thải ra nhiều dẫn đến gia cầm ăn nhiều hơn để
cung cấp thêm năng lượng duy trì thân nhiệt. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường
thấp mặc dù năng suất không giảm nhưng tiêu tốn thức ăn tăng.
Gia cầm mới nở có thân nhiệt khoảng 38 - 39 0C, thân nhiệt tăng dần hằng
ngày cho đến 3 tuần tuổi thì ổn định trong khoảng 40,6 - 41,7 0C (Lâm Minh Thuận,
2004).
2.3.4.2 Ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng bởi ẩm độ môi trường xung quanh,
nước trong phân bốc hơi và hơi nước từ đường hô hấp. Ẩm độ cao sẽ gây khó thốt
nhiệt nếu trời nắng nóng, sự bốc hơi của màng nhầy đường hơ hấp sẽ gặp khó khăn.
Ẩm độ khơng khí trong chuồng ni thích hợp cho sự phát triển tốt của gia cầm là
65 - 75 %.
2.3.4.3 Sự thơng thống
Mơi trường khơng khí bên trong chuồng nuôi gia cầm luôn luôn biến động.
Do q trình hơ hấp của gia cầm cùng với sự phân hủy phân và chất độn chuồng
sinh ra các khí độc như amoniac, methan, hydrosulfit,... vì vậy việc đảm bảo thơng
thống khơng khí chuồng ni là rất quan trọng.
2.4 Tổng quan về chế phẩm Nova Hepavit
2.4.1 Thành phần hóa học của của chế phẩm Nova Hepavit
Sorbitol ......................................250.000 mg
Betain HCl..................................20.000 mg
Lysine HCL ...............................10.000 mg
Methionine .................................18.000 mg
Choline chloride .........................75.000 mg
Magnesium sulphate ...................50.000 mg
Cao Actisô ..................................4.000 mg
Dung môi, Tá dược vừa đủ .........1.000 ml
8
Hình 2.1: Nova Hepavit
Tác dụng
Cải thiện và kích thích chức năng gan, mật, ruột, do đó làm thuận lợi cho
việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng và đào thải nhanh độc tố khỏi cơ thể. Sử dụng
trên gia súc, gia cầm.
Chế phẩm Nova Hepavit sản xuất tại công ty TNHH ANOVA ( 36 Đại Lộ
Độc Lập, Vsip 1, P.Bình Hịa, Tx.Thuận An, Bình Dương.
2.4.2 Tính chất hóa học và vật lý
2.4.2.1 Sorbitol
Cơng thức
Tác dụng
Sorbitol là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía
(saccharose). Thuốc thúc đẩy sự hydrate - hố các chất chứa trong ruột. Sorbitol
kích thích tiết cholecystokinin - pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng
nhuận tràng thẩm thấu.
Sorbitol chuyển hóa chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc
tác bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành
glucose nhờ aldose reductase.
2.4.2.2 Betain HCl (Betaine hydrochloride)
Cơng thức
Tác dụng
Betaine hydrochloride có thể được sử dụng để thay thế một phần clorua
methionine và choline trong thức ăn khẩu phần giảm chi phí xây dựng.
9
Betaine hydrochloride làm tăng cân nạc và cải thiện chất lượng thịt.
Betaine hydrochloride làm tăng tỷ lệ sống của cá con và tơm.
Betaine hydrochloride cải thiện hệ thống tiêu hóa trong cuộc sống cơ quan,
cả con người và vật nuôi.
2.4.2.3 Lysine HCL
Công thức
Tác dụng
Do là một axit amin thiết yếu, lysine không được tổng hợp trong cơ thể động
vật mà phải lấy từ thức ăn chứa lysine.
Lysine là một thành phần quan trọng của tất cả các protein trong cơ thể.
Lysine đóng vai trị quan trọng trong việc hấp thu canxi, tạo cơ bắp.
Bổ sung lysine vào thức ăn cho phép sản xuất ra các loại thức ăn chăn nuôi
rẻ tiền có nguồn gốc từ thực vật (bắp thay cho đậu nành) mà vẫn bảo đảm tỉ lệ tăng
trưởng cao của vật nuôi, và hạn chế sự thải các sản phẩn chứa nitơ ra môi trường.
2.4.2.4 Methionine
Công thức
Tác dụng
Methionin là một acid amin thiết yếu có trong thành phần của chế độ ăn và
trong công thức của các chế phẩm đa acid để nuôi dưỡng.
Methionin tăng cường tổng hợp Gluthation và được sử dụng thay thế cho
acetylcystin để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan.
Methionin còn được dùng theo đường uống để làm giảm pH nước tiểu.
10
2.4.2.5 Clorua choline
Công thức
Tác dụng
Clorua choline là một chất phụ gia trong thức ăn quan trọng đặc biệt đối với
gà mà nó làm tăng tốc độ tăng trưởng.
2.4.2.6 Magnesium sulphate (MgSO4)
Tác dụng
Magnesium sulfate được sử dụng như thuốc nhuận tràng để giảm táo bón.
2.4.2.7 Cao Actisơ
Nguồn gốc
Atisơ (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn
gốc từ Châu Âu.
Atisô được trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu
ơn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc).
Hoạt chất của actisô
+ Chất cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic).
+ Chất inulin, inulinaza, tamin.
+ Các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri...
Tác dụng
+ Hạ cholesterol và urê trong máu.
+ Tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu.
+ Làm thuốc thông mật.
+ Chữa các chứng bệnh về gan, thận….
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
3.1.1 Nội dung
Khảo sát sự ảnh hưởng của chế phẩm Nova Hepavit lên sự sinh trưởng và
phát triển của gà Lương Phượng từ 1 đến 8 tuần tuổi.
3.1.2 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm ấp Cây Khơ, xã Phước Vĩnh,
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương từ ngày 05/07/2019 và kết thúc ngày 30/10/2019.
3.2 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 200 gà con 1 ngày tuổi giống gà Lương
Phượng nhập từ công ty TNHH Bình Minh (739 ấp Tân Bình, xã Bình Minh, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 4
nghiệm thức:
Lô I (đối chứng): Không bổ sung chế phẩm Nova Hepavit vào nước uống gà.
Lô II: Bổ sung chế phẩm Nova Hepavit vào nước uống của gà với liều lượng
1ml/lít nước.
Lơ III: Bổ sung chế phẩm Nova Hepavit vào nước uống của gà với liều
lượng 1,5ml/lít nước.
Lơ IV: Bổ sung chế phẩm Nova Hepavit vào nước uống của gà với liều
lượng 2ml/lít nước.
12
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lơ
I
II
III
IV
Thức ăn cơ sở
+
+
+
+
ASI Hepasol
-
+
+
+
Số lượng (con/lơ)
50
50
50
50
Dấu "+": có sử dụng; dấu "-": khơng sử dụng
3.3 Quy trình chăm sóc và ni dưỡng
3.3.1 Con giống
Gà thí nghiệm nhập từ cơng ty TNHH chăn ni Bình Minh.
Gà được phân phối vào các lơ thí nghiệm ở 1 ngày tuổi, có trọng lượng ban
đầu tương đối đồng đều nhau.
3.3.2 Chuồng trại
Trong giai đoạn đầu từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi, gà được nuôi trong
chuồng lồng úm kích thước 1,8 x 0,75 x 0,8 m, lồng được làm bằng thép lỗ nhỏ bao
xung quanh. Bên trong chuồng úm có đèn sưởi ấm cho gà con nhiệt độ từ 34 - 35
o
C, sau đó giảm dần nhiệt độ theo tuần tuổi của gà. Hàng ngày theo dõi tình trạng
của gà con và đặt nhiệt kế trong chuồng úm để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
Trong giai đoạn đầu từ 5 - 8 tuần tuổi, gà được chuyển sang chuồng sàn đã
được sát trùng trước đó 1 tháng.
3.3.3 Thức ăn và nước uống
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp Cargill 5101 và Cargill
5102 của công ty Cargill.
Thức ăn Cargill 5101 sử dụng cho gà từ 1 đến 42 ngày tuổi.
Thức ăn Cargill 5102 sử dụng cho gà từ 42 đến 14 ngày trước khi xuất
chuồng.
Thành phần thức ăn: bắp, tấm, cám gạo, bột cá, khơ dầu các loại, acid amin,
khống đa lượng, premix vitamin - khoáng vi lượng, chất phụ gia...
Nguồn nước cho gà uống, sát trùng, vệ sinh dụng cụ và các cơng việc trong
thí nghiệm đều sử dụng nước máy.
13
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Cargill 5101 và Cargill 5102
Thành phần dinh dưỡng
Cargill 5101
Cargill 5102
3000
2900
Protein (min %)
20
16
Ẩm độ (max %)
14
14
Xơ thô (min %)
6
6
Ca (min - max %)
0,5- 1,8
0,5 - 1,8
P tổng số (min %)
0,5 - 1,5
0,5 - 1,5
Lysine tổng số (min - max %)
0,9
0,7
Methionine và systine tổng số (min %)
0,7
0,6
Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
3.3.4 Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm
3.3.4.1 Máng ăn, máng uống
Máng ăn sử dụng trong thí nghiệm là loại máng nhựa, hình trụ với 3 kích
thước: nhỏ, vừa, lớn phù hợp với các giai đoạn gà từ 1 đến 8 tuần tuổi. Mỗi lơ
chuồng bố trí 4 máng ăn.
Máng uống sử dụng trong thí nghiệm là máng bán tự động. Trong giai đoạn
úm sử dụng 2 máng uống 1 lít, sau giai đoạn úm sử dụng 3 máng uống 4 lít cho mỗi
ơ chuồng.
Hình 3.1: Máng ăn và máng uống sử dụng trong thí nghiệm
14