Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tổng quan thực trạng và giải pháp phòng, ngừa hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi ở thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.07 KB, 12 trang )

Tổng quan thực trạng và giải pháp phòng, ngừa hành vi xâm hại tình dục trẻ
em dưới 16 tuổi ở thành phố Đà Nẵng
Lê Đức Thọ∗

Tóm tắt: Bài viết tổng quan về thực trạng hành vi xâm hại tình dục trẻ em
dưới 16 tuổi trên bàn thành phố Đà Nẵng. Nội dung bài viết đề cập đến việc thực
hiện chủ trương, chính sách của thành phố Đà Nẵng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Kết quả cho thấy, mặc dù Đà Nẵng đã làm rất tốt cơng tác phịng, ngừa hành vi
xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng số vụ xâm hại tình dục trẻ em dưới 16
tuổi vẫn diễn ra khá phức tạp thể hiện ở tình trạng xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em
gái có chiều hướng gia tăng. Bài viết cũng nêu lên hậu quả của hành vi xâm hại
tình dục trẻ em dưới 16 tuổi và đề xuất một số giải pháp nhằm phịng, ngừa hành vi
xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Xâm hại tình dục; Xâm hại tình dục trẻ em; Hành vi xâm hại tình
dục.
Ngày nhận bài: 28/7/2020; ngày chỉnh sửa: 22/1/2021; ngày duyệt đăng:
15/3/2021.
1. Đặt vấn đề
Trẻ em là đối tượng được ưu tiên bảo vệ về sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên,
thời gian gần đây, trên cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng xảy ra
khơng ít các vụ xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi với mức độ nghiêm trọng, gây
khơng ít lo lắng và hoang mang trong dư luận, thu hút sự quan tâm, chú ý rất lớn
của quần chúng nhân dân, tạo nên làn sóng phẫn nộ trong tồn xã hội, đang gióng
lên hồi chng cảnh báo về vấn nạn xâm hại trẻ em hiện nay.
Đặc biệt, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực trạng xâm hại tình dục người
dưới 16 tuổi ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp Từ năm 2016 đến tháng 62020, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 74 vụ, gồm 129 đối tượng xâm hại trẻ em.
∗ Th.S. Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng.

1



Trong đó, các vụ việc xâm hại tình dục là cao nhất, chiếm tỷ lệ 77,3 (Công Tâm,
2020. Hậu quả để lại là rất nghiêm trọng về mặt tâm, sinh lý cho nạn nhân, gây bức
xúc trong nhân dân. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng hành vi xâm hại tình dục
trẻ em và đề xuất được một số giải pháp nhằm phịng, ngừa hành vi xâm hại tình
dục trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần
thiết.
2. Khái niệm và các hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em dưới 16 tuổi
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em. Tội
phạm xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là một tội danh cụ thể mà bao gồm một
nhóm tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm: Người nào đủ 18
tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm
hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức thì bị phạt
tù từ 06 tháng - 03 năm. Điều luật này cũng quy định phạt tù từ 03 - 07 năm với
người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội 02
lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Có mục đích thương mại; Đối với người mà
người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Gây rối loạn tâm
thần và hành vi của nạn nhân từ 11% - 45%; Tái phạm nguy hiểm. Khung hình
phạt cao nhất của tội này là 07 - 12 năm tù khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của
nạn nhân từ 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát. Người phạm tội cịn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05
năm.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi. Người phạm tội sẽ bị phạt
thấp nhất là 07 năm tù và cao nhất là tử hình, tùy thuộc vào mức độ phạm tội.
Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề

2


hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Trong Bộ luật Hình sự
năm 2015, tội này được quy định tại Điều 144 và được miêu tả là hành vi dùng mọi
thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang trong tình trạng lệ thuộc
mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Mức phạt thấp nhất cho tội này được quy
định tại Điều 144 là 05 năm tù và cao nhất là tù chung thân, kèm hình phạt bổ
sung.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi: Tội này được quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự năm
2015. Theo đó, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 05 năm. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng, mức phạt sẽ được tăng dần lên 03 10 năm tù và cao nhất là từ 07 - 15 năm tù. Ngồi ra, người phạm tội cịn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05
năm.
Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi: Tại điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015, tội
dâm ơ với người dưới 16 tuổi được miêu tả cụ thể như sau: Người nào đủ 18 tuổi
trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao
cấu hoặc khơng nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Người phạm tội
này sẽ bị phạt tù với múc phạt thấp nhất là 06 tháng tù và cao nhất là 12 năm tù,
kèm với hình phạt bổ sung. Hành vi này có thể xảy ra ở mọi nơi, thậm chí ngay cả
ở những nơi mà người lớn vốn nghĩ là an toàn như: Trường học, nhà bà con họ
hàng hay ngay trong chính gia đình của các em.
Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai, kể cả đó là bố đẻ, bố
dượng, hàng xóm, người già đáng tuổi ơng... Nguy cơ bị xâm hại tình dục cũng có
thể xảy ra đối với bất kỳ trẻ em nào, đang ở độ tuổi nào và khơng phân biệt về giới
tính; diễn ra từ thành thị đến nơng thơn.
3. Tình trạng hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 ở thành phố Đà

Nẵng
3


Chủ trương, chính sách của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện
tồn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nên cơng tác bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta thời gian qua đã đạt được những kết quả
quan trọng, các quyền và môi trường sống của trẻ được bảo đảm; trẻ em khó khăn
và có hồn cảnh đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, ở đâu đó, tình trạng bóc lột
sức lao động của trẻ em, không tạo điều kiện cho trẻ được hưởng các quyền lẽ ra
các em được hưởng; đặc biệt hơn là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em,… vẫn còn
xảy ra khá phổ biến, là vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm vào cuộc.
Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, tính đến tháng
6-2020, Đà Nẵng có trên 231.600 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 20,4% dân số. Trong
đó, 3.000 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, hơn 15.800 trẻ em đặc thù, trẻ em sống
trong gia đình có vấn đề xã hội, gia đình nghèo, cận nghèo (Cơng Tâm, 2020). Để
bảo vệ, chăm sóc và phịng, chống xâm hại trẻ em, thành phố Đà Nẵng đã đẩy
mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về cơng tác bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em. 100% xã, phường đã thành lập mơ hình phịng chống bạo lực gia
đình; có 569 địa chỉ tin cậy tiếp nhận thơng tin về bạo lực gia đình; thành lập đội
ngũ cộng tác viên trẻ em thôn, tổ dân phố với số lượng 1.809 người (Trần Lê Lâm,
2019). Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục phòng,
chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em vào các hoạt động giáo dục, chương
trình giảng dạy ở các cấp, bậc học. Qua 5 năm (2014 - 2018), thành phố Đà Nẵng
ln duy trì được 56/56 xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em theo Quyết
định 34/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật về phịng, ngừa xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi.
Năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch triển khai

thực hiện dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa
thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”
trên địa bàn thành phố. Theo đó, mục tiêu của dự án, số trẻ em bị bạo lực, bạo hành
hằng năm sẽ giảm 50%, số vụ án do người chưa thành niên phạm tội giảm từ 154


20%, tội phạm xâm hại trẻ em giảm từ 10-15%, phấn đấu 100% trẻ em bị xâm hại
tình dục, bị bạo lực, bạo hành được phát hiện, can thiệp trợ giúp; nâng tỷ lệ phát
hiện, điều tra, khám phá tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên phạm tội
trên 95%, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết, hiếp dâm trẻ em... đạt 100%.
Đáng ghi nhận, tại Đà Nẵng khơng có trẻ em bỏ nhà đi lang thang, số trẻ em bỏ
học đi lao động không đáng kể, chỉ có 55 em (Hồi Nam, 2017). Cơng tác giám sát
của ngành lao động thương binh xã hội và Hội phụ nữ đối với việc phòng chống
xâm hại trẻ em được chú trọng.
Số lượng các vụ xâm hại tình dực trẻ em dưới 16 tuổi ở Đà Nẵng
Tình trạng xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em gái cũng có chiều hướng gia tăng.
Theo số liệu của Tịa án Nhân dân thành phố, từ 1-10-2015 đến 30-9-2016 chỉ có 4
vụ án xâm hại trẻ em với 4 bị cáo. Thế nhưng, từ 1-10-2016 đến 30-4-2017, tồn
thành phố có đến 10 vụ với 10 bị cáo mang tội danh xâm hại trẻ em (Văn Thành
Lê, 2017). Riêng trong năm 2018, trên địa bàn thành phố xảy ra 9 vụ xâm hại trẻ
em, trong đó có 1 vụ hiếp dâm trẻ em, 2 vụ giao cấu trẻ em, 1 vụ dâm ô trẻ em, 5
vụ cố ý gây thương tích (Thanh Vân, 2019).
Đối tượng phạm tội xâm hại về tình dục trẻ em đa dạng, phức tạp, thuộc mọi
độ tuổi, trình độ văn hóa cũng như có địa vị xã hội khác nhau, mức độ tội phạm
cũng khác nhau. Thủ phạm có thể là người quen, hàng xóm hay một số người mà
ngay cả gia đình nạn nhân cũng khơng ngờ tới như những người có mối quan hệ
ruột thịt hoặc có mối quan hệ ni dưỡng.
Nếu như trước đây, địa bàn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em thường tập trung ở
những địa điểm vắng vẻ, khu vực ngoại thành, khách sạn, nhà trọ lưu trú của người
dân lao động thì gần đây nơi xảy ra các vụ xâm hại trẻ em cịn là ở khu vực cơng

cộng thuộc chung cư, trường học, công viên. Trong số các vụ án xâm hại tình dục
trẻ em các cấp tịa đã đưa ra xét xử, vụ án Phan Hoài Linh bị Toàn án nhân dân
thành phố Đà Nẵng đưa ra xét xử, tuyên phạt mức án tử hình là vụ án đặc biệt
5


nghiêm trọng, gây chấn động dư luận khi chỉ trong 6 tháng, Phan Hoài Linh đã liên
tiếp thực hiện 17 vụ hiếp dâm trẻ em trên khắp địa bàn thành phố Đà Nẵng (Linh
Nhâm, 2018).
Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi
Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt
thể chất và tâm sinh lý. Các đối tượng lợi dụng trẻ em còn nhỏ tuổi, thiếu hiểu biết,
lợi dụng quan hệ yêu đương, dùng vật chất dụ dỗ, dùng sức mạnh khống chế, lợi
dụng địa bàn vắng, gia đình thiếu sự quan tâm, giám sát hoặc khi chỉ có một mình
trẻ ở nhà để thực hiện hành vi xâm hại.
Hậu quả của những hành vi xâm hại tình dục là rất lớn, khơng chỉ là nỗi đau
về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại tình
dục là những tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến tương lai, bị mặc cảm, phát
triển khơng bình thường, khó hoà nhập với xã hội và đặc biệt hơn là tổn thương về
sức khoẻ thể chất. Những ảnh hưởng nguy hại của tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em trước hết tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sự
phát triển bình thường của trẻ về tâm lý, giới tính cũng như tương lai của các em
sau này.
Các hành vi xâm hại đã gây tâm lý hoang mang, bất bình trong nhân dân, ảnh
hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội. Hậu quả mà hành vi xâm
hại tình dục gây ra cho xã hội là khơng thể phủ nhận, đó là sự tấn công trực diện
đến các nền tảng đạo đức xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận xã
hội. Bản thân các nạn nhân thường có tâm lý bất an, lo sợ, thậm chí bị suy sụp,
ngại giao tiếp với xã hội, bị sang chấn tinh thần. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại sẽ dẫn
đến những hậu quả lâu dài không chỉ cho trẻ em mà còn gây ra những ảnh hưởng

tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và cộng đồng xã hội.
Nguyên nhân gia tăng các hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi
Mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những luồng văn hóa
khơng chính thống, lối sống thực dụng, việc tiếp xúc với phim ảnh bạo lực khiêu
dâm và văn hóa phẩm đồi trụy phần nào đã tác động tiêu cực đến tâm lý của các
6


đối tượng phạm tội. Do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tha hóa; do nghiện sex;
do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết và thiếu tơn trọng pháp luật của người
xâm hại.
Việc xử lý các tội phạm có hành vi xâm hại trẻ em chưa đủ nghiêm khắc nên
khơng tạo được tính răn đe. Các chính sách pháp luật hiện hành cịn tồn tại nhiều
hạn chế, thiếu sót, nhất là những quy định về chế tài xử phạt đối với các tội phạm
xâm hại tình dục cịn chưa tương xứng và chưa đủ sức răn đe đối với người phạm
tội. Bên cạnh đó, vẫn cịn hiện tượng chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục
không thông tin, báo cáo đến cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền mà bao
che, tự tìm cách xử lý vụ việc. Đáng lo nhất là rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em
nhưng người nhà chưa phát hiện hoặc không tố giác lên cơ quan chức năng.
Sự chủ quan của gia đình nạn nhân khi phó mặc các cháu cho nhà trường mà
không để ý đến sự phát triển tâm sinh lý của các cháu ở lứa tuổi dậy thì, hoặc chủ
quan đối với những mối nguy hại ngay bên cạnh các cháu mà cha mẹ thiếu quan
tâm, định hướng cho các cháu; sự thiếu chăm lo, giáo dục của cha, mẹ đối với con
cái, vì mải mê làm ăn nên không quan tâm, quản lý con cái mà chỉ thỏa mãn và đáp
ứng những nhu cầu vật chất cho các em, đã tạo cho các em tâm lý ỷ lại, chỉ biết
hưởng thụ và phần nào vì cảm thấy thiếu thốn tình cảm, khơng nhận được sự chia
sẻ, quan tâm từ gia đình nên các em dễ rơi vào cạm bẫy của các đối tượng phạm
tội.
Gia đình và nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao nhận thức cho các em về những vấn đề liên quan đến giới tính, tâm sinh lý lứa

tuổi cũng như những kỹ năng để phịng tránh xâm hại tình dục, nên khi gặp phải
những tình huống phát sinh trên thực tế, bản thân các em không biết cách xử lý và
giải quyết phù hợp, từ đó dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Trong các vụ
án xâm hại tình dục trẻ em, nhiều bị hại thiếu kiến thức về giáo dục giới tính nên
rất dễ bị dụ dỗ; hoặc có trường hợp do các cháu cịn q bé nên khi bị xâm hại đã
khơng thể có cách nào để tự bảo vệ bản thân được.
Sự thiếu hiểu biết của nạn nhân và người thân. Đa phần nạn nhân của tội
phạm xâm hại tình dục là phụ nữ và trẻ em gái - những đối tượng có khả năng
7


chống cự, phòng vệ và tự vệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nạn nhân chưa nhận thức
đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những
mối quan hệ quen biết, tình u qua mạng xã hội. Từ đó, những đối tượng phạm tội
lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ, lôi kéo và thực hiện hành vi
phạm tội đối với nạn nhân. Người dân thiếu kiến thức pháp luật, dẫn đến việc
không xử lý đúng cách khi tình huống xảy ra và khơng biết cách lưu giữ bằng
chứng. Khả năng nhận thức, hiểu biết các quy định của pháp luật, nhất là các quy
định về bảo vệ quyền của trẻ em; khả năng nhận thức, hiểu biết về sức khỏe giới
tính của tầng lớp thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế.
4. Một số đề xuất giải pháp
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp
nhân dân về xâm hại tình dục trẻ em và hậu quả của nó.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng phịng ngừa, ngăn chặn tội
phạm xâm hại tình dục, nhất là đối với nhóm đối tượng có nguy cơ trở thành nạn
nhân của tội phạm xâm hại tình dục. Qua đó sẽ giúp nâng cao nhận thức của từng
cá nhân để chủ động và có những kỹ năng cần thiết trong việc phòng tránh và ngăn
ngừa tội phạm xâm hại tình dục. Đây được coi là biện pháp chủ chốt trong việc bảo
vệ quyền trẻ em.

Tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật xóa bỏ định kiến về giới, về quyền
của phụ nữ và trẻ em để cha mẹ, người ni dưỡng trẻ, gia đình, cộng đồng dân cư,
trẻ em hiểu đúng, nhận thức đủ quyền của mình, mạnh dạn lên tiếng khi bị xâm
hại, biết cách phòng, ngừa tội phạm xâm hại trẻ em. Tuyên truyền về chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước đối về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em,
gắn liền với việc tun truyền thực hiện Chương trình phịng, chống tội phạm qua
đó nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp
nhân dân trong công tác phịng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Đà Nẵng cần nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về kết quả xử lý
các vụ án xâm hại trẻ em, thông tin về người bị hại để theo dõi, giúp đỡ kịp thời
những đối tượng này. Thơng qua các loại hình truyền thơng, website, mạng xã hội
8


biên soạn nhiều bài viết, nhiều câu chuyện cảnh giác để thơng báo về tình hình, thủ
đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em; tăng
cường biểu trưng, panơ, áp phích, tờ rơi, tờ gấp,... để mọi người dân biết, nâng cao
cảnh giác và phịng ngừa tội phạm có hiệu quả.
- Nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện các quy định của pháp luật, nhất là các
chế tài xử lý đối với những hành vi xâm hại tình dục.
Để cơng tác phịng, ngừa các hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi đạt
được hiệu quả cao thì trước hết cần sự nghiêm minh của pháp luật cũng như sự
tham gia mạnh mẽ của cả cộng đồng. Đà Nẵng cần có kế hoạch triển khai hiệu quả
Luật Trẻ em và có sự phân cơng rõ cho các đơn vị để góp phần thực hiện tốt hơn
nữa cơng tác phịng, chống xâm hại trẻ em. Đồng thời thành phố cần chú trọng
quan tâm tới nhóm trẻ có nguy cơ cao bị xâm hại, bạo hành ở nhóm trẻ tư thục; hạn
chế những vụ xâm hại, bạo hành gây bức xúc dư luận và đẩy mạnh cơng tác tun
truyền về phịng, chống xâm hại trẻ em.
Hậu quả của các tội phạm xâm hại tình dục đem đến cho các nạn nhân là rất
nặng nề, nhất là về tâm lý và tinh thần của họ. Chính vì vậy, việc xử phạt đối với

các hành vi vi phạm phải tương xứng và phù hợp, mới đủ sức răn đe và thể hiện
được tính nghiêm minh, trừng trị nghiêm khắc và thích đáng của pháp luật, qua đó
góp phần ngăn chặn loại tội phạm này xảy ra.
- Cần phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong phịng, ngừa
hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi.
Đối với gia đình, việc nâng cao nhận thức của cha mẹ đối với quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em là vô cùng quan trọng. Các
bậc cha mẹ phải nắm vững các quy định của pháp luật đối với vấn đề này để có
hướng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái phù hợp. Cha mẹ phải quan tâm sâu
sát đến con cái đang trong độ tuổi dậy thì, độ tuổi có nguy cơ cao trở thành nạn
nhân trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em. Cần có biện pháp bảo vệ con cái sau
khi các cháu bị xâm hại vì lúc này tâm lý của các cháu thường bất ổn, hoảng sợ.
Nếu cần thiết có thể đưa các cháu đến nơi sinh sống, học tập mới.
Đối với nhà trường, đưa bộ mơn giáo dục giới tính vào chương trình giảng
9


dạy ở mọi cấp độ để giúp các em học sinh có thể phân biệt được hành vi được phép
và hành vi bị cấm đối với cơ thể các cháu. Kết hợp giáo dục trí óc và giáo dục thể
chất cho trẻ em. Có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giáo dục học sinh.
Đối với xã hội, cần có biện pháp quản lý, giáo dục đối với những đối tượng
lang thang, khơng có nơi ở nhất định hoặc đối tượng di dân đến địa bàn vì đây là
những đối tượng dễ sa ngã hoặc/và rất khó quản lý khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Đồng thời phải có biện pháp quản lý việc sản xuất, phân phối, xuất khẩu, chuyển
giao, nhập khẩu, sở hữu có dụng ý, quảng cáo văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em và
nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế về công nghệ Internet.
- Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác trẻ em ở cấp cơ sở.
Thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác trẻ em ở cấp cơ
sở chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy việc nắm bắt thông tin, nắm bắt điều kiện
sinh sống của gia đình có trẻ nhỏ và việc thực hiện những quy định trong Luật Trẻ

em đang có những trở ngại nhất định. Do vậy, việc phát hiện kịp thời những trẻ em
có bị bạo lực bị xâm hại, bị bạo hành là khó. Khi bị xâm hại tình dục, nạn nhân và
gia đình phải trình báo ngay cho cơ quan Cơng an để được hỗ trợ tư vấn, giải quyết
kịp thời, tránh để lọt tội phạm. Các cơ quan chức năng cần chủ động xác minh,
nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; có kế
hoạch phịng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm
tiến, có tiền án, tiền sự, đặc biệt là các đối tượng có tiền án, tiền sự về xâm hại tình
dục trên địa bàn; vận động nhân dân tố giác kịp thời các hành vi xâm hại tình dục
trẻ em.
Tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho Công an cơ sở về phòng
ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, tội phạm trong
lứa tuổi chưa thành niên. Phối hợp Bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý, giáo
dục trẻ em làm trái pháp luật, xây dựng mơ hình “Phịng ngừa, trợ giúp người chưa
thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng”, “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em,
người chưa thành niên bị xâm hại tình dục”; thành lập các đồn liên ngành kiểm
tra, hướng dẫn cơng tác phịng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Đẩy mạnh phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
10


Phát động phong trào quần chúng phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh
với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em; giúp đỡ về mặt tâm sinh lý đối với những
trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội
nghị, hội thảo, tọa đàm ở các nhà trường, câu lạc bộ, nhà văn hóa, nơi cơng cộng
hoặc thơng qua các buổi họp tổ dân phố, cụm dân cư, sinh hoạt đội, chi đồn cơ sở
để thơng báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em, các mối nguy hiểm và các điều kiện, khả năng, hoàn cảnh dẫn đến trẻ em bị
xâm hại; các loại hành vi xâm hại; các dấu hiệu trẻ em bị xâm hại và trách nhiệm
về phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ rơi vào hoàn
cảnh bị xâm hại, thực hành kỹ năng ứng phó, tự phịng ngừa, chống lại các hành vi

xâm hại... qua đó nâng cao ý thức phịng ngừa, ý thức trách nhiệm trong quản lý,
giáo dục, chăm sóc con em mình nói riêng và trẻ em nói chung.
5. Kết luận
Như vậy, mặc dù Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong
cơng tác phịng, ngừa các hành vi xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi, tuy nhiên,
tình trạng xâm hại tình dục trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra,
để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe và tâm lý cho trẻ em. Chính vì vậy, Đà
Nẵng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phịng, ngừa xâm hại tình
dục tới mọi tầng lớp nhân dân; các cơ quan xây dựng, bảo vệ pháp luật cần hoàn
thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, điều tra, xử lý các hành
vi xâm hại tình dục trẻ em; phát huy vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội
trong đấu tranh phịng, ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Việc phịng, ngừa các tội
phạm xâm hại tình dục nhất thiết phải có sự chung tay góp sức của từng cá nhân
nói riêng và tồn xã hội nói chung, ngăn chặn và đẩy lùi được các hành vi xâm hại
tình dục trẻ em dưới 16 tuổi sẽ góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh hơn,
giàu đẹp hơn.
Tài liệu trích dẫn
Hồi Nam. 2017. “120 vụ xâm hại trẻ em ở Đà Nẵng chỉ là con số bề nổi”.
.
11


Linh Nhâm. 2018. “Cần chế tài “hạng nặng” đối với tội phạm xâm hại tình
dục trẻ em”. .
Cơng Tâm.2020. “Chung tay xây dựng thành phố Đà Nẵng an tồn, khơng
bạo lực với phụ nữ và trẻ em”. .
Trần Lê Lâm. 2019. “Giám sát việc thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em
tại Đà Nẵng”. .
Văn Thành Lê. 2017. “Bảo vệ trẻ em bằng luật”. .
Thanh Vân. 2019. “Phòng chống xâm hại trẻ em: Những khoảng trống từ gia

đình”. .

12



×