Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Lê Văn Thịnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.31 KB, 5 trang )

Lê Văn Thịnh
Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh trong đền thờ tại thôn xã Đông Cứu, Gia Lương, Hà Bắc.
Bài vị phía sau ghi: Lê Thái sư Đại vương
Lê Văn Thịnh (1038?-?) quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Gia Bình, ngày nay là thôn
Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ thủ khoa năm 1075 kỳ
thi Minh kinh bác học thời Lý Nhân Tông. Là người có tài năng, lại có công lao lớn nên
làm quan tới chức Thái sư, nhưng năm 1096, ông bị ghép vào tội mưu phản giết vua, nên
đã bị đi đầy. Hiện vẫn chưa xác định được ngày, tháng, năm sinh và mất của ông.
Lịch sử
Năm Canh Tuất 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở ngay kinh thành Thăng
Long. Nho học bắt đầu có địa vị trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước Đại Việt kể từ
đó. Đến năm 1075, vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127) cho mở khoa thi Nho học đầu tiên.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học
và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học.
Năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam (tên lộ của nhà Tống, sau chia làm
Quảng Nam Đông lộ, tức tỉnh Quảng Đông và Quảng Nam Tây lộ, tức khu tự trị Quảng
Tây ngày nay của Trung Quốc) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem
quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt để trả thù việc
Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã đem quân tấn công các châu Ung, Khâm, Liêm của nhà
Tống năm trước để phủ đầu mưu đồ xâm lược của nhà Tống. Trên sông Như Nguyệt, Lý
Thường Kiệt đem quân đánh tan được. Quách Quỳ lui quân, nhưng lại chiếm lấy châu
Quảng Nguyên (các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay)
Năm 1078: mùa xuân, tháng giêng, vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem biếu
nhà Tống 5 con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người
các châu ấy bị bắt đi. Năm 1079, nhà Tống đem Thuận Châu trả lại (tức là châu Quảng
Nguyên, nhà Tống đổi làm Thuận Châu), nhưng chưa trả những đất đai mà thổ dân dâng
cho nhà Tống. Tháng 6 năm 1084, khi đó là thị lang bộ Binh, Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh
Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Tuy binh lực nhà Tống đã bị Lý Thường
Kiệt đánh thua tan tác, song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do người Tống
xâm lược tại nơi biên thùy. Còn các đất đai do thổ dân nộp để thần phục nhà Tống là hai
động Vật Dương và Vật Ác, họ không chịu trả lại. Viện lý những đất ấy là của thổ dân


"tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm. Lê Văn Thịnh đã trả lời
sứ giả Tống là Thành Trạc:
Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy
thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm
của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy
trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua.
Đại diện cho Đại Việt, Lê Văn Thịnh đã trả lời một cách cứng cỏi, đầy đủ lập luận. Đối
với luật pháp nước nào cũng vậy, khi nhận một vật gì để canh giữ, nếu đem vật đó bán và
hủy bỏ đi, tất nhiên phải có tội. Trong trường hợp này, các thổ dân - chỉ là những người
được vua tin dùng, cho cai quản các châu quận ở nơi biên ải xa xôi. Việc tự tiện đem đất
đai dâng cho nhà Tống, để xin phần phục, xâm phạm vào lãnh thổ của Đại Việt cũng như
việc nhà Tống chiếm giữ đất ấy không thể là hợp pháp, minh bạch.
Luận cứ trên đây cho thấy nền pháp luật thời ấy đã có những bước tiến đáng kể, nên Lê
Văn Thịnh đã phân biệt rõ ràng các khái niệm mà ngày nay gọi là khế ước ủy nhiệm, ký
thác hay quyền sở hữu.
Nhà Tống cuối cùng phải trả lại 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:
Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim
Tạm dịch:
Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên
Năm 1085, Lê Văn Thịnh được vua Lý Nhân Tông cho làm Thái sư.
Năm 1096, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, vua Lý Nhân Tông tha tội chết, an trí ở
Thao Giang (tên trại thời Lý, thời Trần đổi là lộ, nay là vùng huyện Tam Thanh, Sông
Thao, tỉnh Phú Thọ). Theo Việt Nam Sử Lược, thì ông bị đày đến vùng Lương Giang
(Thanh Hóa).
Quan điểm
Thời phong kiến
Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Bấy giờ

[1]
vua ra hồ Dâm Đàm (hồ Tây ngày nay), ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá.
Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào
rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ
tái mặt, nói: "Việc nguy rồi!". Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ,
thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ
giết, đày lên trại đầu Thao Giang Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại
Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch.
Các sử gia cũng như nhiều nhà văn, nhà viết kịch sau này nhiều người không chịu tìm
hiểu kỹ nguyên nhân sâu xa nên ngay như Ngô Sĩ Liên đã từng viết: Kẻ làm tôi, phạm tội
giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng
đạo Phật. Cho đến gần đây, như Tào Mạt trong vở chèo bộ ba Bài ca giữ nước, còn xếp
Lê Văn Thịnh vào hàng ngũ các nhân vật phản diện.
Một giả thuyết ngày nay
• Năm 1071, nhà Lý đã có đạo luật định rõ khung hình phạt dành cho các tội Thập
ác, trong đó có tội mưu phản; như vậy hình phạt đã áp dụng rất không bình
thường khi Lê Văn Thịnh được tha tội chết. Cho dù có công lao lớn thế nào mà đã
phạm tội giết vua thì không thể thoát khỏi tội chết. Rõ ràng ở đây có một ẩn ý gì
đó không bình thường.
• Nếu chỉ là một người không có tài kinh bang - tế thế, lại có nguồn gốc thấp hèn
thì khả năng trở thành Thái sư là rất thấp. Chắc chắn ông phải có những việc làm
mà vua thấy được tài năng của ông. Cho dù sử sách chỉ nhắc đến sự kiện ngoại
giao với nhà Tống, nhưng việc này chưa đủ để có thể phong làm Thái sư, là một
trong những chức vụ quan trọng nhất của một đất nước.
• Thời kỳ trước đó nhà Tống có biến pháp, gọi là tân pháp do Vương An Thạch
đứng đầu nhằm cải cách các chế độ kinh tế-xã hội, quân sự. Các cải cách này chắc
chắn có ảnh hưởng tới Đại Việt, do mọi hình thức của các thể chế Đại Việt thời
đó đều mô phỏng theo thể chế của nhà Tống. Cải cách của Vương An Thạch thất
bại, phần nhiều là do các quan lại trong triều bị đụng chạm lợi ích thiết thân và
Vương An Thạch đã phải hưu trí bắt buộc. Có lẽ Lê Văn Thịnh khi đó là Thái sư

cũng đã muốn thực hiện những cải cách này tại Đại Việt và ông đã phải chịu kết
cục bi thảm hơn Vương An Thạch.
Dân gian
Con rắn thần bằng đá nguyên khối tương truyền gắn với huyền tích về Lê Văn Thịnh
Trong dân gian, người dân có quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhiều so với các
sử gia chính thống. Hàng năm đến ngày sự lệ, cả 5 thôn Đông, Lai, Nghiêm, Miễu và Lai
Lẻ trong xã Chi Nhị xưa đều rước Nghè để trình tế. Thành hoàng hay nghè Nhị Chi của
làng chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Tại thôn Bảo Tháp, trong đền thờ Lê Văn Thịnh có
một pho tượng kỳ lạ. Những người dân ở đây đã sửng sốt khi tìm thấy một pho tượng
bằng đá nguyên khối tạc hình một con rắn lớn (dạng rồng) trong tư thế "miệng cắn thân,
chân xé mình" đã chìm sâu trong lòng đất hàng trăm năm nay. Pho tượng toát lên nỗi đau
đớn, phẫn uất. Có lẽ nó chính là hiện thân của Lê Văn Thịnh, trạng khai khoa của nền
quốc học Việt Nam, đã chịu hàm oan trong vụ án hồ Dâm Đàm từ thời nhà Lý. Người
dân đã tạc pho tượng này để thể hiện nỗi oan khuất đó, và niên đại của pho tượng vào
khoảng thời nhà Hậu Lê.
Nghè Chi Nhị
Công trình thờ cúng ông được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, có quy mô lớn với đủ các
hạng mục Tiền tế, Tiền đường và Hậu đường. Các hạng mục trên đều được lát sàn gỗ. Do
nằm ở giữa hai con sông, hàng năm đều bị ngập nước, nên trải qua thời gian Nghè đã
phải trùng tu sửa chữa nhiều lần và vẫn được nhân dân địa phương bảo vệ chu đáo.
Ngày nay, Nghè Chi Nhị nằm ở trung tâm của thôn Bảo Tháp, mặt trước hướng nam nhìn
ra đê Lai, kiến trúc theo kiểu chữ Công, gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian 2 trái Hậu
đường, kết cấu vì theo kiểu chồng con tam kẻ trường, xà lòng. Nghệ thuật trang trí, điêu
khắc ở Nghè thể hiện trên các bộ vì, bức cốn, bẩy hiên. Những người thợ đã chạm nổi
hình trang trí theo mẫu thức truyền thống với các hình: Long, ly, quy, phượng, tùng, cúc,
trúc, mai rất phong phú, sinh động mang dấu ấn nghệ thuật thời nhà Nguyễn.
Trong Nghè hiện nay còn lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật phong phú như: 2 ngai thời,
tượng Thái sư Lê Văn Thịnh, bộ bát bửu, thần tích, 5 đạo sắc phong, đạo sớm nhất phong
năm 1853, đạo muộn nhất năm 1924 và hệ thống bia đá khắc dựng từ thời Nguyễn, đôi
câu đối, cuốn thư và nhiều đồ thờ bằng đồng, gỗ, gốm, sứ. Đó là những di sản văn hóa

quý của cha ông để lại, góp phần làm tăng thêm giá trị lịch sử và nghệ thuật cho di tích
này.
Trong số các địa phương ở Bắc Ninh có thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (Thập Đình và Đình
Tổ), chỉ có Nghè Chi Nhị bảo quản được tượng Lê Văn Thịnh. Pho tượng được tạc vào
thời Nguyễn, đặt trong khám thờ sơn son thếp vàng lộng lẫy ở phần trang trọng nhất nơi
Hậu cung của Nghè. Nghệ thuật tạc tượng, điêu khắc gỗ, sơn son thếp vàng rất điêu
luyện, lột tả được chân dung thư thái của vị quan Thái sư tài năng, đức độ-người đã có
công lao to lớn trong việc rèn dạy đấng quân vương thời niên thiếu, trong mặt trận ngoại
giao, kinh bang tế thế với vương triều nhà Tống để đòi lại lãnh thổ thời Lý.
Tượng thái sư Lê Văn Thịnh góp phần quan trọng cùng các di sản văn hóa khác ở Nghè
Chi Nhị và các đình, đền ở Bắc Ninh, giới thiệu phong phú hơn về danh nhân khoa bảng
này, đặc biệt là đối với Bảo tàng Bắc Ninh. Nghè Chi Nhị đã được UBND tỉnh xếp hạng
Di tích Lịch sử văn hóa năm 2004.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×