Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường lạc tại xã diễn thịnh, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.98 KB, 72 trang )

1

MỞ ĐẦU
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, sự nghiệp CNH- HĐH đất
nước đang được Đảng, Nhà nước, Nhân dân cùng nhau góp sức hồn thành. Sau hơn
20 năm đổi mới với những nổ lực cố gắng, nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
thiếu lương thực đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới.
Và là một trong những nước có mặt hàng nơng sản có tiếng trên thế giới như cà phê,
chè, tiêu, thủy sản….
Trong những năm gần đây, ngồi những nơng sản đã có chổ đứng trên thị
trường nơng sản thế giới, nước ta cịn chú trọng phát triển các sản phẩm khác có lợi thế
và có giá trị xuất khẩu trong đó có cây lạc.
Lạc là cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây thương phẩm có dầu quan trọng. Hạt lạc
có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng prơtêin 20 - 25%, gluxit 14%, lipít 40 – 60%.
Ngồi ra lạc cịn chứa nhiều vitamin B1, B2, E, F, PP,…và các axit béo chưa no có lợi
cho sức khỏe nên nó là ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến thực phẩm, là cây
thương phẩm có giá trị xuất khẩu của nước ta.
Lạc được trồng ở nhiều vùng trong cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam và được
trồng nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Nam Định,…
Từ lâu, Nghệ An được mệnh danh là “đất lạc”. Lạc Nghệ An có năng suất, chất
lượng và có giá trị hàng hóa cao hơn so với các vùng khác. Ở Nghệ An lạc được trồng
chủ yếu ở Thanh Chương, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu và nhiều nhất ở Diễn Châu.Theo
thống kê của phịng Nơng Nghiệp huyện, hàng năm diện tích, sản lượng, năng suất lạc
Diễn Châu luôn đứng đầu tỉnh: năm 2008 sản lượng lạc của cả tỉnh là 48000 tấn thì
Diễn Châu có 10.610 tấn (22%), năng suất đạt 25tạ/ha.
Diễn Thịnh là một xã đồng bằng ven biển chuyên trồng màu của huyện Diễn
Châu với cây lạc là cây trồng chủ lực. Ở đây, người dân có truyền thống và kinh
nghiệm trồng lạc lâu năm, là địa phương luôn đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ KHKT
vào sản xuất, nhờ vậy trong những năm qua xã ln là địa phương có năng suất, sản
lượng lớn của huyện: Năm 2007 sản lượng 1.415,2 tấn(14,98%) năng suất 32,8 tạ/ha.
Năm 2008 sản lượng 1.441 tấn (15,2%), năng suất 33 tạ/ha.


( phòng thống kê xã Diễn Thịnh).


2

Hơn nữa, xã còn là trung tâm thu mua, chế biến và bn bán lạc lớn của huyện.
Xã có 2000 hộ thì có 1500 hộ làm nghề hàng xáo, bn bán, xuất khẩu lạc.Nhưng hoạt
động kinh doanh tiêu thụ lạc diễn ra manh mún, hiệu quả không cao. Đây vừa là lợi
thế, vừa là khó khăn của địa phương trong việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Trong 3 năm trở lại đây (2007 – 2009) giá cả luôn biến động, thị trường lạc liên tục
rớt giá. Đặc biệt năm 2008 giá lạc biến động không theo quy luật như những năm
trước .Người sản xuất là người tạo ra sản phẩm nhưng giá trị mà họ thu được chỉ là
một phần rất nhỏ của sản phẩm. Vậy phần giá trị cịn lại ở đâu? Sản xuất mà khơng
quan tâm đến thị trường liệu có thể tồn tại và phát triển bền vững được không?.Thực
trạng sản xuất lạc trên địa bàn trong những năm qua thế nào?
Với ý nghĩa đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng sản xuất và
thị trƣờng lạc trên địa bàn xã Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: (i) Đánh giá thực trạng sản xuất lạc tại
địa bàn nghiên cứu; (ii) Phân tích thực trạng của chuỗi thị trường lạc tại xã Diễn Thịnh
- Diễn Châu - Nghệ An. (iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản
xuất, cải thiện chuỗi thị trường sản phẩm lạc ở xã Diễn Thịnh nói riêng và Diễn Châu
nói chung.
2. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
+) Đối tượng nghiên cứu
- Để tiến hành tìm hiểu về chuỗi thị trường tiêu thụ lạc trên điạ bàn xã Diễn
Thịnh - Diễn Châu - Nghệ An chúng tôi chọn đối tượng là các hộ sản xuất lạc, hộ sản
xuất và làm nghề hàng xáo lạc (người thu gom), các tư thương, doanh nghiệp tư nhân
và công ty xuất nhập khẩu tham gia vào hoạt động tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Diễn
Thịnh

+) Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất lạc và hoạt động
của chuỗi thị trường lạc trên địa bàn xã Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An
từ 2007 – 4/2009.


3

+) Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất lạc ở Diễn Thịnh: Tìm hiểu về diện tích canh tác, năng
suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lạc của
địa phương.
- Phân tích chuỗi thị trường tiêu thụ lạc tại địa bàn nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thục tiễn của đề tài
+) Ý nghĩa khoa học: Đánh giá hoạt động sản xuất, tiêu thụ lạc trên địa bàn
nghiên cứu từ 2007 – 4/2009. Góp phần vào những nghiên cứu về sản xuất, thị trường
lạc ở địa phương.
+)Ý nghĩa thực tiễn: Từ việc nghiên cứu chuỗi thị trường sản phẩm lạc trên địa
bàn nghiên cứu để đánh giá hoạt động sản xuất, tiêu thụ lạc của địa phương trong thời
gian qua. Biết được thực trạng của hoạt động sản xuất, tiêu thụ lạc trên địa bàn nghiên
cứu, những thuận lợi, khó khăn, những nguyên nhân, tồn tại,và đưa ra một số giải pháp
thúc đẩy nghề trồng và tiêu thụ lạc ở địa phương hơn nữa.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cung và cầu

1.1.1.1. Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định [4].
Hay cung là số lượng mà người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn sàng và có
thể cung cấp.
Cũng như cầu cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵn sàng bán
hoặc dịch vụ của người bán. Người sản xuất có hàng bán nhưng khơng muốn bán vì
giá rẻ thì khơng có cung và cầu khơng được thõa mãn. Ngồi ra, khi nói đến cung về
hàng hóa hoặc bất kỳ dịch vụ nào chúng ta cũng phải lưu ý đến bối cảnh không gian và
thời gian cụ thể vì các yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến cung [4].
Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng
bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Do đó ta thấy cung là tồn bộ mối
quan hệ giữa lượng cung và giá.
1.1.1.2. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cung nơng sản hàng hóa
* Đặc điểm
Nơng sản hàng hóa được sản xuất từ ngành nơng nghiệp do vậy cung nơng sản hàng
hóa có những đặc điểm khác biệt so với các ngành khác.Cụ thể:
Cung nơng sản hàng hóa khơng thể đáp ứng tức thời (thường cung chậm hay cung
muộn). Điều này trong thực tiễn thường xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về
một nơng sản hàng hóa nào đó thì các nhà sản xuất khơng thể đáp ứng ngay vì cịn
phải trải qua một quá trình sản xuất với chu kỳ tự nhiên của sinh vật. Ngược lại, khi thị
trường không có nhu cầu về một nơng sản nào đó thì các nhà sản xuất cũng không thể
kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng là cung - cầu
nơng sản hàng hóa thường khơng gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả
thường xuyên trên thị trường.


5

Cung nơng sản hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Nơng sản

hàng hóa trước hết là sản phẩm của tự nhiên chịu chi phối rất nhiều của các quy luật tự
nhiên khách quan. Chẳng hạn con người phải cần rất nhiều thời gian để tạo ra được
một giống cây trồng, gia súc mới có năng suất và chất lượng mới. Ngược lại, các
ngành nông nghiệp và dịch vụ, việc tạo ra sản phẩm mới với số lượng và chất lượng
mới được diễn ra thường xuyên với quy mô và tốc độ ngày càng lớn.
Sự thay đổi về cung đối với một nơng sản hàng hóa cụ thể là rất khó xác định chính
xác. Điều này là do sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên quy mô rộng lớn lại rất
phân tán nhỏ lẻ ở nhiều vùng, nhiều khu vực, thậm chí nhiều quốc gia. Hơn nữa, kết
quả sản xuất phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu; phụ thuộc vào tâm lí và
các quyết định của từng nhà sản xuất, … Vì vậy, khi quyết sản xuất sản phẩm nào đó,
các cơ sở sản xuất kinh doanh nơng nghiệp rất khó dự đốn được lượng cung của sản
phẩm đó đưa ra thị trường của mọi cơ sở sản xuất.
Cung nông sản hàng hóa có tính thời vụ, ít đàn hồi so với giá; cung loại sản phẩm
này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp và đặc điểm của tiêu dùng quyết định. Điều đó cũng gây khơng ít
khó khăn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp [5]
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hóa
Khối lượng hàng hóa nơng sản cung cấp trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Trong đó có các yếu tố:
Điều kiện tự nhiên: sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu
thời tiết. Sự khan hiếm các loại nông sản thường xuất hiện vào lúc giáp vụ, cuối vụ.
Trái lại vào lúc chính vụ sản phẩm lại cung cấp dư thừa. Những năm thời tiết thuận lợi
thì sản phẩm cung cấp nhiều. Ngược lại những năm thiên tai, dịch bệnh thì lượng cung
bị thu hẹp đáng kể. Chính điều này gây nên những bất cập cho cả sản xuất và tiêu thụ.
Trình độ khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Quy mơ
các nguồn lực sản xuất, trình độ chun mơn hóa, trình độ thâm canh mức độ ứng
dụng các tiến bộ KHKT của các vùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh nơng nghiệp, có
ảnh hưởng trực tiếp đến cung nơng sản hàng hóa.



6

Các chính sách, sự hỗ trợ và khuyến khích của Chính phủ; các cơ sở hạ tầng; các
quan hệ hợp tác giữa cá tác nhân tham gia vào dây chuyền Marketing nông nghiệp.
Sức mua của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh đối với người sản xuất và các
trung gian. Mức độ cạnh tranh trên thị trường và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm nơng nghiệp [5].
1.1.1.3. Khái niệm cầu
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở các mứ giá khác nhau trong một thời gian nhất định [4].
Như vậy, khi nói đến cầu chúng ta phải lưu ý đến hai yếu tố cơ bản là khả năng
mua và ý muốn sẵn sàng mua hàng hóa hoạc dịch vụ có thể đó.
Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và
có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho. Cầu thị
trường là tổng hợp của các cầu cá nhân [4].
Cầu về nông sản là số lượng nơng sản hàng hóa mà người mua muốn mua ở mỗi
mức giá chấp nhận được. Nhu cầu về một nơng sản hàng hóa trên thị trường là tổng
nhu cầu của tất cả người mua về nông sản hàng hóa đó trên thị trường ở mức giá đó.
Khi nói đến lượng nơng phẩm cầu cần phải lưu ý hai đặc điểm sau:
Một là: Lượng nông sản mà người mua muốn mua với giá xác định. Hai là: Nhu
cầu không phải là số lượng cụ thể mà phải là sự mơ tả tồn diện về số lượng nơng
phẩm hàng hóa mà người mua có thể mua ở mỗi mức giá khác nhau ở tất cả các mức
giá có thể đặt ra [6].
1.1.1.4. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nơng sản hàng hóa
* Đặc điểm
- Cầu nơng sản hàng hóa gắn liền với đời sống vật chất của con người, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Cầu nơng sản hàng hóa rất đa dạng, có tính liên tục và thay đổi theo thời gian,
tính đa dạng của cầu và cơ cấu của cầu nơng sản hàng hóa phụ thuộc vào tính đa dạng
nhu cầu của người tiêu dùng. Con người ln có nhu cầu về ăn nhưng nhu cầu dinh



7

dưỡng lại ln khác nhau, chính điều đó làm cho tính đa dạng trong nhu cầu và cơ cấu
nhu cầu.
- Cầu nơng sản hàng hóa có thể thay thế cho nhau. Tính thay thế thường rõ rệt
hơn các sản phẩm khác, người ta không thể thay thế ti vi cho tủ lạnh nhưng có thể thay
thế thịt bị bằng thịt lợn hoặc thực phẩm khác cho nhu cầu ăn uống.
- Cầu nơng sản hàng hóa thay đổi theo thời vụ [5]
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hóa
- Cầu nơng sản hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết cầu
phụ thuộc nhiều vào đặc điểm về giới tính,tâm lí tuổi tác và các đặc tính khác thuộc
văn hóa xã hội của con người.
- Cầu phụ thuộc vào thu nhập, vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
Thu nhập càng cao cầu càng đa dạng và chất lượng cầu càng cao.
- Cầu phụ thuộc vào tập quán, phong tục, thói quen tiêu dùng của các nhóm
khách hàng. Các phong tục, tập qn, tơn giáo có tác dụng quy định hành vi tiêu dùng
của khách hàng.
- Cầu phụ thuộc vào giá, giá thấp thì nhu cầu tăng và ngược lại [5]
- Chính vì các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến cung - cầu nơng sản hàng
hóa mà các nhà hoạt động Marketing cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của từng loại thị
trường mục tiêu để có các biện pháp tiếp cận và cung ứng sản phẩm phù hợp nhất.
Mối quan hệ của cung - cầu và các yếu tố ảnh hưởng được biểu diễn ở hình sau:


8

Giá
Chí phí SX

Thu nhập

Điều kiện
Thời tiết

Cơ sở
hạ tầng

Sở thích

Cung
Số lượng mà ngườii sản
xuất và các trung gian thị
trường có thể và sẵn sàng
cung cấp ở các mức giá
khác nhau

Cầu
Số lượng mà
người mua sẵn
sàng và có thể
mua với các mức
giá khác nhau

?

Chât lượng

?


Hình 1.1.Mối quan hệ giữa cung và cầu
1.1.2. Thị trường và chuỗi thị truờng
1.1.2.1. Khái niệm thị trường
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường, ta có thể gặp một số khái niệm
phổ biến sau:
Theo quan điểm của kinh tế vĩ mô thị trường là nơi chứa đựng tổng cung và
tổng cầu. Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua người bán có
hoạt động trao đổi với nhau các hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cho
nhau. Theo quan điểm Marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và
sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó [5].
Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn q trình mà nhờ đó các quyết định của các
hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của các doanh
nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định công nhân về làm việc
theo bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá cả.


9

Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thơng qua đó người bán và người mua
tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa dịch vụ.
Thị trường là một một khn khổ vơ hình, trong đó người này tiếp xúc với người
kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và đó họ cùng xác định giá và số lượng trao
đổi.
Qua những khái niệm trên ta thấy trong một số trường hợp người mua và người bán
có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng tiêu dùng:
quần áo, rau quả,… Trong nhiều trường hợp khác các công việc giao dịch diễn ra qua
điện thoại, vô tuyến hoặc các phương tiện từ xa khác như trong thị trường chứng
khoán. Những điểm chung nhất đối với các thành viên tham gia thị trường là họ đều
tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán muốn tối đa hóa sự thõa mãn lợi ích
thu được từ sản phẩm họ mua.Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và

người mua xác định giá của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể đồng thời xác định cả
số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc
phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Đây chính là nguyên tắc hoạt
động của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của thị trường rất phức tạp,
phụ thuộc vào số lượng, quy mô, sức mạnh thị trường của những người bán và người
mua [4].
1.1.2.2. Chức năng của thị trường
+) Chức năng thừa nhận: Trách nhiệm của các doanh nghiệp là phải nghiên cứu
thị trường để cho ra đời các nhận hay khơng. Nói cách khác sản phẩm, dịch vụ được
thị trường thừa nhận là điều kiện để chúng thực hiện được giá trị của mình. Thị trường
Thừa nhận các nội dung sau:
- Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hóa.
Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thị trường thừa nhận giá cả.
- Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi đối với một loại hàng hóa hay
dịch vụ cụ thể nào đó.


10

+) Chức năng thực hiện: Thông qua chức năng này hàng hóa và dịch vụ sẽ hồn
thành q trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
- Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường.
Thơng qua q trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành
giá cả, cơ sở để thanh tốn và điều kiện để thõa mãn nhu cầu.
- Kết thúc một quá trình mua bán, chức năng thực hiện của thị trường đã được
hồn hành.
+) Chức năng kích thích: Lợi nhuận là mục đích cao nhất của q trình sản
xuất. Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thơng qua hoạt động của thị trường, vì vậy
thị trường vừa là mơi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp - sự điều tiết và kích thích sản xuất thể hiện ở các
khía cạnh:
- Dựa vào nhu cầu các loại sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, các doanh
nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, từ sản
phẩm này sang sản phẩm khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
- Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu bắt buộc các doanh nghiệp
phải thay đổi phương hướng kinh doanh cho phù hợp hơn.
- Thị trường sẽ tạo ra động lực cạnh tranh, những doanh nghiệp mạnh sẽ phải
phát huy lợi thế của mình để phát triển, các doanh nghiệp yếu sẽ phải tìm cách đổi
mới, vươn lên để tồn tại nếu khơng muốn phá sản.
- Thị trường có vai trị quan trọng trong điều tiết cung - cầu thông qua hệ thống
giá cả. Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tính tốn các nguồn lực, tiết kiệm chi phí để có
mức giá phù hợp.
+) Chức năng thông tin: Thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thơng tin đa
chiều. Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương
tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh
giá và truyền đi những thơng tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phụ trách lĩnh
vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch
Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing. Chức năng này bao gồm:


11

- Tổ chức hệ thống phương tiện thông tin phù hợp với điều kiện thị trường và
năng lực của doanh nghiệp.
- Tổ chức thu thập thông tin.
- Tổ chức phân tích thơng tin đã thu thập được.
- Đánh giá kết quả thơng tin và truyền thơng [5].
1.1.2.3.Các loại chợ
Có nhiều loại chợ khác nhau. Sau đây là 3 loại chợ có liên quan nhất tới các sản phẩm

nơng nghiệp:
*Chợ đầu mối
Đây là nơi nông dân và người buôn bán nhỏ ở địa phương bán sản phẩm của
mình trước khi các sản phẩm đó được đem tới chợ bán bn. Chợ đầu mối đóng một
vai trị quan trọng bởi thương nhân có thể mua sản phẩm của nơng dân ở một vài địa
điểm chứ không phải đến từng nông trại hoặc từng nhà của người sản xuất. Ở một số
nơi, chất lượng đường rất kém, xe tải không thể đến tận thôn được, nhất là vào mùa
mưa.
Chợ đầu mối tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Trong một số trường hợp, nó
có thể là một khu vực nhỏ nơi thương nhân và nông dân tụ họp trong một vài giờ và
theo định kỳ hoặc không theo định kỳ. Trong một số trường hợp khác, chợ đầu mối có
thể là chợ phiên họp hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Chợ đầu mối thường phân bố tại
khu vực nông thôn. Tuy nhiên, chợ đầu mối thường xuyên lại thường nằm ở các thị
trấn gần khu vực canh tác của người dân. Trong trường hợp này, chợ đầu mối cũng có
chức năng của chợ bán bn địa phương và thậm chí có chức năng của chợ bán lẻ.
* Chợ bán buôn
Chợ bán buôn là nơi cung cấp hàng cho người bán lẻ và các nhà kinh doanh.
Người nơng dân cũng có thể tự đưa sản phẩm của mình tới chợ bán bn. Tuy nhiên,
người cung cấp hàng chủ yếu thường là thương nhân. Những thương nhân này mua
hàng từ nông dân hoặc từ những người buôn bán nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp,
người bán buôn tại chợ này sẽ mua các sản phẩm nông nghiệp để bán cho người bán lẻ


12

hoặc người bán buôn ở chợ khác. Chợ bán buôn thường phân bố ở thị trấn và thành
phố.
Chợ bán buôn có ít nhất ba chức năng quan trọng. Trước hết, nơng dân và
thương nhân có thể đưa sản phẩm của mình tới một địa điểm. Thứ hai, người bán lẻ có
thể mua một lượng lớn sản phẩm từ một địa điểm. Cuối cùng, việc buôn bán một

lượng hàng lớn tại một địa điểm sẽ khiến việc định giá của sản phẩm phù hợp với các
điều kiện cung và cầu. Nếu từng thương nhân bán hàng cho từng người bán lẻ thì giá
cả của cùng một hàng hóa sẽ rất khác nhau trong cùng một thị trấn hay một thành phố.
* Chợ bán lẻ
Đây là nơi cung cấp hàng cho người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh nhỏ
(nhà hàng, người bán dong). Các cơ sở kinh doanh lớn thường mua hàng từ các chợ
bán buôn hoặc trực tiếp từ nơng dân. Chợ bán lẻ có thể thấy ở vùng nơng thơn cũng
như thành thị. Tại rất nhiều thơn có chợ bán lẻ. Những chợ bán lẻ này có thể họp hàng
ngày hoặc vào một/vài ngày cố định trong tuần.
Các chợ bán lẻ thông thường chỉ bán một lượng hàng nhỏ tới người tiêu dùng
bởi người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn khác nhau để mua hàng. Họ có thể mua từ
các cửa hàng bán lẻ hoặc các siêu thị, cũng như từ các thương nhân hoặc chủ hãng
kinh doanh hàng bằng xe tải, xe đạp hoặc quầy bán hàng rong.
1.1.2.4. Các thành viên tham gia thị trường và Người trung gian
Những ai tham gia vào quá trình marketing của một sản phẩm, bao gồm cả
người sản xuất và người tiêu dùng, đều được gọi là các thành viên tham gia thị trường.
Người trung gian là những người chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất (nông trại) đến
người tiêu dùng cuối cùng. Họ nối kết người sản xuất với người tiêu dùng. Dưới đây
là đặc điểm của một số người trung gian thị trường quan trọng nhất ở Việt Nam:
* Người thu mua lưu động
Đây là những thương nhân nhỏ, rất lưu động và thường tới các làng quê hay
chợ nông thôn. Họ mua hàng từ những hộ nông dân nhỏ, lẻ và bán cho người bán
buôn hoặc người bán lẻ tại địa bàn hoạt động của mình và đôi khi tại khu vực lân cận.
Những người thu mua này hiếm khi bảo quản hàng hóa dài hơn vài ngày. Họ là những


13

thương nhân rất cơ hội và đa dạng. Trong nhiều trường hợp họ kinh doanh cùng lúc
nhiều mặt hàng nông sản khác nhau. Sự tham gia của họ vào marketing trong nơng

nghiệp thường mang tính mùa vụ. Họ có thể tham gia vào các hoạt động canh tác hoặc
các hoạt động khác. Nguồn vốn của những người thu mua lưu động hạn chế, số lượng
hàng buôn bán trong một thời điểm không lớn. Họ sử dụng nhiều phương tiện vận
chuyển đơn giản như xe máy hoặc xe đạp
* Thương nhân đầu mối
Đôi khi những người này được gọi là người bán buôn sơ cấp. Họ thường mua
hàng từ nông dân và của người thu mua lưu động rồi bán cho những người bán bn
thứ cấp. Chức năng chính của họ là thu thập hàng và bán cho những thương nhân lớn
khơng có thời gian mua hàng từ người sản xuất và thu mua đơn lẻ. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, họ cũng có thể cung cấp hàng cho những người bán buôn địa
phương. Những thương nhân đầu mối thường phân bố ở chợ nơng thơn hoặc thị trấn.
Họ có thể sở hữu hoặc thuê các phương tiện vận chuyển bằng ơ tơ và các cơ sở vật
chất có quy mơ nhỏ để lưu hàng hóa.
* Người bán bn
Những người bán bn có quy mơ hoạt động khác nhau, tuy nhiên buôn bán
một số lượng hàng lớn hơn người thu mua và thương nhân đầu mối và thường thực
hiện chức năng lưu kho. Họ thường có hoặc th xe ơ tơ có trọng lượng trung bình
hoặc lớn để vận chuyển nơng sản và có hoặc th cơ sở lớn hoặc trung bình để lưu
hàng đề phịng trường hợp tăng giá. Những thương nhân này cung cấp hàng chủ yếu
cho các đầu mối bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Đôi khi họ mua hàng từ nông dân và
người thu mua nhưng nguồn cung cấp hàng chủ yếu vẫn là thương nhân đầu mối và
những người bán buôn khác. Những người bán buôn thường bán hàng cho những
người bán buôn khác và người bán lẻ.
* Người bán lẻ
Vai trị chính của người bán lẻ là phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng. Họ
mua sản phẩm và cung cấp cho người tiêu dùng bằng các hình thức và tại những thời
điểm thuận lợi. Những người bán lẻ rất khác nhau về quy mơ và hình thức hoạt động.


14


Hệ thống các siêu thị là các công ty bán lẻ lớn và bán nhiều loại nông sản khác nhau.
Ngược lại, những cửa hàng ở các thôn bản, thị trấn hoặc thành phố thường bán ít hàng
hơn và khơng có kho chứa hàng lớn. Những người bán hàng rong và bán hàng trên hè
phố thậm chí cịn bán một lượng hàng nhỏ hơn rất nhiều. Một số người bán lẻ chuyên
bán một vài loại sản phẩm cụ thể trong khi một số người khác có các mặt hàng rất đa
dạng.
* Cơ sở chế biến
Cơ sở chế biến là những cá nhân hoặc công ty tham gia vào sự biến đổi các
ngành hàng nơng nghiệp, ví dụ như nhà máy xay xát gạo và nhà máy tinh bột sắn. Cơ
sở chế biến có thể là một doanh nghiệp hộ gia đình nhỏ hoặc một cơng ty lớn. Các cơ
sở này có thể áp dụng các phương pháp truyền thống, tốn nhiều công lao động và phân
bố ở nông thôn hoặc thành thị. Những cơ sở sản xuất lớn thường có kho lớn chứa
nguyên liệu thô nhằm đảm bảo hoạt động chế biến liên tục và tận dụng tối đa các trang
thiết bị trong thời kỳ trái vụ.
1.1.2.5. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc thu thập, tổng hợp và phân tích thơng tin, dữ liệu
về hệ thống marketing. Thị trường ln ln thay đổi và phát triển, vì vậy, các hoạt
động nghiên cứu thị trường cần được thực hiện một cách thường xuyên. Cuốn sách
hướng dẫn này tập trung vào đánh giá nhanh về thị trường các nông sản. Đánh giá
nhanh thị trường là một trong những công cụ nghiên cứu thị trường hiệu quả và được
sử dụng rộng rãi nhất [17].
Nghiên cứu thị trường có hai mục đích chính. Mục đích thứ nhất là giúp các thành
viên thị trường (nông dân, doanh nghiệp, cơ sở chế biến) hiểu hiện trạng thị trường và
thích ứng chiến lược sản xuất và marketing nhằm cải thiện vị trí của họ trên thị trường. Để
đạt được điều này, những hiểu biết về nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh là rất
cần thiết. Các thành viên tham gia thị trường thường tự thực hiện hoặc thuê các công ty tư
vấn đặc biệt thực hiện loại nghiên cứu có mục đích này. Cán bộ khuyến nông lâm hoặc
các tổ chức phát triển làm việc với nơng dân nghèo cũng có thể thực hiện loại nghiên cứu
này nhằm giúp nhà sản xuất tăng cường tiếp cận thị trường.



15

Ngồi ra, nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành để hướng các can thiệp
vào mục tiêu cải tiến sự hiệu quả của các hệ thống marketing và tạo lợi ích cho các
thành viên tham gia khác nhau. Loại nghiên cứu này có thể được thực hiện bởi nhiều
cơ quan/tổ chức bao gồm cả nhà tài trợ, các bộ ngành của chính phủ, các cục vụ thuộc
các bộ, các tổ chức phi chính phủ và các dự án phát triển. Trọng tâm của các hoạt động
nghiên cứu thị trường có mục đích này phụ thuộc vào mục tiêu và chức năng nhiệm vụ
của các đơn vị/tổ chức. Tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu thị trường đó đều phải
nhấn mạnh việc tìm hiểu các cản trở, khó khăn cũng như các cơ hội cho can thiệp.
1.1.2.6. Khái niệm chuỗi thị trường
Chuỗi thị trường là thuật ngữ dùng để mô tả nhiều kênh thị trường thơng qua đó một
sản phẩm hoặc dịch vụ được chuyển tới người tiêu dùng.Nông sản có xu hướng được
trao tay vài lần qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi tiêu thụ [17]
1.1.3. Kênh phân phối và các loại kênh phân phối
a) Cấu trúc kênh phân phối
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào kênh phân phối với những cách thức liên kết
khác nhau hình thành nên những cấu trúc kênh khác nhau. Cấu trúc kênh phân phối
được xác định qua chiều dài và bề rộng của hệ thống kênh.
Chiều dài của kênh phân phối được xác định bởi số cấp độ trung gian trong kênh.
Trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thường có 4 kênh với các cấp độ trung gian
khác nhau.
Bề rộng của kênh đó là sự bao phủ thị trường của các kênh phân phối, nó được biểu
hiện số lượng trung gian ở mỗi cấp độ trong kênh phân phối. Số lượng trung gian
nhiều hay ít phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức phân phối. Thường có 3 phương
thức phân phối cơ bản:
- Phương thức phân phối rộng rãi: Thường có số lượng trung gian nhiều, trong
trường hợp này doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm tới càng nhiều người bán lẻ càng

tốt, thực hiện chiến lược bao phủ thị trường.
- Phương thức phân phối độc quyền là phương thức phân phối ngược với phân phối
rộng rãi, trên mỗi khu vực thị trường chỉ chọn một trung gian duy nhất. Phương thức


16

phân phối này thường áp dụng cho loại hàng độc quyền, phương thức này người sản
xuất mong muốn người bán tích cực hơn, đồng thời kiểm sốt dễ dàng thay đổi với
người trung gian.
- Phương thức phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối trung gian và phân phối độc
quyền có nghĩa là nhà sản xuất chỉ chọn một số trung gian tiêu biểu trong mỗi cấp độ
kênh phân phối ở từng khu vực thị trường, tạo ra các kênh phân phối có chất lượng và
hiệu quả.
b) Các loại kênh phân phối
Kênh phân phối bao gồm nhiều thành viên tham gia, các thành viên thực hiện
các kiểu liên kết khác nhau tạo ra các cấp độ kênh khác nhau. Các thành viên này hoạt
động độc lập với nhau với mục đích tối đa hố lợi nhuận của mình, cho dù hoạt động
này có thể là giảm lợi nhuận của các bộ phận khác trong hệ thống kênh. Không một
thành viên nào có thể kiểm sốt hành vi của các bộ phận khác cũng như khơng có ràng
buộc nào về vai trò, trách nhiệm trong việc xử lý các tranh chấp trong q trình phân
phối. Mơ hình kênh phân phối này cho ở hình sau:

Nơng dân

Kênh trực tiếp

Kênh bán lẻ

Khách hàng


Người bán lẻ

Kênh bán buôn
Người bán buôn

Người bán lẻ

Trung gian phân phối
Hình 1.2. Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng


17

Trong hệ thống kênh phân phối ở sơ đồ trên có mấy điểm đáng chú ý:
+ Một là: Tuỳ theo trình độ chun mơn hố, quy mơ sản xuất và mức độ gắn
kết với thị trường mà các kênh phân phối được tổ chức dài hay ngắn. Các kênh kênh
ngắn, chủ yếu hoạt động ở thị trường nông thôn. Các kênh khác dài hơn thường đáp
ứng cho người tiêu dùng thành phố. Đối với các kênh phục vụ xuất khẩu thường được
tổ chức dài hơn mới đến được tay người tiêu dùng nước ngoài.
+ Hai là: Ngoài kênh trực tiếp thì các kênh cịn lại đều phải trải qua nhiều trung
gian, trung gian đầu tiên là người thu gom hoặc người chế biến nhưng có chức năng
thu mua. Đặc trưng này là do sản phẩm nông nghiệp thường sản xuất nhỏ lẻ phân tán,
đặc biệt đối với những nước sản xuất nông nghiệp chưa phát triển mạnh như nước ta.
+ Ba là: Người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng không
phải là chủ kênh phân phối nên họ thường chỉ quan tâm tới tác nhân trung gian đầu
tiên trực tiếp quan hệ với họ. Họ đòi hỏi những người trung gian quan hệ phải là
những người kinh doanh mua bán rõ ràng, mua hàng nhiều, lấy hàng nhanh, đúng hẹn,
giá cả công khai, thanh tốn sịng phẳng, có sự hỗ trợ về cơng nghệ và tài chính.
Ngày nay, với phương thức liên kết, thơng qua ký kết các hợp đồng trách nhiệm

giữa nhà khoa học - nhà nông - doanh nghiệp - các nhà phân phối và có vai trị của
Nhà nước đang thực sự có vai trị to lớn trong giải quyết vấn đề phân phối sản phẩm
nông nghiệp đến tay người tiêu dùng hiệu quả đảm bảo giải quyết lợi ích hài hồ của
mọi thành viên trong kênh.
1.1.4.Những đặc điểm chính của thị trường nông nghiệp Việt Nam
Cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, thị trường nông nghiệp ở Việt
Nam rất khác biệt so với thị trường của dịch vụ và sản phẩm công nghiệp do đặc trưng
của sản xuất nông nghiệp và những đặc điểm riêng của các sản phẩm nông nghiệp.
Những ai tham gia vào đánh giá thị trường trong nông nghiệp cần hiểu rõ về các đặc
trưng này [17]
1.1.4.1. Giá cả dễ biến động trong thời gian ngắn
Giá của các nơng sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vịng một tuần
và thậm chí một ngày. Sự biến đổi giá nhanh chóng thường do sự phối hơp kém giữa


18

cung và cầu. Những thất bại trong điều phối có thể có tác động mạnh tới giá của các
mặt hàng dễ hỏng như hoa quả và rau, sắn và cá tươi. Những nông sản này không thể
bảo quản lâu và phải bán đi nhanh chóng. Do đó, giá của những nơng sản đó có xu
hướng giảm nhiều vào cuối thời điểm bn bán hoặc khi có một lượng hàng lớn đột
ngột xâm nhập làm cung vượt quá cầu thị trường.
1.1.4.2. Tính mùa vụ
Nguồn cung của thị trường nơng nghiệp thường chỉ tập trung vào vụ thu hoạch
và tiếp sau vụ thu hoạch từ một đến hai tháng khiến cho giá của sản phẩm trong giai
đoạn này thấp và sau đó tăng lên đáng kể cho tới vụ thu hoạch tiếp theo. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng tính mùa vụ của nguồn cung là khác nhau đối với các nông sản khác
nhau. Nhiếu yếu tố/biện pháp có thể đóng góp vào việc ổn định nguồn cung, từ đó có
thể làm giảm tính mùa vụ. Kéo dài và tạo ra nhiều vụ thu hoạch, đa dạng lịch thu
hoạch trong phạm vi cả nước, nhập khẩu từ nước ngoài trong thời điểm trái vụ và lưu

kho là những yếu tố/biện pháp quan trọng nhất.
Phía cầu cũng có tính mùa vụ, mặc dù trường hợp này ít xảy ra hơn so với nguồn cung.
Tiêu thụ và giá của một số nông sản cụ thể có xu hướng tăng lên trong dịp lễ tết do
nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng này tăng.
1.1.4.3. Sự biến đổi về giá giữa các năm cao
Giá các mặt hàng nơng nghiệp cũng có thể thay đổi đáng kể giữa các năm.
Điều kiện tự nhiên (như thời tiết, sâu hại và dịch bệnh) là những nguyên nhân chính
của sự biến đổi giá này do sự tác động của chúng tới nguồn cung. Ví dụ, thiên tai, sâu
hại hay dịch bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sản xuất nơng nghiệp và dẫn đến sự gia
tăng về giá. Ngược lại, điều kiện thời tiết thuận lợi có thể có tác động tích cực tới mức
độ sản xuất và khiến cho hàng hóa nơng nghiệp tràn ngập thị trường.
Sự phản ứng của nông dân đối với những hiện tượng trên làm giá cả biến động
trầm trọng hơn. Người nơng dân có thể phản ứng với sự tăng giá của một số ngành
hàng cụ thể bằng cách mở rộng diện tích canh tác và thâm canh sản xuất trong vụ tiếp
theo dẫn tới có quá nhiều cung và giá thấp trong thời điểm thu hoạch. Tình trạng


19

ngược lại có thể xảy ra, người nơng dân hạn chế sản xuất trong vụ tiếp theo khi giá sản
phẩm bị hạ thấp.
1.1.4.4. Rủi ro cao
Tính rủi ro cao là một đặc trưng của thị trường nông nghiệp. Biến động giá là
một nguyên nhân chính của sự rủi ro. Người sản xuất có thể thấy rằng giá thị trường
vào thời điểm thu hoạch không đủ chi trả cho các chi phí sản xuất trong khi các thương
nhân khơng thể kiếm lời từ cơng việc bn bán của mình.
Sản phẩm bị thối, hỏng cũng là một rủi ro. Sản phẩm nông nghiệp có thể chịu
ảnh hưởng của sâu bệnh, bị dập nát hoặc giảm giá trị trong quá trình vận chuyển, lưu
kho, mua bán, khiến người nông dân và thương nhân bị thua lỗ.Một rủi ro khác mà các
thương nhân thường phải gánh chịu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, là sản

phẩm mua vào có thể lẫn tạp chất như cát hoặc sỏi. Việc bán các nông sản có lẫn cát,
sỏi, các tạp chất khác là một điều khơng phải hiếm.
1.1.4.5. Chi phí giao dịch và marketing cao
Giá do người sử dụng cuối cùng và người tiêu dùng phải trả thường cao hơn rất
nhiều so với giá ban đầu của sản phẩm mà người sản xuất bán ra, dẫn đến kết luận
rằng các thương nhân đã khai thác từ người sản xuất. Tuy nhiên, chi phí marketing và
các rủi ro thường là cách giải thích xác đáng hơn cho sự khác biệt đáng kể giữa giá bán
ra của người sản xuất và giá mà người tiêu dùng phải trả.
Tập hợp, thu mua các sản phẩm nông nghiệp từ những nông dân ở vùng sâu, xa,
sản xuất nhỏ lẻ thường tốn nhiều chi phí. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp thường
phải vận chuyển qua quãng đường dài, trên những con đường chất lượng kém trước
khi đến tay người tiêu dùng. Cùng với quá trình vận chuyển, các sản phẩm cần được
làm sạch, phơi/sấy khơ, phân loại, đóng gói và quảng cáo để người tiêu dùng có thể
chấp nhận. Đơi khi, một số hình thức chế biến phức tạp cần áp dụng và địi hỏi thêm
chi phí đáng kể. Sản phẩm bị thối, hỏng là trường hợp phổ biến. Bảo quản và lưu kho
cũng là một hoạt động làm tăng chi phí cho thương nhân và nhà chế biến. Cuối cùng,
tất cả các trung gian thị trường này cần tiền công lao động và tạo ra lợi nhuận từ hoạt
động của họ.


20

1.1.4.6. Thông tin không đầy đủ
Tiếp cận thông tin thị trường yếu kém là một nguyên nhân quan trọng của thị
trường nông nghiệp không hiệu quả. Kiến thức và hiểu biết không đầy đủ về thị trường
của người nông dân hạn chế khả năng hướng tới các cơ hội có lợi, đáp ứng các yêu cầu
của khách hàng và đàm phán được mức giá hợp lý. Thương nhân và các nhà chế biến
cũng có thể thiếu tiếp cận các thơng tin quan trọng, vì vậy, khơng có khả năng điều
chỉnh để thích ứng với mơi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng qt hơn,
thiếu thơng tin dẫn tới chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn đến phối hợp không tốt giữa

cung và cầu.
1.1.4.7. Độ co giãn theo giá cả của cung thấp
Nói chung, nguồn cung của các nông sản không phản ứng nhanh với giá cả, ít
nhất trong ngắn hạn. Nói cách khác, người nơng dân cần nhiều thời gian để điều chỉnh
sản xuất để đáp ứng với sự thay đổi về giá.
Ví dụ, nếu giá của một nông sản cụ thể giảm xuống sau khi loại cây trồng đó đã
được gieo trồng, nơng dân sẽ khơng thể giảm diện tích gieo trồng được. Sự lựa chọn
duy nhất của họ là cắt giảm việc sử dụng các đầu vào (phân, thuốc trừ sâu, v.v…).
Hoặc khi giá sản phẩm đang tăng nhưng người dân lại phải đợi đến thời điểm phù hợp
để gieo trồng loại cây trồng đó. Ngồi ra, cịn cần thời gian để cây trồng đó trưởng
thành, sẵn sàng cho thu hoạch. Người sản xuất có thể có ít lao động và đất canh tác,
thiếu tiếp cận kỹ thuật (giống mới, tưới tiêu, phân bón) để có thể mở rộng canh tác.
1.1.4.8. Độ co giãn theo giá cả của cầu cao
Khơng giống với phía cung, phía cầu của hầu hết các nơng sản đều rất nhạy
cảm với sự thay đổi về giá cả. Người sử dụng cuối cùng và người tiêu dùng có nhiều
lựa chọn sản phẩm khác, vì thế họ có thể chuyển hướng tiêu dùng sang các sản phẩm
thay thế khi giá của một sản phẩm tăng. Ví dụ, khi giá bơng tăng, cơng ty may mặc có
thể tăng sản xuất quần áo được làm từ vật liệu tổng hợp và giảm bớt sản phẩm được
làm từ bông. Khi giá cà phê tăng, người tiêu dùng có thể chuyển sang dùng chè hoặc
các đồ uống khác.


21

1.1.4.9. Giảm giá thực tế trong dài hạn
Theo kết quả phân tích về xu hướng thị trường dài hạn của các mặt hàng nơng
sản cho thấy có sự sụt giảm đều đặn về giá cả thực tế của các mặt hàng này và sự sụt
giảm về giá trị những mặt hàng đó có liên quan tới sự sụt giảm các mặt hàng và dịch
vụ công nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính ẩn sau sự sụt giảm về giá cả thực
tế và giá tương đối là do tính co giãn theo thu nhập của cầu đối với các sản phẩm nông

nghiệp thấp. Khi thu nhập thực tế tăng lên, sự tiêu thụ hàng hóa cơng nghiệp và các
dịch vụ sẽ tăng lên nhanh hơn rất nhiều so với nhu cầu về nông sản. Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng giá cả và nhu cầu trong dài hạn có xu hướng biến đổi lớn đối với tất cả các
loại nơng sản. Ví dụ, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, rau, thực phẩm sạch và cây thuốc sẽ
có triển vọng tốt về thị trường nội địa và quốc tế. Ngược lại, nhu cầu trong tương lai
của các lương thực chính và các ngành hàng xuất khẩu truyền thống gần như sẽ không
thể mở rộng nhiều mà thậm chí cịn có thể suy giảm.
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Sản xuất lạc được phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái nơng nghiệp ở Việt
Nam. Diện tích lạc chiếm 28% tổng diện tích cây cơng nghiệp hàng năm (đay, cói,
thuốc lá, mía, đậu tương, lạc). Tuy nhiên, đã hình thành 6 vùng sản xuất chính như
sau:- Vùng Đồng bằng sông Hồng, lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình với diện tích 31.400 ha, chiếm 29,3%.
- Vùng Đơng Bắc, lạc đựoc trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên
với diện tích 31.000 ha chiếm 28,9%
- Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ là vùng trọng điểm lạc của các tỉnh phía Bắc
với 74.000 ha (chiếm 30,5%) chủ yếu tập trung ở các tỉnh Thanh Hoá (16.800 ha),
Nghệ An (22.600 ha), Hà Tĩnh (19.900)
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích trồng 23.100 ha (chiếm 9,5%) và
được trồng tập trung ở hai tỉnh Quảng Nam, Bình Định
- Vùng Tây Nguyên, diện tích trồng lạc 22.900 (chiếm 9,4%) chủ yếu ở tỉnh
Đắc Lắc (18.200ha)


22

- Vùng Đông Nam Bộ lạc được trồng tập trung ở các tỉnh Tây Ninh, Ninh
Thuận, Bình Dương với diện tích 42.000 ha.
Trong vịng 10 năm qua, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những bước chuyển

biến tích cực về năng suất và sản lượng nhưng diện tích trồng tăng chậm và có những
năm giảm. (Niên giám thống kê 2003 và USDA, 5/2008).
Năng suất lạc ở phía Bắc thường thấp hơn năng suất lạc ở phía Nam. Tuy nhiên,
bước đầu đã có một số tỉnh đạt năng suất lạc bình quân cao như: Nam Định 37,7 tạ /ha
nhờ áp dụng giống mới và kỹ thuật che phủ nilon; Hưng Yên 27,7 tạ/ha, Thành phố
Hồ Chí Minh 28,7 tạ/ha; Trà Vinh 28,8 tạ/ha; Khánh Hồ 26,0 tạ/ha.
Mặc dù trong vịng 10 năm trở lại đây, năng suất lạc bình quân của Việt Nam
có cải thiện, song nếu đem so sánh với một số nước trong khu vực và đặc biệt là nước
Trung Quốc láng giềng có điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác gần giống Việt Nam
thì năng suất lạc Việt Nam mới bằng 58,2% năng suất của Trung Quốc.
1.2.2. Thị trường tiêu thụ lạc ở Việt Nam
Trong những năm qua thị trường sản phẩm lạc diễn biến phức tạp. Giá lạc giai
đoạn 2005 - 2006 tăng dần và ổn định. Năm 2007 giá lạc không cao nhưng ổn định và
mức chênh lệch giữa các thời điểm trong năm không đáng kể. Đầu vụ 12.000 –
13.000đ/kg lạc nhân đến cuối vụ vẫn giữ được mức giá 12.000đ/kg lạc nhân ( Nguồn:
tạp chí sản xuất và thị trường). Bước sang năm 2008, giá lạc tăng lên gần gấp đôi so
với cùng thời điểm 2007. Đầu tháng 5/2008 giá lạc nhân lên tới 23.000 - 24.000đ/kg,
rồi giảm dần. Thị trường xuất khẩu lạc của Việt Nam là một số nước trong khu vực
như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Inđơnêxia, trong đó khách hàng lớn nhất là Trung
Quốc. Và đây cũng là thị trường mà sản phẩm lạc Việt Nam phụ thuộc lớn nhất. Hàng
năm lượng sản phẩm lạc xuất khẩu sang các nước khác là tương đối lớn. Tuy nhiên, do
chưa có một cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp nên lượng sản phẩm này chủ yếu xuất
khẩu ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch. Với kiểu kinh doanh làm ăn buôn bán nhỏ
của các tư nhân mà chủ yếu là các tư thương theo kiểu “mạnh ai nấy làm” đang bộc lộ
những tồn tại nhất định.


23

Trong những năm qua thị trường nông sản thế giới biến động nên thị trường lạc

cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Giá cả bấp bênh làm cho cả người sản xuất và
người kinh doanh lạc lao đao. Cũng như những năm trước đây 3 năm 2007 - 2009 hoạt
động kinh doanh tiêu thụ lạc trên địa bàn xã vẫn diễn ra nhưng ảm đạm hơn so với
những năm trước
Vậy nguyên nhân là do đâu? Thực trạng của thị trường lạc ở Diễn Châu trong
những năm qua như thế nào? Đó là những câu hỏi mà chúng tơi băn khoăn. Và muốn
phần nào làm rõ để từ đó có một cái nhìn khái quát về thị trường lạc trên đại bàn
nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ lạc của địa
phương.
1.3. Những vấn đề còn tồn tại , những vấn đề mà đề tài tập trung nghên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nhiên cứu về Cây lạc nói
chung và cây lạc trên địa bàn xã Diễn Thịnh nhưng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
đặc điểm sinh học, tình hình sâu bệnh hại và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của
cây lạc. Đó là các khoá luận tốt nghiệp Đại học và một số luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ.
Những nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm lạc trên địa bàn thì cịn rất hạn chế.
Để góp phần bổ sung phần cịn thiếu đó đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề về
tình hình hoạt động tiêu thụ lạc, sự biến động giá cả và chuỗi thị trường tiêu thụ sản
phẩm lạc trên địa bàn xã Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An từ 2007 –
4/2009.


24

Chƣơng 2
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 16/2/2009 – 20/4/2009.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Diễn Thịnh - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An.Tập

trung nghiên cứu ở một số xóm: X13, X12, X3, X1, X11, X14, X9.
2.2.Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu điều tra nông hộ (phụ lục)
- Máy ảnh, máy tính xử lý số liệu.
- Các báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm về tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc
của huyện Diễn Châu, xã Diễn Thịnh.
- Một số tạp chí về thị trường nơng sản.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Tiêu chí chọn điểm và mẫu nghiên cứu.
Điểm nghiên cứu là xã Diễn Thịnh - là địa phương có diện tích trồng lạc lớn
nhất của cả huyện và đây cũng là nơi có nghề kinh doanh, chế biến tiêu thụ lạc lớn của
huyện.
Mẫu nghiên cứu là gồm 3 nhóm hộ thuộc điểm nghiên cứu: hộ sản xuất lạc, hộ
vừa sản xuất vừa kinh doanh lạc (hộ kiêm) và hộ chỉ hoạt động kinh doanh lạc gồm
các tư thương và doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn xã..
Với các u cầu và tiêu chí trên chúng tơi nghiên cứu 30 hộ trong đó: 10 hộ sản
xuất, 5 kinh doanh, 15 kiêm bằng cách rút thăm ngẫu nhiên các hộ thuộc các nhóm hộ
theo danh sách của xã để đảm bảo tính đại diện và khách quan.
2.3.2. Nguồn số liệu
2.3.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp
Chúng tôi thu thập số liệu qua đài, báo, tạp chí, trang wed, các báo cáo hàng
tháng, hàng quý, hàng năm của xã, huyện, tỉnh về diện tích sản lượng năng suất lạc và


25

các ghi chép hạch toán kinh doanh bằng tay của các hộ và cơ sở kinh doanh trên địa
bàn xã.
2.3.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp
- Điều tra hộ bằng bảng hỏi

2.3.3.Phương pháp thu thập số liệu
Để có được nguồn số liệu sơ cấp đảm bảo tính trung thực và khoa học về đầu tư
chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng,tình hình tiêu thụ lạc,hoạt động của cá thành
viên tham gia vào thị trường lạc chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp hộ
sản xuất, hộ kinh doanh, hộ kiêm bằng bảng hỏi theo mẫu và phỏng vấn sâu bằng các
câu hỏi mở cụ thể như sau:
- Điều tra kinh tế hộ bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi để tìm hiểu về
tình hình nhân khẩu, lao động, thu nhập, đầu tư cho sản xuất lạc để nắm rõ tình hình sử
dụnh lao động,thu nhập của hộ, thu nhập từ sản xuất lạc và mức độ đầu tư cho sản xuất
lạc, lãi từ sản xuất lạc/vụ.
- Để điều tra về hoạt đông kinh doanh lạc trên địa bàn chúng tơi tiến hành điều
tra phỏng vấn các nhóm hộ gồm: hộ sản xuất, hộ vừa sản xuất vừa tham gia tiêu thụ
lạc (hộ kiêm), hộ kinh doanh với quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Bằng phương pháp
phỏng vấn cáu trúc và bán cấu trúc, để thu thập thông tin về định lượng và định tính,
xác định sự biến động giá cả của thị trưòng lạc.Các kênh tiêu thụ lạc và hoạt động của
chuỗi thị trường sản phẩm lạc trên địa bàn nghiên cứu từ 2007 – 4/2009.
- Thảo luận nhóm
- Phỏng vấn cán bộ chủ chốt
- Quan sát
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.3.4.1. Phân tích định l ượng
Các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu được xử lý bằng nhiều phương pháp:
Sửdụng phần mềm Exel 2003, Spss, máy tính bỏ túi,…
- Tính lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên các công thức


×