Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Trưyện: "Đêm Trăng ở San Francisco" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.86 KB, 9 trang )

Đêm Trăng ở San Francisco

Hồng Thủy

Chợt tỉnh giấc, Linh vội nhìn dồng hồ,
sáu giờ sáng. Linh quay sang lay vai
chồng:
- Anh, dậy lẹ lên sửa soạn ra phi trường
không thôi trễ giờ đó.

Hữu hỏi giọng ngái ngủ:
- Mấy giờ rồi em?
- Sáu giờ.
- Dậy sửa soạn còn uống cà phe, ăn
sáng. Đi sớm cho khỏi kẹt đường, anh
mà ngủ thêm nữa trễ máy bay cho mà
xem.
- Không trễ đâu mà, đây ra phi trường có
ba mươi phút làm sao mà trễ được.
- Anh mà ngủ thêm là thế nào cũng trễ,
em nói không sai đâu, dậy lẹ đi.

Hữu hơi bực nhưng cố nhỏ nhẹ:
- Đêm qua thức khuya anh mệt quá, cho
anh ngủ thêm một chút nữa.

Linh khó chịu nói hơi lớn tiếng.
- Anh như trẻ con ấy, dậy sớm một chút
thì chết chóc gì. Ngủ thêm lại ngủ quên
luôn, lát nữa lại quýnh lên cho mà xem.


Lần này Hữu không dằn được nữa,
chàng cũng lớn tiếng lại:
- Khổ quá! Anh 50 tuổi đầu rồi, anh là
chồng em chứ có phải là con em đâu.
Anh biết lo công việc của anh mà, sao
em thích chỉ huy anh quá vậy? Anh đã
để đồng hồ báo thức rồi.

Nói xong, Hữu kéo chăn trùm kín đầu,
tiếp tục ngủ. Linh bực mình vùng vằng
bỏ đi xuống dưới nhà. Nửa giờ sau đồng
hồ reo, Hữu vội nhỏm ngay dậy chạy
vào buồng tắm vặn nước nóng tắm thật
nhanh cho tỉnh ngủ.
Linh đang ngồi đọc báo và uống cà phê
ở bàn ăn trong nhà bếp, nghe tiếng giầy
của Hữu bước tới sau lưng, Linh vẫn lờ
đi ngồi chăm chú đọc báo.
- Ủa em chưa sửa soạn để đưa anh ra phi
trường à?
- Đây ra phi trường có gì đâu mà phải
sửa soạn.

Giọng Linh lạnh và nhạt nhẽo một cách
cố ý. Nói xong Linh đứng dậy đi lên lầu
lấy cái bóp và cái áo len mỏng khoác vội
vào người. Nàng xuống nhà lấy xâu chìa
khóa rồi mở cửa đi thẳng ra garage, rồ
máy xe ngồi chờ. Hữu nhìn theo vợ, lắc
đầu chán nản;

- Lại chiến tranh lạnh rồi.

Trên đường ra phi trường, nhìn khuôn
mặt lạnh lùng của vợ, Hữu xuống giọng
làm lành:
- Anh xin lỗi em, sáng nay anh thèm ngủ
quá mà em cứ bắt dậy nên anh hơi bực.

Giọng Linh như tảng nước đá:
- Có gì đâu mà lỗi với phải. Anh nói
đúng, việc của anh để anh lo, mắc mớ gì
tới em mà em xía vào để mang tiếng là
thích chỉ huy.

Hữu cố năn nỉ:
- Thôi mà, anh xin lỗi rồi mà. Anh sắp
xa em một tuần lễ, đừng giận anh tội
nghiệp.
Linh quay lườm chống:
- Ai bảo la người ta cho cố, ròi bây giờ
làm bộ xuống nước.

Linh lượn xe đậu sát cửa ra vào của hãng
hàng không American Airlines rồi dặn
dò chồng:
- Anh nhớ đừng uống rượu nhiều, đừng
thấy vắng mặt vợ rồi hút thuốc xả ga,
đừng thức khuya, đến nơi nhớ gọi điện
thoại về.
- Ủa em không vào tiễn anh à?

- Em mặc bê bối thế này đi vào coi kỳ
lắm. Thôi anh đi lẹ lên không có xe
đằng sau họ có vẻ sốt ruột lắm rồi đó,
chỗ này không đậu lâu được.

Hữu nghiêng đầu sang hôn nhẹ vào má
vợ rồi bước xuống xe, chạy vội ra đàng
sau lấy hành lý. Nhìn theo chiếc Jaguar
của vợ chạy khuất đi, Hữu mới thong thả
xách hành lý đi vào phi trường. Vừa đi,
Hữu vừa suy nghĩ “không biết mình đi
cả một tuần Linh có nhớ không mà có vẻ
tỉnh bơ như vậy.”

Đến Gate 21, nhìn đúng Flight # 58 đi
San Francisco khởi hành 9 giờ sáng.
Hữu nhìn đồng hồ, còn 20 phút nữa mới
tới giờ lên máy bay. Chàng kiếm một
ghế trống ngồi chờ. Trước mặt Hữu là
hai người đang bịn rịn chia tay. Người
vợ âu yếm nắm chặt tay người chồng,
thỉnh thoảng họ lại nhìn nhau thật tình
tứ. Trước khi người chồng lên máy bay,
hai người hôn nhau quấn quít như không
muốn rời xa. Hữu ngạc nhiên thấy mình
rhầm mơ ước, sao Linh không vào đây
tiễn mình và bịn rịn như người vợ kia có
phải Hữu sung sướng biết mấy không.
Hữu biết họ là vợ chồng vì bàn tay trái
của hai người đều đeo nhẫn cưới.


Lên máy bay, Hữu vẫn còn vương vấn
mãi về cảnh chia tay tình tứ tha thiết của
cặp vợ chồng kia. Có lẽ mình “hồi
xuân,” Hữu nghĩ thầm, cho nên mới nghĩ
ngợi vẩn vơ như vậy.

Thực ra Hữu là người rất mơ mộng ướt
át. Chả vậy mà hồi còn đi học, Hữu mê
thơ Xuân Diệu, Quang Dũng, Nguyên
Sa, Tô Thùy Yên vô cùng. Chàng thuộc
lòng không biết bao nhiêu bài thơ. Từ
ngày lấy Linh, tính nàng thực tế, khô
khan, lâu dần Hữu cũng thay đổi theo.
Hữu nghĩ tình cảm phải có qua có lại.
Mình cho phải có người biết nhận, biết
giá trị của sự cho đó thì mình mới còn có
hứng thú để cho. Cho mà người ta
không biết nhận, hoặc hững hờ, tự nhiên
mình cụt hứng và không còn muốn cho
nữa. Hữu lấy Linh do một sự tình cờ.
Linh là sinh viên du học, nàng rời Việt
Nam từ năm 1970. Sau 1975, Hữu còn
kẹt lại Việt Nam. Mãi tới năm 1978,
Hữu mới vượt biên qua được Thái Lan.
Trong thời gian ở trại tị nạn, Hữu đã gặp
Linh, lúc đó Linh vừa tốt nghiệp y khoa
và đang thực tập ở nhà thương. Vào dịp
Hè, Linh và một số bạn đã tình nguyện
qua Thái Lan để săn sóc sức khỏe cho

đồng bào tị nạn và Hữu là bệnh nhân đầu
tiên của Linh. Sau chuyến vượt biên,
sức khỏe của Hữu bị giảm sút đi nhiều.
Nhờ sự săn sóc tận tình của Linh, Hữu
đã bình phục nhanh chóng.

Hai người đã bị tiếng sét ái tình ngay từ
giây phút đầu gặp gỡ. Sau đó Linh đã
nhờ người bảo lãnh cho Hữu được định
cư ở Mỹ. Ít lâu sau hai người quyết định
kết hôn, dù rằng cả hai chưa được biết rõ
tính tình của nhau lắm, nhưng cả hai đều
tin vào tình yêu thắm thiết họ dành cho
nhau chắc chắn sẽ san bằng được mọi
khác biệt. Thuở ban đầu thì quả thật là
như vậy: “Yêu nhau trái ấu cũng tròn.”

Một năm sau, trái ấu đã trở thành nguyên
hình, chứ không tròn như trước nữa.
Bởi những làn sóng đam mê cuồng điên
của thuở mới cưới đã lắng dần xuống,
đến lúc chỉ còn là mặt hồ phẳng lặng hai
người mới thấy rõ những khác biệt của
nhau. Cũng may, đời sống bận rộn của
một Y sĩ và một viên chức cao cấp của
ngân hàng đã làm cho hai vợ chồng
không có nhiều thì giờ cho cuộc sống
riêng tư, để mà thấy sự khác biệt về tính
tình là trở ngại lớn cho cuộc sống chung
của hai người. Đứa con ra đời đúng lúc

đã làm cho cuộc sống đang lạnh lẽo
bỗng rộn ràng ấm cúng hẳn lên.

Thời gian trôi thật nhanh, mới đó mà con
gái cưng của hai người, Bảo Châu, đã
học lớp chín của một trường trung học tư
thục Công giáo. Nghĩ tới con, Hữu thấy
lòng ấm lại. Con bé thông minh xinh
đẹỉp như mẹ. Nhưng tâm hồn lại ướt át
giống bố. Ngay từ bé, Bảo Châu đã
được bố dạy thuộc lòng những vần thơ.
Những ca dao, nói về tình tự quê hương,
nơi đã hun đúc tâm hồn lãng mạn mơ
mộng của Hữu, khi chàng còn là sinh
viên của trường Đại Học Chính trị Kinh
doanh Đà Lạt. Ở Việt Nam, Hữu đã tốt
nghiệp ưu hạng bằng cao học CTKD.
Do đó, sang tới Mỹ, học để lấy bằng
MBA là một chuuyện dễ dàng đối với
Hữu. Học xong, Hữu được một ngân
hàng nổi tiếng ở New York mượn, và chỉ
sau một thời gian ngắn Hữu đã được đề
cử một chức vụ quan trọng. Với chức vụ
này, Hữu thường phải đi hội họp ở các
nơi xa.

Vừa từ máy bay bước xuống, Hữu đã
thấy tên mình được viết trên một tấm bìa
lớn đang được giơ cao bởi hai tay của
một người đàn ông đứng chờ sẵn ở cửa

ra vào. Hữu bước tới tự giới thiệu tên
mình. Chiếc Limousine mầu đen bóng,
dài thậm thượt đưa Hữu về một khách
sạn sang trọng của thành phố San
Francisco. Từ cửa sổ phòng của khách
sạn, Hữu có thể nhìn thấy cả một vùng
biển mênh mông với cây cầu Golden
Gate mờ sương ở đằng xa. Điện thoại
reo, cô thư ký của khách sạn nhắc Hữu
chiều nay ở Ballroom của khách sạn, có
buổi tiếp tân chào mừng các nhân viên
của ngân hàng từ các nơi tới dự đại hội.

Thay quần áo xong, Hữu định ngả lưng
xuống giường ngủ một giấc cho khỏe vì
mấy đêm nay Hữu phải thức khuya làm
cho xong mấy bài thuyết trình. Chợt
nhớ tới vợ, Hữu vội nhỏm dậy bấm điện
thoại, Hữu mỉm cười với ý nghĩ sẽ kể
cho Linh nghe cảm giác của chàng sáng
nay, khi thấy cặp vợ chồng bịn rịn tình
tứ chia tay nhau ở phi trường. Chàng đã
thầm mơ ước cặp vợ chồng đó là Linh và
chàng. Tiếng trả lời của cô thư ký ở
bệnh viện làm Hữu cụt hứng. Cô cho
biết, Linh đang bận trong phòng đỡ đẻ.
Chàng nhắn lại mấy câu vắn tắt và
không quên dặn Linh gọi lại cho chàng.
Nghĩ tới công việc bận rộn của vợ, Hữu
phục nàng vô cùng. Linh là một bác sĩ

rất giỏi và can đảm. Nàng luôn luôn
bình tĩnh trong mọi trường hợp khẩn cấp
nguy hiểm. Nàng có cái cứng cỏi của
một người đàn ông trước mọi vấn đề.
Đôi khi cả những chuyện khúc mắc của
tình cảm, nàng cũng dùng lý trí để giải
quyết. Với Linh không có gì đáng để
chảy nước mắt. Sau bao nhiêu năm
chung sống, chưa một lúc nào Hữu thấy
sự mềm yếu hay xúc động quá đáng ở
Linh.

Ngược lại Hữu rất dễ bị xúc động và
mềm lòng. Ngay cả việc giáo dục Bảo
Châu, Linh luôn luôn cứng cỏi và Hữu
thường mềm yếu với con. Do đó Bảo
Châu gần gũi với bố hơn là với mẹ. Vả
lại công việc của Linh cũng quá bận rộn,
nên nàng cũng không có nhiều thì giờ
dành cho con gái.

Cho tới chiều , lúc Hữu sửa soạn xuống
nhà để dự tiếp tân, Linh cũng chưa gọi
lại cho chàng. Trước khi rời phòng, Hữu
gọi cho vợ một lần nữa. Giọng Linh trả
lời ở đầu dây có vẻ mệt mỏi:
- Nhận được “message” của anh, nhưng
bận và mệt quá, nên em định tối về
nhà sẽ gọi anh.
- Anh sắp phải đi dự tiếp tân ở dưới nhà.

- Vậy à, tới giờ đi chưa, coi chừng trễ.
Anh nhớ đừng uống rượu và hút thuốc
nhiều nhé.

Hữu trêu vợ:
- Thưa bác sĩ, em xin nghe lời.
- Tốt, “Have fun.”
- Chỉ có thế thôi à, em không có gì nói
thêm sao?
- Nói thêm gì à? Giọng Linh có vẻ hơi
ngạc nhiên.
- Anh muốn em nói chẳng hạn như “tối
nay ngủ một mình em sẽ nhớ anh lắm.”
- Linh cười thành tiếng. “Cải lương quá
đi, không có anh em sẽ ngủ ngon hơn vì
không có ai dành đắp hết phần chăn của
em.”
- Em vô tình như một tên đàn ông khô
khan.
- Anh lẩm cẩm giống như con gái mới
lớn.

Muốn nói một câu thật tình tứ với vợ,
nhưng bị nàng chặn họng như vậy nên
Hữu cụt hứng luôn.
- Thôi, bye em!
- Bye anh!

Bỏ điện thoại xuống, Hữu còn đứng tần
ngần một lát, Hữu thấy mình hơi lẩm

cẩm thật. Không hiểu sao, bỗng dưng
hôm nay tự nhiên Hữu thèm một chút âu
yếm, một chút tình tứ của vợ. Có lẽ vì
thấy cặp vợ chồng âu yếm nhau ở phi
trường, mà những tình cảm vẫn ẩn kín
trong lòng chàng bỗng dưng sống lại.

Đời sống vợ chồng Hữu mấy năm sau
này, ngoài những liên hệ gối chăn, Linh
đối với chàng như một người bạn, ít có
khi nào như một người tình. Những
phút du dương hầu như không bao giờ
có nữa. Đôi khi Hữu tự hỏi lấy nhau vì
tình mà chán thế này sao.

Mải nghĩ ngợi lan man, Hữu quên mất cả
thời gian. Nhìn đồng hồ, Hữu giật mình,
đã trễ gần nửa tiếng. Chàng lật đật rời
phòng xuống dưới nhà.

Bước vào cửa ballroom, một hình ảnh
đập ngay vào mắt Hữu. Mái tóc đen
được bới cao, để lộ cái gáy trắng ngần
của người đàn bà đang đứng quay lưng
lại phía chàng. Nàng có cái dáng thật
đẹỉp, thật sang. Mái tóc đen và thân
hình mảnh mai đó, chắc chắn phải là
người Á đông. Không biết tại sao Hữu
lại nghĩ như vậy.


Một vài người quen nhận ra Hữu, chạy
lại vồn vã bắt tay. Mải nói chuyện, Hữu
quên luôn hình ảnh đặc biệt vừa qua.
Lúc dược mời vào bàn để ăn cơm tối,
tình cờ Hữu lại được xếp ngồi đối diện
với nàng. Nhìn cái bảng tên, Quyên Lệ
Trần dán trên áo, Hữu mới biết nàng là
người đồng hương.

Chàng hỏi ngay một câu bằng tiếng Việt.
- Bà ở vùng nào đến?

Nàng khoảng ngoài bốn mươi tuổi,
khuôn mặt thật dễ thương. Không đẹp
lắm nhưng rất có duyên.

Nàng cười để lộ hàm răng trắng bóng:
- Tôi là dân địa phương. Ông không có
bảng tên, nên tôi không biết ông là người
Việt Nam.
- Tôi đến hơi trễ, thành không kịp lấy
bảng tên. Tôi là Phạm Nguyên Hữu, đến
từ New York.
- Hân hạnh được gặp ông, một người tôi
đã nghe tiếng từ lâu, bây giờ mới được
gặp mặt. Ông xếp lớn của tôi ca tụng
ông lắm.

Hữu đỏ mặt sung sướng vì lời khen của
nàng. Tuy vậy chàng vẫn khiêm tốn:

- Thiếu gì người tài giỏi hơn tôi, nhưng
chắc họ muốn khuyến khích dân da mầu,
nên mới nhắc tới tôi như vậy.
- Ông đừng nhún mình, ông không giỏi
làm sao họ gửi ông đến đây thuyết trình
và huấn luyện chúng tôi.

Sau bữa cơm, mọi người được mời lên
lầu bảy để uống rượu và nghe nhạc.
Phải công nhận người Mỹ họ uống rượu
kinh thật. Họ uống như hũ chìm mà vẫn
chưa say, trong khi chỉ uống có một ly
mà Hữu đã thấy người lâng lâng rồi.
Ban nhạc chơi thật điêu luyện. Họ trình
bày toàn những bản nhạc nổi tiếng của
thập niên năm mươi như “Smoke Gets in
Your Eyes”, “Love is a Splendored
Thing”, “When I Fall in Love” v. v
Những bài hát xưa cũ đưa Hữu trở về
những ngày tháng mộng mơ của Đà Lạt
mù sương. Cầm ly rượu trong tay Hữu
lại gần cửa sổ. Qua khung cửa kính, cây
cầu Golden Gate rực rỡ đằng xa với
hàng vạn ngọn đèn sáng lấp lánh giống
như hội hoa đăng
- Ông thấy thành phố San Francisco ban
đêm có đẹp không?

Hữu giật mình quay lại, Quyên đứng
ngay sau lưng chàng, gần đến độ chàng

ngửi thấy mùi nước hoa thoang thoảng
thơm như mùi phấn của nàng.
Dưới ánh đèn mờ ảo, trông Quyên đẹp
hẳn lên. Chàng trả lời, giọng thoáng xúc
động:
- Đẹp, đẹp vô cùng.

Hữu không biết mình khen thành phố
ban đêm đẹp hay khen Quyên đẹp. Một
lúc sau, lấy lại bình tĩnh, Hữu nói tiếp:
- Tôi mê San Francisco từ hồi học tiểu
học Ngày đó theo bà chị đi xem ciné có
một phim tả một chuyện tình thật đẹp
lồng trong khung cảnh động đất ở San
Francisco năm 1906. Tôi nhớ mãi hai
câu quảng cáo trên báo về cuốn phim đó:
“San Francisco lửa cháy ngợp trời
Trong cơn nguy biến chẳng quên lời
ước xưa.”

Bây giờ nghe nó hơi cải lương, nhưng
sao hồi đó tôi thích hai câu thơ này quá.
Mê từ ngày nhỏ mà bây giơ ụmới được
đặt chân tới.
- Lần đầu tiên ông tới đây à? Như vậy
tôi xin tình nguyện làm ‘’tour guide’’
đưa ông đi thăm thành phố.
- Ngay bây giờ có được không?

Quyên ngạc nhiên:

- Ngay bây giờ à? Cũng được, nếu ông
không ngại thức khuya. Tôi sẽ đưa ông
đi một vòng coi thành phố ban đêm.

Hữu nghe náo nức một cách kỳ lạ.
- Vậy mình đi ngay nhé.

Vừa lái xe, Quyên vừa giới thiệu các nơi
chốn đi qua như một ‘’tour guide ‘’
chính hiệu:
- Đây là Union Square, trung tâm của
Downtown, gồm những tiệm bách hóa
thật sang. Ở đây có một tiệm ăn rất nổi
tiếng về đồ biển từ mấy chục năm qua,
tên là tiệm Tadich Grill. Bữa nào tôi sẽ
mời ông đi ăn cho biết. Bây giờ tôi đưa
ông sang Marin County, đến một khu
phố ngoài ven biển. Chắc ông sẽ thích
lắm, đó là khu Sausalito.

Nói rồi, Quyên vòng xe lại và phóng vút
đi qua những con phố lên dốc xuống đèo
giống như Đà Lạt. Quyên lái xe hơi
nhanh khiến Hữu phải lên tiếng:
- Trông Quyên tưởng hiền lắm, không
ngờ lái xe liều ghê quá! Tôi xin phép
gọi bằng tên giống như người Mỹ cho
thân mật.
- Không sao, ông cứ tự nhiên, ông nhìn
bề ngoài mà xét đoán người là lầm chết

đó
- Cho tôi xin chữ ‘’ông” được không?
- Cũng được, với điều kiện ông mời tôi
một chầu cà phê. Quyên trả lời với
giọng hơi diễu cợt.
- Đó là điều tôi mong ước, tôi cũng đang
thèm một ly cà phê thật ngon.
- Để tôi đưa anh đến tiệm Casa Madrona
trên đường Bridge Way ở Sausalito. Đó
là một nơi nổi tiếng nhất của thành phố
này vì có cái ‘’view’’ rất đẹp.

Xe đã bắt đầu đi vào cầu Golden Gate,
Quyên bấm nút cho cái ‘’Sun roof’’ mở
ra, gió biển thật mát ùa vào trong xe.
Hữu ngả đầu ra phía sau, ngước nhìn lên
cao, bầu trời trong vắt đầy sao lấp lánh.

Tự nhiên Hữu nhớ tới lá thư tình đầu
tiên chàng viết cho cô hàng xóm thuở
còn ở trung học. Chàng đã cóp một câu
của một nhà văn nào đó chàng không
nhớ.
“Em hãy đếm trên trời có bao nhiêu vì
sao, thì anh yêu em nhiều hơn thế nữa.”

Lãng mạn làm sao cái thuở học trò.
Tiếng Quyên đưa Hữu về thực tại:
- Anh có biết năm 1987 nhân ngày kỷ
niệm 50 năm thành lập cây cầu này có

800 ngàn người chen chúc đi bộ qua cầu
mà cây cầu vẫn chịu đựng được không?
- Tôi có đọc tin ấy ở trên báo, tôi còn
nghe nói có nhiều người thích đến đây
để tự tử lắm có phải không?
- Năm nào cũng có vài người từ xa đến
đây để tự tử.
- Tôi không hiểu tại sao đã chán đời đến
độ muốn chết mà còn phải kén chọn cây
cầu đẹp nhất nước Mỹ để đứng nhẩy
xuống mà tìm cái chết.
- Có lẽ những người đó họ có kỷ niệm
với cây cầu này chăng.

Xe đã qua khỏi cầu và bắt đầu đi vào
Marin County. Chẳng mấy chốc
Sausalito đã hiện ra thrước mặt. Khu
phố này dựa vào sườn núi và chạy dọc
theo ven biển đẹp và thơ mộng vô cùng.

Hai người ngồi uống cà phê ở nhà hàng
trên sườn núi. Họ ngồi ở cái bàn sát cửa
sổ, nhìn ra biển. Ánh trăng vàng đổ tràn
xuống mặt nước lung linh làm Hữu nhớ
tới hai câu:
“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”

Chàng hỏi Quyên:
- Quyên có bao giờ được nhìn thấy các

cô gái quê tát nước bằng gầu dây những
đêm sáng trăng ở Việt Nam chưa?
- Có chứ, hồi nhỏ về quê nghỉ hè tôi đã
được nhìn thấy hết những hình ảnh đẹp
của thôn quê Việt Nam. Câu hỏi của anh
làm tôi nhớ lại hai câu ca dao tôi rất
thích:
“Hởi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
Hồi còn là sinh viên hai câu này đã cho
tôi nguồn cảm hứng viết một bài phiếm
vui nói về những nét đẹp gợi cảm của
ngưới con gái Việt Nam ở thôn quê.

Hữu cười thích thú:
- Chẳng hạn như?
- Chẳng hạn như hình ảnh một đêm
trăng, hai người con gái mặc yếm để lộ
nguyên hai cánh tay, vai và cái lưng trần,
mặc váy quá đầu gối, người đu đưa làm
những động tác ngả người ra sau để tát
nước, anh không thấy hình ảnh đó rất
đẹp và gợi cảm hay sao?
- Nghe nhà văn Lệ Quyên tả, tôi muốn
bay về Việt Nam ngay để ngắm cảnh tát
nước dưới ánh trăng.

Câu nói đùa của Hữu làm hai người cùng
cười vui vẻ. Chàng nói tiếp:
- Quyên có biết thoạt nhìn ánh trăng

chan hòa trên mặt biển, tôi đã nhớ ngay
đến hai câu ca dao đó nên mới hỏi
Quyên đã được nhìn cảnh tát nước đêm
trăng ở quê nhà chưa đấy chứ.

Quyên đùa:
- Vậy là “tư tưởng lớn gặp nhau,” và
nàng tiếp, tôi mê thơ lắm, mê từ ngày
còn đi học.

Một làn gió lạnh từ ngoài biển thổi vào
làm bay tung chiếc khăn quàng mỏng vắt
hờ hững quanh vai Quyên, nàng hơi rùng
mình. Hữu vội hỏi:
- Quyên lạnh phải không?

Không chờ nàng trả lời, chàng đứng
ngay dậy cởi áo vest ngoài khoác nhẹ lên
vai nàng. Nàng đưa tay đỡ cái áo, vô tình
tay hai người chạm nhẹ vào nhau làm
nàng bối rối:
- Cảm ơn anh, thường nếu đi chơi tối ở
đây thế nào tôi cũng mang theo áo lạnh,
hôm nay bất ngờ quá nên không chuẩn
bị gì cả.
- Quyên có thường ra đây chơi không?
- Thỉnh thoảng khi nào có bạn ở xa tới.
Với tôi, đây là nơi đẹp nhất và tôi thích
nhất. Hồi còn nhà tôi, cuối tuần nào tụi
tôi cũng lang thang ở đây. Từ ngày anh

ấy mất, tôi không còn ra đây chơi
thường nữa.
- Anh nhà mất lâu chưa?

Nét mặt đang vui của Quyên bỗng thay
đổi hẳn, nàng nói giọng đầy xúc động:
- Ba năm rồi anh ạ. Nhà tôi chết vì tai
nạn xe hơi, thật bất ngờ. Cho tới bây giờ
tôi vẫn không thể tưởng tượng được là
chuyện đó có thể xảy ra. Buốn lắm anh
ơi!

Nói xong nàng đứng dậy:
- Khuya rồi, mình nên về đi ngủ. Ngày
mai sau giờ họp tôi lại tiếp tục làm “tour
guide” đưa anh đi thăm thành phố.

Trên đường về, ngồi lái xe Quyên không
nói năng gì cả. Hữu phải lên tiếng trước:
- Xin lỗi Quyên, tự nhiên tôi lại hỏi thăm
chuyện anh nhà làm Quyên buồn.
- Không phải tại anh đâu, anh không hỏi
tới, tôi cũng không tài nào quên được.
Chuyện nhà tôi mất, không những tôi chỉ
đau khổ mà còn ân hận nữa. Vợ chồng
tôi rất thương nhau nhưng hay khắc
khẩu. Nhiều khi chuyện thiên hạ mà hai
vợ chồng cũng bất đồng ý kiến rồi cãi
nhau. Tính nhà tôi lại nóng, cơn lên hay
nói nặng và nói dai. Một hôm, hai vợ

chồng cãi nhau, tôi giận xách gối sang
phòng khác ngủ. Sáng hôm sau, trước
khi đi làm, nhà tôi xin lỗi, tôi vẫn làm
ngơ không trả lời. Trên đường đến sở,
anh ấy bị tai nạn xe hơi, chở vào nhà
thương mấy tiếng đồng hồ sau thì anh ấy
chết. Lúc bị thương anh ấy hôn mê nên
tôi không nói được lời nào với anh ấy cả.

Kể tới đây, giọng Quyên nghẹn lại:
- Bây giờ tôi có muốn nói một ngàn lời
tha thứ cho anh ấy vui, cũng không nói
được nữa. Đó là điều làm tôi cảm thấy
ân hận vô cùng.
- Quyên không nên tự trách mình như
vậy. Vợ chồng giận nhau là chuyện quá
thường, sống chết là do số mệnh hết,
không ai biết trước được.

Xe đã về đến khách sạn. Trước khi
xuống xe, Hữu dặn Quyên:
- Lát nữa về nhà, Quyên nhớ gọi cho tôi
biết để tôi yên tâm là Quyên về tới nhà
bình yên. Đàn bà lái xe một mình về
khuya tôi ngại quá. Đây là số điện thoại
ở phòng tôi.
- Cảm ơn anh đã quá lo cho tôi. Bây giờ
tôi chả biết sợ là gì cả. Sống một mình
quen rồi anh ạ. Nhiều khi tôi có cảm
tưởng tôi giống như đàn ông.


Hữu quay sang Quyên, dí dỏm:
- Thưa bà, dù bà có can đảm cỡ nào, dù
bà có lái xe phóng như bay nhưng với
dáng dấp thừa nữ tính của bà, tôi cũng
không thể nào chấp nhận coi bà như một
người đàn ông được.
Quyên nhìn Hữu cười rồi lắc đầu thật
nhẹ.

Ra khỏi xe, Hữu đi vòng sang phía
Quyên ngồi, cúi xuống nhìn nàng:
- Cảm ơn Quyên đã cho tôi một buổi tối
thật vui.

Xe Quyên đi rồi Hữu còn đứng nhìn
theo. Về phòng, Hữu không sao ngủ
được. Chàng nghĩ tới Quyên và thấy
nàng tội nghiệp vô cùng. Khổ nhất là
con người phải sống với niềm ân hận,
nhất là người đó lại nhiều tình cảm như
Quyên. Qua cách nói chuyện, Hữu biết
Quyên là người đa sầu đa cảm, mơ mộng
và sống nhiều về nội tâm. Tự nhiên Hữu
so sánh Quyên với Linh. Linh hoàn toàn
trái ngược. Nàng thích đọc sách về khoa
học hơn là thơ văn. Tính nàng cứng cỏi,
thích thể thao, khiêu vũ và những chỗ ồn
ào vui vẻ. Chẳng bao giờ Linh có cái
thú ngồi uống cà phê, ngắm trời, trăng,

mây, nước như chàng và Quyên buổi tối
hôm nay. Nói chuyện với Quyên thật
thích thú. Nàng duyên dáng, thông minh
và có nhiều ý tưởng thật giống chàng.
Nghĩ tới đây Hữu giật mình, “chết thật,
sao mình nghĩ về Quyên nhiều như vậy.”
Chàng như người sắp đi ra biển, sợ chết
đuối nên cố gắng đi kiếm chiếc phao để
đề phòng.
Chàng gọi điện thoại cho vợ.

Chuông reo một lúc lâu Linh mới nhấc
máy, giọng nàng có vẻ ngái ngủ:
- Anh hả? Sao gọi khuya vậy.
- Nhớ em quá nên muốn gọi em. Mọi
khi giờ này em còn thức đọc sách mà.
- Hôm nay bệnh nhân nhiều, mệt quá`
nên đọc sách không nổi thành đi ngủ
sớm.
- Ngủ dễ vậy, không nhớ anh à?
- Anh mới đi từ sáng đến giờ, lâu lắc gì
mà nhớ.
- Vậy mà ngồi trên máy bay, anh đã nghĩ
và nhớ em rồi đó. Anh hỏi thật nhé, có
bao giờ em sợ mất anh không?

Giọng Linh diễu cợt
- Sao tự nhiên hỏi lẩm cẩm vậy. Nếu có,
thì anh là người phải sợ mất em, chứ sao
em lại phải sợ mất anh? Có một người

vợ như em là phúc cho anh rồi mà anh
còn lang bang nữa thì em cho anh đi
luôn, chứ có gì mà phải sợ mất? Thôi để
em ngủ, đừng nói chuyện vớ vẩn nữa,
good night anh.

Bỏ điện thoại xuống, Hữõu nghe nản
một cách lạ lùng. Cái phao Hữu muốn
bám vào cho khỏi bị chết đuối lại là cái
phao xì hơi đã bẹp dí. Bám vào, nó lại
càng nặng và làm cho chàng dễ bị chết
đuối hơn. Chàng nói thầm với Linh
trong ý nghĩ:

‘’Em cứ tưởng em có nhiều điều kiện
lắm. Sắc đẹp, tiền bạc, bằng cấp, thằng
nào lấy được em là phúc tổ. Em có biết
đâu, những điều đó đối với anh thật vô
nghĩa. Những điều kiện anh cần ở người
vợ là sự tế nhị, thông cảm và yêu
thương. Cái khổ là tâm hồn chúng mình
lại quá khác biệt. Cần gì em phải cho
anh đi luôn là em mới mất anh. Có lẽ
chúng mình sẽ vẫn phải sống bên nhau
vì Bảo Châu nhưng hồn anh thì đã không
còn là của em nữa. Mình đã mất nhau từ
lâu rồi, em có biết không? Ở với nhau
bao nhiêu lâu mà em không hề hiểu anh
một chút nào hết.’’


Điện thoại reo, giọng Quyên ở đầu giây
thật dịu dàng:
- A lô! anh Hữu phải không ạ?

Hữu nghe giọng mình reo vui khác
thường:
- Vâng, tôi đây, đang mong thì Quyên
gọi.
- Hồi nãy tôi có gọi nhưng điện thoại
bận. Tôi phải cố thức để gọi lại kẻo anh
lo.
- Xin lỗi Quyên, tại tôi gọi về Newyork
nên đường giây bị bận. Cám ơn Quyên
đã cố thức để gọi lại. Nếu không chắc
chắn tôi sẽ mất ngủ vì lo đấy.

Quyên cảm động:
- Tôi phải cám ơn anh chứ. Sự lo lắng
của anh cho tôi cái cảm giác tôi vẫn là
người đàn bà yếu đuối thuở nào. Đã lâu
rồi có ai thắc mắc lo lắng gì cho tôi đâu,
dù đôi khi tôi vẫn phải lái xe về khuya
một mình.

Như biết mình vô ý lộ ra quá rõ tình cảm
đặc biệt dành cho Hữu, Quyên vội đổi
giọng vui vẻ tự nhiên:
- Khuya rồi để anh ngủ kẻo mệt, tôi cũng
buồn ngủ quá. Chúc anh ngủ ngon, hẹn
mai gặp anh.


Quyên đã gác máy rồi, Hữu vẫn bần thần
cầm cái điện thoại. Cuối cùng, chàng
cũng phải bỏ máy xuống. Hữu mở
Radio ở đầu giường để vặn đồng hồ báo
thức vì ngày mai chàng phải dậy sớm đi
họp. Giọng ca sĩ Tony Bennett thật ấm
vang lên
I left my heart in San Francisco

***

×