Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MƯỜNG HÒA BÌNH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.74 KB, 6 trang )

1
NGHỆ THUẬT CỒNG CHIÊNG VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI MƯỜNG HÒA BÌNH
Phạm Đức Dương
*
1. Con đường nghiên
cứu văn hóa Mường theo
hướng nêu bật tính thống nhất
trong sự đa dạng của một cội
nguồn giữa người Mường và
người Kinh nhằm dựng lại nền
văn hóa Việt – Mường trong
bối cảnh Đông Nam Á thời sơ
sử đã và đang được nhiều nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực
đi sâu nghiên cứu trên quan
điểm tổng thể và phương pháp
tiếp cận liên ngành. Nhiều
khám phá bước đầu cùng với
những giả thiết khoa học đã
được giới nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm, nhiều cứ
liệu khoa học đã giúp cho
người Mường hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn quá khứ cũng như vai trò và vị trí của tổ tiên
họ trong quá trình tích hợp văn hóa tộc người ở Việt Nam.
Hòa tấu cồng chiêng Mường, Hòa Bình
Về phương diện dân tộc học, văn hóa dân gian, sử học, ngôn ngữ học chúng ta
đã có nhiều công trình sưu tầm rất có giá trị như sử thi “Đẻ đất đẻ nước” với hàng vạn
câu thơ. Giáo sư Từ Chi, một nhà dân tộc học xuất sắc đã dành trọn đời mình cho việc
nghiên cứu dân tộc Mường. Bằng phương pháp điền giã dân tộc học, giáo sư Từ Chi đã
có nhiều phát hiện mới góp phần làm sáng tỏ xã hội Mường và mối quan hệ cội nguồn


giữa hai dân tộc Mường và Việt, nhất là thông qua việc phân tích ruộng Lang, cạp váy
Mường và vũ trụ luận Mường qua đám tang (Người Mường ở Hòa Bình, Hội khoa học
Lịch sử xuất bản, HN, 1997)
Về phương diện ngôn ngữ học, với những cứ liệu mới của các ngôn ngữ bị biệt
lập trong nhóm Việt – Mường (Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng, Poọng, Cọi…) chúng
tôi đã dựng lại ngôn ngữ tiền Việt – Mường (tức là Môn Khmer) và quá trình từ tiền
Việt – Mường đến Việt – Mường chung và sau đó Việt tách khỏi Mường. Ngôn ngữ Việt
– Mường chung giả thiết được hình thành trong quá trình nhóm tiền Việt – Mường (cư
dân Môn Khmer làm rẫy trên núi) di chuyển đến đồng bằng Bắc bộ và cộng cư lâu dài
với người Tày cổ làm ruộng nước quanh vịnh Hà Nội. Đó là một ngôn ngữ pha trộn
(tích hợp) nhiều yếu tố ngôn ngữ ở Đông Nam Á, nhưng sự giao thoa được thể hiện
trên cơ tầng Môn Khmer, có sự hội nhập nhiều yếu tố Tày cổ và được vận hành mô
phỏng theo cơ chế Tày – Thái. Vì vậy, ngôn ngữ Việt – Mường có quan hệ cội nguồn
với các ngôn ngữ Môn Khmer (như A.G.Haudricuort đã phục nguyên) và có quan hệ
loại hình với các ngôn ngữ Tày – Thái (như H.Maspero đã phân tích). Như vậy là, theo
giả thiết của chúng tôi thì vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, do sự dồn toa

*
Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Nam Á

1
2
từ phương Bắc xuống, do sức ép dân số vùng núi trên các bậc thềm cổ quá hẹp của
các dòng sông, và nhất là do sự kích thích của năng suất lúa và cuộc sống định cư của
mô hình xã hội nông nghiệp lúa nước được người Tày cổ thể nghiệm thành công vùng
thung lũng hẹp chân núi, hàng loạt các cộng đồng tộc người, nhất là cư dân Môn –
Khmer Bắc Đông Dương đã ào ạt xuống vùng trũng để khai phá đồng bằng Châu thổ
sông Hồng. Tại đây họ đã áp dụng mô hình kinh tế – xã hội lúa nước của người Tày –
Thái vào vùng đồng bằng Bắc Bộ, và quá trình đó đã hình thành một cộng đồng tộc
người mới : cư dân Việt – Mường, chủ nhân của ngôn ngữ Việt – Mường chung.

Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên dưới sự thống trị và đồng hóa của
nhà Hán, bộ phận lớn cư dân Việt – Mường vùng đồng bằng (kẻ chợ) đã dần dần biến
đổi theo hướng Hán hóa, bộ phận ít còn lại nằm ở vùng ngoại vi vùng đồi núi ít biến
đổi hơn (miền ngược) và dần dần tách nhau thành người Việt và người Mường. Đến
thế kỷ thứ X, người Việt dành lại độc lập từ tay người Hán, tự gọi mình là người Kinh,
là dân tộc chủ thể của nhà nước Đại Việt; còn người Mường trở thành dân tộc thiểu số
sống ở vùng thung lũng và phát triển theo hướng gần người Thái, tức là, cầu nối giữa
người Việt và người Thái. Vì vậy tiếng Mường và văn hóa Mường ít biến đổi và bảo lưu
được nhiều yếu tố cổ của ngôn ngữ Việt – Mường chung. Trong văn hóa, yếu tố núi
còn rất đậm ở người Mường và nhạt ở người Kinh.
(1)
2. Cồng chiêng là một hình thức văn nghệ dân gian Đông Nam Á vốn có từ lâu
đời và vẫn được nhiều dân tộc ở lục địa và hải đảo lưu truyền cho đến ngày nay mặc
dù có sự biến thái rất đa dạng, “Cồng chiêng, ca hát và rượu cần trong đêm hôm đó
đưa tôi vào một thế giới âm thanh kỳ diệu qua ánh lửa bập bùng. Đối với tôi, âm nhạc
Stiêng là mối tình đầu với Tây Nguyên và Đông Nam Á cổ, một nền văn hóa kín đáo và
tròn trịa ẩn sau tiếng chiêng Rpăm, Rpốp, Rgoăm hay Tal được ôm chặt lấy bởi tiếng
chiêng mẹ, chiêng con…” (Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong – Trung tâm giáo dục âm
nhạc thế giới Kent States University, Ohto, Hoa Kỳ). Ai đã được một lần thưởng thức
âm nhạc cồng chiêng đều bị lôi cuốn, đầy ấn tượng vì hình thức thì rất đơn giản nhưng
lại hàm chứa một giá trị nghệ thuật rất đặc sắc.
Hiện nay chúng ta còn gặp hai loại hình trình diễn cồng chiêng cơ bản : “Một là,
những cồng chiêng kết thành giàn treo vào các giá bằng song mây hay gỗ hình bán
nguyệt hay chữ nhật do một người độc diễn và thường nằm trong một giàn nhạc. Loại
hình này thường gặp ở các dân tộc phía Tây Trường Sơn và vùng hải đảo nơi chịu ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ. Hai là, một dàn cồng chiêng được xếp thành bộ do một
nhóm người đồng diễn, mỗi người phụ trách một chiêng như một giàn nhạc độc lập (có
thể có trống da hoặc lục lạc phụ họa thêm). Đây có lẽ là hình thức nguyên sơ được
khắc họa trên trống đồng Đông Sơn và được các dân tộc vùng cao nguyên Đông
Trường Sơn và một số bộ tộc ở Philippine gìn giữ.

(2)
Đây là vùng ít có sự tiếp
xúc với văn hóa Ấn Độ và Trung
Hoa, nơi bảo lưu được nhiều yếu
tố văn hóa cổ mà các học giả
Pháp gọi là Tiền Đông Dương.
Đó là những cư dân Môn Khmer
thuộc văn hóa núi. Hiện nay
chúng ta còn thấy cồng chiêng ở
các dân tộc Bahnar, Stiêng,

2
H
ội cồng chiêng ở Hòa Bình
3
Mnông, Xêdăng, Je.Triêng, Kor, Hrê, Êđê, Jara, Chăm H’ roi…
Nghệ thuật cồng chiêng gắn bó với những niềm vui và nỗi buồn của các cộng
đồng tộc người ở trên núi, từ lễ hội đến phong tục tập quán, và cồng chiêng đã trở
thành tài sản quý giá. Nghệ thuật cồng chiêng với sự đa dạng về tiết tấu và giai điệu,
với sự hòa âm trong không gian rộng lớn đã tạo nên một âm hưởng trầm hùng, vang
xa phù hợp với không gian tự nhiên của núi rừng, được con người tạo thành những
không gian thẩm mỹ hoành tráng. Ví như cảnh nhà mồ trong lễ bỏ mả : nhà mồ với tư
thế vươn lên chiếm lĩnh chiều cao giữa cảnh núi rừng bao la hùng vĩ được nhân lên bội
phần bởi những đống lửa bập bùng lan tỏa trong không gian, bởi tiếng cồng chiêng âm
vang ngút ngàn, đẩy ngôi nhà mồ “cao tận trời xanh”, phá vỡ mặt bằng tự nhiên tạo
cho nó một khoảnh khắc hoành tráng, sinh động giữa cõi âm u tĩnh mịch của núi rừng
Tây Nguyên. Nhà mồ như biểu tượng cây vũ trụ với tiếng cồng chiêng và ánh lửa nối
liền đất – trời, con người – thần linh, cõi sống và cõi chết!
Theo tiếng Việt, cũng như người Stiêng thì có sự khu biệt rạch ròi : Cồng
(goồng) là loại có núm, còn chiêng (ching) là loại không có núm. Nhưng ngày nay tên

gọi các nhạc cụ này bị lẫn lộn. Người Mường không gọi Cồng mà chỉ có chiêng nhưng
lại là loại có núm (cồng). Bí quyết tạo nên sự hấp dẫn của âm thanh (vang dội, trong
trẻo, trầm ấm) từ những nhạc cụ hết sức thô sơ và đơn giản này chính là nghệ thuật
pha chế đồng và cách tạo dáng của người thợ đúc. Có khi người ta còn pha cả vàng,
bạc và đồng đen – một thứ hợp kim được tạo ra trong khung cảnh “thiêng” làm cho
tiếng cồng, tiếng chiêng ngân xa trên thinh không nơi trú ngụ của thần linh để cầu xin
sự phù hộ độ trì, đồng thời cũng khắc sâu vào tâm khảm nơi sâu lắng nhất của lòng
người những ấn tượng thiêng liêng đưa con người đến những tình cảm thánh thiện!
“Chiêng ơi! Trống hỡi! Hãy vang lên đến chín tầng mây biếc. Hãy rền vang đến chân
trời xanh cho ông trăng xuống nhanh cùng dân làng uống rượu, cho nàng tiên dưới
biển cũng tề tựu ăn trâu…” (dân ca Tây Nguyên).
Cồng bao giờ cũng có kích thước lớn hơn chiêng. Nếu như đường kính của cồng
có thể từ 30-70cm nặng từ 2-6kg, thì chiêng đường kính là 25-40cm nặng từ 1,5-3kg.
Cồng hay chiêng cũng có nhiều loại với chất lượng khác nhau và giá trị không như
nhau.
Một dàn cồng chiêng có thể là những bộ khác nhau. Thường có 3 kiểu : cồng và
chiêng hỗn hợp (16 cái ở người Jarai, 12 ở người Jé, 11 ở người Stiêng…); hoặc chỉ có
cồng, hoặc chỉ có chiêng. Đây là những bộ gõ mà nét độc đáo bất ngờ lại là âm sắc
của chúng : trầm, trong, vang, có nhiều âm bồi, phải nghe từ xa mới thấy hết cái hay,
vì không gian rừng núi đã lọc bớt các âm bồi chỉ để lại những âm chính. Người biểu
diễn dùng tay phải gõ chiêng, còn tay trái tì vào mặt sau để chặn, ngắt, bịt, mở… làm
cho âm bồi cao hơn âm thật đến một quãng tám. Nghệ thuật tài ba của người biểu
diễn được thể hiện ở bàn tay trái điệu nghệ như người đánh đàn nhấn nhá trên phím
đàn.
Bộ cồng và bộ chiêng, với những kích thước khác nhau đã tạo nên sự phối âm
thành hai tuyến theo nhịp 2/4. Ví như bộ cồng của người Stiêng có 5 cồng, 6 chiêng thì
được phân bố như sau : Với cồng : 3 chiếc trầm ở tuyến dưới tạo nên giai điệu, còn 2
chiếc cao ở tuyến trên tạo nên phần nền, phần đệm. Ngược lại, với chiêng : 3 chiếc
trầm ở tuyến dưới tạo nên phần nền, còn 3 chiếc cao tuyến trên tạo nên giai điệu. Nhờ
sự phân bố này mà phần nền được biểu thị ở cả hai cực đối lập cao thấp, còn các giai

điệu thì được thiết lập ở khoảng giữa… do đó nhạc cụ thì đơn giản mà âm sắc thì

3
4
phong phú… cho ta âm điệu nhiều tuyến và giao bè; gõ mà nghe du dương, trầm bổng
mà không chán tai. Và kỳ lạ thay, thật hiếm có, người Tây Nguyên còn ru con ngủ
bằng âm nhạc cồng chiêng.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì Tây Nguyên ở Việt Nam có thể là cái nôi của
cồng chiêng Đông Nam Á, hay ít ra, đó là nơi bảo lưu được khá nguyên vẹn âm nhạc
cồng chiêng bởi các cư dân Môn Khmer, và là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho
văn hóa núi – một yếu tố quan trọng tạo nên phức hợp văn hóa núi, văn hóa đồng
bằng và văn hóa biển của Đông Nam Á.
3. Người Mường như đã nói, nằm trong nhóm ngôn ngữ và văn hóa Việt –
Mường, nhưng họ lại bảo lưu được nghệ thuật cồng chiêng – một yếu tố của văn hóa
núi – và trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Mường, mặc dù họ chỉ
còn lại dàn cồng mà họ gọi là chiêng. Trong khi đó thì người Việt, nghệ thuật cồng
chiêng bị giải thể cấu trúc và chỉ còn lại một số yếu tố trong nhạc cụ mặc dù trong
ngôn ngữ vẫn có hai từ cồng và chiêng.
(3)
Người Mường thường nói : “Trống đánh không nghe một dùi
Chiêng vui không nghe một tiếng”
Nghĩa là đã chơi chiêng thì phải có dàn và nhiều. Theo Mường Bi xưa (nhất Bi,
nhì Vang, tam Thàng, tứ Động) theo người già kể lại thì có một mật độ chiêng rất lớn,
nhà nào cũng có, ít nhất là 3 chiếc, nhiều nhất là một dàn 12 chiếc. Ngày nay đã mất
mát rất nhiều. Người Mường phân biệt 2 loại chiêng : chiêng hờ và chiêng nay. Chiêng
hờ còn gọi là “chê cóc” có núm đẹp, mặt nhám (hiện còn từ chiêng mốt đến chiêng
sáu), cổ hơn, tiếng hay hơn. Còn chiêng nay đúc bằng đồng đỏ, âm không ngân và ấm
như chiêng hờ.
Nếu như trong dàn cồng chiêng của người Stiêng người ta gọi tên từng cái
cồng, cái chiêng một theo thứ tự từ lớn đến nhỏ (cồng : Nđum Tuk, Nđum Tal,

Nđôlhôl, Tal, Kôôn) thì người Mường đặt tên từng cái chiêng theo thứ tự số đếm từ
nhỏ đến lớn 1-12 và từ cao đến thấp : chiêng một, chiêng hai, chiêng ba… chiêng
mười một, chiêng mười hai. Như vậy bộ chiêng của người Mường gồm có 12 chiếc và
chia thành 3 loại từ lớn đến bé với kích thước từ 90 xuống 20cm.
- Chiêng dàm (còn gọi là Khầm) có kích thước lớn từ chiêng tám đến 12, chiêng
dàm đại có đường kính 1m, 2 người khiêng. Chiêng dàm cho âm sắc trầm.
- Chiêng bồng (còn gọi dục bồng, bồng beng) gồm các chiêng bốn đến tám, âm
khu trung bình.
- Chiêng tlẻ (còn gọi là chót, bỏng, phỏng, đón, lắp, lóng) gồm các chiêng một
đến 4, âm khu cao.
Khi biểu diễn theo đội hình tròn hoặc hàng ngang. Bao giờ cũng vậy, trước khi
vào cuộc người ta gõ chiêng đóng thông báo. Có 2 hình thức : đánh chiêng tại chỗ (hội
hè, vui chơi, đón khách) và vừa đi vừa đánh (tế lễ, rước xách) chơi “chiêng khỗ” là chơi
tập trung nhiều chiêng, có khi tới 30-40 chiếc, trong đó chiêng dàm chiếm số lượng
lớn.
Thông thường số dàn chiêng có sự phân bố như sau :
- Số lượng đều nhau : 4 tlẻ, 4 bồng, 4 dàm.

4
5
- Số lượng không đều nhau : 2-6-4, 2-4-6, 3-4-5
Âm nhạc cồng chiêng có mặt trong nhiều sinh hoạt của cộng đồng Mường, trong
đó nổi bật nhất là chiêng “sắc pũa” mừng năm mới. Trong không khí linh thiêng và rộn
ràng của ngày Tết đón xuân mới, từng đoàn “sắc pũa” được tổ chức và đánh theo bài
bản nhất định. Từng phường múa kéo nhau đi hết làng này sang làng khác, chúc tụng
với tiếng cồng âm vang, tiếng hát giao duyên “thường rằng” đối đáp tình tứ, ấm áp
giữa trai gái qua lại… không khí của ngày xuân như bước vào hội; hội cầu mùa và cầu
phúc. Ở người Việt hình thức sắc bùa vẫn còn nhưng không có dàn chiêng.
Trong lễ cưới, tuy không thành một tập tục phổ biến và có bài bản riêng, nhưng
trong ngày vui không thể thiếu được tiếng chiêng và giọng ca “thường rằng”, nên khi

đưa dâu người ta có thể đánh điệu chiêng “Đi đường” đến nhà trai thì điệu “chào
mời”… nhất là về đêm người ta đến mừng cưới, đội chiêng tham gia vào việc hát đối
đáp của hai họ. Có khi tiếng chiêng lại đóng vai “trống chầu” cổ vũ, khen ngợi những
người đối đáp khéo, giỏi, hay, thông minh. Có thể ngày xưa đón dâu, nghệ thuật cồng
chiêng được sử dụng nhiều. Trong “Đẻ đất đẻ nước” có đoạn lấy vợ khác cho Lang cun
Cần.
Con trai đi trước khiêng trống
Con gái đi sau xách chiêng…
… Đến Mường đánh lên một hồi trống cái
Tới nhà dóng lên hồi trống con
Chiêng bảy chiêng mười lên tiếng cho dòn
Chiêng cái chiêng con kêu cho rộn rộn…
Âm nhạc cồng chiêng của người Mường có mặt trong tất cả các lễ hội của họ
như ngày lễ xuống dông, lễ vua khú, lễ cầu đao, ngày hội đánh cá, lễ cơm mới, lễ
mừng nhà mới… Còn trong tang lễ, suốt 12 ngày đêm liền, ông thầy mo tiễn đưa người
chết bằng hàng vạn câu thơ tang ca (Sử thi đẻ đất đẻ nước) thì tiếng chiêng trở thành
nghi thức thông báo trong các buổi lễ và điểm xuyết vào đấy là những đêm canh thờ.
Tiếng chiêng còn được dùng trong dịp đi săn, báo động khi hỏa hoạn, đánh
nhau, trộm cướp, báo lệnh nhà lang… Trong những trường hợp này chiêng không còn
là một dàn âm nhạc – âm nhạc cồng chiêng, mà chỉ là những tín hiệu thông tin.
Như vậy, khác với người Việt, người Mường còn bảo lưu được nhiều yếu tố ngôn
ngữ văn hóa Việt – Mường cổ với ba thành tố : văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn
hóa biển trong đó văn hóa núi có vai trò đậm nét – nghệ thuật cồng chiêng là một loại
hình văn hóa của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á mang đậm chất núi – có lẽ vì thế
mà các tộc người Môn Khmer ở Tây Nguyên, do ít tiếp xúc với các nền văn hóa khác,
nên đã bảo lưu được nghệ thuật cồng chiêng khá đầy đủ. Còn người Mường nghệ
thuật cồng chiêng được giữ lại trong một khuôn viên giới hạn và một số bài bản nhất
định. Dù vậy, rõ ràng đây là một vốn quý, một di sản văn hóa đặc sắc mà bà con
người Mường đã gìn giữ và tự hào cho đến tận ngày nay.
Đương nhiên cũng như nhiều dân tộc khác, khi bước vào cuộc sống hiện đại,

người Mường phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng : nhiều di sản bị bào
mòn, bị biến mất trong đó có nghệ thuật cồng chiêng. Đó là một sự thực nghiệt ngã

5
6
mà chúng ta không thể lảng tránh được. Tuy nhiên với lòng yêu mến các di sản văn
hóa quý giá của cha ông, nhất là âm nhạc cồng chiêng còn có khả năng thích nghi với
cuộc sống hiện đại trong những nếp sống văn hóa mới (như lễ hội, du lịch văn hóa…),
và được sự cổ vũ của Đảng, Nhà nước, bà con trong cả nước và các bạn bè quốc tế xa
gần, nếp sống văn hóa đẹp của người Mường cùng với nghệ thuật cồng chiêng sẽ được
duy trì và phát triển theo chiều hướng hiện đại hóa.

Chú thích
(1) Xem Phạm Đức Dương (và Phan Ngọc) : Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á,
Viện Đông Nam Á, xuất bản tại Hà Nội năm 1983.
(2) Phần viết này chúng ta đã sử dụng tư liệu và kiến giải của các tác giả : Tô Vũ,
Vũ Hồng Thịnh, Bùi Lẫm trong công trình Nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc
Stiêng, Sông Bé-Sở văn hóa Thông tin Sông Bé và Viện VHNT tại TP. Hồ Chí
Minh xuất bản năm 1995. Nhân đây chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn các tác giả.
(3) Phần này tôi đã sử dụng tài liệu của anh Mai Đức Viên trong bài viết “Chiêng
Mường Bi”, trong cuốn Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi, do UBND
huyện Tân Lạc và Sở văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình, xuất bản năm 1987.

TÓM TẮT
Cồng chiêng là một hình thức văn nghệ dân gian Đông Nam Á vốn có từ lâu đời
và vẫn được nhiều dân tộc ở lục địa và hải đảo lưu truyền cho đến ngày nay mặc dù có
sự biến thái rất đa dạng.Ai đã được một lần thưởng thức âm nhạc cồng chiêng đều bị
lôi cuốn, đầy ấn tượng vì hình thức thì rất đơn giản nhưng lại hàm chứa một giá trị
nghệ thuật rất đặc sắc.


SUMMARY
Cong Chieng is a popular performance of South East Asia dating back to very old
times. In spite of many varieties and changes, it has been passed down to the later
generations by many peoples at the continents and islands. Individuals enjoying a
Cong Chieng performance is always lured and overwhelmed at its simple form but very
artistic and unique substance.


6

×