Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Mục lục
........................................................................... 46
CHƯƠNG 1
SVTH : Nguyễn Quang Long
1
1
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3G
1.1. Lịch sử phát triển của thông tin di động
Vô tuyến di động đã được sử dụng các đây khoảng 80 năm. Dù các
khái niệm tổ ong, các kỹ thuật trải phổ, điều chế số và các công nghệ vô
tuyến hiện đại khác đã được biết đến hơn 50 trước đây, dịch vụ điện thoại
di động mãi đến đầu những năm 1960 mới xuất hiện ở các dạng sử dụng
được và khi đó nó chỉ là các sửa đổi thích ứng của các hệ thống điều vận.
Các hệ thống điện thoại di động đầu tiên này ít tiện lợi và dung lượng rất
thấp so với các hệ thống hiện nay, cuối cùng các hệ thống điện thoại tổ
ong điều tần song công sử dụng kỹ thuật đa thâm nhập phân chia theo tần
số (FDMA) đã xuất hiện vào những năm 1980. Cuối những năm 1980
người ta nhận thấy rằng các hệ thống tổ ong tương tự không thể đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng vào thế kỷ sau nếu như không loại bỏ được
các hạn chế cố hữu của các hệ thống này. (1) Phân bổ tần số rất hạn chế,
dung lượng thấp. (2) Tiếng ồn khó chịu và nhiễu xẩy ra khi máy di động
chuyển dịch trong môi trường pha đinh đa tia. (3) không đáp ứng được
các dịch vụ mới hấp dẫn đối với khách hàng. (4) Không cho phép giảm
đáng kể giá thành của thiết bị di động và cơ sở hạ tầng. (5) Không đảm
bảo tính bí mật của các cuộc gọi. (6) Không tương thích giữa các hệ thống
khác nhau, đặc biệt là ở Châu Âu, làm cho thuê bao không thể sử dụng
được máy di động của mình ở nước khác.
Giải pháp duy nhất để loại bỏ các hạn chế trên là phải chuyển sang sử
dụng kỹ thuật thông tin số cho thông tin di động cùng với các kỹ thuật đa
thâm nhập mới.
Hệ thống thông tin di động số sử dụng kỹ thuật đa thâm nhập phân chia
theo thời gian (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở Châu Âu và có
SVTH : Nguyễn Quang Long
2
2
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
tên gọi là GSM. GSM được phát triển từ năm 1982 khi các nước Bắc Âu gửi
đề nghị đến CEPT để quy định một dịch vụ viễn thông chung châu Âu ở
băng tần 900 MHz. Năm 1985 hệ thống số được quyết định. Tháng 5 năm
1986 giải pháp TDMA băng hẹp đã được lựa chọn. ở Việt Nam hệ thống
thông tin di động số GSM được đưa vào từ năm 1993.
Ở Mỹ khi hệ thống AMPS tương tự sử dụng phương thức FDMA được
triển khai vào giữa những năm 1980, các vấn đề dung lượng đã phát sinh ở
các thị trường di động chính như: New York, Los Angeles và Chicago. Mỹ
đã có chiến lược nâng cấp hệ thống này thành hệ thống số: chuyển tới hệ
thống TDMA được ký hiệu là IS-54. Việc khảo sát khách hàng cho thấy chất
lượng của AMPS tốt hơn. Rất nhiều hãng của Mỹ lạnh nhạt với TDMA, AT
&T là hãng lớn duy nhất sử dụng TDMA. Hãng này đã phát triển ra một
phiên bản mới: IS - 136, còn được gọi là AMPS số (D-AMPS).
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm ra hệ thống thông tin di động số mới là
công nghệ đa thâm nhập phân chia theo mã (CDMA). Công nghệ này sử
dụng kỹ thuật trải phổ trước đó đã có các ứng dụng chủ yếu trong quân sự.
Được thành lập vào năm 1985, Qualcom đã phát phiển công nghệ CDMA
cho thông tin di động và đã nhận được nhiều bằng phát minh trong lĩnh vực
này. Đến nay công nghệ này đã trở thành công nghệ thống trị ở Bắc Mỹ,
Qualcom đã đưa ra phiên bản CDMA đầu tiên được gọi là IS - 95 A.
Các mạng CDMA thương mại đã được đưa vào khai thác tại Hàn Quốc
và Hồng Kông. CDMA cũng đã được mua hoặc đưa vào thử nghiệm ở
Argentina, Brasil, Chile, Trung Quốc, Germany, Irael, Peru, Philippins,
Thailand và mới đây ở Nhật. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam
cũng đã có kế hoạch thử nghiệm CDMA.
SVTH : Nguyễn Quang Long
3
3
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Ở Nhật vào năm 1993 NTT đưa ra tiêu chuẩn thông tin di động số đầu
tiên của nước này: JPD (Japannish personal Digital Cellular System).
Song song với sự phát triển của các hệ thống thông tin di động tổ ong
nói trên, các hệ thống thông tin di động hạn chế cho mạng nội hạt sử dụng
máy cầm tay không dây số cũng được nghiên cứu phát triển. Hai hệ thống
điển hình cho loại thông tin này là: DECT (Digital Enhanced Cordless
Telecommunication) của Châu Âu và PHS (Personal Handy Phone System)
của Nhật cũng đã được đưa vào thương mại.
Ngoài các hệ thống thông tin di động mặt đất, các hệ thống thông tin di
động vệ tinh: Global Star và Iridium cũng được đưa vào thương mại trong
năm 1998.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng viễn
thông về cả dịch vụ viễn thông mới các hệ thống thông tin di động đang tiến
tới thế hệ thứ ba. Có hai tiêu chuẩn đã được chấp thuận cho IMT-2000 đó là:
W-CDMA và CDMA 2000. W-CDMA được phát triển lên từ GSM thế hệ 2
và CDMA 2000 được phát triển lên từ IS-95 thế hệ 2. Ở thế hệ này các hệ
thống thông tin di động có xu thế hoà nhập thành một tiêu chuẩn duy nhất và
có khả năng phục vụ ở tốc độ bit lên đến 2 Mbit/s. Để phân biệt với các hệ
thống thông tin di động băng hẹp hiện nay các hệ thống thông tin di động thế
hệ thứ ba được gọi là hệ thống thông tin di động băng rộng.
1.2. Các đặc tính cơ bản của hệ thống thông tin di động
Các mạng di động có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ như mạng điện thoại cố
định thông thường. Ngoài ra nó cung cấp các dịch vụ đặc thù cho mạng di
động để đảm bảo thông tin mọi lúc mọi nơi..
Các mạng thông tin di động phải đảm bảo các đặc tính sau:
SVTH : Nguyễn Quang Long
4
4
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
1. Sử dụng hiệu quả băng tần được cấp phát để đạt được dung lượng
cao do hạn chế của dải tần vô tuyến sử dụng cho thông tin di động.
2. Đảm bảo chất lượng truyền dẫn yêu cầu.
3. Đảm bảo an toàn thông tin tốt nhất.
4. Giảm tối đa rớt cuộc gọi khi thuê bao di động chuyển từ vùng phủ
này sang vùng phủ khác.
5. Cho phép phát triển các dịch vụ mới nhất là các dịch vụ phi thoại.
6. Để mang tính toàn cầu phải cho phép chuyển mạng quốc tế
(International Roaming).
7. Các thiết bị cầm tay gọn nhẹ và tiêu tốn ít năng lượng.
1.3 Yêu cầu chung đối với hệ thống thông tin di động thế hệ 3
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 xây dựng dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn chung IMT-2000. Các tiêu chí chung để xây dựng IMT-2000:
• Sử dụng dải tần quy định quốc tế như sau:
Đường lên: 1885-2025 MHz.
Đường xuống: 2110-2200 MHz.
• Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô
tuyến:
Tích hợp các mạng thông tin vô tuyến và hữu tuyến.
Tương tác với mọi loại dịch vụ viễn thông.
• Sử dụng các môi trường khai thác khác nhau:
Trong công sở.
Ngoài đường.
Trên xe.
SVTH : Nguyễn Quang Long
5
5
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Vệ tinh.
• Có thể hỗ trợ dịch vụ như:
Môi trường ảo.
Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện.
Dễ dàng hổ trợ các dịch vụ mới xuất hiện.
Môi trường hoạt động của IMT-2000 được chia thành 4 vùng:
Vùng 1: Trong nhà, ô picô, R
b
≤ 2 Mbps.
Vùng 2: thành phố,ô micro, R
b
≤ 384 kbps.
Vùng 3: ngoại ô, ô macro, R
b
1≤ 144 kbps.
Vùng 4: Toàn cầu, R
b
=9,6 kbps.
SVTH : Nguyễn Quang Long
6
6
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Bảng 1.1. Phân loại các dịch vụ ở IMT-2000
Kiểu Phân loại Dịch vụ chi tiết
Dịch vụ di
động
Dịch vụ di
động
Di động dịch vụ/di động cá nhân/ di động đầu
cuối
Dịch vụ thông
tin định vị
Dịch vụ theo dõi di động/dịch vụ theo dõi di
động thông minh
Dịch vụ viễn
thông
Dịch vụ âm
thanh
-Dịch vụ âm thanh chất lượng cao (16-64 kbps)
-Dịch vụ truyền thanh AM (32-64 kbps)
-Dịch vụ truyền thanh FM (64-384 kbps)
Dịch vụ số liệu
-Dịch vụ số liệu tốc độ trung bình(64-144 kbps)
-Dịch vụ số liêu tốc độ tương đối cao(384-2
Mbps)
-Dịch vụ số liệu tốc độ cao (≥2 Mbps)
Dịch vụ đa
phương tiện
-Dịch vụ video (384 kbps)
-Dịch vụ hình chuyển động (384 kbps-2Mbps)
-Dịch vụ hình chuyển động thời gian thực (≥2
Mbps)
Dịch vụ I
nternet
Dịch vụ
Internet đơn
giản
Dịch vụ thâm nhập Wed (384kbps-2 Mbps)
Dịch vụ
Internet thời
gian thực
Dịch vụ Internet (384 kbps-2 Mbps
Dịch vụ
Internet đa
phương tiện
Dịch vụ Wedsite đa phương tiện thời gian thực
(≥2 Mbps)
SVTH : Nguyễn Quang Long
7
7
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Bảng 1.2. So sánh các thông số giao diện vô tuyến ở hai tiêu chuẩn này
W-CDMA cdma-2000
Sơ đồ đa thâm nhập DS-CDMA băng rộng CDMA đa sóng mang
Độ rộng băng tần 5/10/15/20 1,25/5/10/15/20
Tốc độ chip(Mcps) 1,28/3,84/7,68/11,52/15,36 1,2288/3,6864/11,0592/14,7456
Đồng bộ giữa các
BTS
Dị bộ/đồng bộ Đồng bộ
Độ dài khung 10 ms 5/20 ms
Điều chế DL/DX QPSK/BPSK QPSK/BPSK
Trải phổ DL/DX QPSK/OCQPSK(HPSK) QPSK/OCQPSK(HPSK)
Vocoder CS-ACELP/(ARM) EVRC,QCELP(13 kbps)
Tổ chức tiêu chuẩn 3GPP/ETSI/ARIB 3GPP2/TIA/TTA/ARIB
Mô hình tổng quát của mạng IMT2000 được cho ở hình 1.1
Kí hiệu: TE : ( Terminal ) thiết bị đầu cuối
UI ( User interface ) Giao diện người sử dụng
Các dạng máy đầu cuối bao gồm:
Thoại cầm tay:
Tiếng: 8/16/32 kbps.
Cửa số liệu.
ảnh tĩnh.
Hình ảnh xách tay.
Thoại có hình chất lượng cao.
Đầu cuối giống như TV.
Đầu cuối kết hợp TV và máy tính.
TV cầm tay có khả năng thu được MPEG.
Đầu cuối số liệu gói.
PC vở ghi có cửa thông tin cho phép:
Điện thoại thấy hình.
Văn bản, hình ảnh, thâm nhập cơ sở dữ liệu video.
SVTH : Nguyễn Quang Long
8
8
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Đầu cuối PDA.
PDA tốc độ thấp.
PDA tốc độ cao hoặc trung bình.
PDA kết hợp với sách điện tử bỏ túi.
Máy nhắn tin hai chiều.
Sách điện tử bỏ túi có khả năng thông tin.
1.4 Tổng kết quá trình tiến hóa của hệ thống thông tin di động thế hệ 3
Ta xét tổng kết các nền tảng công nghệ chính của hệ thống thông tin di động
từ thế hệ một đến thế hệ ba và quá trình tiến hóa của các nền tảng này đến
nền tảng của thế hệ ba. Để tiến tới thế hệ ba có thể thế hệ hai phải trải qua
một giai đoạn trung gian, giai đoạn này được gọi là thế hệ 2.5.
SVTH : Nguyễn Quang Long
9
9
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Bảng 1.3. Tổng kết một số nét chính của các nền tảng công nghệ thông
tin di động từ thế hệ một đến thế hệ ba
Thế hệ thông tin
di động
Hệ thống Dịch vụ chung Chú thích
Thế hệ 1 (1G)
Thế hệ 2 (2G)
Trung gian
(2.5G)
Thế hệ ba
(3G)
AMPS,
TACS, NMT
GSM, IS-
136, IS-95
GPRS,
EDGE,
cdma2000-
1x
CDMA
2000,
WCDMA
Tiếng thoại
Chủ yếu cho dịch
vụ tiếng và bản tin
ngắn
Trước hết là dịch
vụ tiếng có đưa
thêm các dịch vụ
gói
Các dịch vụ tiếng
và số liệu gói được
thiết kế để truyền
tiếng và số liệu đa
phương tiện. Là
nền tảng thực sự
của thế hệ ba
FDMA, tương tự
TDMA hoặc CDMA,
số, băng hẹp (8-13
kbps)
TDMA, CDMA, sử
dụng trồng lên phổ tần
của thế hệ hai nếu
không sử dụng phổ tần
mới, tăng cường truyền
số liệu cho thế hệ hai
CDMA, CDMA kết hợp
với TDMA, băng rộng,
sử dụng trồng lấn lên hệ
thống hai hiện có nếu
không sử dụng phổ tần
mới
SVTH : Nguyễn Quang Long
10
10
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Hình 1.1 Quá trình phát triển của các hệ thống thông tin di động
từ thế hệ 1 đến thế hệ 3
TACS
GSM (900)
NMT(900)
GPRS
WCDMA
GPRS
IS-136
(1900)
IS-95 (J-STD-008)
(1900)
EDGE
IS-95 CDMA
(800)
CDMA2000
1x
CDMA2000
MC
2 G
AMPS
SMR
IDEN
(800)
3G
2.5 G
1 G
GSM(1800)
SVTH : Nguyễn Quang Long
11
11
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
GSM(1900)
IS-136 TDMA
(800)
SVTH : Nguyễn Quang Long
12
12
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
CHƯƠNG 2
CHUYỂN GIAO
2.1 Giới thiệu
Chuẩn IS-2000 được bổ sung thêm một số chức năng tăng cường nhằm
cải thiện hoạt động hệ thống và dung lượng hệ thống chuyển giao mềm ( soft
handoff ). Đối với chuyển giao mềm, tốc độ và độ chính xác của hệ thống
ảnh hưởng trực tiếp tới dung lượng và chất lượng mạng. Chuyển giao mềm
nhanh và chính xác làm giảm số cuộc gọi “rớt” ( drop ) và công suất phát.
Càng ít số cuộc gọi gián đoạn càng cải thiện được hoạt động của hệ thống và
duy trì được công suất phát ở mức cần thiết để không làm nhiễu sang các
máy khác.
Đối với chuyển giao rỗi ( Idle handoff ), chuyển giao thực thể truy nhập
và chuyển giao thăm dò truy nhập, tất cả đều được tăng xác suất nhận và gửi
tin nhắn thành công, do đó cải thiện được hoạt động của hệ thống.
2.2 Chuyển giao mềm
Chuyển giao mềm là một quá trình mà máy di động hoạt động trao đổi
thông tin kênh lưu lượng với hai hay nhiều trạm gốc. Theo định nghĩa,
chuyển giao mềm chỉ xảy ra khi một MS nằm trong trạng thái điều khiển di
động trên kênh lưu lượng. Khi một MS ở trong vùng phủ sóng của hai trạm
gốc, chuyển giao mềm xảy ra giữa hai trạm gốc phát các kênh lưu lượng
hướng xuống trên cùng một sóng mang CDMA và tại cùng khoảng thời gian
khung.
Trong quá trình quản lí chuyển giao mềm, MS duy trì trong bộ nhớ của
nó bốn danh sách dải quạt duy nhất của các trạm gốc. Các danh sách này là
SVTH : Nguyễn Quang Long
13
13
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Hình 2.1. Chuyển giao mềm
duy nhất và không trùng lặp về nội dung. Trong các danh sách này, các
dải quạt được lưu trữ trong các đoạn mã pilot PN của các dải quạt. Các danh
sách này còn được gọi là “set” bao gồm : (1) Danh sách tích cực ( active
set ), (2) Danh sách ứng cử ( candidate set ), (3) Danh sách kề cận ( neighbor
set ) và (4) Danh sách ( remaining set )
2.2.1 Danh sách tích cực ( active set )
Danh sách tích cực lưu giữ các pilot của các dải quạt trao đổi thông tin
trên kênh lưu lượng tích cực với MS. Nếu danh sách tích cực chỉ có một
pilot thì MS không thể chuyển giao mềm. Nếu danh sách chứa hai hay nhiều
pilot thì MS được duy trì kết nối với các dải quạt được chỉ định bởi các pilot
có trong danh sách. Khi trạm gốc ấn định kênh lưu lượng cho MS trong lần
đầu tiên, BS xác định các pilot trong danh sách tích cực thông qua Bản tin
ấn định kênh mở rộng ( extended channel assignment message ) hay bản tin
ấn định kênh ( channel assignment message ). Việc cập nhật danh sách tích
cực được thực hiện nhờ bản tin hướng chuyển giao mở rộng ( extended
handoff direction message ). Bản tin hướng chuyển giao chung ( general
SVTH : Nguyễn Quang Long
14
14
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
handoff message ) hay bản tin hướng chuyển giao toàn cầu ( universal
handoff direction message ).
Danh sách tích cực có tối đa 6 pilot.
2.2.1.1 Xóa pilot ra khỏ danh sách tích cực
Mỗi pilot trong danh sách tích cực có một khoảng thời gian ngắt chuyển
giao. Trong IS-95, Ms bắt đầu tính khoảng thời gian ngắt chuyển giao cho
pilot khi tỉ số E
c
/ I
o
trở về T_DROP trước khi kết thúc thời gian ngắt chuyển
giao thi pilot được duy trì trong danh sách tích cực và thời gian này được
thiết lập lại giá trị đầu. Mặt khác nếu pilot vẫn thấp hơn T_DROP cho tới
khi thời gian ngắt chuyển giao kết thúc thì một bản tin đo độ lớn pilot
( PSMM ) được gửi tới trạm gốc và pilot bị chuyển tới danh sách kề cận.
Như vậy quản lí pilot trong danh sách tích cực và quá trình chuyển giao
mềm phụ thuộc vào ngưỡng T_DROP.
Trong IS-2000, có một thuật toán để sử dụng động ngưỡng này. Tức là,
ngưỡng mới ( T_DROP
*
) này là một hàm theo thời gian khi MS dự tính xóa
pilot ra khỏi danh sách tích cực . (T_DROP
*
) này là một hàm theo thời
gian khi MS dự tính xóa pilot ra khỏi danh sách tích cực. T_DROP
*
cho bởi
giá trị lớn của T_DROP.
Pj : độ lớn của pilot j.
Tổng các pilot trong danh sách tích cực có độ lớn lớn hơn pilot đang xét.
(8.1) được gọi là chuẩn chuyển giao ngắt ( handoff drop crierion ) đối với
việc loại bỏ một pilot.
SOFT_SLOPE và DROP_INTERCEPT được tính dựa trên độ nghiêng và độ
phẳng của ngắt chuyển giao.
SVTH : Nguyễn Quang Long
15
15
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
Công thức thứ hai lấy giá trị lớn hơn giữa hai ngưỡng T_DROP. Nếu
T_DROP lần đầu tiên lớn hơn chuẩn ngắt chuyển giao thì MS vẫn giữ giá trị
T_DROP cũ làm ngưỡng ngắt. Nếu chuẩn chuyển giao ngắt lớn hơn
T_DROP thì MS sẽ dùng giá trị chuẩn ngắt chuyển giao làm ngưỡng ngắt
mới. Việc chọn giá trị lớn hơn giữa hai giá trị đảm bảo thực hiện ngắt chặt
chẽ và toàn diện. Điều này là cho việc loại bỏ pilot trở nên nhanh hơn.
2.2.1.2 Gắn pilot vào danh sách tích cực
Việc gắn vào danh sách tích cực nghĩa là MS bắt đầu liên lạc với dải
quạt mới được đại diện bởi pilot đó. BS thường xuyên xác định danh sách
tích cực của MS bằng việc sử dụng Bản tin hướng chuyển giao mở rộng và
bằng cách đó điều khiển chuyển giao mềm tại mobile. Một pilot được đưa
vào danh sách tích cực thường được đưa vào từ danh sách ứng cử.
Trong IS-2000, hệ thống sử dụng một ngưỡng phát hiện di động.
Ngưỡng phát hiện này (T_ADD
*
) bao gồm chuẩn ngắt chuyển giao ( handoff
add cirterion ) cho việc gắn pilot. Chuẩn này bằng :
P
k
là độ lớn của pilot k. Độ lớn đổi theo thời gian.
MS sẽ so sánh chuẩn pilot là một hàm theo thời gian và chuẩn gắn
chuyển giao là động và thay gắn chuyển giao với pilot i. Nếu độ lớn pilot i
nhỏ hơn chuẩn gắn chuyển giao thì MS sẽ không thực hiện quá trình gắn,
pilot i vẫn nằm trong danh sách ứng cử. Mặt khác nếu độ lớn pilot i lớn hơn
SVTH : Nguyễn Quang Long
16
16
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
chuẩn gắn chuyển giao thì MS sẽ đưa pilot i từ danh sách ứng cử sang danh
sách tích cực.
Như vậy độ lớn của một pilot trong danh sách ứng cử được so sánh với
tổng độ lớn của tất cả pilot trong danh sách tích cực. Nếu độ lớn trong danh
sách ứng cử lớn hơn chuẩn này thì nó có thể được chuyển từ danh sách ứng
cử sang danh sách tích cực. Hệ thống có thể dùng cả chuẩn T_COMP và
chuẩn gắn chuyển giao để quyết định khi nào chuyển mội pilot từ danh sách
ứng cử vào danh sách tích cực. Khi đó, MS sẽ gửi một bản tin PSMM hoặc
một ESPMM nếu thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Độ lớn của một pilot trong danh sách ứng cử vượt quá độ lớn của một
pilot trong danh sách tích cực một ngưỡng T_COMP x 0.5 dB.
- Độ lớn của một pilot trong danh sách ứng cử vượt quá chuẩn gắn
chuyển giao.
2.2.2 Danh sách ứng cử
Danh sách ứng cử bao gồm các pilot của các dải quạt có tỷ số E
c
/ I
o
của
nó đủ để làm cho chúng trở thành ứng cử chuyển giao. Khi BS ấn định kênh
lưu lượng hướng xuống tới MS thì danh sách ứng cử của MS là rỗng. Danh
sách ứng cử có thể có tối đa 10 pilot.
2.2.2.1 Gắn pilot vào danh sách ứng cử
Việc gắn pilot vào danh sách ứng cử nghĩa là MS quyết định rằng pilot
đó là một ứng cử tốt để chuyển giao. Trong IS-2000 nếu độ lớn của một pilot
trong danh sách remaining hay danh sách kề cận vượt quá ngưỡng T_ADD
thì MS tự động đưa pilot đó từ các danh sách trên vào danh sách ứng cử.
T_ADD ở đây là ngưỡng phát hiện pilot tĩnh.
BS cũng có thể đưa các pilot tới danh sách ứng cử nhờ một trong các bản
tin hướng chuyển giao.
SVTH : Nguyễn Quang Long
17
17
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
2.2.2.2 Xóa pilot ra khỏi danh sách ứng cử
Mỗi pilot trong danh sách ứng cử có một thời gian ngắt chuyển giao.
Trong cả IS-95A và IS-2000, MS bắt đầu thời gian ngắt chuyển giao đối với
pilot khi tỉ số E
c
/ I
o
thấp hơn T_DROP. Nếu tỉ số này của pilot trở về
T_DROP trước khi thời gian ngắt chuyển giao kết thúc thì pilot vẫn nằm
trong danh sách ứng cử và thời gian được thiết lập lại. Mặt khác nếu tỉ số E
c
/
I
o
vẫn thấp hơn T_DROP tới khi thời gian ngắt chuyển giao kết thúc thì MS
sẽ tự động xóa pilot đó ra khỏi danh sách ứng cử. Ngưỡng pilot ở đây là
tĩnh.
BS có thể xóa pilot ra khỏi danh sách ứng cử thông qua một bản tin điều
khiển chuyển giao.
Trong trường hợp khi danh sách ứng cử đã có 10 pilot mà MS muốn gắn
thêm một pilot nữa thì MS sẽ dành ưu tiên cho 10 pilot đầu tiên thỏa mãn :
đầu tiên, ưu tiên theo trạng thái của thời gian ngắt chuyển giao và thứ hai
theo độ lớn của các pilot. MS sẽ xóa pilot có mức ưu tiên thấp nhất để tạo
chỗ trống chứa pilot mới pilot mới và pilot bị xóa sẽ được chuyển sang danh
sách kề cận.
2.2.3 Danh sách kề cận
Danh sách kề cận bao gồm các pilot từ các dải quạt có khả năng chuyển
giao. Danh sách kề cận lưu trữ các pilot được gửi thông qua tới MS thông
qua bản tin danh sách kề cận tổng quát ( general neighbor list message ), bản
tin danh sách kề cận mở rộng ( extended list message ). Việc cập nhật nội
dung của danh sách kề cận được thực hiện nhờ dùng bản tin cập nhật danh
SVTH : Nguyễn Quang Long
18
18
Đồ án kỳ IX Công nghệ CDMA2000-1X
sách kề cận mở rộng hay bản tin cập nhật danh sách kề cận. Danh sách kề
cận có thể chứa tới 40 pilot.
2.2.3.1 Gắn pilot vào danh sách kề cận
Danh sách kề cận chứa các pilot bị loại ra khỏi danh sách tích cực và
danh sách ứng cử. MS sẽ tự động chuyển một pilot bị loại ra khỏi danh sách
kề cận khi thời gian ngắt chuyển giao của pilot kết thúc hoặc pilot bị đẩy ra
khỏi danh sách ứng cử khi bị tràn do nó có mức ưu tiên thấp nhất.
BS có thể chuyển một pilot từ danh sách tích cực tới danh sách kề cận
nhờ sử dụng bản tin điều khiển chuyển giao gửi tới MS. Sau khi nhận được
bản tin, MS sẽ chuyển pilot đó từ danh sách tích cực sang danh sách kề cận
nếu thỏa mãn :
Thời gian ngắt chuyển giao của pilot kết thúc và độ lớn của pilot thấp
hơn ngưỡng T_DROP.
2.2.3.2 Xóa pilot ra khỏi danh sách kề cận
Để lưu trữ tất cả các pilot trong danh sách kề cận, MS dùng một bộ đếm
cho mỗi pilot. Bộ đếm được thiết lập bằng “0” khi pilot được chuyển từ danh
sách tích cực hoặc danh sách ứng cử tới danh sách kề cận. Bất cứ khi nào
nhận được một bản tin cập nhật danh sách mở rộng hoặc bản tin cập nhật
danh sách kề cận thì bộ đếm tăng thêm. Nếu bộ đếm của 1 pilot vượt quá
NGHBR_MAX_AGI thì MS tự động chuyển pilot đó từ danh sách kề cận
sang danh sách remaining.
Nếu độ lớn của một danh sách kề cận lớn hơn T_ADD thì MS sẽ chuyển
pilot đó tới danh sách ứng cử. Khi danh sách kề cận đã có đủ 40 pilot mà MS
vẫn muốn gắn thêm một pilot nữa vào danh sách thì MS sẽ ưu tiên cho cho
40 pilot đầu tiên theo trạng thái bộ đếm và theo độ lớn pilot. MS sẽ xóa pilot
SVTH : Nguyễn Quang Long
19
19