Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.07 KB, 78 trang )












Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính của
Công ty Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước”


LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó
khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng
định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả. Để đạt được đ
iều đó, các doanh
nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt
động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ,đ
úng đắn nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin có thể đánh giá được tiềm năng,


hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai
của doanh nghiệp để họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết
định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ
yếu dùng để phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công
sự, nguồn vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin
mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho
người quan tâm biết được rõ về thực trạng hoạt động tài chính, những rủi ro,
o, triển vọng và xu hướng phát triển của doanh nghi
ệp. Phân tích tình hình tài
chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài
chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận

đựoc tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cũng với sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cơ khí xây
dựng và lắp máy điện nước và thầy giáo Nguyễn Đăng Hạc, tôi đã chọn
chuyên đề “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và
Lắp máy điện nước”.
Chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có các nội dung
chính sau:
Chươ
ng I. Một số vấn đề chung về hoạt động tài chính và phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương II. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cơ khí Xây
dựng và lắp máy điện nước.
Chương III: Một số ý kiến nhằm phân tích và cải thiện tình hình tài

chính của Công ty Cơ khí Xây dựng và lắp máy điện nước.
- Phụ lục
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- B
ảng thuyết minh báo cáo tài chính.


CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực
hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nói cách khác,
hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức,
huy động phân ph
ối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau:
- Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế
thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các
đơn vị kinh tế khác. Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh
giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian.
- Ho
ạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên
tắc này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm
bả quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại
hiệu quả.

- Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp
luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, ngh
ĩa vụ với Nhà
nước, kỷ luật với các đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan.
1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so
sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ
nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro
trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình

hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình
hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác
nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một
cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và
đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết đị
nh tài trợ phù hợp.
Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư,
các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ
quan chính phủ và người lao động Mỗi một nhóm người này có nhu cầu
thông tin khác nhau.
+ Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối
quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một
doanh nghiệp bị lỗ
liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa.
Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải
đóng cửa.

+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan
tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ
đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thành
tiền, t
ừ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụng
cũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản
bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro.
+ Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh
nghiệp h
ọ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua
chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh
nghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới.
+ Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn,
mức sinh lãi, và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính,

tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các
doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ
quản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người lao
động cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích
tình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối
cao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
1.2.2. Tài liệ
u dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng
làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thong tin từ các báo
cáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất
định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh
doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình
thành tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá
khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:
+ Phần tài sản: Ph
ản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá
trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành hai
phần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách
nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại

doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở
hữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột:
Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơ
bản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và ngu
ồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế toán
còn có phần tài sản ngoài bảng.

+ Phần tài sản ngoài bảng: Phản ánh những tài sản không thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc sử dụng và
một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số k
ế toán tổng hợp
và chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
1. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng
hợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế
toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt
động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản
phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
+ Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất
cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phát
sinh trong kỳ báo cáo.
+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác.
Tất cả các ch
ỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳ
trước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộp
trong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.

+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễn
giảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ và
còn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn
hoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được
miễn giảm cuối kỳ
.
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kế
toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản
thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và ho
ạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có
thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng
thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường
bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi
trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghi
ệp.
Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các
Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản
mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng
tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao
gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vố
n kinh doanh của doanh nghiệp như chủ

doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát
hành trái phiếu
+ Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp
trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác

nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích b
ổ sung thông tin về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài
chính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất
và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yế
u và các kiến
nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là các
số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo
tài chính kỳ trước, năm trước.
1.2.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính.
Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánh
giá từng khoản mục so với quy mô chung.
+ Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự bi
ến động khác của từng
chỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phản
ánh trên cùng một dòng của báo cáo. So sánh.
+ Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích
để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản

như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục
tiêu so sánh.

+ Điều kiện so sánh.
-Chỉ tiêu kinh tế được hình thành trong cùng một khoảng thời gian
như nhau:
-Chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính
toán.
-Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
-Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
+ Tiêu chu
ẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh
(kỳ gốc)
+ Các phương pháp so sánh thường sử dụng
-So sánh tương đối: phản ánh kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và
mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế
-So sánh tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt
được từ các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- So sánh bình quân: Cho biết khả nă
ng biến động của một bộ
phận, chỉ tiêu hoặc nhóm chỉ tiêu.
- + Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích:
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thể
chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu
thành của chỉ tiêu phân tích. Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉ
tiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Một kết quả
kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phận
cùng với sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc
đánh giá chính xác kết quả.
- Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánh
giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp có


hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trình
kinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đích
phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhau
và chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
- Chi tiết theo địa điểm:
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phân
tích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó .
1.2.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệ
p tuỳ thuộc vào dữ kiện mà
ban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có. Tuy nhiên, phân
tích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
1.2.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
 Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cách
tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là
khả quan hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất
của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó
có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.

Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào số
liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổng
nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử
dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm c
ủa tổng tài sản
hay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được,
vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán.
1.2.4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế

toán.
Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình
sử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoả
n

mục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của
doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hình
thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là:
B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII)
+ B Tài sản (I + II + III ) (1)
Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạ
t động chủ yếu mà
không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế, thường xảy ra một trong
hai trường hợp.
Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn
không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu
không đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để b
ổ sung
vốn kinh doanh. Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn,
dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp. Do vậy, về mặt lý
thuyết lại có quan hệ cân đối.
B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV +
V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2)
Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một trong
hai trường hợp
Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ
bị chiếm dụng
Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phải

đi chiếm dụng vốn.
Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành
[ A .I (1), II + B] nguồn vốn [A. I. II. IV. V(2,3) VI + B. I. II III]
tài sản = [A . III. V (1,4,5)] Tài sản [A . I (2, 3 8) III] nghiệp vụ cân
đối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị
chiếm
dụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.

Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mối
quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ.
Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tình
hình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêu
cầu kinh doanh.
1.2.4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ ph
ụ thuộc
vào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản. Song việc phân bổ tài sản như thế nào
(tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý không
mới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽ
không đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả.
Muốn v
ậy, chúng ta phải xem xét kết cầu tài sản (vốn) của doanh nghiệp có
hợp lý hay không.
a) Phân tích cơ cấu tài sản.
Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảng
số 01)
Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phải
xem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biến
động của việc phân b

ổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh
doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Tuỳ theo loại hình kinh
doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao hay
thấp.
Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kết
hợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn.
Tài sản cố định và đang đầu tư

Tỷ suất đầu tư =
Tổng số tài sản
x 100
Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung
và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản

xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này phụ
thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoản
mục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tài
sản. Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể
.
Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 02
Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơ
cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức
độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp
phải đương đầu.


b) Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấu
nguồn vốn: (Bảng số 03).

Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại
chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng. Nếu nguồn vốn
chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong t
ổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng
tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ
nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì
khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ
thầy rằng thông qua chỉ
tiêu tỷ suất tài trợ.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng nguồn vốn
x 100
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài
chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sản
mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ =
Tổng nguồn vốn
x 100
Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh
nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càng
nhỏ càng tốt. Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phải
phân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chính
của doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo
1.2.4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Tình hình công nợ và khả
năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng
công tác tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công

nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động
tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản

công nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh
doanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanh
toán, khi phân tích cần phải đưa ta tính hợp lý của những khoản chiếm dụng
và những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúng
lúc, kịp thời, để xem xét các kho
ản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ
tiêu sau:
Tổng số nợ phải thu Tỷ lệ khoán phải thu
so với phải trả
=
Tổng số nợ phải trả
x 100
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị
khác nhiều hơn số chiếm dụng.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và
hiệu quả của việc đi thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi
nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít
bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu
quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng do
phương thức thanh toán quá chặ
t chẽ.
Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)

Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay của các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một thời gian
là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc
thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại. Số ngày quy định bán chịu
cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công
nợ đạt trước kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp trướ
c mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp . Để phân
tích ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.



Khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán (H
K
) =
Nhu cầu thanh toán
Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn. Nó là cơ
sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là
ổn định hoặc khả quan. Nếu H
K
<1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khả
năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh
nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. H
K
dần đến 0 thì doanh nghiệp có
nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán.
1.2.4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn
a) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham giá
các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định tham gia
các chu kỳ kinh doanh giá trị bị hao mòn và chuyển dịch d
ần vào từng phần
giá trị sản phẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động. Nguồn vốn cố định của
doanh nghiệp có thể do ngân sách Nhà nước cấp do vốn góp hoặc do doanh
nghiệp tự bổ sung.
Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố định
trong kỳ, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn t
ại
và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá
được tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trong
quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chức
kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu sau:

Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Số dư bình quân vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ.


Vốn cố định bình quân
Hệ số đảm nhiệm =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồng
vốn cố định .
Lợi nhuận thuần

Sức sinh lợi của vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợi
nhuận thuần.
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Suất hao phí tài sản cố định =
Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần)
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận
thuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào vì nó giúp cho
hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.
Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lư
u động cũng là
quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu đồng là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp mà thời gian sử dụng , thu hồi, luân chuyển (ngắn) thường dưới
một năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các
khoản phả
i thu hàng tồn kho.
Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biến
động và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinh
doanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gây
lãng phí.
Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu sau:

- Phân tích chung
Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh
thu thuần.
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi
nhuận.
Khi phân tích, cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích với
kỳ trước, nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng lên
và ngược lại
- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng, thường xuyên qua các giai đ
oạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử
dụng các chỉ tiêu sau:
Doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động =
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ. Nếu số
vòng quay tăng chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại
Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của một vòng
luân chuyển vốn lưu động
=
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được
một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độ

luân chuyển càng lớn.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Thời gian của kỳ phân tích

=
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồng
vốn lưu động (bảng số 06)
- Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số
vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng lưu động , ta
dựa vào chỉ tiêu:
Giá vốn hàng bán
Hệ số vòng quay hàng tồ
n kho =
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi
được bán ra. Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ,
hế số này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Ngoài ra,
hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp.
Nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tư
cho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu c
ủa doanh
nghiệp sẽ đạt mức cao hơn.
1.2.4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận
 Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận để biết được lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, biến động sản xuất
kinh doanh và mức đáng kể vào kết quả chung của từng hoạt động (hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt
động bất thường) cần đánh giá

chung tình hình lợi nhuận của Công ty, ta thực hiện việc đánh gía bằng
phương pháp so sánh, so sánh tổng lợi nhuận cũng như lợi nhuận cùng từng
hoạt động ở kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tổng lợi nhuận bao gồm:
Lãi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh: chính là lãi (lỗ) về tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ, trong kỳ
. Bộ phận lãi (lỗ) này mang tính
chất quyết định tổng lợi nhuận của Công ty.

Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của là những hoạt
động liên quan đến việc đầu tư tài chính và các hoạt động có liên quan đến
vốn.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính giữ vai
trò khá quan trọng, có chức năng huy động quản lý phân phối, sử dụng và
điều tiết vốn.
- Lãi (lỗ) từ hoạt động bất thường, hoạt động bất thường là hoạ
t
động nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp và là kết quả chung của những
hoạt động này tuy có ảnh hưởng đến kết quả chung nhưng thông thường
không đáng kể.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mỏ rộng
doanh nghiệp, tạo lập các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do
đó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phân
tích nguyên nhân và xác đị
nh mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình biến
động của doanh nghiệp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
- Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng
phân tích tình hình lợi nhuận.
1.2.4.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn
Ngoài các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp như

trên, khi phân tích cần lưu ý đến tình hình bảo toàn và phát triển vốn của
doanh nghiệp, Bởi vì nó là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một doanh nghi
ệp nào khi
tiến hành sản xuất kinh doanh. Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần
phải c ó vốn, nhưng muốn quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả thì
cần phải bảo toàn và phát triển vốn. Mục đích của việc bảo toàn vốn và phát
triển nhằm đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, đồng
thời doanh nghiệp có quyền tự chủ với số v
ốn của mình.
Bảo toàn vốn là quy được giá trị sức mua của vốn, giữ được khả năng
chuyển đổi so với các loại tiền khác tại thời điểm nhất định.

- Phát triển vốn của doanh nghiệp được bổ sung thêm cùng với
việc tăng nhịp độ sản xuất và hiệu quả kinh doanh.
Việc phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp,
được tiến hành bằng cách so sánh vốn phải bảo toàn và số vốn phải bảo toàn
và số vốn đã thực hiện tại từng thời điểm. Nếu số vốn đã b
ảo toàn cao hơn sẽ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để dùng vào sản xuất trình độ, năng
lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém.
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp được áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp nói chung khi tiến hành
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào
đặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng nh
ư thông tin mà người sử
dụng muốn có dựa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp
mà người phân tích có thể có những chỉ tiêu phân tích khác nhau.




CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ XÂY
DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC.

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí và lắp máy điện
nước
Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước là một doanh nghiệp nhà
nước thuộc tổng công ty cơ khí xây dựng có tư cách pháp nhân và có con dấu
riêng theo quy định. Công ty có tên giao dịch là: Contruction Machinery and
warter Electric Machine Isntalling Company-
Tên viết tắt: COMAEL
Tiền thân là nhà máy cơ khí, kiến trúc Gia Lâm được thành lập từ năm
1995, trực thuộc liên hiệp cơ cấu kiến trúc- Bộ kiến trúc (trước đây) cùng với
tiếp nhậ
n bàn giao khu nhà xưởng Cổ Bi – Gia Lâm-Hà Nội)
Năm 1993 theo cơ chế tổ chức, nhà máy được đổi tên là công ty cơ khí
xây dựng Gia Lâm, trực thuộc liên hiệp cơ khí xây dựng-Bộ xây dựng theo
QĐ số 1644/BXD ngày 5/5/1993
Cho đến 1996 được đổi tên là công ty có khí xây dựng Gia Lâm trực
thuộc tổng công ty cơ khí xây dựng – BXD theo QĐ số 06/BXD-TCLĐ ngày
25/6/1996.
Năm 1998 do nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và theo xu hướng
phát triển ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, mở r
ộng thị trường nên công
ty đổi tên là Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước.
Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập công ty luôn đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề
của công nhân với mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm đi đôi với việc hạ giá thành sản phẩm. Vì thế công ty đã chiếm

được thị

phần khá rộng ở thị trường trong nước và bước đầu thâm nhập vào thị trường
nước ngoaì.
Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, và công nhân kỹ thuật lành nghề, với
năng lực thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại công ty đã và đang tham
gia thi công chế tạo, lắp máy nhiều công trình trọng điểm như: Công trình nhà
máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy nhiệt điện
Uông Bí- Đông Triều nhà máy nhiệt điện Phả Lại…
Để mở rộng thị trường, nghề kinh doanh công ty đã chủ động “Đa phương
hoá quan hệ…” hợp tác liên doanh với nhiều công ty và các tổ chức trong
nước nhằm mục đích chuyển giao công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất thi công.
2.1.2.Đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty CKXD&LMĐN chuyên sả
n xuất các thiết bị cơ khí máy móc,
công cụ, phụ tùng phục vụ xây dựng, thi công lắp đặt các công trình xây dựng
sản xuất vật liệu xây dựng, công trình đô thị, sửa chữa đóng gói canô, sà lan,
sản xuất ống nước và phụ tùng kèm theo. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng, công trình dân dụng, khu công nghiệp, đường dây và trạm biến áp, thi
công xây lắp hệ thống cấp thoát nước.
Sản xuất các sản phẩm cơ khí ph
ục vụ điện bao gồm: bảng điện trung hạ thế,
trạm biến áp hợp bộ, trạm kiốt, hòm công tơ tự chiếu sáng….
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, chế tạo lắp đặt công nghệ
thiết bị áp lực, đường ống dẫn khí, các hệ thống thông gió, cấp nhiệt, điều hoà
không khí. Chế tạo thủ công lắp đặt hệ
thống cầu đường bộ và đường sắt, thi
công các công trình giao thông bến cảng, thuỷ lợi, chế tạo và lắp đặt cột
ăngten. (Viba), thiết bị nâng hạ. Bên cạnh đó công ty tham gia lập dự án đầu

tư và thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp hệ thống cấp
thoát nước, các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35kv. Lập
hồ sơ mời thầu, tư vấn
đầu sthầu và hợp đồng kinh tế thiết kế xây lắp.

×