Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo trình Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 100 trang )

Tài liệu tham khảo

(Dành cho đào tạo Cao đẳng Phục hồi chức năng)

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
BỘ MÔN VẬT LÝ TRỊ LIỆU

2


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh đƣợc biên soạn
nhằm phục vụ cho việc giảng học trên lớp môn Giải phẫu chức năng hệ vận động
và thần kinh cho lớp Chuyên ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng.
Khi giảng dạy , giáo viên sẽ căn cứ vào mục tiêu, chƣơng trình để chọn lựa
bài và nhấn mạnh các nội dung thích hợp.
Giáo trình Giải phẫu chức năng hệ vận động và thần kinh sẽ thay cho việc
chép bài trên lớp và nhằm cho học sinh sự chủ động trong học tập và có nhiều thời
gian để rèn luyện kỹ năng tay nghề.
Dù có cố gắng trong biên soạn, tài liệu Giải phẫu chức năng hệ vận động và
thần kinh chắc còn những sơ xuất và thiếu sót rất mong đƣợc q thầy, cơ và học
sinh phát hiện và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích .
BỘ MƠN VẬT LÝ TRỊ LIỆU


3


MỤC LỤC
Bài 1. ĐẠI CƢƠNG...................................................................................................8
I. Xƣơng và khớp xƣơng:........................................................................................8
II. Cơ. ....................................................................................................................10
Bài 2: ĐỘNG HÌNH HỌC .......................................................................................12
I Động hình học: ...................................................................................................12
II. Các mặt phẳng: .................................................................................................12
III. Các cử động cơ bản: .......................................................................................13
Bài 3. ĐỘNG LỰC HỌC .........................................................................................14
I. Động hình học: ..................................................................................................14
II. Thế cân bằng: ...................................................................................................14
III. Lực: .................................................................................................................14
IV. Đòn bẩy:..........................................................................................................15
Bài 4. HOẠT ĐỘNG CƠ .........................................................................................17
I. Đơn vị vận động: ...............................................................................................17
II. Trƣơng lực cơ: ..................................................................................................17
III. Phân loại cơ theo chức năng: ..........................................................................17
IV. Phân loại sự co cơ: ..........................................................................................19
V. Tầm hoạt động cơ: ...........................................................................................19
Bài 5. HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG ....................................................................20
I. Tế bào của hệ thần kinh: ....................................................................................20
II. Thần kinh trung ƣơng:......................................................................................21
4


III. Hệ thần kinh ngoại biên: .................................................................................24
IV. Phản xạ tủy gai: ..............................................................................................25

V. Các đƣờng vận động đi xuống: ........................................................................25
Bài 6. ĐAI VAI ........................................................................................................27
I. Cấu tạo xƣơng – khớp đai vai: ..........................................................................27
II. Các cơ vùng đai vai: .........................................................................................28
III. Các cử động của đai vai: .................................................................................30
Bài 7. KHỚP VAI ....................................................................................................31
I. Cấu tạo xƣơng – khớp vai: ................................................................................31
II. Các cơ vận động khớp vai: ...............................................................................32
III. Các cử động của khớp vai:..............................................................................35
Bài 8. KHỚP KHUỶU .............................................................................................36
I. Cấu tạo của xƣơng – khớp khuỷu:.....................................................................36
II. Các cơ vận động khớp khuỷu:..........................................................................37
III. Các cử động của khớp khuỷu và cẳng tay : ....................................................39
Bài 9. KHỚP CỔ TAY ............................................................................................40
I. Xƣơng – khớp cổ tay: ........................................................................................40
II. Các cơ vận động khớp cổ tay: ..........................................................................40
III. Các cử động của khớp cổ tay: .........................................................................42
Bài 10. BÀN NGÓN TAY .......................................................................................43
I. Xƣơng – khớp bàn ngón tay: .............................................................................43
II. Các cơ vận động bàn ngón tay: ........................................................................44
5


III. Các cử động của bàn ngón tay : ......................................................................49
Bài 11. THẦN KINH CHI TRÊN............................................................................50
I. Đại cƣơng: .........................................................................................................50
II. Thần kinh nách: ................................................................................................51
III. Thần kinh cơ bì: ..............................................................................................51
IV. Thần kinh giữa: ...............................................................................................51
V. Thần kinh trụ: ...................................................................................................52

VI. Thần kinh quay: ..............................................................................................53
VII. Thần kinh bì - cánh tay trong: .......................................................................54
VIII. Thần kinh bì – cẳng tay trong: .....................................................................54
Bài 12. ĐẦU VÀ MẶT ............................................................................................55
I. Cấu tạo xƣơng và khớp ở đầu:...........................................................................55
II. Các cơ ở mặt: ...................................................................................................57
Bài 13. CỘT SỐNG .................................................................................................60
I. Đại cƣơng: .........................................................................................................60
II. Xƣơng – khớp cột sống: ...................................................................................61
Bài 14. LỒNG NGỰC .............................................................................................65
I. Xƣơng lồng ngực: ..............................................................................................65
II. Các khớp của lồng ngực: ..................................................................................66
III. Lồng ngực nhìn tồn thể: ................................................................................66
IV. Các cơ ở lồng ngực: ........................................................................................67
Bài 15. CỔ VÀ THÂN MÌNH .................................................................................69
6


I. Các cơ vận động cột sống cổ. ............................................................................69
II. Các cơ vận động thân mình:.............................................................................72
III. Các cơ vận động cổ và thân mình: ..................................................................75
Bài 16. CHẬU – HƠNG – ĐÙI ...............................................................................77
I. Cấu tạo xƣơng chậu và đùi. ...............................................................................77
II. Cấu tạo khớp hông : .........................................................................................78
III. Cơ vận động khớp hông:.................................................................................79
IV. Các cử động của khớp hông: ..........................................................................82
Bài 17. KHỚP GỐI ..................................................................................................83
I. Cấu tạo xƣơng khớp gối: ...................................................................................83
II. Cấu tạo khớp gối: .............................................................................................84
III. Các cơ vận động khớp gối: .............................................................................85

IV. Các cử động của khớp gối: .............................................................................86
Bài 18. CỔ - BÀN CHÂN .......................................................................................87
I. Khớp cổ - bàn chân:...........................................................................................87
II. Các khớp cổ - bàn chân: ...................................................................................88
III. Các cơ vận động cổ - bàn chân: ......................................................................89
II. Các cử động của khớp cổ - bàn chân: ..............................................................96
Bài 19. THẦN KINH CHI DƢỚI ............................................................................97
I. Đám rối thần kinh thắt lƣng: .............................................................................97
II. Đám rối thần kinh cùng: ...................................................................................98

7


Bài 1. ĐẠI CƢƠNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Trình bày đƣợc cấu trúc của xƣơng và chức năng của bộ xƣơng.
2. Phân loại khớp xƣơng và miêu tả đƣợc cấu trúc của khớp động.
3. Trình bày đƣợc chức năng của cơ, những tính chất cơ bản của cơ và sự mệt mỏi
của cơ.
I. Xƣơng và khớp xƣơng:
1. Chức năng của bộ xƣơng:
- Nâng đỡ, vận động và bảo vệ nhiều bộ phận trong cơ thể.
- Bộ xƣơng là trụ cột của cơ thể, các phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể
xếp đặt chung quanh xƣơng làm cho cơ thể có vị trí và hình thái nhất định.
- Các xƣơng tiếp khớp với nhau và là nơi bám của cơ do vậy xƣơng là chỗ dựa
vững chắc cho các cơ hoạt động. Trong vận động, xƣơng đảm nhiệm vai trị thụ
động, chúng có tác dụng nhƣ những đòn bẩy và chuyển động khi cơ co.
- Một số xƣơng tạo thành hộp sọ bảo vệ não, ống sống bảo vệ tủy sống, lồng ngực
che chở tim, phổi…

- Ngoài ra, xƣơng là cơ quan sinh sản ra hồng cầu và tham gia vào việc trao đổi
chất sắt, chất vôi. Nhƣ vậy, xƣơng là cơ quan sống của cơ thể, sinh trƣởng và phát
triển nhƣ các cơ quan khác.
2. Cấu trúc của xƣơng:
2.1. Màng xƣơng: Là một lớp màng liên kết mỏng bao phủ mặt ngoài của xƣơng
(trừ ở diện khớp), gồm có hai lá:
- Lá ngồi: Tác dụng che chở xƣơng, có nhiều nhành tận cùng của dây thần kinh.
- Lá trong: Tác dụng sinh xƣơng, có nhiều mạch máu, thần kinh và nhiều tế bào trẻ
làm xƣơng dầy thêm và phát triển bề ngang.
2.2. Mô xƣơng đặc: Là một xƣơng mịn, chắc, rắn, bao quanh thân xƣơng, tạo nên
một ống xƣơng dầy ở giữa và mỏng dần ở hai đầu. Bao gồm:
- Chất xƣơng: Lá xƣơng mỏng đồng tâm xung quanh ống Haver.
- Tế bào xƣơng: Nằm trong những ổ xƣơng trong các lá xƣơng, có những ống nhỏ
thơng nối các tế bào xƣơng với nhau.
2.3. Mơ xƣơng xốp: Có ở hai đầu xƣơng, gồm các bè xƣơng bắt chéo.
8


2.4. Tủy xƣơng: Trong ống tủy và các hốc giữa các bè xƣơng của xƣơng xốp.
3. Phân loại khớp xƣơng:
3.1. Khớp bất động: Hai xƣơng khớp rất chặt bởi mô liên kết sợi hoặc mơ sụn
trung gian, khơng có hoặc có rất ít cử động xảy ra ở khớp này. Chia thành ba loại:
- Khớp bất động xƣơng: Khớp nối giữa các xƣơng bởi mô xƣơng. Nhƣ khớp giữa
các xƣơng sọ ở ngƣời trƣởng thành.
- Khớp bất động sợi: Các xƣơng nối với nhau bởi dây chằng hoặc màng liên
xƣơng. Nhƣ khớp chày – mác dƣới, khớp quay – trụ dƣới.
- Khớp gài (khớp kiểu nón): Răng gắn vào xƣơng hàm.
3.2. Khớp bán động: Khơng có ổ khớp và động tác hạn chế. Ở giữa hai đầu xƣơng
có một đĩa sợi hay sợi sụn liên kết hai xƣơng vào nhau. Nhƣ các khớp thân đốt
sống, khớp cùng – chậu, khớp mu.

3.3. Khớp động: Là những khớp có cử động rộng rãi, ở những xƣơng có chức
năng vận động nhiều. giữa các đầu xƣơng, khớp có một khoang đóng kín khơng
thơng với bên ngồi, khơng có khơng khí ở trong nên áp lực trong ổ khớp sẽ âm và
giữ chặt hai đầu xƣơng vào nhau. Nhƣ khớp ở các xƣơng tứ chi.
4. Cấu trúc khớp động:
4.1. Diện khớp: Có hình thể khác nhau tùy theo tính chất, động tác của từng khớp.
Có 6 loại khớp:
- Khớp bầu dục: một mặt khớp sẽ là lồi cầu, một mặt khớp là ổ chảo.
VD: Khớp cánh tay – quay, khớp quay – cổ tay, khớp sên – ghe, khớp chẩm đội.
- Khớp cầu: Một mặt khớp là chỏm, một mặt khớp là ổ chảo.
VD: Khớp ổ chảo – cánh tay, khớp hông, khớp thái dƣơng – hàm.
- Khớp phẳng: Hai mặt khớp cùng phẳng.
VD: Khớp cùng vai – đòn, khớp giữa các xƣơng cổ tay.
- Khớp ròng rọc: Một mặt khớp là ròng rọc, một mặt khớp là diện ròng rọc khớp
với ròng rọc.
- Khớp trụ: Một mặt khớp hình trụ, một mặt là hình vành khăn. Khi khớp chuyển
động, trụ quay trong vành khăn hay ngƣợc lại.
VD: Khớp đốt sống cổ đội – trục (C1-C2), khớp quay trụ.
- Khớp yên: Mặt khớp có hình n.
VD: Khớp cổ tay – bàn ngón tay I, khớp gót – hộp.
4.2. Sụn khớp:
9


- Sụn bọc: Bao phủ mặt khớp, trơn, nhẵn, đàn hồi, nhƣ đệm đàn hồi giữa hai mặt
khớp.
- Sụn viền: Xung quanh hõm khớp làm cho hõm khớp rộng và sâu thêm ở các khớp
cầu.
- Sụn chêm: Lót giữa hai mặt khớp, làm giảm nhẹ những va chạm ở khớp.
4.3. Bao khớp: Là một bao sợi bọc chung quanh khớp và giữ hai đầu xƣơng vào

nhau. Bao khớp bám vào các bờ của mặt khớp, có chổ dầy, chổ mỏng tùy theo
chiều động tác của khớp. Chỗ dầy hình thành các dây chằng.
4.4. Màng hoạt dịch: Là lớp màng lót mặt trong bao khớp.
- Túi hoạt dịch: Nằm xen giữa khớp và các gân cơ,làm giảm sự ma sát giữa gân cơ
và bao khớp.
- Màng hoạt dịch: Tiết hoạt dịch làm nhờn sụn khớp, làm giảm sự ma sát ở khớp
khi cử động.
4.5. Các dây chằng: Có tác dụng làm khớp thêm vững chắc.
II. Cơ.
1. Chức năng: Quan trọng trong sự cử động và di chuyển, đảm bảo mọi hoạt động
của các cơ quan.
- Mỗi cử động đều có sự tham gia hoạt động phối hợp đồng thời của nhiều cơ dƣới
sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Trong cơ ln xảy ra q trình trao đổi chất và trao đổi năng lƣợng để phục vụ
hoạt động của cơ thể.
2. Cấu trúc của cơ:
2.1. Mô cơ vân:
- Mỗi sợi cơ vân là một tế bào cơ, gồm có nguyên sinh chất và rất nhiều nhân.
Trong nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ, tạo thành những vân ngang bởi những đoạn
sáng, đoạn tối.
- Tổ chức liên kết thƣa, nối liền các sợi cơ với nhau thành từng bó nhỏ → bó lớn
→ cơ. Có mạch máu đến cho cơ những chất dinh dƣỡng và dây thần kinh liên hệ
giữ cơ và hệ thần kinh trung ƣơng.
2.2. Mơ cơ trơn:
- Gồm có các tế bào cơ hình thoi với nhân dài, nguyên sinh chất có những tơ cơ rất
mảnh.
10


- Cơ sắp xếp song song nhau (thành ruột), đan chéo (tử cung), hoặc xếp riêng lẽ

(thành động mạch).
- Cơ trơn co chậm rãi thành từng chu kỳ không theo ý muốn.
3. Những tính chất cơ bản của cơ:
3.1. Tính đàn hồi:
- Khi bị kéo căng, cơ có khả năng dài thêm một đoạn, khi lực kéo khơng cịn nữa
cơ trở lại vị trí cũ. Cơ chỉ đàn hồi trong một giới hạn nhất định, nếu lực kéo quá
lớn cơ sẽ bị co giãn tối đa và mất tính đàn hồi.
- Tính đàn hồi của cơ khiến xƣơng và các khớp cử động nhẹ nhàng êm ái, làm tăng
năng suất hoạt động cơ và tiết kiệm năng lƣợng cho cơ thể.
3.2. Tính hƣng phấn:
- Cơ có khả năng đáp lại mọi kích thích bằng cách co ngắn lại.
- Tong cơ thể, khi cơ bƣớc vào trạng tái hoạt động thì chúng co lại do những kích
thích của các xung thần kinh từ hệ thần kinh trung ƣơng theo dây thần kinh vận
động truyền tới cơ.
4. Sự mệt mỏi của cơ:
- Hoạt động của cơ sẽ giảm dần nếu công việc kéo dài và liên tục. Trạng thái này
đƣợc gọi là sự mệt mỏi của cơ. Khi đó, cƣờng độ co cơ sẽ giảm đi và các lần co sẽ
chậm hơn.
- Sự mệt mỏi của cơ phụ thuộc vào tần số co cơ. Các cơ co càng mau thì cơ càng
chóng mỏi.
- Sự mệt mỏi phát sinh ở những trung tâm thần kinh chi phối sự làm việc của cơ.
Những xung động thay đổi dẫn đến sự giảm cƣờng độ và tốc độ co cơ.
- Ảnh hƣởng của những yếu tố hóa học: Biểu hiện sự cung cấp oxy khơng đầy đủ
làm cho những sản phẩm chuyển hóa ở những cơ đang làm việc khơng đƣợc oxy
hóa hồn tồn. Sự ứ đọng của các sản phẩm đó góp phần làm xuất hiện sự mệt mỏi
cơ.

11



Bài 2: ĐỘNG HÌNH HỌC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
Định nghĩa đƣợc các mặt phẳng và các cử động cơ bản của cơ thể.
I Động hình học:
- Động hình học là phần vận động học liên hệ đến các hình thức của sự vận động.
Ứng dụng vào ngƣời, môn học này chú trọng tới các đặc trƣng của cơ xƣơng khớp
liên hệ đến vận động trong khi mô tả, đo lƣờng và ghi chép sự vận động của thân
thể.
II. Các mặt phẳng:
- Để ghi chép vị trí trong khơng gian
của một phần thân thể, có thể dung một
hệ thống tọa độ ba chiều. Hệ thống này
bao gồm ba mặt phẳng và mỗi mặt
phẳng thẳng góc với hai mặt phẳng kia,
đƣợc hình dung đi qua trọng tâm cơ thể
một ngƣời đứng thẳng (những mặt
phẳng chính).
1. Mặt phẳng đứng dọc: Là mặt
phẳng đứng chia cơ thể ra hai phần trái
và phải.
- Tƣơng ứng với mặt phẳng này là trục
nằm ngang mà cử động gập – duỗi
quay quanh trục này.
2. Mặt phẳng đứng ngang: Là mặt phẳng đứng chia cơ thể ra hai phần trƣớc
(bụng) và sau (lƣng).
- Tƣơng ứng với mặt phẳng này là trục nằm dọc (trục trƣớc sau) mà cử động dang
– áp quay quanh trục này.
3. Mặt phẳng nằm ngang: Là mặt phẳng nằm chia cơ thể ra hai phần trên và dƣới.
- Tƣơng ứng với mặt phẳng này là trục đứng dọc mà cử động xoay trong – xoay

ngoài, dang ngang – áp ngang quay quanh trục này.
12


- Những mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang, nằm ngang đi qua những điểm không
phải trọng tâm của cơ thể đƣợc gọi là mặt phẳng phụ.
III. Các cử động cơ bản:
- Theo quy ƣớc, ngƣời ta định hƣớng các cử động đối với ba mặt phẳng chính đi
qua than thể của một ngƣời trong vị thế giải phẫu: Ngƣới đứng thẳng, mặt nhìn về
phía trƣớc, hai tay bng thỏng bên mình, lịng bàn tay hƣớng ra trƣớc.
- Lấy vị thế giải phẫu làm vị thế khởi đầu, các cử động cơ bản đƣợc định nghĩa nhƣ
sau:
- Gập là cử động có tác dụng làm góc của khớp nhỏ hơn. Duỗi là cử động có tác
dụng làm góc của khớp lớn hơn.
- Dang là cử động có tác dụng đem một điểm trên thân thể ra xa một đƣờng dùng
làm đƣờng chuẩn (đƣờng giữa thân mình, đƣờng giữa cánh tay, bàn tay…). Áp là
cử động ngƣợc lại.
- Xoay là cử động diễn ra trong mặt phẳng nằm ngang và quanh trục đứng dọc.
Xoay trong có tác dụng đem hai điểm ở mặt trƣớc của hai đoạn khớp liên hệ lại
gần nhau. Xoay ngoài là cử động ngƣợc lại.
VD: Xoay trong khớp vai là củ lớn (thân xƣơng cánh tay) liên hệ lại gần mỏm quạ
(xƣơng bả vai).

13


Bài 3. ĐỘNG LỰC HỌC
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Giải thích đƣợc ngun nhân gây biến đổi trạng thái của vật thể.

2. Phân loại đòn bẩy và trình bày cơng dụng của địn bẩy.
I. Động hình học:
- Động lực học là mơn học nghiên cứu những lực có tác dụng tạo ra, ngƣng lại hay
sửa đổi sự vận động của cơ thể.
- Khi tạo ra vận động, lực làm xáo trộn sự cân bằng của vật thể.
- Khi ngƣng vận động, lực đem vật thể về thế cân bằng.
II. Thế cân bằng:
- Vật thể bất động và vật thể chuyển động với tốc độ đều đƣợc gọi là ở thế cân
bằng.
1. Định luật I Newton:
- Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không chịu một lực nào tác
dụng hoặc nếu các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
2. Định luật II Newton:
- Những lực tƣơng tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng
phƣơng nhƣng ngƣợc chiều.
III. Lực:
1. Định nghĩa:
- Lực là nguyên nhân gây biến đổi trạng thái tĩnh của vật thể. Những lực tạo ra sự
vận động ở con ngƣời có xuất phát từ trong hoặc ngoài thân thể. Lực xuất phát từ
trong thân thể là kết quả của sự co cơ. Lực từ ngoài bao gồm trọng lực, lực tạo ra
bởi kỹ thuật viên hay các dụng cụ vật lý trị liệu.
- Lực đƣợc xác định bằng cƣờng độ, phƣơng và chiều dài của nó. Ngƣời ta thƣờng
biểu diễn lực bằng vectơ. Số đo, phƣơng và chiều dài của vectơ là cƣờng độ,
phƣơng và chiều của lực.
2. Tổng hợp lực:
14


- Khi nhiều lực tác động trên một vật thể, lực tổng hợp là một lực có hiệu quả nhƣ
tất cả các lực hợp lại.

- Nhiếu lực tác động trên một đƣờng thẳng: Lực tổng hợp là một vectơ bằng tổng
đại số các vectơ thành phần.
- Nhiều lực tác động theo nhiều phƣơng khác nhau: vectơ tổng hợp lực là một
vectơ c1 cƣờng độ bằng số đo của đƣờng chéo hình bình hành mà hai cạnh lien tiếp
là hai vectơ thành phần.
IV. Đòn bẩy:
1. Định nghĩa: Đòn bẩy là một vật rắn có khả năng xoay quanh một điểm gọi là
điểm tựa. Khi lực tác động trên một đầu cùa địn bẩy, nó có khuynh hƣớng xoay
địn bẩy theo phƣơng của nó. Đƣờng thẳng góc kéo từ điểm tựa đến đƣờng kéo của
lực đƣợc gọi là tay đòn lực. Nếu một lực cùng phƣơng tác động trên đầu kia của
đòn bẩy, nó đề kháng lại lực. Khoảng cách từ điểm tựa đến lực cản này gọi là tay
đòn cản. Tỉ số U giữa tay đòn lực (ĐL) và tay đòn cản (TĐC) đƣợc gọi là ƣu thế cơ
khí của địn bẩy.
U =TĐL/TĐC

2. Phân loại: Có ba loại địn bẩy
- Địn bẩy loại 1: (đòn bẩy cân bằng) điểm tựa nằm giữa lực động và lực cản. Ở
ngƣời, loại đòn bẩy này đƣợc thể hiện ở khớp chẩm đội.
- Đòn bẩy loại 2: (đòn bẩy lực) lực cản nằm giữa lực động và điểm tựa. Cử động
15


nhón gót chân thƣờng đƣợc coi nhƣ thể hiện tác dụng của loại đòn bẩy này.
- Đòn bẩy loại 3: (đòn bẩy tốc độ) lực động nằm giữa điểm tựa và lực cản. Đây là
loại đòn bẩy thƣờng thấy nhất ở con ngƣời.
- Cơng dụng của địn bẩy: Ngun tắc của địn bẩy có nhiều cơng dụng trong vận
động trị liệu.
- Cụ thể, khi sức mạnh cơ trên ngƣời bệnh thay đổi, sức đề kháng cần thay đổi
theo. Sự thay đổi này có thể thực hiện bằng cách thay đổi lực cản hay thay đổi cánh
tay đòn lực cản.

VD: Dang với khuỷu gập có tác dụng làm giảm tay địn lực cản.

16


Bài 4. HOẠT ĐỘNG CƠ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
1. Nêu đƣợc định nghĩa đơn vị vận động và trƣơng lực cơ.
2. Phân loại cơ theo chức năng.
3. Phân loại sự co cơ.
4. Trình bày đƣợc tầm hoạt động của cơ.
I. Đơn vị vận động:
- Trong sừng trƣớc tủy sống có neuron vận động dƣới (thấp) của đƣờng thần kinh
vận động neuron này cùng với sợi trục và tất cả những sợi cơ mà nó điều khiển gọi
là một đơn vị vận động.
- Khi một kíc thích đạt tới ngƣỡng kích thích, neuron phát đi một xung động thần
kinh tới các nhánh tận cùng và gây co cơ ở tất cả các sợi cơ đƣợc pân bố thần kinh.
- Số sợi cơ đƣợc một sợi trục phân bố thần kinh thay đổi rất nhiều, thƣờng từ 100
đến 2000. Một số cơ nhƣ cơ vận động nhãn cầu có tỉ lệ một sợi trục cho 6 hoặc 7
sợi cơ. Thông thƣờng, những cơ mà chức năng vận động cần sức mạnh nhƣ cơ
mông lớn, cơ tứ đầu đùi có tỉ lệ rất nhỏ, những cơ dung trong cử động tinh xảo nhƣ
cơ nội tại bàn tay có tỉ lệ lớn hơn.
II. Trƣơng lực cơ:
- Cơ không hoạt động là ở trạng thái giãn nghĩ nhƣng vẫn có một lực căng nhất
định ở mức độ thấp gọi là trƣơng lực cơ. Khi mộ cơ đƣợc duy trì trong trạng thái
rút ngắn hay kéo dài, trƣơng lực cơ của nó thay đổi, nhƣng sau một thời gian nó sẽ
tự thích ứng với độ dài mới và trƣơng lực cơ trở lại bình thƣờng. Trƣơng lực cơ
đƣợc điều khiển bởi thần kinh trung ƣơng và có tính phản xạ. Sự rối loạn trƣơng
lực cơ có ảnh hƣởng đến tƣ thế và vận động.

III. Phân loại cơ theo chức năng:
- Cơ có thể hoạt động riêng lẽ hoặc hợp đồng với một số cơ khác trong nhiều mẫu
cử động khác nhau và với những chức năng khác nhau. Tùy theo chức năng, có thể
chia cơ thành 4 loại chính:
- Là cơ tạo ra cử động.
17


VD: Cơ ba đàu cánh tay là cơ thuận vận của cử động duỗi khuỷu.
1. Cơ thuận vận có thể chia thành cơ
chủ vận và cơ trợ vận.
VD: Trong động tác gập khuỷu: Cơ hai
đầu cánh tay và cơ cánh tay là cơ chủ
vận, cơ ngửa là cơ trợ vận.

2. Cơ nghịch vận: Là cơ chống lại cử
động diễn ra.
VD: Cơ ban đầu cánh tay là cơ nghịch
vận của cử động gập khuỷu.

3. Cơ hợp lực: Là cơ có tác dụng tăng
hiệu lực cử động bằng cách tác động ở
một khớp khác.
VD: Cơ duỗi cổ tay hợp lực với cơ gấp
ngón tay trong cử động nắm bàn tay.

18


4. Cơ bất động (cơ ổn định): Là cơ có tác dụng làm cố định nơi bám của cơ chủ

vận, hợp đồng hay nâng đỡ phần thân thể chống lại lực kéo của cơ đang hoạt động.
VD: Cơ tròn lớn chỉ có tác dụng áp khớp vai nếu xƣơng bả vai đƣợc giữ vững bởi
những cơ áp đai vai (cơ trám).
IV. Phân loại sự co cơ:
- Sự co cơ có nghĩa là sự phát triển lực căng trong cơ nhƣng không nhất thiết tạo ra
cử động.
- Khi cơ phát triển lực căng nhƣng không tạo ra cử động, độ dài của cơ không thay
đổi, sự co cơ đƣợc gọi là tĩnh hay đẳng trƣờng.
- Khi sự co cơ tạo ra cử động đƣợc gọi là đẳng trƣơng vì lực căng của nó khơng
thay đổi. Sự co cơ đẳng trƣơng có thể có hiệu quả tạo ra cử động nếu là hƣớng tâm,
hoặc có hiệu quả hãm bớt cử động nếu là ly tâm.
VD: Cơ hai đầu hoạt động hƣớng tâm trong cử động gập khuỷu, nhƣng hoạt động
ly tâm trong cử động đặt nhẹ nhàng một vật nặng trên tay xuống bàn.
V. Tầm hoạt động cơ:
- Cơ bình thƣờng có thể hoạt động trong suốt tầm vận động của khớp mà nó đi qua.
Đó là tầm hoạt động của cơ. Cần phân biệt tầm hoạt động của cơ với tầm hoạt
động của khớp.
- Trong nhiều hoàn cảnh, cử động chỉ diễn ra trong một phần của tầm vận động
khớp, khi đó ngƣời ta gọi;
- Tầm hoạt động trong hay cuối của một cơ là phần của tầm vận động khớp ở gần
điểm mà cơ có chiều dài nhỏ nhất.
- Tầm hoạt động ngoài hay đầu của một cơ là phần của tầm vận động khớp ở gần
điểm mà cơ có chiều dài lớn nhất.
- Tầm hoạt động giữa của một cơ là phần của tầm vận động khớp ở gần điểm mà
cơ có chiều dài trung gian.
VD: Tầm hoạt động khớp khuỷu trung bình là: 0º – 130º
- Tầm hoạt động trong của cơ hai đầu cánh tay là từ: 90º – 130º
- Tầm hoạt động ngoài của cơ hai đầu cánh tay là từ: 0º – 45º
- Tầm hoạt động giữa của cơ hai đầu cánh tay là từ: 45º - 90º


19


Bài 5. HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG
MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng;
1. Trình bày đƣợc các tế bào của hệ thần kinh.
2. Mô tả đƣợc đặc điểm bên ngồi và bên trong của tủy gai.
3. Mơ tả đƣợc sự liên quan giữa vị trí của các mỏm gai với các đoạn tủy và dây
thần kinh gai sống.
4. Nêu đƣợc các thành phần của một cung phản xạ.
5. Mơ tả đƣợc đƣờng đi của bó tháp.
6. Phân biệt đƣợc tổn thƣơng neuron vận động thấp và tổn thƣơng neuron vận động
cao.
I. Tế bào của hệ thần kinh:
1. Neuron: Là đơn vị chức
năng chính của hệ thần kinh:
- Mã hóa và lƣu trữ thong tin.
- Dẫn truyền thong tin.
- Cấu trúc:

+ Thân: Chứa nhân và các cơ quan tử (ty thể, thể Nissl, bộ máy Golgi, tiêu thể, vi
tiểu quản, tiểu sợi thần kinh).
+ Thụ trạng: Tiếp nhận tận cùng tiền synap của các neuron khác.
+ Sợi trục: Dẫn truyền điện thế hoạt động rời xa than neuron. Các sợi trục có
myelin dẫn truyền nhanh, các sợi trục khơng có myelin dẫn truyền chậm. Nếu sợi
trục của hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thƣơng thì có thể mọc trở lại với tốc độ 1
mm/ngày.
- Synap: Là vị trí “tiếp xúc chức năng” giữa hai neuron. Vị trí tiếp xúc giữ sợi trục
thần kinh ngoại biên với cơ gọi là tiếp hợp thần kinh – cơ.

- Cấu trúc:
+ Các tận cùng của sợi trục tiền synap.
20


+ Thành phần sau synap.
+ Các nang synap: Có đƣờng kính 20 – 50 µm, chứa chất dẫn truyền thần kinh.

2. Tế bào thần kinh đệm:
- Chiếm số lƣợng nhiều nhất, khoảng 150 – 850 tỷ tế bào (gấp 5 lần số lƣợng
neuron).
- Không trực tiếp xử lý thông tin.
- Nuôi dƣỡng, bảo vệ hệ thống neuron.
- Rất cần thiết cho hoạt động bình thƣờng của các neuron.
II. Thần kinh trung ƣơng:
- Hệ thần kinh trung ƣơng đƣợc chia làm hai phần: Não bộ và tủy gai.
1. Não bộ: Não chia làm ba phần
1.1. Trám não: Trám não gồm có hai phần là tủy não (tạo nên hành não) và tiền
não (tạo nên cầu não và tiểu não). Gọi tên trám não là do trong quá trình phát triển,
thành lƣng bị toạc rộng thành hình trám để tạo thành não thất IV. Trám não gồm
hành não, cầu não, tiểu não và não thất IV.
+ Hành não: Là phần dƣới cùng của não bộ, nằm tựa lên lổ lớn và phần nền của
xƣơng chẩm. Đây là bộ phận rất quan trọng về mặt chức năng của hệ thần kinh
trung ƣơng.
+ Cầu não: Là phần não nhô ra trƣớc nhƣ một ụ, nối liền cuống đại não ở trên và
hành não ở dƣới, có 4 mặt:

21



- Mặt trƣớc nằm tựa lên phần nền xƣơng chẩm và lƣng yên xƣơng bƣớm, có nhiều
rãnh ngang bằng qua hai ụ ở hai bên và một rãnh dọc ở giữa gọi là rãnh nền trong
chứa động mạch nền.
- Hai mặt bên thu hẹp dần, phân cách với mặt trƣớc bởi rễ dây thần kinh sinh ba.
- Mặt sau bị che lắp bị tiểu não và nối với tiểu não bằng hai cuống tiểu não giữa.
+ Tiểu não: Nằm trong hố sọ sau, ở trên đƣợc đậy bởi lều tiểu não ngăn cách với
thùy chẩm đại não, ở dƣới và sau tựa lên xƣơng chẩm và ở trƣớc dính vào mặt sau
thân não.
- Tiểu não gồm một thùy nhộng tiểu não ở giữa và hai bán cầu tiểu não ở hai bên.
- Giống nhƣ ở đại não, các khe tiểu não sẽ chia mặt ngoài tiểu não ra nhiều hồi hay
tiểu thùy.
- Não thất IV: Là một khoang khá rộng nằm giữa hành não, cầu não ở phía trƣớc
và tiểu não ở phía sau. Gồm có hai thành: Thành trƣớc dƣới hay nền, thành sau trên
hay mái và bốn góc: Trên, dƣới và hai bên.
1.2. Trung não: Nằm nối liền giữa cầu não ở dƣới và gian não ở trên, gồm hai
phần: phần bụng (cuống đại não) và phần lƣng (mái trung não).
1.3. Đại não: Là phần não phát triển từ não trƣớc, gồm có gian não và đoan não.
+ Gian não:
- Nằm vùi ở đáy giữa hai bán cầu đại não và nối liền hai bán cầu với nhau.
- Gồm có: Đồi não (đồi thị, vùng trên đồi, vùng sau đồi và vùng dƣới đồi) và vùng
hạ đồi vây lấy não thất ba. Vùng hạ đồi là một trung khu thần kinh cao cấp chi phối
mọi hoạt động của hệ thần kinh tự chủ của cơ thể.
+ Đoan não: Gồm hai bán cầu đại não, bán cầu trái đƣợc gọi là bán cầu chủ động.
- Mỗi bán cầu đại não gồm có ba mặt: Mặt trên ngồi, mặt trong và mặt dƣới, ngăn
cách nhau bởi ba bờ: trên, dƣới và trong. Các mặt đƣợc chia làm nhiều thùy não:
Thùy trán, thùy thái dƣơng, thùy chẩm, thùy đỉnh, thùy đảo.
- Mỗi bán cầu đại não có một não thất bên thông với ba não thất ba bởi lổ gian não
thất.
- Về mặt chức năng, toàn bộ vỏ đại não là một hệ thống liên hợp rộng rãi, chính
nhờ đó mà các khả năng trí tuệ, ý thức, lời nói và chữ viết của con ngƣời mới đƣợc

hình thành. Đó là những phản xạ có điều kiện thuộc các hệ thống tín hiệu tinh vi
mà chỉ lồi ngƣời mới có.
2. Tủy gai:
2.1. Hình thể ngồi:
22


- Tủy gai có dạng một cột trụ dẹt màu trắng xám, chiếm 2/3 trên của ống sống và
chia làm bốn phần
+ Phần cổ: Cho 8 đôi dây thần kinh cổ.
+ Phần ngực: Cho 12 đôi dây thần kinh ngực.
+ Phần thắt lƣng: Cho 5 đôi dây thần kinh thắt lung.
+ Nón tủy: Là phần tận cùng của tủy gai thu hẹp lại giống cái phễu cho 5 đôi dây
thần kinh cùng và một đôi dây cụt.
- Hai phần tủy cổ và thắt lƣng do phải đảm nhận việc chi phối thần kinh cho chi
trên và chi dƣới nên phát triển mạnh tạo thành phình cổ và phình thắt lƣng.
- Tủy gai bắt đầu từ bờ trên đốt sống đội (C1) nơi liên tục với hành não và tận cùng
ở bờ dƣới đốt sống thắt lƣng I (L1) hay bờ trên đốt sống thắt lƣng II (L2).
2.2. Hình thể trong.
- Cấu tạo của tủy gai gồm ba phần:
- Ống trung tâm: Là một ống nhỏ không chứa dịch não tủy, nằm ở giữa tủy chạy
dọc suốt chiều dài của tủy gai. Ở trên ống thông với não thất IV thuộc trám não và
ở dƣới phình ra tạo thành tủy thất tận cùng nằm trong phần dƣới của nón tủy.
- Chất xám: Gồm ba cột xếp thành hình chữ H, cột trƣớc, cột bên, cột sau.
- Nét ngang giữa gọi là chất trung gian trung tâm chứa ống trung tâm, ở hai đầu
của nét đổi tên là chất trung gian bên.
- Nét dọc gồm có ba sừng:
+ Sừng trƣớc: Là sừng vận động, có hình tứ giác, tách ra rễ bụng dây thần kinh
gai sống.
+ Sừng bên: Hiện diện từ tủy cổ VIII (C8) đến tủy thắt lƣng II – III (L2 – L3).

+ Sừng sau: Là sừng cảm giác, hẹp và dài.
- Chất xám của tủy chủ yếu là do các nhân tập hợp lại. Nhân của chất xám gồm các
thân tế bào thần kinh tập hợp lại nằm trong các sừng.
- Chất trắng: Nằm bao quanh chất xám. Chất trắng đƣợc tạo nên bởi các bó hoặc
dải sợi dẫn truyền thần kinh có bao myelin và chia làm ba nhóm sợi dựa theo chức
năng:
+ Các sợi vận động ly tâm đi từ não xuống.
+ Các sợi cảm giác hƣớng tâm đi lên.
+ Các sợi liên hợp nối các tầng tủy với nhau.
2.3. Sự liên quan giữa vị trí của mỏm gai với các đoạn tủy và dây thần kinh
gai sống:
23


- Vì tủy ngắn hơn cột sống nên từng đốt tủy không tƣơng ứng với từng đốt sống.
Mỗi đốt sống là ứng với đoạn tủy ở thấp hơn.
+ Ở vùng cổ: Số của đoạn tủy và dây thần kinh gai sống là số của mỏm gai cộng
thêm 1.
+ Ở vùng ngực: Từ đốt ngực T1 đến T5, số của đoạn tủy là số của mỏm gai cộng
thêm 2 và ở vùng ngực dƣới T6 đến T10 thì cộng thêm 3. Mỏm gai của đốt sống
ngực XI và khoảng liên gai ngay dƣới liên quan với ba đoạn tủy thắt lƣng II, III,
IV.
+ Mỏm gai của đốt sống ngực XII và khoảng liên gai ngay dƣới liên quan với các
đoạn tủy cùng trên.
+ Mỏm gai đốt sống thắt lƣng I (L1) liên quan các đoạn tủy cùng dƣới và cụt.
III. Hệ thần kinh ngoại biên:
- Gồm có 31 đơi dây thần kinh gai sống tách ở tủy gai và 12 đôi dây thần kinh sọ
tách ở thân não.
1. Thần kinh gai sống:
- Có 31 đơi, chia ra 8 đơi cổ, 12 đôi ngực, 5 đôi thắt lung, 5 đôi cùng và 1 đôi cụt.

- Tủy gai tách ra hai rễ thần kinh, rễ trƣớc vận động, rễ sau cảm giác, hai rễ đó
chụm lại thành dây thần kinh gai sống (dây hỗn hợp) vừa cảm giác vừa vận động.
- Ra khỏi cột sống, thần kinh gai sống chia thành hai ngành: Ngành sau chi phối da
và cơ ở lƣng, ngành trƣớc (trừ các ngành thần kinh gai sống ngực) tiếp nối nhau
thành các đám rối thần kinh. Đám rối cổ, đám rối cánh tay, đám rối thắt lƣng, đám
rối cùng. Từ các đám rối tách ra các dây thần kinh và từng vùng cơ thể.
2. Dây thần kinh sọ:
- Có 12 đôi dây thần kinh sọ, mang chữ số la mã từ I đến XII.
- Tùy theo chức năng mỗi dây lại có một tên riêng. Dựa theo chức năng, có thể
chia các dây thần kinh sọ thành ba loại:
- Loại cảm giác: Dây I (khứu giác), dây II (thị giác), dây VIII (thính giác).
- Loại vận động: Dây II (vận nhãn chung), dây IV (cơ chéo to nhãn cầu), dây VI
(vận nhãn ngoài), dây VII (dây mặt), dây XI (dây gai), dây XII (dây hạ thiệt).
- Loại hổn hợp: Dây V (dây sinh ba), dây IX (dây thiệt hầu), dây X (dây phế vị).
- Ngoài ra, cũng thuộc vào hệ thần kinh ngoại biên có các đám rối thần kinh thực
vật nằm ở trƣớc và gần các nội tạng. Thần kinh thực vật gồm có thần kinh giao
cảm và phó giao cảm, chỉ huy cơ trơn ở thành các nội tạng (tuần hồn, tiêu hóa, hơ
24


hấp, tiết niệu, sinh dục, các tuyến) và các cơ trơn của da. Thần kinh thực vật chủ
yếu thực hiện chức năng dinh dƣỡng và bài tiết, hoạt động không theo ý muốn, về
chức năng chúng có liên quan chặt chẽ với nhau và đều do vỏ não chỉ huy, điều
hòa.
IV. Phản xạ tủy gai:
- Phản xạ là một đáp ứng ngồi ý muốn đối với một kích thích cảm giác.
- Cung phản xạ gồm 5 thành phần:
+ Thụ thể nhận cảm.
+ Sợi hƣớng tâm và neuron hƣớng tâm.
+ Trung khu phản xạ.

+ Neuron ly tâm và sợi ly tâm.
- Bộ phận hiệu ứng.
V. Các đƣờng vận động đi xuống:
1. Bó tiền đình – gai: Điều chỉnh tƣ thế.
2. Bó lƣới – gai.
3. Bó vỏ - gai (bó tháp):
- Thực hiện các cử động hữu ý.
- Đa phần vắt chéo tại đoạn thấp của hành não.
4. Bó vỏ - hành.
- Đi xuống chi phối các nhân vận động dây sọ cả hai bên.
- Chỉ có biểu lộ liệt khi tổn thƣơng hai bên (ngoại trừ trƣờng hợp liệt dây VII
trung ƣơng).
5. Hệ ngoại tháp (tiểu não và các hạch đáy).
- Rối loạn tiểu não: Đƣa đến bất thƣờng về tốc độ, khuynh độ, hƣớng và lực của cử
động.
- Rối loạn hạch đáy: Gây ra loạn động, loạn trƣơng lực, hội chứng Parkinson và
các loại múa.
- Phân biệt liệt do tổn thƣơng neuron vận động cao với liệt do tổn thƣơng neuron
vận động thấp.

25


×