LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nhật Bản - Thị trường tiềm năng
cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam trở thành một trong những nước thành công nhất trong
công tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệ
phần trăm những người nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theo
nghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì “hầu như không một
nước nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một th
ời gian
ngắn như vậy” (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80)
(Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, "Attacking poverty" 1999)
Một trong những yếu tố thường được nói đến cho sự thành công xuất
khẩu của Việt Nam của những năm đầu của thập kỷ 90 là nỗ lực mạnh mẽ
của chính phủ trong chuyển dịch chính sách kinh tế từ việc thay thế nhập
khẩu sang hướng vào xuất khẩ
u, tự do hóa kinh tế và đi theo nền kinh tế thị
trường. Bên cạnh những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế là
việc chính phủ Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận có hệ thống và năng
động đối với phát triển xuất khẩu với một phác thảo lâu dài, thể hiện trong
việc liên tục thay đổi chính sách cho phù hợp trên cơ sở những kinh
nghiệm và nghiên cứu có được.
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 m
ặt hàng xuất khẩu chủ lực
của đất nước (năm 2000, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đứng thứ tám
về kim ngạch xuất khẩu, đạt 235 triệu USD) đã trải qua nhiều thăng trầm,
hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mới với chỉ tiêu đạt 1 tỷ USD kim
ngạch xuất khẩu năm 2005. Là những sản phẩm của ngành nghề thủ công
truy
ền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc, có những dấu ấn
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
2
lịch sử, nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứng
nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá
phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh
hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu
ngày càng tăng ở trong nước, vừa có nhu cầu cao trên thị trường quốc tế
theo sự phát triển giao lưu văn hoá giữa các nước, các dân tộc trên thế giới.
Quan tâm phát triển các ngành nghề này, mở rộng tiêu thụ các sản phẩm
được làm ra trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, làm
sống động những ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát
triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng th
ủ công mỹ nghệ có tác dụng
lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong
nước; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề nhàn cư, nhất là
trong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các
tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều
kiện hiện nay tỉ lệ thất nghi
ệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn
đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển và xuất khẩu thủ công mỹ
nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề
và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời
sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu
Quan hệ
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng
phát triển. Đó là do nền kinh tế thị trường của Việt Nam ngày càng phát
triển, môi trường kinh tế ngày càng được cải thiện và mối quan tâm của các
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
3
doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam - một bạn hàng lớn nhiều tiềm
năng ở châu Á ngày càng cao.
Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999 tăng 20%
so với năm trước, đạt 1,8 tỷ USD. Những sản phẩm xuất khẩu chính là dệt
may, hải sản, đồ gỗ, giày dép, thủ công mỹ nghệ Nhật Bản với dân số
hơn 120 triệu người và là nước có thu nhậ
p bình quân đầu người cao, vì
vậy được xem là thị trường có sức hấp dẫp lớn. Nhật Bản nhập khẩu nhiều
loại hàng hóa từ nhiều nước trên thế giới và đã trỏ thành một trong những
nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Đồng thời Nhật Bản cũng là thị
trường đòi hỏi chất lượng, mẫu mã và thời hạn giao hàng khắt khe nhất.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, qua tìm hiểu nghiên cứu xét thấy
Nhật Bản đang là thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đối với mặt hàng thủ
công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những năm trau dồi kiến
thức và lý luận trong trường Đại học Ngoại thương, đồng thời được sự giúp
đỡ và hướng dẫn nhiệt tình củ
a Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ, em xin
chọn đề tài: “Nhật Bản - Thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ
Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua tình hình thực
tế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản, thấy rõ những thuận lợi và
khó khăn đối với thị trường Nhật trong những năm gần đây, em xin
đưa ra
một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
sang Nhật Bản.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận và thực
tiễn, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dự báo, từ đó đưa ra những
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
4
giải pháp tối ưu đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt
nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Do thời gian chuẩn bị có hạn, kinh nghiệm thực tế và lý luận còn hạn
hẹp nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót. Em hy vọng rằng,
trong tương lai em sẽ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứ
u những vấn đề có liên
quan đến đề tài nói trên.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài , em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ - và các
cô chú công tác tại Vụ xuất nhập khẩu thuộc Bộ thương mại, Trung tâm
nghiên cứu Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng
đại diện JETRO tại Hà Nội đã cung c
ấp cho em nhiều tài liệu cập nhật
trong qua trình nghiên cứu, nhờ đó em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu này. Em xin chân thành đặc biệt cảm ơn.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM
I/ GIỚI THIỆU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM
1. Vài nét về ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có từ rất lâu, nó gắn liền
với đời sống văn hoá - xã hội của người dân Việt Nam. Nó đã đi vào những
câu ca dao, bài thơ hình thành nên những nét văn hoá mang đậm bản sắc
dân tộc. Lịch sử phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam với nghề
gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ thứ XV, nghề sản xuất giấ
y dó của làng
Bưởi có từ đầu thế kỷ XVI, nghề dệt vải tơ tằm và đồ gỗ mỹ nghệ có từ
cuối thế kỷ XVII Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã sớm có mặt
trên thị trường thế giới và rất được nước ngoài ưa chuộng. Ngay từ thời kỳ
thế kỷ thứ XI đến XVIII, qua các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh, Phố Hiến,
Thuận An, Hội An các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam như đồ
gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy dó, tơ lụa, đồ bạc, ngà sừng đã vượt hàng vạn
dặm đại dương đến với người tiêu dùng bên kia bán cầu.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
6
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng
tăng và nhu cầu ấy không chỉ dừng lại ở tiêu thức ăn no mặc ấm nữa mà
còn được đánh giá trên những đồ dùng với tính mỹ thuật cao và độc đáo
trong mỗi gia đình. Thông thường, tính văn hoá và độc đáo của mỗi dân tộc
đều được thể hiện trên các sản phẩm mỹ nghệ của mỗi dân tộ
c đó. Một sản
phẩm ra đời ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng còn phải thể hiện tính
nhân văn và văn hoá nghệ thuật của con người. Những người thợ thủ công
với đôi bàn tay khéo léo, không chỉ đem đến vải dệt, khăn xếp, nón, cói
đan, đồ sành sứ thuỷ tinh phục vụ cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà
còn tạo ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính th
ẩm mỹ cao như hàng
mây tre đan, thêu ren, thảm dệt tay, hàng gốm sứ, hàng gỗ mỹ nghệ, sơn
mài đa dạng trong màu sắc, tinh tế trong kiểu dáng. Cho đến nay, con số
làng nghề truyền thống ở nước ta đã lên đến hơn 1.400 với hàng trăm
ngành nghề khác nhau trong đó các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ chiếm hơn 80% và trong tương lai, chắc chắn rằng con số ấy sẽ còn
tăng lên nữ
a do nhu cầu ngày một cao của thị trường trong và ngoài nước.
1.1. Tiềm năng và thuận lợi của ngành thủ công mỹ nghệ
Dưới ánh sáng Nghị quyết TW khóa VII năm 1993, trong một Hội
thảo quốc tế do UNIDO của Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ Công nghiệp
tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Việt Nam”
đã có phân tích: “Làng nghề truyền thống Việt Nam có nhiều lợi
thế để phát triển. Nó gắn bó với nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao
động đông đảo, cần cù, sáng tạo, đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả kinh tế xã hội
lại cao. Là một mảng lớn của công nghiệp nông thôn, nó góp phần chuyển
dịch cơ cấu nông thôn, phá vỡ thế thuần nông, tăng thu nhập của đông
đảo
dân cư. Những lợi thế này cần được khai thác triệt để, phát triển mạnh, góp
phần cùng toàn ngành công nghiệp tạo ra mức tăng trưởng bình quân 15%
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
7
vào năm 2000. Sẽ đến ngày, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống
được nâng niu hơn, trân trọng hơn. Nó sẽ đi vào cuộc sống mỗi người ở
trình độ văn hóa cao hơn và mức sống khá hơn”.
Nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, Việt Nam có một nguồ
n nguyên vật
liệu khá dồi dào có khả năng đáp ứng tới 95 - 97% nhu cầu sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng thủ
công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nước. Ở nước ta hầu như ở địa phương nào cũng có nguồn nguyên liệu để
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
. Các cơ sở sản xuất thường được bố trí ở
nơi gần nguồn nguyên liệu nên chi phí vận chuyển nói chung không lớn.
Nhu cầu nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường chỉ từ 3% đến 5%. Đây là thuận lợi lớn để hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ ngh
ệ
Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ chưa lớn, nhưng tỉ lệ ngoại tệ thực thu cao hơn nhiều so với
các loại hàng xuất khẩu khác. Đây thực sự là một tiềm năng lớn, một thuận
lợi cơ bản và cũng là thế mạnh của Việt Nam trong việc tổ chức sản xuấ
t và
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ
Thương mại, đồ gỗ gia dụng đang có xu hướng phát triển mạnh và nếu đạt
quy mô lớn thì nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu sẽ chiếm tỷ trọng không
nhỏ, thậm chí sẽ là nguồn chủ yếu.
Nguồn nhân lực, với dân số khoảng 80 triệu người trong đó gần 80%
hoạt động trong l
ĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam thực sự có một nguồn lao
động dồi dào với đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi, tay nghề cao. Đây vừa là tiềm
năng vừa là thuận lợi để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Rất tiếc
do nhiều nguyên nhân khác nhau cho đến nay Việt Nam mới chỉ khai thác
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
8
được một phần rất nhỏ nguồn lực quí báu này. Mặt khác, sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ thu hút được nhiều lao động, trong đó có số lượng lao động
đáng kể là nông nhàn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm
nghèo trong dân cư có ý nghĩa rất lớn về chính trị kinh tế xã hội.
Vị trí địa lý, như chúng ta đã biết, so với các sản phẩm công nghiệp
với hàm lượng công ngh
ệ lớn, mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường có giá trị
không cao và thường cồng kềnh trong chuyên chở. Do có vị trí địa lý gần
với Việt Nam, cùng nằm trong khu vực châu Á, Nhật Bản thuận lợi trong
việc giảm chi phí vận chuyển dẫn đến giảm giá thành sản phẩm khi xuất
khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của một quốc gia. Với chiều dài hơn
3.000 km đường biển, với hệ th
ống giao thông đường bộ, đường sông và xe
lửa đã được sửa chữa và nâng cấp trong gần một thập kỷ qua, có thể nói
Việt Nam hội đủ các điều kiện thuận lợi về mặt địa lý với chi phí vận
chuyển khá thấp để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu
trong và ngoài nước.
Nhu cầu tiêu dùng, số liệu thống kê trong những năm qua cho thấy,
nhu cầu th
ị trường trong nước và thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ ngày
càng tăng lên theo mức sống của người dân. Đời sống tăng lên hoạt động
du lịch cũng tăng lên gấp bội mà hàng thủ công mỹ nghệ là một trong
những ngành hàng có nhu cầu lớn phục vụ khách du lịch trong nước và
quốc tế. Xét trên ý nghĩa đó, theo đà mở rộng giao lưu kinh tế - thương
mại, văn hoá - du lịch gi
ữa các nước trên thế giới hiện nay, những quốc gia
phát triển hàng năm nhập khẩu tới hàng tỉ USD các loại hàng thủ công mỹ
nghệ. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ không phải là nhu yếu phẩm trong
đời sống hàng ngày của cư dân nhưng lại đáp ứng được nhu cầu sử dụng
nào đó trong đời sống xã hội, nhu cầu trang trí và thưởng thức những tinh
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
9
hoa văn hoá của dân tộc. Đó là tiềm năng và thuận lợi của thị trường cần
được quan tâm để khai thác.
Chi phí đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thấp, do vậy có điều
kiện phát triển khắp nơi. Hiện nay sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ được
thực hiện trong từng hộ gia đình cho nên sử dụng được diện tích ở làm nơi
sả
n xuất. Vì vậy chi phí để xây dựng nhà xưởng không nhiều. Hầu hết các
ngành nghề thủ công nông thôn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền
thống hoặc cải tiến một phần với chi phí chỉ vài triệu đến vài chục triệu
đồng là có thể sản xuất.
Chính sách quốc gia, trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất
và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã
được Chính phủ đặc biệt quan tâm
và đã có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như miễn giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ
duy trì và tồn tại làng nghề
Theo ông Mai Văn Dâu, thứ trưởng Bộ Thương mại, mặc dù ngành
thủ công mỹ nghệ có được năm thuận lợi và tiềm năng kể trên, tuy nhiên để
phát triển
được thuận lợi, biến tiềm năng sẵn có thành ngoại tệ thu về,
ngành thủ công mỹ nghệ còn rất nhiều việc phải làm.
1.2. Những khó khăn và yếu kém của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Đến nay, tuy sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở gần
140 quốc gia nhưng vẫn chỉ chiếm từ 3 đến 4% thị phần hàng thủ công mỹ
nghệ toàn thế
giới. Sản phẩm Việt Nam lại bị cạnh tranh gay gắt bởi sản
phẩm Trung Quốc và Thái Lan, nhất là về giá cả, sản phẩm Việt Nam luôn
cao hơn từ 10 đến 20%. Theo các doanh nhân sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ, sở dĩ sản phẩm của họ có giá thành luôn thấp hơn là do các làng nghề
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
10
được tập trung lại từng vùng, được Chính phủ hỗ trợ giá thuê đất, giá thuê
nhà xưởng, được ưu đãi và hỗ trợ vốn đầu tư trang thiết bị, giá nhân công
rẻ hơn Việt Nam. Mức lương cho một công nhân lao động trong làng nghề
Trung Quốc là 35 ngàn đồng/ngày thì ở Việt Nam là 50 ngàn đồng/ngày.Do
sản xuất hàng loạt nên họ đủ khả năng cung ứng được những hợp đồng lớn,
đảm bảo thờ
i gian giao hàng, đồng thời giảm được phí vận chuyển. Sản
xuất tập trung nên các làng nghề của họ thường trở thành địa điểm tham
quan của khách du lịch nước ngoài, từ đó sản phẩm có cơ hội tiêu thụ, như
ở vùng Quế Lâm, Trung Quốc.
Trong khi đó ở Việt Nam, các làng nghề, các cơ sỏ sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ thường hoạt động tự phát và phân tán, thiếu trang thiết b
ị,
thiếu thông tin thị trường. Muốn phát huy sản xuất hoặc có đơn đặt hàng lại
thiếu vốn vì không vay được từ các nguồn tín dụng hay ngân hàng do
không có đất đai, nhà xưởng thế chấp theo quy định. Hiện cả nước có đến
85% hộ cá thể và 68% cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không đủ
điều kiện để tiếp cận với các nguồn vốn vay. Nhiều chi phí làm đội giá
thành s
ản phẩm như mua nguyên vật liệu nhỏ lẻ không hóa đơn đầu vào,
chi phí cho mặt bằng, cho bảo hiểm, cho công đoàn Bên cạnh đó thị
trường thủ công mỹ nghệ nước ngoài luôn biến động và thay đổi thị hiếu.
Mành trúc xuất sang Mỹ (sử dụng lâu ngày) khác xuất sang Pháp (sử dụng
một mùa). Điều kiện kỹ thuật đòi hỏi ngày càng khắt khe. Sản phẩm mây
tre lá, gáo dừa xuất sang Nhật
đảm bảo đúng độ bóng theo yêu cầu, chính
xác tiêu chuẩn kích thước theo đơn đặt hàng. Mành trúc xuất sang Mỹ đòi
hỏi sơn phải an toàn, không độc hại, không pha chì, kẽm, sử dụng trong sản
phẩm phải đảm bảo không gỉ sét Trong khi đó, cũng vì thiếu vốn, các
doanh nhân Việt Nam khó cập nhật được những thông tin quan trọng liên
quan đến sản phẩm nên thường thua thiệt trong cạnh tranh.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
11
Bên cạnh đó, những kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong ngành nghề
truyền thống hiện nay vẫn rất lạc hậu làm cho năng suất thấp, chất lượng
sản phẩm chưa cao, mẫu mã hàng hóa còn đơn điệu chưa phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng, sức cạnh tranh kém. Do nguồn vốn bị hạn chế, cộng với
tam lý làm ăn nhỏ nên rất nhiều làng nghề vẫn bằng lòng v
ới sản phẩm
mình làm ra, không tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, không chú trọng
thay đổi mẫu mã hàng hóa. Thói quen sử dụng kỹ năng đôi bàn tay là
chính, bảo thủ, trì trệ về mặt kỹ thuật, chậm cải tiến mẫu mã hình thức sản
phẩm. Đồng thời cũng do kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, khả năng quản lý
và nguồn vốn đầu tư có hạn nên ít có đi
ều kiện làm ăn lớn. Đặc biệt các sản
phẩm của ngành nghề nông thôn thường khó khăn trong khâu tiêu thụ, tiếp
cận thị trường vì chưa coi trọng công tác thị trường, thậm chí không có
kiến thức về hàng hóa, thị trường, marketing Hiện tại sản phẩm thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu chủ yếu qua con đường ủy thác cho các doanh nghiệp
kinh doanh XNK ở Trung ương hay các thành phố lớn nên không nắm bắt
được
đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả,
phương thức thanh toán.
Theo số liệu thống kê, toàn bộ cơ sở ngành nghề truyền thống của
chúng ta ở nông thôn chỉ có hơn 20% có nhà xưởng kiên cố, hơn 86% số cơ
sở sử dụng điện, trình độ cơ khí còn thấp, mới có hơn 40% công việc được
thực hiện bằng máy móc nên sức người bỏ ra rất nhi
ều , chưa áp dụng được
công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao
động. Vì vậy hàm lượng công nghệ trên một đơn vị sản phẩm vẫn còn thấp.
Có nhiều mặt hàng, do lao động thủ công nhiều nên chi phí lao động sống
chiếm một tỷ trọng quá cao trong giá thành dẫn đến tình trạng sản phẩm
kém sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Chẳng hạn các làng nghề dệt chiế
u
ở Tiên Kiều (Thanh Hà), Thanh Kỳ (Tứ Kỳ) hay các làng nghề mây tre đan
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
12
ở Hà Tây vẫn giữ cách làm thủ công từ xa xưa không hề đầu tư cải tiến.
Do vậy chất lượng hàng hóa thấp, mẫu mã chưa đẹp, khó tiêu thụ, giá thấp.
Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất và của sản phẩm mang tính độc đáo,
tinh xảo, với công nghệ cổ truyền kết hợp với kinh nghiệm và bàn tay khéo
léo của người thợ đã tạo ra những sản phẩm mang tính đặ
c thù mà công
nghệ hiện đại sản xuất hàng loạt khó thực hiện được. Nhóm này chiếm một
tỷ trọng khá lớn trong sản phẩm các làng nghề như đúc đồng, chạm, khảm,
sơn mài Do vậy, chủ trương đúng đắn nhất là phải kết hợp được khoa học
công nghệ tiên tiến, hiện đại với kỹ thuật cổ truyền để nâng cao năng suất
chất lượ
ng, cải tiến mẫu mã đề tài sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng
Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng ở các làng nghề hầu hết đều yếu kém,
mặt bằng sản xuất chật hẹp, ô nhiễm môi trường nặng nề. Đây là vấn đề hết
sức bức xúc, cần có những giải pháp nhanh chóng, toàn diện của địa
phương và Nhà nước mới có thể
giải quyết
Trong Hội nghị phát triển ngành nghề nông thôn vào tháng 8/2000,
Thủ tướng Phan Văn Khải đã đặc biệt nhấn mạnh: “Vấn đề phát triển làng
nghề nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH có ý nghĩa chiến lược. Cần phải
tháo gỡ tất cả những gì đang cản trở sức phát triển làng nghề”.
Các lực cản thì nhiều, nhưng có thể tóm tắt dưới các nhóm: Các
chính sách và luật ch
ưa đủ tạo một hành lang pháp lý cần thiết cho người
sản xuất kinh doanh loại sản phẩm giầu chất trí tuệ và nghệ thuật này; Một
số quy định chưa hợp lý về thuế, đánh đồng hàng thủ công mỹ nghệ với
công nghệ phẩm; Chưa có chế độ trợ giá bảo hộ mậu dịch, ưu đãi tín dụng
cho các làng nghề; Tự thân các làng nghề lúng túng do sức ỳ cố
hữu khi đi
vào cơ chế thị trường.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
13
Có thể nói, ngành thủ công mỹ nghệ đang ở trong tình trạng manh
mún, tự phát và thiếu sự chỉ đạo, điều tiết của Nhà nước. Trong nhiều
trường hợp, tiềm năng xuất khẩu rất lớn, nhưng do thiếu vốn, mặt bằng chật
hẹp và không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đã dẫn đến
tiềm năng vẫn chỉ là tiềm năng trong hàng ch
ục năm. Nguyên do chính là
các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ ban hành hãy còn ở khá xa tầm
tay của các đơn vị sản xuất, các địa phương cũng chưa quan tâm đúng mức
đến sản xuất và phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ. Để hàng thủ công mỹ
nghệ khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế
giới thì sự hỗ trợ củ
a Chính phủ sẽ đóng vai trò lớn trong việc phục hồi và
phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những làng nghề truyền thống.
2. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam
2.1. Hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài mỹ nghệ
Việt Nam có một truyền thống lâu đời về sản xuất gốm sứ, với các
làng nghề truyền thống trải dài từ Bắc đến Nam. Song tập trung chủ yếu
vẫn là các khu vực có nghề gốm truyền thống như Quảng Ninh, Đồng Nai,
Sông Bé, Vĩnh Long và đặc biệt trong số đó phải kể đến làng nghề Bát
Tràng vớ
i các sản phẩm nổi tiếng như tượng phật Tam Đa, lọ hoa, bình trà
được bạn hàng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Theo các thương
nhân nước ngoài, chất lượng gốm sứ Việt Nam không thua kém các cường
quốc sản xuất khác như Italia, Trung Quốc, Malaysia Do trình độ điêu
khắc, tạo dáng sản phẩm tuyệt vời, có khách hàng so sánh mặt hàng gốm
đất đỏ của Việt Nam là “Saì Gòn Italia”. Ngoài ra với ưu
điểm được làm
bằng tay, chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua hàng có
nhiều lựa chọn từ hàng men, không men, đất đỏ Các sản phẩm cũng đa
dạng như chậu tròn, oval, vuông, chữ nhật, hình thú, đôn, hũ, bình Điều
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
14
này giúp khách hàng có một bộ sưu tập đầy đủ trong khi họ chỉ có thể mua
hàng đất đỏ ở Trung Quốc, hàng men dạng tròn tại Malaysia và hàng cao
cấp tại Italia.
Khác với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác, giá trị của mặt hàng
gốm sứ không chỉ thể hiện ở các yếu tố kỹ thuật như độ trắng, thấu quang,
sáng, bóng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sở thích, thị hiếu thẩm mỹ
cũng như yêu cầu về thời trang và văn hoá tiêu dùng của thị truờng tiêu thụ.
Theo ý kiến của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại : “Hàng gốm sứ của
Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đặc biệt là giá cả.
Song đáng tiếc là mẫu mã của chúng ta còn quá nghèo nàn và đơn điệu
không đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thêm vào
đó, nh
ững nhà sản xuất gốm sứ Việt nam vẫn phải phụ thuộc vào phụ gia
men của nước ngoài nên nhiều lúc chưa chủ động trong sản xuất. Có lẽ đã
đến lúc các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở sản xuất thử nghiệm sử
dụng ngân sách Nhà nước nên tham gia giải quyết khó khăn này của những
người sản xuất thủ công Việt Nam”. Do đó, ngoài yêu cầu về chất lượng,
các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc tạo ra các sản phẩm với mẫu
mã đa dạng, phong phú mang đậm phong cách dân tộc Việt Nam với
những hoa văn độc đáo phương Đông - một trong những thủ thuật mà các
nhà thủ công Trung Quốc đặc biệt khai thác để trở thành một đôí thủ cạnh
tranh của mặt hàng gốm sứ Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, năm 1997 Việt Nam đ
ã xuất được 70 triệu
USD hàng gốm sứ mỹ nghệ, năm 1998 con số này giảm đi ít nhiều do thị
trường xuất khẩu khó khăn, nhưng năm 1999 đã đạt mức 100 triệu USD và
năm 2000 đạt trên 120 triệu USD. Hiện nay, ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt
Nam đã hình thành ba trung tâm sản xuất có qui mô tương đối lớn ở ba địa
phương: Bát Tràng, Lái Thiêu và Đồng Nai với kim ngạch của một trung
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
15
tâm một năm trên 20 triệu USD/năm. Với uy tín của ngành hàng gốm sứ
mỹ nghệ Việt Nam ngày càng cao, trong mấy năm gần đây đã có nhiều đối
tác nước ngoài đặt quan hệ hợp tác lâu dài với các cơ sở sản xuất hàng gốm
sứ mỹ nghệ thủ công của Việt Nam: các hình thức hợp tác khá đa dạng từ
việc gia công theo mẫu mã và nguyên liệu men nhập ngoại đến việc nhận
đại lý tiêu th
ụ ở nước ngoài và đầu tư vốn thành lập công ty liên doanh theo
luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đó cho thấy, ngành gốm sứ thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam bước đầu đã có uy tín trên trường quốc tế và
là đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc vốn là quốc gia có bề dày kinh
nghiệm hàng nghìn năm.
Để gốm sứ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đủ
sức “đi xa” hơn nữa
trên thị trường thế giới, cần tập trung khai thác triệt để công nghệ cổ truyền
kết hợp các ứng dụng tiến bộ mới về kỹ thuật men, sử dụng các thiết bị
hiện đại trong quá trình sản xuất. Tiến tới thay thế các lò gốm thủ công
bằng các lò gas, lò điện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tỷ l
ệ
sản phẩm tốt từ 75% (lò thủ công) lên 95%. Đồng thời, giảm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nghề sơn mài Việt Nam đã xuất hiện từ trước công nguyên cùng với
Trung Quốc, Nhật Bản, tuy phần kỹ thuật có khác. Năm 1932, nhờ một số
giáo viên, sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghề sơn đã
được cả
i tiến với kỹ thuật đặc biệt, mở đường cho nghệ thuật sơn mài hiện
nay. Đến nay đã trải rộng và phân bổ hầu khắp cả nước từ Bắc tới Nam
trong đó, Nam Định đứng đầu về hàng sơn mài với mẫu mã, chất lượng tốt.
Mặt hàng sơn mài được sản xuất từ những nguyên liệu khá phong
phú có sẵn tại Việt Nam đồng thời c
ũng đòi hỏi phải có sự khéo léo, cẩn
thận và khả năng sáng tạo cao. Hàng sơn mài bao gồm chủ yếu là tranh sơn
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
16
mài, bàn nghế sơn mài, hộp đựng đồ trang sức, lọ hoa, đồ trang trí nội thất
nói chung là các mặt hàng mang tính nghệ thuật cao dùng để trang trí.
Đặc biệt khách nước ngoài rất ưa thích bát, đĩa sơn mài của ta với hoa văn
giản dị, kiểu dáng lạ mắt
Quy trình làm hàng sơn mài gồm nhiều công đoạn phức tạp có đến
15 công đoạn từ tiện gỗ, tre làm cốt đến thể hiện đề tài và sơn ph
ủ, đánh
bóng. Nguyên liệu cho mặt hàng này cũng có nhiều loại như gỗ sơn, tre,
vải, dầu hoả, vỏ trai, vỏ trứng, nhựa thông, vàng, bạc lá Các sản phẩm
sơn mài cũng đa dạng như bàn ghế, bình phong, tủ , tranh được làm theo
nhiều kiểu như đắp nổi, khắc trũng, vẽ phủ, vẽ vàng Sau một thời gian
ngưng trệ vì nhiều lý do, đến nay sản phẩm sơn mài đã b
ắt đầu khôi phục.
Hàng sơn mài đã được xuất nhiều qua châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật không chỉ
màu đen và marông như trước đây mà nay cải tiến nhiều màu, đáp ứng thị
hiếu khách hàng
2.2 Hàng mây tre xuất khẩu, hàng thêu ren, hàng cói, ngô dừa, thảm các
loại
Hàng mây tre. Từ những phương tiện sinh hoạt thường nhật trong
mỗi gia đình Việt nam như rổ, rá để rửa rau vo gạo, đựng hoa quả hay đôi
đũa, chiếc tăm dùng trong bữa ăn hàng ngày cho đến những bộ bàn ghế, kệ
trang trí sang trọng đều không thể thiếu vắng mặt hàng mây tre. Xa hơn,
hàng thủ công mỹ nghệ còn được xuất ra nước ngoài với những vật phẩm
trang trí, thời trang như túi xách, làn mây đi chợ, lẵng hoa rồi những giá, rọ
dùng để đựng và trang trí trong nhà
Hàng mây tre xuất khẩu của Việt Nam ra đời nhằm thoả mãn những
nhu cầu tiêu dùng của con ngườ
i. Đây là những mặt hàng dễ làm, dễ đào
tạo thợ, nguồn nguyên liệu sẵn có lại cộng với một đội ngũ lao động đông
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
17
đảo đã góp phần tăng tỷ trọng đáng kể của hàng mây tre trong cơ cấu hàng
xuất khẩu Việt Nam. Việc tập trung sản xuất thành các vùng lớn tạo điều
kiện thuận lợi triển khai nhanh các hợp đồng ngoại, đáp ứng yêu cầu của
khách hàng, vừa tạo điều kiện để phát triển cơ cấu vùng. Sự hình thành của
các vùng sản xuất lớn, tập trung là do các vùng này s
ẵn có nghề truyền
thống lâu đời và gần nơi cung cấp nguyên liệu. Chẳng hạn, hầu hết các cơ
sở sản xuất hàng mây tre tập trung ở Hà Nội và Hà Sơn Bình và một số tỉnh
khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm của vùng này là đất chật,
người đông, dư thừa lao động. Vì vậy họ phải duy trì và phát triển các
ngành nghề truyền thống để đảm b
ảo cuộc sống. Mặt khác, các tỉnh này rất
gần các vùng cung cấp nguyên liệu. Hầu hết các mặt hàng mây tre sử dụng
nguyên liệu chính là từ các vùng rừng núi, trừ một số ít sử dụng mây hoặc
bằng tre vườn.
Trước năm 1990, nhóm hàng này phát triển và xuất khẩu với khối
lượng lớn (Năm 1989, công ty xuất khẩu mây tre Việt Nam đã xuất khẩu
đạt kim ngạch gần 50 triệu USD). Tuy vậy, ngành hàng mây tre của Việt
nam còn gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu: mẫu mã, kiểu dáng nghèo nàn
kém sáng tạo và bị trùng lặp rất nhiều nên dễ gây cảm giác nhàm chán;
khâu xử lý nguyên liệu chưa tốt dẫn đến tình trạng sản phẩm hay bị mốc và
có độ bền kém; khâu tiếp thị cũng mang nặng tính thủ công và người sản
xuất bị thua thiệt rất nhiều do qua nhiều khâu trung gian. Sơ bộ đánh giá
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạ
t 20-25 triệu USD/năm
Hàng thêu ren. Đây là một nhóm hàng mang đậm tính thủ công, sản
xuất đòi hỏi sự cần cù, tinh tế và khéo léo. Từ đôi bàn tay tài hoa của người
thợ, từng đường kim mũi chỉ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có
giá trị tạo hình, giá trị thẩm mỹ lưu truyền đến nhiều thế hệ sau. Có thể nói
sản phẩm thêu ren rất đặc sắc do được làm hoàn toàn bằng ph
ương pháp
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
18
thủ công: từ đóng khung, căng vải cho đến khâu thêu, đều không hề có sự
tham gia của máy móc. Chính vì vậy, sản phẩm thêu rất đa dạng, phong
phú, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào hoàn toàn cho dù hoạ tiết
thêu tương tự như nhau. Mỗi đường nét đều tinh xảo, uyển chuyển, mềm
mại, sống động, mịn màng như những nét vẽ nó như được chắt lọc từ
những tinh tuý của tâm hồ
n người nghệ nhân cũng như từ tinh hoa ngàn đời
của đất làng nghề.
Sản phẩm chủ yếu của thêu ren là những bộ khăn trải bàn, ga gối, áo
thêu, tranh thêu, rèm cửa, kimônô rất được người tiêu dùng ưa chuộng,
đã và đang từng bước chinh phục thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc
Mỹ vốn là những thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu cao như Nhật Bản,
Pháp, Ý, Singapore và gần đ
ây nhất là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, chúng
ta phải sớm nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước
này, đa dạng hoá mẫu mã, đề tài, nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá
thành sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Năm 2000, cả nước xuất khẩu trên 10 triệu USD chủ yếu sang Nhật,
EU. Hàng thêu ren thổ cẩm là những mặt hàng truyền thố
ng của đồng bào
dân tộc thiểu số. Tại Lào Cai, được tổ chức phi chính phủ Pháp – Mỹ giúp
đỡ đã lập “Tổ sản xuất hàng thổ cẩm” ở Sapa, trong thời gian ngắn đã thu
hút trên 200 lao động, sản xuất và tiêu thụ 30 nghìn sản phẩm (chủ yếu là
bán cho khách du lịch nước ngoài – hình thức xuất khẩu tại chỗ). Tại làng
Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) có hàng trăm người chuyên d
ệt thổ cẩm của dân
tộc Chăm rất nổi tiếng. Khách hàng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã đến
tận nơi đặt mua hàng. Ở các tỉnh phía Bắc, dân tộc Thái, Mường đều có
truyền thống dệt thổ cẩm, chúng ta cần có sự quan tâm đặc biệt về những
loại sản phẩm này, không nên để mai một.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
19
Hàng ngô, cói, dừa. Nhóm hàng này gồm các mặt hàng như chiếu,
dép, thảm, mành với nhiều kiểu dáng đẹp mang đậm tính văn hoá Á
Đông và dân tộc Việt Nam. Nguyên liệu để sản xuất nhóm hàng này tập
trung khá dồi dào ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long
Trong số đó , phong phú về chủng loại phải kể đến các loại thảm với các
nguyên liệu khác nhau như thảm bẹ ngô, thảm cói, thảm đay, thảm xơ dừa
Đặc biệt là thảm len - nhóm hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất,
có giá trị cao, thu hút nhiều lao động của các thành phần kinh tế : Nhà
nước, tập thể và tư nhân. Thảm len của ta được thị trường nước ngoài ưa
chuộng vì chất lượng cao, giá lại thấp so với giá của các nước khác trên thế
giới. (Mỗi năm sản xuất và xuất khẩu khoảng 3 triệu m
2
thảm len)
Cói, ngô, dừa là những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm và không tốn
nhiều chi phí khai thác như nhiều nguyên liệu khác. Vì thế mà chúng ta cần
tập trung khai thác để sản xuất bởi chi phí cho nhóm hàng này không nhiều
nhưng lại thu được lượng ngoại tệ khá cao.
Sản phẩm chiếu, dép, thảm, mành được xuất khẩu chủ yếu sang khu
vực Đông Âu, Liên Xô và một số nước khác như Hồng Kông, Thuỵ Điển,
Pháp , Ý, Canada Tuy nhiên những nă
m gần đây, tỷ trọng giá trị xuất
khẩu nhóm hàng này liên tục giảm so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ nói chung. Nguyên nhân là do các thị trường nhập cói
lớn như Đức, Hàn Quốc giảm lượng mua đáng kể, thêm vào đó là sự cạnh
tranh gay gắt về giá cả và chất lượng của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Điều này cũng đặt ra nhiều thử thách với các làng nghề truyền th
ống cũng
như các doanh nghiệp sản xuất hàng cói, ngô, đay
2.3 Hàng thủ công mỹ nghệ khác
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
20
Nhóm hàng này bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau, tiêu biểu như
các mặt hàng chạm khảm từ bạc, kim loại quý, gỗ quý và các loại mỹ nghệ
khác. Trong nhóm này thường gồm những mặt hàng khó sản xuất, tốn
nhiều thời gian và đòi hỏi trình độ cũng như sự sáng tạo cao. Đồng thời,
đây cũng là những mặt hàng có giá trị nghệ thuật cao, đòi hỏi khách hàng
phải là những người có thu nhập khá trở lên
Hàng gỗ
mỹ nghệ với lực lượng nghệ nhân cha truyền con nối được
đào tạo từ trường lớp và một số thiết bị vừa nhập khẩu, ngành này đã sản
xuất được nhiều loại hàng: tranh tượng, sofa, bình phong, tủ đẹp, bền với
những đường nét chạm công phu, điêu luyện, lôi cuốn sự yêu thích của
khách hàng. Khả năng xuất khẩu của ngành khoảng 80 triệu USD/năm qua
các th
ị trường Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Trung Đông, Pháp
Đặc biệt hàng gỗ chế biến là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn. Năm
1997, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ
khoảng 28,7 triệu USD, đến năm 2000 đã tăng vọt lên hơn 65,2 triệu USD,
bình quân một lao động trong ngành tạo ra giá trị xuất khẩu 2878 USD,
tăng gấp 2,4 lần so với năm 1997.
Ngành chế biế
n gỗ có nhiều ưu thế về lực lượng lao động, có khả
năng tạo ra nhiều sản phẩm đòi hỏi cao về sự khéo léo, tinh xảo của người
thợ mà máy móc khó có thể đạt được. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của
ngành so với những nước khác trong khu vực.
Các cơ sở sản xuất mặt hàng này cũng không nhiều, tập trung nhất là
ở Thường Tín - Hà Tây, Đồng Kỵ
- Bắc Ninh, và một số cơ sở ở Hà Nam,
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
21
Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội và một số địa phương khác như Đồng
Nai, An Giang, TP Hồ Chí Minh, Huế
3. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Có thể nói, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam đã thể
hiện được những nét truyền thống văn hoá của người Việt cổ. Nghề thủ
công mỹ nghệ đã có ở Việt Nam từ rất lâu và cùng với thời gian, ngành
nghề này đang được mở rộng ra nhiều vùng trên khắp mọi miền đất nước.
Với đông đảo đội ngũ nghệ
nhân có tay nghề cao, ngành thủ công mỹ nghệ
Việt Nam đang hướng tới việc tạo ra các sản phẩm đẹp về màu sắc, hình
dáng đồng thời phong phú về chủng loại, chất liệu nhằm không ngừng thoả
mãn nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Giờ đây, hàng thủ công
mỹ nghệ đang là một trong những nhóm sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao.
Nói đến hàng thủ công mỹ ngh
ệ, người ta không chỉ nghĩ đến mặt
hàng tiêu dùng thông thường bởi nó chứa đựng tính chất nghệ thuật, mỹ
thuật cao. Chính vì đặc thù của loại hàng hoá này nên không phải bất cứ
doanh nghiệp nào cũng có thể kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này một
cách hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn mang
tính chất sản xuất nhỏ phân tán. Đặc điểm này vừa có tính ưu đ
iểm đồng
thời lại không thể tránh khỏi những nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
- Đầu tư cho sản xuất thấp
- Thuận lợi cho việc huy động nguồn lao động dư thừa và nông nhàn
- Tăng thu nhập cho người lao động
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
22
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát được chất lượng hàng hoá
- Phương tiện kỹ thuật cho sản xuất còn nghèo nàn, ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hoá
- Thu gom hàng hoá không được nhanh do sản xuất không tập trung,
dễ ảnh hưởng đến thời gian giao hàng
Cuối cùng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phải luôn gắn
chặt với thị trường tiêu thụ, đặc diể
m này thể hiện ở hai mặt sau:
- Sản xuất phải có thị trường
- Sản xuất phải theo yêu cầu thị trường.
Để có cái nhìn khái quát hơn sau đây chúng tôi xin đi sâu phân tích
vào những đặc điểm sau của ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
3.1 Đặc điểm sản xuất
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được sản xuất chủ yếu ở quy mô
v
ừa và nhỏ, vẫn còn mang nặng tính sản xuất phụ gia đình (nông nhàn).
Đặc điểm này cũng xuất hiện ngay cả tại các cơ sở sản xuất của Nhà nước
cũng như của tư nhân. Do tính chất đặc thù của ngành hàng là sản xuất chủ
yếu bằng tay, tỉ lệ làm bằng máy rất ít, chỉ có một số khâu chế biến nguyên
liệu, tạo mẫu, tạo cốt mới có s
ử dụng máy như máy vò đạp tăm mành, máy
chế song, mây, chẻ tăm, máy bào, máy cưa, máy tiện gỗ do vậy, những
sản phẩm làm ra tuy độc đáo nhưng năng suất lao động thấp, chất lượng
chưa đồng đều.
Nguồn nguyên liệu cung cấp để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ rất
đa dạng và phong phú, được khai thác trên mọi miền đất nước. Từ các loại
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
23
gỗ, tre, nứa, trúc, giang, song, mây, đay, cói, xơ dừa, dâu tằm tơ, lá bương,
lá nón, bông chít đến nhựa cây Sơn Ta, đất sét, cao lanh đều rất sẵn có ở
nhiều vùng, nhiều nơi. Đây là nguồn nguyên liệu chính để tạo nên các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Có một số rất nhỏ nguyên liệu phải
nhập ngoại như diêm sinh, phẩm, bột màu, sơn bóng, chỉ thêu, vỏ trai, vỏ
ốc, men sứ nh
ưng không phải mặt hàng nào cũng cần đến những nguyên
liệu này.
3.2 Đặc điểm tiêu dùng
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ nếu xét dưới góc độ giá trị sử dụng,
không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đối với con người trong việc ăn,
mặc, ở, đi lại nó chỉ góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm hương, thêm
sắc như một thứ gia vị
. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thể phù hợp với
người này nhưng lại không phù hợp với người khác, phù hợp ở thời điểm
này nhưng không phù hợp ở thời điểm khác Vì thế, nó vừa được tiêu
dùng rộng rãi vừa bị bó hẹp trong phạm vi không gian và thời gian. Xu thế
đời sống con người ngày càng phát triển thì nhu cầu về tinh thần cũng ngày
càng cao, nhờ vậy mặt hàng thủ công mỹ ngh
ệ sẽ có cơ hội phát triển lớn
hơn trong tương lai.
3.3 Đặc điểm về thương phẩm
Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng khá “khó tính”, yêu cầu
phải có sự bảo quản và vận chuyển rất cẩn thận do dễ bị ẩm mốc, mối mọt
vì được làm bằng những chất liệu là thực vật (trừ hàng gốm, sứ). Nếu các
nguyên liệu thự
c vật này được khai thác không đúng mùa vụ, không đủ độ
tuổi và không được xử lý tốt, kịp thời sẽ bị mối mọt làm hư hỏng. Mặt
khác, do tính chất hút ẩm cao nên các mặt hàng dễ bị mốc, ngay cả trong
quá trình sản xuất, lưu kho và vận chuyển hàng ra nước ngoài.
Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Thư
24
Hàng thủ công mỹ nghệ còn là mặt hàng dễ hư hỏng, đổ vỡ, xây xát
nhất là đối với những mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, sơn mài , do đó yêu cầu
về bao bì phải chắc chắn, chịu được vận tải đường dài, hàng phải được
chèn lót, kê đệm, bao gói cẩn thận mới giữ được nguyên vẹn, tránh được
khiếu nại về chất lượng.
Bên cạnh đó, hàng thủ
công mỹ nghệ rất dễ bị ảnh hưởng bởi khí
hậu: khí hậu khô hanh sẽ làm cho hàng thủ công mỹ nghệ dễ bị cong vênh,
nếu khí hậu ẩm ướt lại dễ làm hàng bị ẩm, mốc. Vì vậy phải đảm bảo quy
trình sấy khô nghiêm ngặt, chọn lựa kỹ lưỡng từng sản phẩm trước khi
hoàn thiện đóng gói và giao hàng. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng
hàng phù hợp với khí hậu của thị trường tiêu dùng cần phải có những tìm
hiểu cặn kẽ về đặc điểm của mỗi khu vực.
Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre, gốm sứ, đồ gỗ
chạm khảm rất cồng kềnh, giá cước có khi chiếm một nửa trị giá tiền hàng.
Do đó, phần nào làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là đối v
ới thị
trường xa Việt Nam.
II. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN
Hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đã trở thành những sản phẩm gắn bó
với cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng văn minh
thì vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ càng được khẳng định và nâng
cao. Xét về mặt kinh tế mà nói, đố
i với nước ta, một nước nông nghiệp lạc
hậu, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng góp một phần thu ngoại tệ
đáng kể và góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Mặt khác, việc sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi một lượng đầu tư ban đầu lớn,
khắc phục được khó khăn của các làng nghề Việt Nam là thiếu vố
n. Đối với