Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Quy trình sản xuất và bố trí măt bằng sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................
5. Kết cấu đề tài ..............................................................................................
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT .....................
1.1. Doanh nghiệp sản xuất ............................................................................
1.2. Hệ thống sản xuất và Quy trình sản xuất ................................................
1.3. Xác định địa điểm của doanh nghiệp ......................................................
1.3.1. Khái niệm ..........................................................................................
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm của doanh
nghiệp
1.4. Bố trí mặt bằng ........................................................................................
1.4.1. Khái niệm ..........................................................................................
1.4.2. Bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm ......................................
1.5. Quá trình hoạch định tổng hợp ...............................................................
1.5.1. Khái niệm ..........................................................................................
1.5.2. Mối quan hệ của hoạch định tổng hợp ..............................................
1.5.3. Những chiến lược trong việc hoạch định chiến lược ......................
1.5.4. Các phương pháp hoạch định tổng hợp ..........................................
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNVYAKULT VIỆT NAM .....
2.1. Giới thiệu về công ty .............................................................................
2.1.1. Lịch sử hình thành ..........................................................................
2.1.2. Yakult Việt Nam .............................................................................
2.2. Đơi nét về sữa chua uống Yakult ..........................................................
2.3. Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất của Yakult Việt Nam ..............
2.3.1. Địa điểm doanh nghiệp ...................................................................
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm của doanh nghiệp ................




2.3.3. Bố trí mặt bằng ...............................................................................
2.3.4. Quy trình sản xuất ...........................................................................
2.3.5. Những chiến lược hoạch định tổng hợp .........................................
2.4. Đánh giá hệ thống sản xuất của Công ty TNHH Yakult Việt Nam......
2.4.1. Địa điểm doanh nghiệp ...................................................................
2.4.2. Bố trí mặt bằng ...............................................................................
2.4.3. Quy trình sản xuất ...........................................................................
2.4.4. Những chiến lược hoạch định tổng hợp .........................................
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG SẢN XUẤT CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN YAKULT VIỆT NAM .............................
3.1. Giải pháp khắc phục các vấn đề về địa điểm ........................................
3.2. Giải pháp khắc phục các vấn đề về bố trí mặt bằng .............................
3.3. Giải pháp khắc khục các vấn đề về quy trình sản xuất .........................
3.4. Giải pháp khắc phục các vấn đề về chiến lược hoạch định tổng hợp ...
3.5. Giải pháp đề xuất ..................................................................................
3.5.1. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất ................................................
3.5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm .......................................
3.5.3. Giải pháp mở rộng kênh phân phối ................................................
3.5.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân sự ...............................
KẾT LUẬN .....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển của cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cùng với sự gia tăng

dân số quá nhanh ở nhiều quốc gia làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng bị ô
nhiễm, do đó vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu và con người dần chuyển
sang sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các nước phát triển
đang có xu hướng sử dụng các loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn tốt cho sức
khỏe nhiều hơn là sử dụng thuốc điều trị.
Sữa chua uống là loại thức uống nhiều dinh dưỡng, thơm ngon rất có lợi cho
sức khỏe và được nhiều người u thích. Nó giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh
ngay từ bên trong, nhờ vào cơng thức cung cấp lợi khuẩn giúp vẻ ngồi luôn
tươi tắn với làn da tràn đầy sức sống, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
Yakult được biết đến là thương hiệu sữa chua uống lên men nổi tiếng đến từ
Nhật Bản do Tiến sĩ Minoru Shirota sáng lập. Trong mỗi chai sữa uống này có
chứa hơn 6.5 tỉ lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota, chúng giúp cải thiện hệ
miễn dịch và ngăn ngừa mọi bệnh đường ruột. Nhờ uy tín lâu năm và hệ
thống phân phối rộng khắp trên toàn thế giới nên sản phẩm này tạo được lòng
tin của nhiều bà mẹ hiện nay.
Yakult Việt Nam được thành lập vào ngày 26/06/2006 tại Bình Dương, với
tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng. Nhà máy có cơng suất lớn, sử dụng nền tảng
khoa học - công nghệ hiện đại đến từ Nhật Bản. Tuy nhiên, quá trình sản xuất
từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra vẫn còn nhiều bất cập như việc
nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngồi, cơng nghệ chưa được nâng cấp…

Từ

những phân tích nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hệ
thống sản xuất của Cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Yakult Việt Nam” để


2

nghiên cứu. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên

Th.S Trần Dương Minh Chuyên đã hỗ trợ chúng tơi hồn thành đề tài này!
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về hệ thống sản xuất Công ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn Yakult Việt Nam nhằm mục đích tìm hiểu ưu, nhược điểm về địa
điểm và việc bố trí mặt bằng nhà máy. Bên cạnh đó, hiểu sâu về quy trình sản
xuất và các chiến lược mà Yakult Việt Nam đang thực hiện nhằm đưa ra các
giải pháp giúp hệ thống sản xuất của Cơng ty được hồn thiện.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: Thơng qua Internet, Youtube, Google, báo chí,
phỏng vấn… nghiên cứu tất cả những thông tin về Công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Yakult Việt Nam, có trụ sở tại Số 5, Đại Lộ Tự Do,
KCN Việt Nam - Singapore,
Thuận An, Bình Dương.
- Về thời gian: Quá trình nghiên cứu đề tài diễn ra từ ngày
01/10/2019 tới ngày 20/10/2019.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm doanh nghiệp.
- Bố trí mặt bằng.
- Quy trình sản xuất.
- Chiến lược hoạch định tổng hợp.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất.
- Chương 2: Phân tích, đánh giá hệ thống sản xuất của Yakult Việt
Nam.


3

- Chương 3: Đề xuất giải pháp giúp hệ thống sản xuất của Yakult

Việt Nam hoàn thiện và phát triển.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT

1.1. Doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản
xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng
hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường là không thể
phủ nhận. Tại đây, diễn ra các hoạt động tạo ra sản phẩm - thực hiện cung cấp
các loại sản phẩm đó - phục vụ nhu cầu xã hội.
Các bên liên quan đến doanh nghiệp sản xuất có thể là cá nhân, tập thể hay tổ
chức, được phân thành 3 nhóm: Khách hàng; Nhà cung cấp và Người sản
xuất.

Hình 1. Mối quan hệ của các bên liên quan trong quá trình sản xuất
(Nguồn: Wikipedia, 2017, />

4

1.2. Hệ thống sản xuất và Quy trình sản xuất
Hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp bao gồm: Vị trí, địa điểm; con
người; máy móc, thiết bị; ngun vật liệu; quy trình sản xuất; tài chính; kỹ
thuật cơng nghệ và các nguồn tài ngun khác thơng qua q trình chuyển hóa
tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Hình 2. Mơ hình hệ thống sản xuất minh họa
(Nguồn: Internet, 2019, />
Quy trình sản xuất là một chuỗi các cơng việc được thực hiện theo thứ tự để
tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: Nguyên vật liệu, nhân công, máy móc

thiết bị, năng lượng và các yếu tố khác.
Quản trị sản xuất và dịch vụ bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến
việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển
hóa thành các kết quả ở đầu ra là các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu
quả cao nhất, đạt được các lợi ích tốt nhất.
1.3. Xác định địa điểm của doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm


5

Địa điểm của doanh nghiệp là vị trí nơi đặt văn phòng, xưởng sản xuất, kho
bãi, đại lý… của doanh nghiệp đó.
Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi
ích của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và dân cư
trong vùng. Việc lựa chọn được địa điểm thích hợp tạo điều kiện cho doanh
nghiệp hoạt động thuận lợi sau này và góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả
kinh doanh và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm của doanh
nghiệp
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm, dưới đây chúng ta
đề cập tới những nhân tố quan trọng nhất.
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài
ngun, mơi trường sinh thái.
Các điều kiện này phải thoả mãn u cầu xây dựng cơng trình bền vững, ổn
định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường quanh năm trong suốt
thời hạn đầu tư và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
1.3.2.2. Điều kiện xã hội
Cần nắm được tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, các chính sách

phát triển kinh tế địa phương, thái độ của chính quyền, khả năng cung cấp lao
động, thái độ và năng suất của lao động.
Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp chăn
nuôi, buôn bán, khả năng cung cấp lương thực phẩm, dịch vụ.
Trình độ văn hố kỹ thuật: Số trường học, số học sinh, kỹ sư, công
nhân lành nghề, các cơ sở văn hố, vui chơi giải trí.


6

Cấu trúc hạ tầng của địa phương, điện nước, giao thông vận tải, thông tin liên
lạc, giáo dục, khách sạn, nhà ở…
Trong các vấn đề xã hội cần chú ý đến thái độ của người dân, tranh thủ sự
đồng tình của cư dân và của chính quyền cơ sở. Cư dân thường quan tâm
nhiều đến vấn đề về việc làm và bảo vệ môi trường.
1.3.2.3. Các nhân tố kinh tế Gần thị trường tiêu thụ:
Gần thị trường tiêu thụ là nhân tố quan trọng nhất đối với loại doanh nghiệp
sau đây:
+ Các doanh nghiệp dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, các trạm
nhiên liệu, trung tâm thông tin, tin học, xí nghiệp vận tải hành khách…

+

Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như những mặt hàng
dễ vỡ, dễ thối, đông lạnh, hoa tươi, cây cảnh…
+ Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như
rượu, bia, nước giải khát… - Gần nguồn nguyên liệu:
Những loại doanh nghiệp sau đây nên đặt gần nguồn nguyên liệu:

+ Các


doanh nghiệp có sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất như chế biến
gỗ, xí nghiệp giấy, xi măng, luyện kim…
+ Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như các mỏ, khai thác đá,
làm gạch ngói…
+ Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực,
thực phẩm, mía đường, dâu tơ tằm… - Nhân tố vận chuyển:
Chi phí vận chuyển có thể chiếm tới 25% giá bán. Trong điều kiện giao thông
vận tải thiếu và yếu của nước ta hiện nay thì nhân tố này càng quan trọng hơn,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có trọng lượng lớn,
cồng kềnh hoặc khó bảo quản trong quá trình chuyên chở.


7

Nhân tố vận chuyển cần được xem xét cả hai mặt: Chở nguyên vật liệu
đến xí nghiệp và chở sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
- Gần nguồn nhân công:
Nhân công làm việc trong các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp bằng vốn nước ngoài nếu thu dụng người Việt Nam, nếu được người
tại chỗ thì càng tốt.
Giá thuê nhân công giá rẻ chưa phải là yếu tố quyết định. Thái độ lao động và
năng suất lao động mới thực sự quan trọng. Nếu người lao động khơng có khả
năng hoặc khơng muốn làm việc thì dù giá th có rẻ cũng khơng có lợi.
1.4. Bố trí mặt bằng
1.4.1. Khái niệm
Bố trí mặt bằng là việc sắp xếp cơng nghệ, thiết bị có liên quan vào các khu
vực làm việc, nó bao gồm cả khu vực phục vụ cho khách hàng cũng như khu
vực tồn kho, tồn trữ.
Việc bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là một trong những chiến lược có tác

động lâu dài đến hiệu quả sản xuất. Lựa chọn mặt bằng lý tưởng cùng cách bố
trí hợp lý sẽ giúp các hoạt động kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Có 6 chiến lược bố trí mặt bằng sau đây:
- Mặt bằng cố định vị trí.
- Mặt bằng định hướng theo cơng nghệ.
- Mặt bằng văn phòng.
- Mặt bằng cửa hàng bán lẻ, dịch vụ.
- Mặt bằng kho hàng.
- Mặt bằng định hướng theo sản phẩm.
Việc bố trí mặt bằng là một cơng việc địi hỏi cả tính khoa học và nghệ thuật.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc bố trí mặt bằng:


8

Hình 3. Tiêu chuẩn của một mặt bằng được bố trí tốt
(Nguồn: Đồng Thị Thanh Phương, 2011, LĐ-XH, Quản trị sản xuất & dịch vụ)

1.4.2. Bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm
Bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm là một phương thức bố trí mặt
bằng trong mối tương quan với công nghệ, thiết bị, lao động để sản xuất từng
sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm tương tự.
Việc bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm được thể hiện qua hai loại
dây chuyền: Dây chuyền sản xuất và dây chuyền lắp ráp. Việc vận chuyển
nguyên liệu, bán thành phẩm được thực hiện tự động hóa nhờ băng tải.


9

Hình 4. Dây chuyền sản xuất bánh quy tự động

(Nguồn: Internet, 2018, )

Để thực hiện cách bố trí này, chúng ta phải đảm bảo các yêu cầu hay các giả
thiết sau:
- Quy mô về sản lượng sản xuất phải cân đối và phù hợp.
- Nhu cầu sản phẩm luôn ổn định.
- Sản phẩm phải được chun mơn hóa cao.
- Việc cung ứng vật liệu và bán thành phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về
chất lượng và tính cân đối của sản xuất nhằm thích hợp với các thiết bị
chuyên dùng.
1.5. Quá trình hoạch định tổng hợp
1.5.1. Khái niệm
Hoạch định tổng hợp là kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý bao gồm: dự
đoán nhu cầu, khả năng của các phương tiện sẳn có, mức độ tồn kho, khối
lượng công việc và các yếu tố đầu vào tương ứng. Những yếu tố đó được áp
dụng vào q trình sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí trong giai đoạn


10

sản xuất hoạch định, đồng thời giảm đến mức thấp nhất mức dao động của
công việc và mức tồn kho.
1.5.2. Mối quan hệ của hoạch định tổng hợp

Hình 5. Các mối quan hệ của hoạch định tổng hợp
(Nguồn: Đồng Thị Thanh Phương, 2011, LĐ-XH, Quản trị sản xuất & dịch vụ)

1.5.3. Những chiến lược trong việc hoạch định chiến lược
1.5.3.1. Những chiến lược đơn thuần túy Chiến lược thụ động (Passive Strategy):
+ Thay đổi mức tồn kho.

+ Thuê mướn thêm nhân công hay sa thải nhân công theo mức cầu.


11

+ Tổ chức làm vượt giờ hoặc tổ chức khắc phục thời gian nhàn rỗi.
+ Hợp đồng phụ.
+ Sử dụng nhân công tạm thời.
- Chiến lược chủ động (Active Strategy):
+ Tác động đến cầu thông qua quảng cáo, khuyến thị, giảm giá.
+ Thực hiện các đơn hàng chịu.
+ Tổ chức sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa.
1.5.3.2. Chiến lược hỗn hợp
Mỗi chiến lược đơn thuần đều có ưu điểm và nhược điểm của nó và có thể
phát sinh những chi phí ảnh hưởng đến hoạch định tổng hợp. Do đó, để đạt
được kết quả tốt nhất người ta thường kết hợp các chiến lược trên lại với nhau
gọi là chiến lược hỗn hợp.
Chiến lược hỗn hợp thường kết hợp 2 hay nhiều chiến lược đơn thuần có khả
năng kiểm soát.
1.5.4. Các phương pháp hoạch định tổng hợp
Phương pháp trực quan: Bảng kế hoạch tổng hợp tương tự từ năm này sang
năm khác theo kinh nghiệm.
Phương pháp biểu đồ và đồ thị: Kỹ thuật này thường được sử dụng phổ biến
vì chúng dễ hiểu và dễ sử dụng.
Phương pháp tốn: Bao gồm bài toán vận tải, phương pháp quyết định tuyến,
phương pháp mơ hình hệ số quản lý và phương pháp tìm kiếm quyết định.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG SẢN
XUẤT CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN YAKULT
VIỆT NAM


2.1. Giới thiệu về công ty


12

2.1.1. Lịch sử hình thành
Vào những năm 1920, Nhật Bản vẫn còn là một nước nghèo về kinh tế và
điều kiện vệ sinh khơng được chú trọng, vì vậy mà gây cho nhiều trẻ em bị
chết do các bệnh truyền nhiễm và sự thiếu thốn về dinh dưỡng. Đây là những
vấn đề trăn trở rất lớn cho các nhà quản lý và các nhà khoa học. Vào thời
điểm đó, Minora Shirota hiện là sinh viên nghiên cứu thuộc lĩnh vực y khoa
tại trường Đại học Hoàng Gia Kyoto (bây giờ là Đại học Kyoto) đã đặt ra
quan điểm về y học phịng ngừa, với mục đích là giúp mọi người phịng bệnh.
Vào năm 1930, ơng trở thành là người đầu tiên phân lập và nuôi cấy ổn định
thành công chủng khuẩn Lactobacilli có tác dụng gây ức chế vi khuẩn gây hại
trong đường ruột của chúng ta, mà được biết với tên gọi là Lactobacillus casei
Shirota.
Năm 1935, Giáo sư Minoru Shirota cùng với những người tình nguyện khác
đã cho ra đời sản phẩm Yakult đầu tiên tại Nhật Bản, một loại thức uống có
hương vị thơm ngon, giá rẻ để mọi người có thể tận hưởng những tính năng
có lợi từ chủng Lactobacillus casei Shirota.
Năm 1955 giáo sư Minoru Shirota sáng lập nên Công ty Trách Nhiệm Hữu
Hạn Yakult Honsha đặt trụ sở tại thành phố Tokyo - Nhật Bản cùng với đó là
sự thành lập Trung tâm nghiên cứu sữa Yakult ở Tokyo.
Hiện tại, Yakult Honsha đang kinh doanh: Thực phẩm, thức uống và mỹ
phẩm. Yakult có 27 cơng ty thành viên và mạng lưới phân phối sản phẩm có
mặt tại 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
2.1.2. Yakult Việt Nam
Yakult Việt Nam được thành lập vào ngày 26/06/2006, với tổng vốn đầu tư

trên 400 tỉ đồng do sự góp vốn của cơng ty Yakult Honsha của Nhật Bản
(80%) và tập đoàn Danone của Pháp (20%).


13

Với tổng diện tích là 2,4 ha, nhà máy được đặt tại Khu công nghiệp Việt Nam
- Singapore, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và chính thức bắt đầu đi vào
hoạt động sản xuất vào tháng 04 năm 2008.
Nhà máy Yakult Việt Nam đã đạt được các tiêu chuẩn như: HACCP, ISO
22000:2005 và ISO 14001:2004. Sản phẩm sữa chua lên men được sản xuất từ
những nguyên liệu có chất lượng cao, đã được chọn lọc cẩn thận và áp dụng
cơng nghệ hiện đại từ Nhật Bản.

Hình 6. Cơng ty TNHH Yakult Việt Nam tại KCN Việt Nam-Singapore
(Nguồn: Internet, 2019, )

Hiện sản phẩm Yakult đã có mặt ở hầu hết các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ
khắp các tỉnh thành Việt Nam và còn được phân phối trực tiếp đến tận nhà của
khách hàng. Hơn 80 năm lịch sử hình thành và phát triển, Yakult khơng chỉ
cam kết đạt chất lượng sản phẩm cao nhất mà còn cam kết về việc bảo vệ môi
trường, đảm bảo sức khỏe và an tồn nơi làm việc.
2.2. Đơi nét về sữa chua uống Yakult
Yakult là sữa uống lên men từ sữa bột gầy, đường, nước và chủng khuẩn
Lactobacillus casei Shirota, mỗi chai Yakult có chứa hơn 6.5 tỉ khuẩn L.casei.


14

Khơng giống như những chuẩn khuẩn bình thường khác trong yogurt, khuẩn

L.casei Shirota có khả năng sống sót trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật, tiến
đến ruột vẫn sống, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột,
phòng ngừa các bệnh của hệ tiêu hóa.

Hình 7. Sản phẩm sữa chua uống lên men Yakult
(Nguồn: Internet, 2019, )

Yakult không dùng bất kỳ chất bảo quản, chất ổn định hay chất tạo màu nào.
Nó phù hợp với người đang ăn kiêng và ăn chay, đặc biệt thích hợp với phụ
nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Ở Nhật, Yakult đã được Bộ Y tế chứng nhận FOSHU (thực phẩm chuyên biệt
cho sức khỏe) và đã được chứng minh có tác động có lợi cho sức khỏe bằng
những nghiên cứu khoa học trong hơn 70 năm qua.
2.3. Phân tích thực trạng hệ thống sản xuất của Yakult Việt Nam
2.3.1. Địa điểm doanh nghiệp


15

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Yakult Việt Nam được đặt tại đường Số
5, Đại lộ Tự do, KCN Việt Nam - Singapore (VISIP 1), thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương.
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm của doanh nghiệp
2.3.2.1. Vị trí địa lý và nền cơng nghiệp hóa
Bình Dương thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Bình Dương có đầy đủ yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và
xã hội tồn diện.
Với chính sách giá th đất ưu đãi, Bình Dương có 28 khu cơng nghiệp và
cụm cơng nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200
doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn

13 tỷ USD.
Với quy mô hơn 2500 ha, VSIP 1 là Khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiện
đại, hoàn chỉnh bao gồm điện, nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và nhà
máy phát điện.
➢ Được hưởng mọi chính sách ưu đãi về chi phí thuế đất và tận dụng được
nguồn nhân công giá rẻ, giúp Yakult Việt Nam tiết kiệm được một khoảng chi
phí rất lớn. Ngồi ra, Yakult có nhiều cơ hội cũng như thách thức để nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác.
2.3.2.2. Điều kiện tự nhiên
Bình Dương có chế độ khí hậu của khu vực miền Đơng Nam Bộ, nắng nóng
và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất
hiện những cơn mưa rào lớn. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như khơng có bão,
mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở
Bình Dương từ 26 °C - 27 °C.


16

➢ Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai, địa hình bằng phẳng, khí hậu ấm áp, đây
là những yếu tố tự nhiên khá thuận lợi để Yakult có thể chuyên tâm sản xuất
và bảo quản sản phẩm với trữ lượng lớn.
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông và thị trường tiêu thụ
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm
kinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc
gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh… cách sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km, thuận lợi cho
phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.
Quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng có thể kết nối với
Vương quốc Campuchia, xuyên đến biên giới Thái Lan và Lào.
Về hệ thống giao thơng đường thủy, Bình Dương nằm giữa ba con sông

lớn, nhất là sông Sài Gịn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam
và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
➢ Những tuyến đường rộng lớn và có chất lượng cao, cùng với cơ sở hạ tầng
phát triển sẽ giúp Yakult dễ dàng phân phối sản phẩm của mình đến các thị
trường rộng lớn ở trong và ngoài nước.
2.3.2.4. Nguồn nhân lực
Với dân số toàn tỉnh vào năm 2019 có khoảng 2.426.561 người, trong đó dân
số nam đạt 1.220.006, dân số nữ đạt 1.206.555 người, góp phần giúp Bình
Dương có được nguồn nhân lực lớn mạnh.
Đa số lao động ở các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Dương là lao động trẻ,
năng động, có khả năng thích nghi và đáp ứng yêu cầu làm việc với cường độ
cao trong môi trường công nghiệp. Một số lượng lớn người lao động ở các
tỉnh thành khác cũng tìm về Bình Dương để an cư lạc nghiệp.


17

Người lao động có lộ trình đào tạo bàn bản, bồi dưỡng nâng cao tay nghề
giúp họ làm việc tốt hơn và không bị đào thải.
➢ Với nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, rất dễ hiểu khi Yakult
Việt Nam có đến hơn 5000 nhân viên và thu hút rất nhiều nhân tài vào làm
việc.
Điều này tạo tiền đề giúp Yakult phát triển bền vững và lớn mạnh.
2.3.2.5. Chính sách của địa phương
Nằm tại trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có rất nhiều
chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, góp phần ổn định và
phát triển kinh tế địa phương.
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp miễn tiền thuê đất,
thuê mặt nước 03 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm và miễn

thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
Tập trung triển khai các chế độ chính sách và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người lao động như: Đảm bảo chính sách tiền lương, thưởng, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an tồn vệ sinh lao động…
➢ Nhiều chính sách kinh tế ưu đãi sẽ được Yakult tận dụng để tiết kiệm chi phí
một cách tối ưu. Tập trung tài chính đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại để
phục vụ sản xuất.
2.3.2.6. Quốc phòng, an ninh
Quốc phòng được tăng cường, an ninh được giữ vững ổn định; thực hiện
nghiêm túc chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, chủ động xây dựng
phương án, kế hoạch và triển khai lực lượng tại các trọng điểm, kịp thời nắm
bắt tình hình và giải quyết các vụ việc, trấn áp các loại tội phạm, chuyển hóa
trật tự an ninh địa bàn khu dân cư Việt Sing (Thuận An).


18

➢ Với tình hình kinh tế xã hội phát triển, an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh
Bình Dương ln được giữ vững, Yakult luôn biết cách sử dụng các nguồn lực
có hiệu quả để tập trung sản xuất. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn tích cực tham
gia các hoạt động vì mơi trường và cộng đồng.
2.3.3. Bố trí mặt bằng
Có rất nhiều cách bố trí mặt bằng xưởng sản xuất. Nhưng với tính chất là một
Cơng ty sản xuất thức uống với số lượng lớn và liên tục nên Yakult đã chọn
cách bố trí mặt bằng theo định hướng sản phẩm.
Diện tích mỗi phịng sản xuất trong dây chuyền đều rất lớn, nhằm mục đích
lắp đặt thêm thiết bị để tăng năng suất sản xuất trong những giai đoạn nhà
máy cần đáp ứng đơn đặt hàng của nhiều khách hàng với khối lượng sản
phẩm lớn.


Hình 8. Bố trí mặt bằng xưởng sản xuất của Yakult Việt Nam
(Nguồn: Internet, 2019, )


19

Khu vực kho lạnh được thiết kế rộng rãi để đủ sức chứa khối lượng lớn sản
phẩm sản xuất ra hàng ngày. Thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển đến
kho lạnh -10°C và được lưu tại kho trong khoảng 1-2 ngày để kiểm tra chất
lượng trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Sau khi được kiểm tra
chất lượng, sản phẩm sẽ được vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2.3.4. Quy trình sản xuất
2.3.4.1. Nguyên liệu đầu vào, quá trình chuyển hóa và thành phẩm
- Ngun liệu đầu vào: Sữa bột gầy, đường, nước và chủng khuẩn L.casei
Shirota. Tất cả nguyên liệu để sản xuất Yakult ở Việt Nam được cung cấp
bằng con đường nhập khẩu, riêng chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota
được nhập về từ Công ty mẹ sau đó được ni cấy và phát triển phơi tạo
sinh khối đủ để cung cấp cho quá trình lên men của nhà máy.
- Q trình chuyển hóa: Từ ngun liệu ban đầu sau đó trải qua các q trình
như lên men, đồng hóa, tiệt trùng…
- Thành phẩm: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra là những chai sữa uống
Yakult thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
2.3.4.2. Quy trình sản xuất chính thức
Quy trình sản xuất khép kín, hết sức nghiêm ngặt, cơng nghệ tiên tiến.


20

Hình 9. Quy trình sản xuất sữa chua uống Yakult tại Việt Nam
(Nguồn: Internet, 2019, )


Gồm các bước sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Hòa tan sữa bột gầy với đường glucose và đường cát
trắng bằng nước nóng.
- Tiệt trùng: Cho nguyên liệu hòa tan vào thiết bị tuyệt trùng để có nguồn sữa
tiệt trùng, nước và đường tiệt trùng.
- Cấy men: Cấy men Yakult vào bồn sữa đã tuyệt trùng, ủ lên men trong vài
ngày. Sau thời gian lên men, trong bồn lên có chứa hàng tỷ khuẩn sống và
lúc này sữa trong bồn là đặc sệt. Sau đó, hỗn hợp này được đồng hóa.
- Đồng hóa: Sữa lên men được bơm vào thiết bị đồng hóa để được sữa lên
men đồng hóa. Sản phẩm sau khi đồng hóa sẽ được chuyển vào bồn lớn có
chứa dung dịch đường tiệt trùng.


21

- Sữa bán thành phẩm: Sữa lên men sau khi được bơm vào bồn lưu trữ và
khấy đều với nước đường tạo thành sữa bán thành phẩm.
- Pha trộn với nước: Dung dịch sữa đặc sau khi lên men được trộn với nước
vơ trùng để pha lỗng. Mục đích của giai đoạn này là để trung hòa vị chua
của sản phẩm sau khi lên men, đồng thời đường sẽ là nguồn dinh dưỡng
cung cấp cho khuẩn L.casei Shirota sống trong thời hạn sử dụng.
- Thành phẩm: Sau khi pha trộn với nước vơ trùng, sản phẩm sữa chua lên
men hồn chỉnh được tạo ra.
- Rót sữa vào chai: Thơng qua máy rót sữa, Yakult được rót vào các chai nhựa
polystyrene được sản xuất ngay tại nhà máy. Sau đó, các chai sữa này được
đóng bằng nắp nhơm.
- Đóng gói hồn chỉnh: Sản phẩm được đóng gói thành 1 lốc, sau đó đóng gói
10 lốc thành 1 thùng bằng nhựa polypropylene.
- Kho lạnh: Các thùng sữa hoàn chỉnh sẽ được chuyển đến kho lạnh có nhiệt

độ -10°C và sẽ được lưu tại kho khoảng 1-2 ngày để kiểm tra chất lượng
trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm ở mức độ cao nhất.
- Vận chuyển: Sản phẩm sau khi kiểm định sẽ được các xe lạnh vận chuyển
đến các cửa hàng phân phối của Yakult và chuyển đến người tiêu dùng với
chất lượng tốt nhất.
2.3.4.3. Máy móc và thiết bị sử dụng trong q trình sản xuất
Nhà máy sử dụng cơng nghệ và máy móc sản xuất được chuyển giao hồn
tồn Cơng ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Yakult Honsha với công suất hoạt động
850.000 chai/ngày, tương đương 750 chai/phút. Hiện tại, Công ty chỉ cho chạy
với công suất là 300.000 chai/ngày, vừa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sau đây là toàn bộ máy móc và thiết bị chế biến sữa lên men Yakult tại xưởng
sản xuất ở Việt Nam:


22

- Bồn hòa tan.
- Thiết bị tiệt trùng.
- Bồn lên men.
- Bồn ni cấy men.
- Thiết bị đồng hóa.
- Bồn lưu trữ chứa dung dịch đường tiệt trùng.
- Hệ thống xử lý nước.
- Bồn chứa nước tiệt trùng.
- Thiết bị trộn.
- Bồn chứa sữa bán thành phẩm.
- Máy tạo chai.
- Bồn chứa chai.
- Máy xếp chai.

- Máy in hạng sử dụng và thơng tin sản phẩm.
- Máy rót sữa và đóng nắp nhơm.
- Máy đóng gói 5 chai.
- Máy đóng gói hồn chỉnh.
2.3.5. Những chiến lược hoạch định tổng hợp
Nhằm mục đính tăng doanh số và mở rộng thị trường tiêu thụ đối với sản
phẩm Yakult. Công ty đã và đang áp dụng các chiến lược tổng hợp sau:
2.3.5.1. Chiến lược tổ chức làm vượt giờ
Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm Yakult theo từng thời điểm trong năm đặc
biệt là vào các dịp Lễ, Tết, Trung thu và mùa hè. Công ty đã tăng thời gian
làm việc của người lao động lên 4h/ngày (tổng cộng 12h/ngày), để đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Tạo sự ổn định trong việc cung cấp sản phẩm đến tay
khách hàng.


23

Hình 10. Ngày Tết sum vầy cùng Yakult
(Nguồn: Facebook, 2016, www.facebook.com/Yakultvietnam/photos)

Việc thực hiện chiến lược trên, Yakult Việt Nam đã tạo ra những kết quả rõ
rệt:
- Tại các hệ thống siêu thị, sản phẩm sữa chua Yakult uống luôn đầy ắp trên kệ.
- Người lao động vui mừng vì được tăng ca, kiếm thêm thu nhập để đón Lễ và
năm mới.
- Người tiêu dùng dễ dàng mua sản phẩm để phục vụ cho những ngày Lễ,
Tết… mà không lo thiếu hụt.
2.3.5.2. Chiến lược sử dụng nhân công làm việc bán thời gian
Để tăng cường việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, Yakult Việt Nam đã sử
dụng những nhân viên không đòi hỏi kỹ năng chuyên ngành cao để giới thiệu

sản phẩm tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ và siêu thị như ở: Family Mart,
Vinmart +, Aeon, Co.opMart, Lotte Mart…Tận dụng được nguồn lao động


×