Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

THỊNH SUY đôi điều SUY NGẪM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.46 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
=====  =====

BÀI TIỂU LUẬN
THỊNH - SUY ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM

Giáo viên hướng dẫn: TS.
Học viên thực hiện
Lớp

:

Bùi Văn Dũng

Phan Đăng Thuận
Triết 03 - (Lịch sử Việt

Nam)

Vinh, tháng 09 năm 2009

1


Cách đây hơn năm thế kỷ Ức Trai tiên sinh trong "Bình Ngơ đại cáo" từng
khẳng định: "Lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ". Câu nói của tiên sinh khi mới đọc lên
như một lẽ thường tình nhưng cũng khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiêu. Tôi không
phải là một triết gia cũng không phải là một tư tưởng gia. Khơng có trình độ học
vấn un bác như Ức Trai tiên sinh mà tôi chỉ là một kẻ quê mùa tài trí nơng cạn
bởi vậy biết phận mình, tơi đâu dám bàn luận về những vấn đề cao siêu, về đạo lý


ở đời. Nhưng tôi lại là một người ưa triết lý. Tôi đã từng suy nghĩ về bao điều của
cuộc sống, về danh vọng về sự hưng thịnh... Những điều tơi nghĩ đang cịn ngây
thơ như trẻ con lần đầu tiên được ra đến biển thắc mắc tự hỏi: “Ai cho muối vào
mà làm nước biển mặn thế?”. Bởi vậy những điều tơi viết có làm ai khó chịu khi
đọc nó thì xin cho tơi hai chữ lượng thư.
Thịnh và suy là hai cặp phạm trù đối lập nhau, chúng ta phải đặt ‘thịnh’ và
“suy” sánh đôi với nhau. Nếu khơng có thịnh thì làm sao chúng ta biết thế nào là
suy, cũng như vậy khơng có suy thì làm sao có thịnh. Thịnh và suy là lẽ thường
tình ở đời, là một sự tuần hoàn cũng giống như ngày và đêm, mưa và nắng. Đố ai
biết được ngày và đêm cái gì có trước cái gì có sau. Đố ai biết được mưa có trước
hay nắng có trước. Cũng như vậy đố ai biết được giữa thịnh và suy cái nào có
trước.
Với một cách nhìn biện chứng, chúng ta thấy trong thịnh đã có suy trong suy
đã có thịnh. Nó cũng giống như triết lý âm dương của người phương Đơng. Trong
dương có âm, trong âm có dương. Âm và dương là hai cặp phạm trù đối lập, trong
cái này có chứa cái kia. Âm thịnh thì dương suy và ngược lại. Âm dương là hai thế
lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất trong vạn vật, là khởi nguyên của mọi vật.
Âm dương không huỷ diệt nhau mà là điều kiện tồn tại của nhau, động lực của mọi
sự vận động, phát triển.
Vậy thịnh suy từ đâu mà ra? Chúng có mối quan hệ như thế nào?
Một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng không dễ trả lời. Trang Tử
từng giải thích về đạo như sau: “ Có vật gì trong sự hỗn độn, có trước cả trời đất,

2


vừa trống khơng vừa n lặng, đứng một mình khơng đổi, lưu hành khắp chỗ
khơng mỏi, có thể là mẹ của thiên hạ, ta khơng biết đặt tên là gì, nên mới đặt tên
cho nó là đạo, gượng gọi là lớn”. Như vậy đạo là một khái niệm trừu tượng. Cũng
giống như vậy chúng ta không dễ trả lời thịnh suy từ đâu ra.

Thịnh và suy là một quy luật tất yếu hết thịnh rồi suy, hết suy đến thịnh như
một vịng tuần hồn khép kín. Nhưng chúng khơng lặp lại hoàn toàn cái trước mà
cái sau phát triển cao hơn cái trước. Con người dù có ham muốn thế nào cũng
khơng thể thay đổi được quy luật đó.
Lịch sử đã bao lần chứng kiến cảnh thịnh suy.
Biết bao công sức và thành quả lao động của con người trong q khứ ngày
nay khơng cịn nữa mà nó chỉ cịn lưu giữ trong kí ức của nhân loại. Chúng ta sẽ
khơng biết đến văn minh sơng Ấn hay cịn gọi là văn hoá Harappa. Đây là một nền
văn minh thành thị xuất hiện vào khoảng 2500 năm trước công nguyên. Các nhà
khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của một nền văn minh có kỹ thuật cao: đường phố
thẳng tắp, nhà hai tầng, bể bơi… Hiện nay chúng ta chưa lý giải được vì sao nền
văn minh này lại bị suy tàn khủng khiếp đến như vậy? Chẳng nói đâu xa xơi mà
chúng ta hãy nói ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu này. Chúng ta từng có một
nền văn minh sông Hồng, văn minhVăn Lang - Âu Lạc với bao thành tựu rực rỡ.
Nhưng những thành tựu của nền văn minh đó phải đứng trước bao thử thách khắc
nghiệt. Kẻ thù ngoại bang tìm đủ trăm phương ngàn kế để huỷ diệt những thành
tựu rực rỡ của nền văn minh. Kẻ thù muốn tiêu diệt ư? Chúng đã nhầm! Chính
những truyền thống mà nhân dân ta đã xây dựng nên trong thời kỳ Văn Lang - Âu
Lạc là ngọn đuốc soi đường giúp nhân dân ta đứng lên giành độc lập dân tơc trong
suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
Thịnh suy là một quy luật lịch sử nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người. Là con người ai cũng mong muốn cho đất nước mình phát triển. Tôi cũng
như các bạn. Tôi mong sao cho đất nước ta phát triển có thể sánh vai với các cường
quốc năm châu như mong muốn của Bác Hồ khi còn sinh thời.

3


Lịch sử nhân loại từng bao lần chứng kiến cảnh thịnh suy. Nếu khơng có
thịnh suy thì làm sao lịch sử nhân loại tiến lên được?

Lịch sử xã hội loài người là sự thay thế nhâu bởi các hình thái kinh tế xã hội.
Các hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến,
tư sản, cộng sản chủ nghĩa lần lượt thay thế nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế xã
hội đó, có bao điều kiến chúng ta phải suy nghĩ. Phát triển là sự vận động đi lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Một
hình thái kinh tế xã hội đang phát triển ở đỉnh cao nhưng đã ẩn chứa biết bao mâu
thuẫn để huỷ diệt chính nó. Đây là một điều tưởng chừng như phi lý nhưng nghĩ ra
thì lại rất hợp lý. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là phương
thức vận động phát triển cơ bản của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Quan hệ sản xuất
phải phù hợp với lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động phát triển nhanh
hơn quan hệ sản xuất. Vì vậy khi lực lượng sản xuất phát triển mà quan hệ sản xuất
không chịu thay đổi cho phù hợp với lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất trở
thành lực cản đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn
chúng ta cần phải làm một cuộc cách mạng xã hội thiết lập quan hệ sản xuất phù
hợp với lực lượng sản xuất. Một hình thái kinh tễ xã hội tiến bộ mới ra đời thay thế
cho hình thái kinh tế cũ. Cứ như vậy vịng tuần hồn cứ được lặp đi lặp lại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển mà đỉnh cao là chế độ chiếm hữu nô lệ ở
Hi lạp và Rôma. Trong giai đoạn này nhân loại đã đạt được bao thành tựu rực rỡ về
khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, từ toán học, triết học đến hội hoạ,
kiến trúc nghệ thuật… Nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong
lịng xã hội này đã ẩn chứa nhiều mâu thuẫn. Chế độ chiếm hữu nơ lên khơng cịn
phù hợp nữa,. Nó được thay thế bởi chế độ phong kiến. Chúng ta hãy khoan không
bàn đến mốc thời gian ra đời của chế độ phong kiến bởi vì trên thế giới mỗi nước
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của đất nước mình mà chế độ phong kiến có thể
ra đời sớm hoặc muộn. Nhưng so với chế độ chiếm hữu nô lệ thì chế độ phong kiến
là một sự tiến bộ vượt bậc…

4



Thịnh suy!
Chế độ phong kiến cũng để lại cho nhân loại bao điều phải suy ngẫm. Trong
khi ở châu Âu, nhân dân đang chìm đắm trong đêm trường trung cổ thì ở phương
Đơng nhân loại đã đạt được bao thành tựu rực rỡ. Ở đây xuất hiện bao đế chế như:
Đế chế Ốttômam (Thổ nhĩ kỳ) từng khống chế cả Địa trung hải, đế chế Trung Hoa
hùng mạnh, đặc biệt là đế chế Mơng Ngun từng là mưa là gió khắp hai châu lục
Á- Âu khiến cho các giáo hoàng La mã ngày đêm lo sợ. Vậy mà những đế chế
hùng mạnh xưa kia ngày nay chỉ còn vang bang một thời. Văn minh Trung Hoa,
văn minh Ấn Độ chẳng phải là niền tự hào kiêu hãnh của phương Đông trước
phương Tây đó sao? Nhưng rồi phương Đơng với kiểu “tư duy nơng nghiệp” khép
kín, cấm bn bán ở hải ngoại đã kìm hãm nên kinh tế phát triển. Bởi vậy các nước
phương Đơng nhanh chóng rơi vào tình trạng trì trệ và lạc hậu so với phương Tây.
Phương Đơng trở thành một mảnh đất màu mỡ cho chủ nghiã thực dân phương Tây
xâu xé. Phương Đông suy tàn bị các nước thực dân phương Tây nô dịch.
Người Anh từng tự hào “mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”.
Nước Anh từng là cường quôc số một của thế giới. Vậy mà ngày nay nước Anh bị
nhiều nước vượt qua. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xơ viết từng là thành
trì của cách mạng thế giới giờ đây “ vang bóng một thời”.
Thịnh suy là một quy luật tất yếu. Thịnh suy không chỉ đúng với một đất
nước một chế độ xã hội mà nó con đúng với mọi tơn giáo. Có lẽ bạn đang thắc mắc
tự hỏi: “ Tại sao thịnh suy cũng đúng với tôn giáo?”. Những người làm tôn giáo
thường là những người thoát tục. Họ đâu quan tâm đến danh và lợi. Nhưng tơn
giáo cũng là một hình thái ý thức xã hội có thịnh có suy. Chúng ta hãy lấy Phật
giáo và Thiên chúa giáo để chứng minh.
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ do đức Phật sáng lập vào thế kỉ thứ 06 trước công
nguyên. Trải qua nhiều lần thịnh suy, hiện tại Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn
nhất của thế giới. Trong lịch sử chúng ta thấy rằng Phật giáo có nhiều lúc thu nhận
được nhiều tín đồ lại có lúc bị lãng qn. Ngay trên đất nước Ấn Độ quê hương

5



của đạo Phật mà ngày nay dân số theo đạo Phật chiếm một tỉ lệ nhỏ mặc dù dưới
triều vua Asoka Phật giáo rất phát triển. Nhưng rồi chính lối sống sa đạo của một
số tăng ni cũng như sự tấn công của các tôn giáo khác đã làm cho Phật giáo suy
yếu. Ở Việt Nam, Phật giáo từng được coi là quốc giáo và có nhiều đóng góp đối
với lịch sử dân tộc. Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỉ thứ 14, nhiều cao tăng của Phật
giáo từng là cố vấn cho nhà vua. Chính giới Phật giáo đã vận động để đưa Lý Công
Uẩn lên ngôi vua. Việc Lý Công Uẩn lên ngôi vua mở ra một chương mới trong
lịch sử dân tộc. Thiên sư Vạn Hạnh, người có cơng đưa Lý Cơng Uẩn lên ngơi vua,
từng có một bài kệ về sự thịnh suy như sau:
“Thân như điện ảnh hữu hồn vơ
Vạn mộc xn vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phơ”
Tạm dịch:
“Thân như bóng chớp có rồi khơng
Cây cối xn tươi, thu héo hon
Nhìn cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Thịnh suy: ngọn cỏ giọt sương hồng”
Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc suốt bốn thế kỷ. Nhưng đứng
trước sự tấn công của Nho giáo cùng với nhiều vấn đề khác vào thế kỉ 15, Phật
giáo Việt Nam suy tàn. Thế kỷ 16, Phật giáo có sự phục hồi nhưng không bằng giai
đoạn trước. Hiện nay Phật giáo giống như một con cá trong hồ nước cạn. Nước sẽ
tiếp tục bốc thành hơi nếu khơng có bóng cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng
nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với một niềm hi vọng
sẽ có mưa, nhưng nếu mưa khơng đến thì con cá đó sẽ mãn kiếp. Những người
Phật tử thơng thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ nước đầy trở lại. Vì vậy
Phật giáo chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu nhận được sự bảo trợ của Phật tử.


6


Thiên chúa giáo đã có thời kì làm mưa, làm gió ở châu Âu nhưng ngày nay
với sự tiến bộ của khoa học, những tội ác của Thiên chúa giáo đối với nhân loại bị
phơi bày, Thiên chúa giáo đã mất chỗ đứng ngay tại châu Âu. Muốn tồn tại và phát
triển Thiên chúa giáo phải đi tìm mảnh đất khác. Mảnh đất đó chính là các nước lạc
hậu ở châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ –Latinh.
Nho giáo từng được nhiều quốc gia ở châu Á coi là hệ tư tưởng chính thống.
Với luận điểm tam cương, ngũ thường là cơ sở cho sự tồn tại của xã hôi phong
kiến nhiều ở châu Á nhưng vào cuối thế kỉ 19 Nho giáo không đáp ứng được nhu
cầu của thời đại nên nó nhanh chóng rơi vào suy tàn.
Thịnh suy là một quy luật. Nó khơng loại trừ một quốc gia nào. Lịch sử dân
tộc Việt Nam đã bao lần chứng kiến cảnh thịnh suy tàn. Vương quốc Champa hùng
mạnh một thời nay khơng con nữa. Chúng ta hãy tìm lịch sử Viêt Nam từ thế kỷ 10
trở đi cũng đủ để thấy được quy luật thịnh suy. Năm 938 với chiến thắng quan Nam
Hán trên Bạch Đằng giang của Ngô Quyền, dân tộc ta đã giành lại được độc lập
sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Từ đây mở ra một chương mới cho lịch sử dân
tộc:
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương;
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Trong suốt thời gian tồn tại, chế độ phong kiến Việt Nam đã có nhiều đóng
góp vào sự phát triển của dân tộc. Nhưng chế độ phong kiến cũng không thoát khỏi
quy luật nghiệt ngã của thịnh suy.
Chế độ phong kiến nước ta khơng những đóng góp đối với sự phát triển kinh
tế xã hội như: đắp đê phát triển kinh tế nơng nghiệp; thủ cơng nghiệp; thương
nghiệp mà cịn bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đã bao lần kẻ thù phương Bắc tràn
xuống với mong muốn biến đất nước ta thành quận huyện là bấy nhiêu lần thất bại.

Vào thế kỷ 13, vó ngựa Mơng –Ngun tung hồnh khắp hai châu lục Á-Âu nhưng

7


vó ngựa Mơng –Ngun lại bị qụy ngã ở đất nước Đại Việt nhỏ bé. Chính nhờ vua
tơi đồng lịng nhân dân gắng sức nên quân nhân nhà Trần mới làm nên chiến thắng
vẻ vang đó. Nhưng với quan niệm “Tướng là chim ưng, quân dân là vịt. Lấy vịt
nuôi chim ưng đâu có gì lạ”, q tộc nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng lạc nên cơ
nghiệp tổ tiên nhanh chóng suy sụp.
Thế kỷ 15, đất nước ta dưới triều vua Lê Thánh Tơng với chính sách qn
điền, coi trọng Nho giáo trở thành một quốc gia hùng mạnh ở khu vực. Sau khi vua
Lê Thánh Tông băng hà, con cháu của ông lại lao vào ăn chơi hưởng thụ với các
“vua quỷ”, “vua lợn” đã làm triều Lê suy yếu và sụp đổ. Nhà Mạc thay thế nhà Lê
mục nát là một quy luật tất yếu. Sau khi lên ngơi Mạc Đăng Dung đã ban bố nhiều
chính sách tiến bộ để khôi phục và phát triển đất nước: “ 59 điều luật của nhà Mạc
làm dân no ấm”. Sử cũ từng chép rằng: trong cõi tạm yên, nhiều năm được mùa,
trộm cướp khơng cịn đêm đi đường chỉ đi tay không”. Nền kinh tế phát triển đặc
biệt là thủ công nghiệp và ngoại thương, mần mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất
hiện. Đồng tiền ngày cáng có một vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Giới trí thức
Nho học đã phải than lên rằng:
“Cịn bạc, cịn tiền, cịn đệ tử
Hết cơm, hết gạo, hết ơng tôi”
Nhà Mạc đại diện cho một lực lượng xã hội tiến bộ đương thời. Nhưng trong
cuộc sống nhiều lúc lực lượng tiến bộ phải chịu thất bại trước các thế lực bảo thủ.
Năm 1592, nhà Mạc sụp đổ, nhà Lê trung hưng.
Vậy thịnh suy do đâu? Đã có nhiều người giải thích lý do này. Ngơ Sĩ Liên ở
tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng thịnh suy là ở mệnh trời. Nhưng đâu
phải thế? Các bước thăng trầm của các triều đại phong kiến Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung chỉ khi các vị va lao vào ăn chơi, không chăm lo đến đời sống

của muôn dân trăm họ, khong trọng dụng kẻ hiền tài mà chỉ thích dùng bọn nịnh
thần, tham quan thì đất nước sẽ bước vào giai đoạn suy.
Thịnh và suy!

8


Theo tôi thịnh suy của một quốc gia dân tộc phụ thuộc vào những người
lãnh đạo. Nếu như người lãnh đạo tài giỏi sẽ đưa dân tộc phát triển tiến lên. Nếu
người lãnh đạo dốt nát sẽ đưa cả dân tộc vào lò sát sinh. Bởi vậy đối với mỗi quốc
gia dân tộc phải trao chính quyền vào những người tài giỏi và có tâm phục vụ Tổ
quốc. Hơn thế hệ cha ông từng “ nếm mật nằm gai” để gây dựng cơ nghiệp nhưng
những kẻ thừa hưởng thành quả của người đi trước không biết trân trọng “tạo
hưởng thị thành” lao vào ăn chơi hưởng lạc nên làm cơ nghiệp của các thế hệ đi
trước sụp đổ. Ngày nay mỗi chúng ta đang được hưởng thành quả của bao thế hệ đi
trước. Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với xương máu của cha anh. Ngày
nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và ngày càng có vai trị quan trọng đối
với sản xuất, một quốc gia nào có trình độ khoa học phát triển thì quốc gia đó sẽ
sớm hùng cường.
Nước Nhật trước thời kỳ Minh Trị 1868, là thời kỳ suy. Khi đó nước Nhật
cũng giống như thời kỳ vua Lê-chúa Trịnh ở Việt Nam, vua Lê khơng có thực
quyền mà tồn bộ quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh. Ở Nhật trước thời Minh Trị
cũng thế, dòng họ lãnh chúa Tokugawa đã cai trị nước Nhật hơn 200 năm, Nhật
hoàng chỉ là hư vị. Đến cuối thời Tokugawa nước Nhật hỗn loạn suy yếu, nội chiến
diễn ra.
Năm 1854, đô đốc hải quân Perry đưa hạm vào cảng yêu cầu Nhật phải ký
nhiều hiệp ước bất bình đẳng. Dưới áp lực đấu tranh của quần chúng nhân dân, mà
Nhật hoàng đãlấy được quyền cai trị đất nước tư dịng họ Tokugawa.
Năm 1868, Nhật hồng Minh Trị lên ngôi, bắt đầu thời kỳ Minh Trị duy tân,
chấm dứt thời kỳ loạn lạc suy yếu của xã hội Nhật dưới thời Tokugawa. Năm 1889

nước Nhật cho ra đời bản hiến pháp đầu tiên ở châu Á, làm nền tảng cho sự phát
triển của nước Nhật.
Trong 44 năm cầm quyền của hoàng đế Minh Trị (1868-1912), nước NHật
đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, quân sự. Nhật đã chiến thắng hai cuộc
chiến tranh với Trung Quốc (1894-1895) và với Nga 1905.

9


Quá tự hào về hai chiến thắng đó, Nhật Bản gia nhập vào các nước đế quốc.
Nhật Bản là một trong các nước đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới thứ
hai. Sau chiến tranh, Nhật là một nước bại trận. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Nhưng nỗi nhục thất trận đã khiến người Nhật bắt tay vào khôi phục phát triển đất
nước với một “ sức mạnh thần kỳ”. Ngày nay Nhật là một nước có thu nhập bình
qn theo đầu người vồ loại cao nhất của thế giới.
Ở Việt Nam, Vào cuối thế kỷ 18, Quang Trung đã có nhiều chính sách tiến
bộ để phát triển đất nước nhưng tiếc rằng triều đại này tồn tại quá ngắn ngủi. Nhà
Nguyễn với chính sách “bế quan toả cảng” đã kìm hãm mọi tiềm lực để phát triển
đất nước. Khi buộc phải cải cách đất nước, họ vẫn không chịu duy tân đất nước.
Bởi vậy dân tộc ta phải sống hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp.
Thịnh suy của một đời người như thế nào? Đối với mỗi con người cũng
khơng thốt khỏi quy luật thịnh suy. Sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật. Đời người
ai chẳng gặp bước thăng trầm. Cha ông ta từng nói: “Cười người chớ có cười lâu.
Cười người hơm trước hôm sau người cười”. Con người ta ai cũng chẳng có lịng
tham nhưng điều căn bản là phải biết dừng lại. Nếu vì lịng tham mà anh bất chấp
thì phải trả giá. Nếu anh biết điểm dừng thì anh sẽ tồn tại. Ai sinh ra rồi chẳng phải
chết. Theo tôi tuổi thọ của con người không phải đo bằng số năm anh sống ở
dương gian mà tuổi thọ của con người phải được tính là sau khi anh mất thì để lại
cho đời nhữnh gì. Chúng ta có một khẩu hiệu rất đúng: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”. Đối với mỗi người con đất Việt chân

chính thì Bác Hồ ln ln sống trong lịng mỗi người, mặc dù Người đã đi xa 40
năm. Cũng như vậy nếu như Trần Hưng Đạo làm theo lời di huấn của thân phụ thì
tên tuổi của ơng khơng sống trong lịng người dân cho đến hơm nay.
Theo bạn trên đời này có bao nhiêu loại người? Một câu hỏi tưởng như thừa
nhưng đã có mấy ai suy nghí nghiêm túc vế câu hỏi này chưa? Theo tơi trên đời
này chỉ có hai loại người mà thơi. Đó là một loại theo đuổi danh, một loại khác

10


theo đuổi lợi. Vì danh và lợi mà con người ta có thể bất chấp tất cả. Nếu như ai
thốt khỏi vịng danh lợi thì anh cũng có thể khơng cần bận tâm đến thịnh và suy.
Khi bàn luận về thịnh suy tôi không biết cuộc đời tôi sau này sẻ ra sao thịnh
hay suy? Nhưng chắc chắn ràng nếu như toi gạp suy thì thì tơi cũng khơng bỡ ngỡ
và suy sụp. Tôi vẫn tin vào một tương lai huy hồng đang ở phía trước như cha ơng
ta đã từng nói: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Bởi vậy tôi vấn luôn chờ đợi
những thủ thách đanh ở phía trước. Trên đây chỉ là “Lời quê chắp nhặt dông dài”
nhưng không thể “ Mua vui được một vài trống canh” mà gây bao nỗi bực tức cho
những ai phải đọc nó.

11



×