Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng ( pieris rapae linnaeus ) của chế phẩm từ cây gia vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.55 KB, 57 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1.

Đặt vấn đề

1

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

3.

Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu

3

3.1.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3



3.1.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

3

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu

3

3.2.

Nội dung nghiên cứu

3

Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn

4

1.1.1.


Cơ sở khoa học

4

1.1.2.

Cơ sở thực tiễn

7

1.2.

Tình hình nghiên cứu về sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae L.)

8

ở trên thế giới
1.2.1.

Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ của Pieris rapae L.

8

1.2.2.

Tác hại của Pieris rapae L.

9


1.2.3.

Đặc điểm sinh vật học của Pieris rapae L.

9

1.2.4.

Các biện pháp phòng chống Pieris rapae L.

11

1.3.

Tình hình nghiên cứu về sâu xanh bƣớm trắng (Pieris
rapae L.) ở Việt Nam

1.4.

Chế phẩm thảo mộc phịng trừ sâu bệnh hại cây trồng
nơng nghiệp nói chung trên thế giới và Việt Nam

1.4.1.

1.4.2.

13

14


Tình hình nghiên cứu chế phẩm thảo mộc phịng trừ sâu
hại nơng nghiệp trên thế giới

14

Tình hình nghiên cứu chế phẩm thảo mộc phịng trừ sâu

19

hại nông nghiệp ở Việt Nam
Chƣơng II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

23


2

CỨU
2.1.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu

23

2.2.

Vật liệu nghiên cứu

23


2.3.

Phƣơng pháp thí nghiệm

24

2.3.1.

Bố trí thí nghiệm

24

2.3.2.

Phƣơng pháp pha chế và phun thuốc

24

2.3.2.1.

Phƣơng pháp pha chế

24

2.3.2.2.

Phƣơng pháp phun thuốc

26


2.3.3.

Phƣơng pháp xác định và thu thập số liệu

26

2.4.

Phƣơng pháp xử lí số liệu

27

2.5.

Tình hình sản xuất rau và thực trạng sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trong phòng trừ sâu hại tại khu vực thu mẫu
nghiên cứu

27

Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

30

3.1.

Hiệu quả phòng trừ của các loại chế phẩm

30


3.1.1.

Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm tỏi từ vật liệu tƣơi

30

3.1.1.1.

Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm CP T1

30

3.1.1.2.

Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm CP T2

32

3.1.1.3.

Hiệu lực tƣơng quan giữa 2 công thức CP T1 và CP T2

34

3.1.2.

Hiệu quả phịng trừ của chế phẩm tỏi từ vật liệu khơ

36


3.1.2.1.

Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm CP K1

36

3.1.2.2.

Hiệu quả phòng trừ của chế phẩm CP K2

39

3.1.2.3.

Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm CP K3

41

3.1.2.4.

Hiệu lực tƣơng quan giữa 3 nồng độ có hiệu lực cao

44

nhất của 3 chế phẩm CP K1, CP K2 và CP K3
3.1.3.

Hiệu lực tƣơng quan giữa các chế phẩm pha chế từ vật

45


liệu tƣơi và khô

1.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

Kết luận

48


3

2.

Kiến nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

PHỤ LỤC

55
MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề
Đối với cây rau nói chung, rau họ Hoa thập tự nói riêng có vai trị rất quan
trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Bởi rau là nguồn cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như prơtêin, axit hữu cơ, vitamin và các chất
khống, ngồi ra rau còn là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Tạ Thu
Cúc, 1997; Mai Văn Quyền, 1994; Trần Khắc Thi, 1996) [9].
Về mặt dinh dưỡng, rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng có tác
dụng điều hòa cân bằng kiềm tan trong máu làm tăng khả năng đồng hóa Prơtêin.
Ngồi ra, chúng cịn bổ sung lượng vitamin và các chất khoáng cần thiết giúp cơ
thể chống bệnh phù thũng, mỏi mệt khi làm việc, tăng sự dẻo dai cho hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh. Hằng ngày, để đảm bảo năng lượng cần thiết thì một người
phải dùng từ 250 – 300 g (khoảng 7,5 - 9 kg rau cho 1 người/tháng).
Về mặt kinh tế, rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản
xuất 1 ha rau cao gấp 2-3 lần trồng lúa và là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu
cao. Thời kỳ 1986-1990 nước ta xuất khẩu đạt 5,15 triệu USD. Năm 1997 kim
nghạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 140 triệu USD tăng 170% so với
năm 1986 và chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Đến năm
2006, kim ngạch rau quả đã đạt 500 triệu USD tăng hơn 350% so với năm 1997
và phấn đấu đạt 650 triệu USD vào năm 2010 [43].
Về mặt xã hội, sản xuất rau góp phần tăng thu nhập cho người lao động,
giải quyết việc làm cho nơng dân trong những lúc nơng nhàn. Thậm chí ở một số
vùng trồng rau thâm canh, sản xuất rau đã trở thành thu nhập chính và là cơ hội
làm giàu cho người trồng rau.


4

Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau trong đó rau họ Hoa thập tự (Cruciferae)
chiếm tới 50% sản lượng rau và xuất hiện quanh năm trên thị trường. Điều này

có nghĩa rằng rau họ Hoa thập tự được trồng quanh năm quay vòng nhanh, thâm
canh tăng vụ trồng gối lên nhau và hậu quả tất yếu kéo theo sự gây hại mạnh mẽ
của dịch hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang,… gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất rau.
Để phòng trừ sâu hại họ Hoa thập tự, cho đến nay người nông dân vẫn chủ
yếu dựa vào biện pháp hóa học là chính nhưng việc tn thủ ngun tắc 4 đúng
khơng được quan tâm (thời gian phun, chủng loại thuốc, số lần phun và nồng độ
sử dụng đều cao hơn nhiều so với khuyến cáo, thậm chí người nơng dân cịn trộn
một số loại thuốc với nhau) chính vì vậy đã xuất hiện nhiều sâu hại với tính
kháng thuốc cao như sâu tơ, sâu xanh,… Làm giảm số lượng, chủng loại các loại
sinh vật có ích, gây mất cân bằng sinh thái. Đồng thời tạo điều kiện cho các loại
sâu hại trước đây thứ yếu trở thành chủ yếu. Quan trọng hơn là chất lượng rau
đang bị đe dọa bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật điều này có nghĩa rằng sức
khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện nay, sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) là sâu hại nguy hại đối với
bắp cải và rau họ Hoa thập tự ở khắp các vùng trồng rau, đặc biệt là ở phía Bắc.
Sâu phá hại từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, gây hại nặng nhất trong
tháng 2 trên bắp cải muộn. Làm sao phòng trừ được sâu hại nói chung và sâu
xanh bướm trắng nói riêng mà vẫn đảm bảo tính an tồn thực phẩm cho rau? Chế
phẩm thảo mộc là một hướng đi của biện pháp sinh học và đang được định hướng
là biện pháp phòng trừ sâu hại an tồn và thân thiện với mơi trường. Để góp phần
hồn thiện quy trình sản xuất rau an tồn chúng tơi đã tiến hành thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Hiệu lực phòng trừ sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae Linnaeus)
của chế phẩm từ cây gia vị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu lực của các loại chế phẩm thảo mộc từ cây gia vị với các
phụ gia khác. Từ đó đưa ra cơng thức có hiệu lực cao nhất trong việc phòng trừ


5


sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) hại rau họ Hoa thập tự (Cruciferae) nhằm
tạo sản phẩm rau an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao.

3. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Chế phẩm thảo mộc được tạo ra từ tỏi và các phụ gia khác bao gồm các công
thức cụ thể như sau: CP T1, CP T2, CP K1, CP K2 và CP K3.
- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) gây hại trên rau họ Hoa thập tự
(Cruciferae).
- Cây rau họ Hoa thập tự (Cruciferae): Cải bẹ và cải ngọt
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tính khả thi của hiệu lực chế phẩm thảo mộc từ cây gia vị
trong việc phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) trên cây rau Họ hoa
thập tự (Cruciferae).
3.2. Nội dung nghiên cứu
i. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thảo mộc từ vật liệu tươi bao gồm tỏi và
các phụ gia trong việc phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) trên rau
họ Hoa thập tự.
ii. Đánh giá hiệu lực của chế phẩm thảo mộc từ vật liệu khô bao gồm tỏi và
các phụ gia trong việc phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) trên rau
họ Hoa thập tự.
iii. Đánh giá hiệu lực tương quan của các chế phẩm thảo mộc từ vật liệu
tươi và khô.


6

Chƣơng I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.1.1. Cơ sở khoa học
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro cao nhất bên cạnh
những rủi ro do điều kiện khí hậu thời tiết, chính sách, kinh tế xã hội thì một rủi
ro khác không thể không nhắc đến là rủi ro do dịch hại gây ra.
Đối với rau họ Hoa thập tự được trồng rộng rãi khắp trên thế giới cũng như
ở Việt Nam. Nhóm rau này là đối tượng gây hại thường xuyên của các loại dịch
hại khác nhau từ đầu vụ cho đến cuối vụ gây tổn thất cho người nông dân trồng
rau. Sâu xanh bướm trắng là loại gây hại phổ biến, phân bố ở các vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới, phá hại từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, gây hại nặng nhất là
vào tháng 2 [42].
Việc phòng chống sâu xanh bướm trắng hiện nay vẫn đang gặp khó khăn và
chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học để phịng trừ. Hơn nữa khi người dân chạy
theo lợi nhuận đã gây mất an toàn cho sản phẩm và tác động mạnh tới cân bằng
sinh thái. Vì vậy hướng đi sử dụng biện pháp sinh học trong phịng chống dịch
hại nói chung và SXBT nói riêng đang là xu hướng tất yếu.
Theo Tổ chức Đấu tranh sinh học thế giới đã định nghĩa “BPSH là việc sử
dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm hoạt động của chúng nhằm ngăn
ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật gây ra”.
Hiện nay đang hình thành một xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp là
làm sao sản xuất nơng nghiệp bền vững, an tồn cho con người, thân thiện với
môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Để hướng tới nền
sản xuất đó, những nhà nghiên cứu khoa học và người sản xuất đã cùng ứng


7

dụng, thử nghiệm các biện pháp sinh học khác nhau trong chương trình IPM.
Một trong những hướng đi đó là dùng chế phẩm thảo mộc. Sử dụng chế phẩm
thảo mộc trong phòng trừ dịch hại đang là bước đi lớn trong việc hướng tới một

nền nông nghiệp với sản phẩm có độ an tồn cao đối với sức khỏe của con người.
Chế phẩm thảo mộc là các loại thuốc trừ sâu dựa vào các loài thực vật pha
chế thành.
Đề tài của chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các loại cây tỏi, hành và
ớt cùng các loại phụ gia khác pha chế thành chế phẩm phòng trừ P. rapae L.
Cây tỏi (Allium sativum L.) thuộc họ Hành (Alliaceae) là cây thân thảo,
sống hàng năm, cao 30 – 40 cm, được trồng hầu hết khắp trên thế giới. Nguyên
liệu chủ yếu của cây tỏi để pha chế làm chế phẩm chính là củ của cây tỏi, là
thành phần tập trung tinh dầu và hoạt chất nhiều nhất. Tinh dầu củ tỏi có tính
kháng khuẩn cao, có mùi hơi gây đặc tính xua đuổi, có đặc tính gây bỏng khi tiếp
xúc lâu ở nồng độ cao [4]. Nguyên nhân là thành phần chính trong tỏi chưa bị
phá hủy là alliin, chất này sẽ bị phân giải thành acid purivic và 2 propen
sulphenic khi ta cắt hoặc xát tỏi. Chất 2 propen sulphenic lập tức chuyển thành
allicin, và chính nó bị oxi hóa bởi khơng khí thành diallyl disulphid là thành phần
chính của tinh dầu tỏi cùng với các chất liên quan khác như tri và oligosulphid
tạo thành mùi tỏi. Ngoài ra cịn có các sản phẩm ngưng tụ khác của allicin như
ajoen, vinyl dithiin cũng tìm thấy trong tỏi.
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của các hoạt chất Alliin và Allicin trong tỏi
O
S+

Alliin

O
H
NH2
COOH

S
S

Allicin

Từ lâu trong y học người ta đã nghiên cứu được rằng tỏi có phổ kháng
khuẩn và kháng nấm rộng. Tinh dầu, cao nước, cao cồn, dịch ép ức chế in vitro


8

của tụ cầu vàng, ShiGella sonnei, Erwinia carotovora, trực khuẩn lao,
Escherichia coli, Pasteurella multocida, Proteus spp,...
Hoạt tính kháng khuẩn được quy cho allicin. Tuy vậy allycin là một hoạt
chất tương đối khơng ổn định, có tính phản ứng cao và có thể khơng có hoạt tính
kháng khuẩn in vivo. Ajoen và diallin trisulfid cũng có hoạt tính kháng khuẩn và
kháng nấm.
Tỏi được xác định là loại gia vị an toàn trong thức ăn. Với hàm lượng tỏi an
toàn nằm trong khoảng từ 800 – 1300 ppm, hoặc 10-15 ppm dầu tỏi. Nếu ở hàm
lượng thành phần tỏi dùng mỗi lần quá cao sẽ gây độc. Giá trị LD50 của allicin
cho chuột là 60mg/kg thể trọng [38]. Như vậy có thể nói allicin, diallyl disulfid
và diallyl trisulfid của tỏi sau khi tỏi bị phá hủy là những chất có tác dụng kháng
khuẩn, kháng nấm mạnh và nếu ở hàm lượng quá cao sẽ trở thành độc tố, có thể
đây là những chất có tác dụng chất việc ứng dụng để kết hợp tạo ra các độc tố
trong chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Cây hành (Allium fistulosum L.) thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae), là loại cây
thân cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt, lá hình trụ thuôn nhọn, được trồng khắp
nơi trên nước ta, chủ yếu dùng để làm gia vị và thuốc. Thành phần hành được sử
dụng pha chế làm chế phẩm là củ hành, nơi có nhiều tinh dầu nhất. Trong hành
có chứa axit malic, phytin và chất alylsunfit. Ngồi ra hành cịn có tinh dầu chứa
chủ yếu chất kháng sinh allicin C6H10OS2 [5].
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của allicin có trong tinh dầu hành


CH2 = CH - CH2 - S - S - CH2-CH = CH2
O
Chúng ta đã biết alicin là một chất dầu không màu, tan trong cồn, trong
benzen, ête, khi hịa tan trong nước dễ bị thủy phân, có tác dụng diệt khuẩn rất
mạnh.


9

Cây ớt (Capsicum frutescens L.) thuộc họ Cà (Solanaceae), thân nhỏ, sống
hàng năm, cao 0,5 – 1 m, phân cành nhiều, được trồng nhiều ở Việt Nam. Thành
phần ớt được dùng trong pha chế chế phẩm là quả ớt được xay nhỏ. Ớt có vị cay,
tính nóng, có tác dụng gây kích ứng da cho các vùng da mẫn cảm. Khi tiếp xúc
với ớt gây cảm giác nóng rát ở vùng tiếp xúc, có thể gây bỏng khi tiếp xúc ở liều
lượng cao. Hoạt chất chủ yếu của ớt là hợp chất của saponin là capsaicin. Ngồi
ra cịn có hoạt chất với tỉ lệ thấp hơn là capsidin. Khi tiêm vào trong màng bụng
chất capsaicin có LD50 trên chuột nhắt trắng là 8mg/kg.
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học hoạt chất capsaicin trong ớt

H3CO
HO

CH3
CH2

NH

C

NH


[CH2]4

CH=CH

CH
CH3

Dựa trên những đặc tính trên của cây tỏi, hành và ớt, chúng tôi thực hiện đề
tài này góp phần phịng trừ dịch hại nói chung cũng như SXBT nói riêng, nâng
cao chất lượng của các loại rau và an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Biện pháp sinh học là bài toán giải cho xu hướng nâng cao chất lượng cây
trồng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thân thiện cho môi trường. Tuy thế không
thể phủ nhận rằng biện pháp sinh học vẫn chưa thay thế được vị trí của thuốc hóa
học. Biện pháp hóa học bắt đầu sử dụng vào những năm 1950, và chỉ sau 30 năm
lượng thuốc sử dụng đã tăng 100 lần so với thời điểm ban đầu [41]. Điều này ảnh
hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Trong các loại cây trồng thì rau là đối tượng sử dụng thuốc hóa học nhiều
nhất. Khơng chỉ về số lần phun mà còn cả về chủng loại thuốc phun, thậm chí
người trồng rau cịn trộn một số loại thuốc hóa học với nhau để phun. Qua kết
quả điều tra cụ thể của Cục bảo vệ thực vật cho thấy; có tới 70-80% số hộ trồng
rau phun từ 8-12 lần thuốc BVTV/1 vụ rau [3]. Sau khi phun thuốc BVTV, 70%


10

nông dân cảm thấy rất mệt mỏi, 3% nông dân bị cay mắt, 19% bị nhức đầu, 6%
bị chóng mặt, 4% buồn nôn, 8% ngạt thở, 17% dị ứng da và 28% bị các triệu
chứng khác (kết quả điều tra nông dân năm 1977) [26]. Hàng loạt vụ ngộ độc xảy

ra hầu hết các địa phương với hàng ngàn người bị ngộ độc. Bên cạnh đó số người
mắc bệnh ung thư ngày càng tăng trong những năm gần đây, ước tính khoảng
200.000 người mỗi năm và khoảng 2 triệu nơng dân Việt Nam mắc các chứng
bệnh mãn tính. Theo Lê Thị Kim Oanh (2002) [11], ở nhiều vùng sử dụng thuốc
trừ sâu, trong sữa mẹ có hàm lượng DDT đến 80 µg (Phan Rang) và 84 µg (Nha
Trang). Đây là những con số biết nói về thực trạng ơ nhiễm thuốc hóa học xâm
hại nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng và giống nòi.
Để hạn chế người dân sử dụng thuốc hóa học thì phải có giải pháp hữu hiệu
và đồng bộ khắc phục được những nhược điểm của biện pháp sinh học, nâng cao
hiệu quả của biện pháp sinh học. Đã có nhiều chế phẩm thảo mộc được chiết xuất
từ cây Neem, thuốc lá,… mang lại hiệu quả phòng trừ tốt trên các loại cay trồng
khác nhau. Chế phẩm thảo mộc từ cây tỏi và các phụ gia khác mà đề tài đang tạp
trung nghiên cứu sẽ là hướng đi mới trong việc phịng trừ dịch hại nói chung và
SXBT nói riêng trên cây rau họ Hoa thập tự.
1.2. Tình hình nghiên cứu về sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae L.) ở trên
thế giới
1.2.1. Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ của Pieris rapae L.
Để có thể phịng trừ tốt sâu xanh bướm trắng thì cần phải hiểu rõ vị trí phân
loại, phân bố, ký chủ và tác hại của nó gây ra cho rau họ hoa thập tự.
Sâu xanh bướm trắng được xác định như sau:
Giới (Kinhdom): Animalia
Ngành (Phylum): Arthopoda
Lớp (Class): Insecta
Bộ (Order): Lepidoptera
Họ (family): Pieridae
Họ phụ (Subfamily): Pierinae


11


Giống (Genus): Pieris
Theo John L. Capinera (2000) [30] P. rapae L. phân bố hầu hết các vùng
khí hậu ơn hịa trên thế giới.
Cũng theo John L. Capinera (2000) [30] P. rapae L. có phổ thức ăn chủ yếu
trên các loại cây rau họ hoa thập tự, nhưng cũng đôi khi chúng cịn được tìm thấy
trên các cây khác có chứa tinh dầu mù tạt. Thức ăn thông thường của chúng là
các nhóm cây rau như cây bơng cải xanh, cải Bruxen, cải bắp, xúp lơ, cải xoăn,
su hào,… Ngoài ra cịn có các loại cây khác thuộc họ hoa thập tự nhưng mức độ
thấp hơn như cây sen cạn, cây cải gió,… Ngài trưởng thành hút mật hoa ở các
loại cây kí chủ trên.
1.2.2. Tác hại của Pieris rapae L.
P. rapae L. là loại gây hại mạnh ở các đồng rau ở miền nam Ontario –
Canada, từ mùa xuân cho đến tháng 9, hoặc từ giữa tháng 10 tới giữa tháng tháng
4 năm sau. Càng cách xa phía bắc thì vòng đời của P. rapae L. càng ngắn lại
[40].
Theo John L. Capinera (2000) [30], ấu trùng của P. rapae L. thường ăn lá
cây kí chủ, nếu khơng tiêu diệt chúng thì sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.
Thậm chí sâu non còn chui vào bắp của cải hoa, cải bắp để gây hại. Đặc biệt là
chất thải của chúng rất lớn ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây rau.
P. rapae L. thường gây hại trên diện rộng, tạo những lỗ thủng rải rác trên
lá. Sâu non thường nằm trên lá, chúng có thể ăn thủng lá hoặc gặm ngồi cạnh lá
sâu vào trong. Sâu non khi còn nhỏ thường ăn vịng ngồi lá, khi lớn hơn chúng
có thể ăn các phần lá già hơn. Khi bị P. rapae L. phá hại sẽ gây ảnh hưởng tới
sinh trưởng của cây, ở mật độ cao chúng làm cho các ruộng rau trở nên xơ xác,
mất năng suất [28].
1.2.3. Đặc điểm sinh vật học của Pieris rapae L.
Vòng đời của P. rapae L. thường khoảng từ 3 đến 6 tuần tùy thuộc vào thời
tiết. Theo số liệu báo cáo hằng năm vòng đời của chúng thường có 2 - 3 lứa ở
Canada, 3 lứa ở New England States, 3 – 5 lứa ở California và 6 – 8 lứa ở các



12

vùng phía nam như ở Florida có thể tìm thấy P. Rapae L. hầu như quanh năm
[33]. Trứng và ấu trùng của lồi sâu này khơng thể phát triển ở nhiệt độ dưới
10oC và trên 32,2oC [31].
Trứng P. rapae L. có màu vàng nhạt, hình viên đạn, thường được đẻ ở đầu
mút mặt dưới bề mặt lá, xếp riêng lẻ, không bao giờ trứng được đẻ thành đám.
Trứng rộng 0,5 mm và dài 1,0 mm, ban đầu có màu trắng dần về cuối chuyển
thành màu vàng nhạt, thường nở sau khi đẻ khoảng 3 – 7 ngày.
Sâu non của P. rapae L. có màu xanh, thân mềm, có 5 cặp chân cùng với 5
chấm dọc thân. Sâu non có sọc vàng mảnh chạy dọc giữa lưng và các sọc vàng
không liên tục chạy dọc 2 bên thân. Thân sâu non có phủ 1 lớp lơng nhung ngắn,
mọc sít nhau có màu trắng và đen. Đầu sâu non của P.rapae L. hình quả nang,
rộng khoảng 0,4; 0,6; 0,97; 1,5; và 2,2 mm theo từng độ tuổi. Thân sâu non sau
khi nở dài khoảng 3,2 mm và khi đẫy sức khoảng 30,1 mm. Thời gian phát dục
của ấu trùng khoảng 11 – 33 ngày, nhiệt độ thích hợp của sâu non P. rapae L. là
19oC.
Nhộng của P.rapae L. thường có màu xanh, có màu sắc biến đổi thường là
chuyển dần thành màu vàng, màu xám hoặc có đốm nâu khi gần vũ hóa. Nhộng
của P.rapae L. có hình ăng-le, phần lưng của nhộng có các mấu nhọn lồi ra 2 bên
cạnh thân. Nhộng thường được đính vào mặt dưới của lá cây kí chủ bằng sợi tơ
nối ở mút cuối nhộng. Thân nhộng dài khoảng 18 – 20 mm, sâu non thường hóa
nhộng ở trên cây kí chủ hoặc một số trường hợp chúng hóa nhộng cách cây kí
chủ khơng xa. Nhộng hồn thành q trình vũ hóa trong khoảng 1 đến 2 tuần,
vào mùa hè thì thời gian vũ hóa khoảng 11 ngày. Nhưng giai đoạn nhộng thường
được xem là giai đoạn qua đông của P. rapae L. ở các nước ôn đới nên thời gian
vũ hóa có thể kéo dài hơn rất nhiều vào mùa đông .
Trưởng thành P. rapae L. vũ hóa ra khỏi nhộng có sải cánh khoảng 4,5 đến
6,5 cm. Hai cánh có màu trắng với màu đen ở đầu mút nằm ở cánh trước. Ở mặt

trên cánh có điểm những chấm màu đen nhưng số lượng khác nhau ở 2 giới, con
cái có 2 chấm đen nhưng ở con đực thì chỉ có 1 chấm ở trên cánh. Mặt dưới của


13

cánh thường có màu vàng mơ, hiện lên những chấm đen mờ xuyên qua cánh.
Cánh sau tương đồng ở cả 2 giới đều có 1 chấm đen ở mép trước của cánh. Thân
của ngài được phủ một lớp lông dày có tác dụng bảo vệ. Thơng thường ngài
trưởng thành sống khoảng 3 tuần, mỗi con cái đẻ khoảng 300 – 400 trứng trong
một vòng đời. Trưởng thành hoạt động mạnh vào ban ngày, thường di chuyển từ
cây trồng tới hoa cây dại để tìm thức ăn.
1.2.4. Các biện pháp phịng chống Pieris rapae L.
* Biện pháp hóa học
Theo John L. Capinera (2000) [30], các loại thuốc hóa học có tác dụng rất
mạnh đối với P. rapae L.,bao gồm cả các loại thuốc trừ sâu vi khuẩn từ Bacillus
thuringiensis. Các loại thuốc sâu sinh học có hiệu quả khá cao đối với P.rapae
tuy vậy các loại thuốc phun ở dạng bụi có hiệu quả cao hơn phun ở dạng nước.
* Biện pháp kỹ thuật trồng trọt
Theo Ronald F.L.Mau (2007) [33], sau khi thu hoạch, các tàn dư cây trồng
được tiêu hủy và tiến hành cày lật đất. Các loại cây hoang dại có chứa tinh dầu
mù tạt cần được chặt bỏ trong nhưng khu vực quanh ruộng để ngăn sâu non của
P. rapae L. phát sinh vào vụ sau.
* Biện pháp sử dụng giống chống chịu
Các cây rau thuộc họ hoa thập tự rất mẫn cảm đối với xâm hại của P. rapae
L. . Cải bắp Trung Quốc, cây cải củ, cây mù tạt, cây củ cải Thủy Điển, và cải
xoăn ít bị phá hoại hơn so với cải bắp, cải Brucxen, cây bông cải xanh và xúp lơ.
Một số cây trồng có mức độ chống chịu vừa phải đối với P. rapae L. bằng đặc
tính có lá trơn bóng ngăn cản sự phá hoại của P. rapae L. và một số loại sâu
bướm khác. Tuy thế, đặc tính này lại tăng thêm tính mẫn cảm của cây trơng đối

với các loại bọ cánh cứng [24]. Khả năng chống chịu được tìm thấy trên nhiều
loại cây họ Hoa thập tự khác nhau, điều này sẽ khiến cho trưởng thành của P.
rapae L. sẽ đẻ trứng xa các cây có đặc tính chống chịu dẫn tới giảm mật độ sâu
hại [32].
* Biện pháp sinh học


14

Theo John L. Capinera (2000) [30], một số loại vi khuẩn đã được nghiên
cứu để diệt trừ P. rapae L. và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ tiến tới hình
thành thuốc trừ sâu vi khuẩn. Pieris rapae Granulosis vius (P. rapae L. GV) có
tác dụng tiêu diệt P. rapae L. trong cả phịng thí nghiệm lẫn trên đồng ruộng,
nhưng phải mất 4 – 10 sau phun thuốc mới phát huy tác dụng và hiệu quả không
cao bằng sử dụng Bacillus thuringiensis để phòng trừ.
Ở Hawaii, người ta đã sử dụng một số thiên địch ăn thịt và kí sinh phát hiện
được ở đây để phòng trừ P. rapae L. mang lại hiệu quả khá tốt. Theo nghiên cứu
của Fullaway và Krauss (1945) [28], cho thấy sử dụng Frontina glomeratus có
tác dụng giảm mật độ P. rapae L. rõ rệt.
Vào năm 1934, sử dụng Apanteles glomeraus được nhập vào từ Nhật Bản
có tác dụng kí sinh và khống chế P. rapae L. một cách có hiệu quả ở Hawaii
[28].
Bào tử gây bệnh Nosema mesilini là một dạng kí sinh trong gây ra bệnh
nhiễm kinh niên lâu dài trong cơ thể dẫn tới giảm sự sinh sản của trưởng thành
cái của P. rapae L.. Ở Hawaii, loại bào tử này có mặt hầu như quanh năm và đã
có tác dụng làm giảm đáng kể mật độ của P. rapae L. [29]. Nguồn bào tử gây
bệnh này có tác dụng cao nhất đối với sâu non và trung bình đối với ngài trưởng
thành [35]. Ngồi ra cịn có các loại vi khuẩn gây bệnh như Chalcis obscurata
cũng có tác dụng khá tốt đối với P. rapae L., có thể ứng dụng vào thực tế [28].
Theo Harcourt (1966) [36], các loại sinh vật gây bệnh có tác dụng cao nhất đối

với sâu non qua tuổi ba. Tuy vậy hiệu lực của vi khuẩn và virus gây bệnh chỉ phổ
biến khi mật độ của dịch hại ở mức cao.
Như vậy biện pháp sinh học là biện pháp tối ưu trong xu thế hiện nay nhằm
đảm bảo sức khỏe cho con người và tốt cho môi trường. Tuy vậy làm sao để nâng
cao được hiệu lực phịng trừ và có tác dụng trong thời gian ngắn nhất (thường
phải mất 3 - 7 ngày thì biện pháp sinh mới phát huy tác dụng)? Nhằm giải quyết
vấn đề này, con người đang hướng tới xu hướng sử dụng các loại chế phẩm trừ


15

sâu sinh học trong đó có chế phẩm thảo mộc là hướng đi đầy tiềm năng phát
triển.


16

1.3. Tình hình nghiên cứu về sâu xanh bƣớm trắng (Pieris rapae L.) ở Việt
Nam
Hiện nay tài liệu nghiên cứu sâu xanh bướm trắng ở Việt Nam không nhiều.
Các tài liệu chủ yếu tập trung vào biện pháp phòng trừ hố học đối với P.rapae
chứ chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về P. rapae L..
Trưởng thành cánh màu trắng phủ nhiều vảy phấn, đỉnh cánh có vệt đen
hình tam giác và 3 điểm màu đen, gốc cánh sau có màu phấn hồng, sống 4 - 6
ngày. Trứng màu vàng nhạt sau chuyển sang màu vàng, hình cái nơm, đẻ rải rác
trên mặt lá, trứng 2 - 4 ngày nở sâu non. Sâu non có 5 tuổi, màu xanh nhạt sau
xanh lục, hình ống trịn, trên bề mặt cơ thể có lớp gai thịt mịn, sau 12 - 20 ngày
hóa nhộng. Nhộng có màu xanh nhạt hoặc xanh vàng được bám trên lá hoặc thân
cây rau, sau 5 - 11 ngày hóa trưởng thành. Sâu non ăn khuyết lá để lại gân lá, mật
độ sâu cao làm cây rau xơ xác; thường hại mạnh vụ xuân tháng 1 đến tháng 3 [7].

Còn theo Quang Ngọc (2008) [18] Bướm có thân màu đen, hai cánh trắng,
đỉnh cánh có vết đen hình tam giác. Trứng màu hơi vàng, sâu non màu xanh lục,
trên lưng có những điểm đen nhỏ. Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức dài khoảng 28 35 mm. Nhộng màu xanh, khi gần vũ hóa chuyển màu xanh hơi vàng.
Bướm hoạt động ban ngày. Sau vũ hóa 3 - 4 ngày thì đẻ trứng, trứng đẻ
từng quả, rải rác mặt sau của lá rau. Một bướm có thể đẻ từ 50 - 200 trứng. Bướm
sâu xanh sống khá lâu từ 2 - 5 tuần lễ.
Sâu non mới nở gặm chất xanh của lá rau, từ tuổi hai trở lên gặm thủng lá rau và
ăn kiệt chỉ cịn gân lá. Vì vậy nếu để mật độ cao thì ruộng rau sẽ bị trơ trụi, xơ
xác.
Vịng đời của sâu xanh bướm trắng từ 26 - 30 ngày. Trong đó giai đoạn trứng từ
6 - 8 ngày, sâu non 10 - 14 ngày, nhộng 7 - 8 ngày. Bướm vũ hóa sau 3 - 4 ngày
thì đẻ trứng. Sâu phát sinh và gây hại nặng từ tháng 10 năm trước đến tháng 5
năm sau, nhưng thường nặng nhất từ tháng 2 đến tháng 5 vì thời tiết lúc này phù
hợp với sinh trưởng và phát triển của sâu. Sâu xanh thường tập trung và gây hại


17

nặng ở những ruộng rau xanh tốt. Vì vậy trong kỹ thuật thâm canh cần lưu ý bón
phân hợp lý, cân đối và đúng thời kỳ sinh trưởng của cây.
Sâu xanh bướm trắng hại chủ yếu trên lá rau, vì vậy khi phát hiện có thể
dùng biện pháp thủ cơng (dùng tay) giết sâu non và nhộng.
Trường hợp mật độ q cao, phải dùng thuốc hóa học để phịng trừ kịp thời.
Để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao, cần phải theo dõi phát hiện thời kỳ bướm nở
rộ và đẻ trứng để phun thuốc kịp thời khi sâu non vừa nở.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) [14], Sâu xanh bướm trắng có mật độ khác
nhau giữa các tháng trong năm thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Mật độ sâu xanh bướm trắng quá các tháng khác nhau
Tên Việt Nam


Tên khoa học

Sâu xanh bướm

Pieris rapae

trắng

(Linnaeus)

Ghi chú

+: Ít

Mức độ phổ biến qua các tháng
1

2

3

4

++

+++

+++

++


5
0

6
0

gặp (số lần bắt gặp 5-20%)

++:Trung bình (số lần bắt gặp 21-50%);
+++: Nhiều (số lần bắt gặp >50%)
1.4. Chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nơng nghiệp nói
chung trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chế phẩm thảo mộc phịng trừ sâu hại nông
nghiệp trên thế giới
Hiện nay sử dụng thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng ngày
càng phát triển nhằm bảo vệ mùa màng lại đảm bảo được sức khỏe của con người
và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đặc biệt trong sản xuất rau an
toàn thì vấn đề này càng được chú trọng.
Ngay từ những năm trước công nguyên, người cổ Trung Hoa và Ai Cập đã
biết dùng một số cây cỏ để diệt ruồi muỗi, sâu bệnh.


18

Đến thế kỷ XVII, người ta đã dùng dung dịch nước ngâm lá cây thuốc lá có
chứa Nicotin để phun diệt sâu, hoặc Strychnin có trong hạt cây Strychro
nuxmomica để trừ chuột. Sang thế kỷ XIX chất roteron chiết từ rễ cây Derris
eliptica và Pyrethrum từ hoa cúc Crysanthe mum đã được sử dụng như thuốc trừ
sâu thảo mộc.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ côn trùng học P. Narayanasamy thuộc ngành Nông
nghiệp, Trường Đại học Annamalai, Chidambaram, Tamil Nadu, ở trên thế giới
có khoảng 3000 lồi cây với những đặc tính xua đuổi và trừ sâu trong đó Ấn độ
là mảnh đất rất đa dạng và phong phú về loài cây hoa, cây cỏ chiếm tới 70% [34].
Trong đó có khoảng 2000 lồi cây có khả năng diệt được sâu hại, và có khoảng
12 lồi được ứng dụng vào thực tế. Theo TS Đào Văn Hoằng (1996) [25], ở tại
Việt Nam có 335 lồi cây, trong đó có trên 10 lồi có hiệu lực trừ sâu tốt hơn cả.
Những hợp chất thảo mộc có tác dụng diệt trừ sâu là những ancaloid, este,
glucozit,…Ở các loài cây, các bộ phận khác nhau của cây, cây mọc trên đất đai
khác nhau, sống trong những điều kiện khơng giống nhau sẽ có hàm lượng chất
độc khác nhau. Điều kiện thu hái, bảo quản, sơ chế cũng ảnh hưởng đến sự mất
mát chất độc ở trong cây.
Những hợp chất này tác động diệt sâu bằng con đường tiếp xúc, vị độc,
hoặc xông hơi, chất độc này xâm nhập vào cơ thể con trùng làm hệ thần kinh bị
tê liệt, cơn trùng bị chết nhanh chóng, phổ tác động của thuốc hẹp. Thuốc rất an
toàn đối với cây, trong một số trường hợp thuốc cịn kích thích cây phát triển.
Trừ Nicotin, các thuốc thảo mộc nói chung ít độc đối với người và động vật
máu nóng, khơng có tác dụng tích lũy trong cơ thể. Sau khi phun, thuốc nhanh
chóng bị phân hủy, ít gây hại cho cơn trùng có ích và khơng gây hiện tượng sâu
chống thuốc [13].
Nicotin là một hợp chất của alcaloit được chiết ra lần đầu tiên năm 1882 do
Passelt và Reimann từ cây thuốc lá và thuốc lá hoa vàng (Nicotiana tabacum và
Nicotiana rustica) thuộc họ Cà (Solanaceae). Thuốc tác động tới côn trùng bằng
con đường xông hơi mạnh, tiếp xúc và vị độc. Sau khi xâm nhập vào cơ thể côn


19

trùng, thuốc tác động đến màng tiền xinap làm cho các xung động thần kinh
không truyền được đi, côn trùng bọ tê liệt và chết. Côn trùng biểu hiện bị trúng

độc nhanh. Trong nơng nghiệp thường có 2 cách đó là dùng nước sắc và nước
pha.
+ Nước sắc: Lấy một phần nguyên liệu (lá, thân, rễ v.v…) cho vào 10 phần nước
tính theo trọng lượng, đun sơi 30 phút. Để nguội, vắt kỹ, lọc lấy nước.
+ Nước pha: dùng với lượng tương tự như trên, ngâm 1 ngày vào nước ấm. Khi
dùng cần pha theo tỷ lệ 1kg nguyên liệu khơ trong 40 – 60 lít nước, thêm 0,15 –
0,2% xà phòng để trừ rệp Aphis hại cây ăn quả, rau, bọ trĩ hại lúa, sâu vẽ bùa hại
cam chanh.
Pyrethrin có trong hoa cúc của các cây cúc sát trùng Chrysantyhemun
leucanthemun, C.cinerariefolium, C.roseum và các cây Chrysantyhemun khác.
Pyrethrin được dùng để trừ sâu bắt đầu từ thế kỷ XIX ở Đan Mạch.
Pyrethrin là chất độc tiếp xúc, khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng làm cho
hệ thần kinh bị tê liệt, thuốc làm chất nhiễm sắc trong tế bào thần kinh bị kết hạt
lại và trong hạch có hình thành các hốc nhỏ. Pyrethrin còn gây hại cho men
esteraza đặc biệt là men Lipaza.
Pyrethrin an toàn đối với cây trồng, ít độc đối với người và động vật máu
nóng.
Sử dụng: Nghiền hoa cúc sát trùng thành bột và trộn với chất độn chế thuốc
bột chứa 0,1 – 0,3 % pyrethrin phun trừ sâu rau, sâu cây ăn quả. Ngoài ra cịn có
thuốc sữa 2% pyrethrin, thuốc bột thấm nước pyrethrin dùng trừ ruồi, muỗi, ở
trong nhà ở, chuồng gia súc.
Và cịn có rất nhiều các chất khác có nguồn gốc từ thảo mộc để dùng trừ
sâu như: Helebo trắng (Protovertrin) có ở trong cây Veratrum album L. với hàm
lượng 0,5 - 1%, dùng để trừ sâu khoảng từ 100 năm về trước ở Pháp, Ý, Bỉ,
Sabadilla có ở trong hạt cây Schoeocaulon officinale, Pellitorin có ở trong rễ cây
Pellitory anacylus,… [13].


20


Các chiết xuất từ cây Neem hiện nay đang được ứng dụng phổ biến trong
quản lý dịch hại tổng hợp. Lá và nhân quả của cây Neem sau khi sấy khơ và
nghiền thành bột để sử dụng kiểm sốt sự phát triển của côn trùng hại kho (bảo
quản sản phẩm và hạt giống) cũng được biết đến. Những sản phẩm này sau khi
phơi khô và nghiền thành bột đã được sử dụng rộng rãi trong các trại sinh thái đó
là một việc làm vừa bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất và cũng góp phần phịng
trừ các nguồn sâu bệnh sinh sống ở trong đất. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực
nơng nghiệp đã tìm thấy các sản phẩm từ cây Neem có thể sử dụng phịng trừ
hơn 120 lồi côn trùng hại cây nông nghiệp và côn trùng hại kho khác nhau. Dịch
chiết Methanolic từ hạt Neem đã được sử dụng nghiên cứu phòng trừ sâu hại đậu
đỏ. Dịch chiết này phun định kỳ 1 tuần/lần từ khi mọc mầm đến khi thu hoạch.
Kết quả lá dịch chiết này cho hiệu lực trừ sâu cao đối với sâu cuốn lá, hiệu lực
phịng trừ trung bình đối với dịi đục lá, hiệu lực thấp đối với bọ nhảy và bọ trĩ.
Một số chế phẩm sinh học từ hạt Neem lại có ảnh hưởng trực tiếp đến số
lượng và hoạt động ăn của bọ nhảy bởi nó tạo mùi gây ngán, giảm thiệt hại gây
ra cho cây họ cải (Palaniswamy P. và các cộng sự) [10, tr 16]
Cây nghệ, tỏi, cây gừng, cây thùa, cà độc dược, cây rau mùi, dầu khoáng,
Vitex negundo, glyricidia, Aristolochia, Agave Americana, custard apple,
Calotropis, Ipomoea là một phần của các thực vật khác được sử dụng rộng rãi để
kiểm sốt và đẩy lùi các lồi gây hại cho cây trồng [31]. Allyl isothyoxyanate là
một loại dầu thực vật đã được chiết tách từ cây cải mù đã được nghiên cứu sử
dụng để làm giảm mật độ bọ nhảy trên đồng ruộng (Burgess L.) [10, tr 16]
Theo Idra P Subedi và Kamini Vaidya - Trung tâm động vật học, trường đại
học Tribhuvan, Kamandu, Nepal (2003) đã thử nghiệm dịch chiết của 6 loài cây
(loài thực vật) khác nhau (Acorus calamus, Ageratum conyzoides, Azadirachta
indica, Duranta repens, Spilanthes acmella and Urtica dioca) và nước tiểu động
vật (trâu và bò) tác động lên đối tượng Phyllotreta nemurum. Kết quả được đối
chiếu với hiệu lực của thương phẩm Neem (hạt Neem) qua tỷ lệ bọ bị chết. Cây
ký chủ được sử dụng để nghiên cứu là cây cải củ (Rhaphanus sativus). Tập trung



21

nghiên cứu ở 3 nồng độ của dịch chiết cây ( 1kg/5l, 1kg/10l, 1kg/20l nước), 3
hàm lượng nước tiểu động vật (20%, 15% và 10%) và 2 hàm lượng hạt Neem
(0,1% và 0,01%) tiến hành kiểm tra theo 3 lần nhắc lại. Các hỗn hợp của
A.calamus, A.indica, và U.dioca đều có hiệu lực tác động đối với bọ nhảy (P <
0,05); đã xác định được chỉ có hỗn hợp của S.acmelan, nước tiểu trâu và nước
tiểu bò đạt cao hiệu quả cao nhất trong tất cả các thử nghiệm (P < 0,05) [39].
Theo Trung tâm thực vật học trường đại học Ottawa, Ontario, Canada .Dịch
chiết từ 2 loài cây Piper nigrum L. và P.tuberculatum Jacq. thuộc họ Hồ tiêu đã
được sử dụng có hiệu lực trên ấu trùng và trưởng thành của đối tượng Colorado
Potato Beetle Leptinotara (Say). LD50 cho ấu trùng 4 ngày tuổi của dịch chiết
của cây P.tuberculatum được xác định là 0,064% và 0,05% của dịch chiết từ P.
nigrum đã làm giảm lượng ấu trùng sống sót trên 70% trong khoảng thời gian 1
tuần sau xử lý trên khoai tây Solanum tuberosum. Giai đoạn nhộng và trưởng
thành ít bị tác động của dịch chiết của P.nigrum; ở nồng độ 0,5% có LD50 của
nhộng và trưởng sau 24h. Kết quả đạt được cho thấy ở nồng độ nhỏ hơn 0,1%,
dịch chiết Piper (cây họ Hồ tiêu) có thể sử dụng như tác nhân bảo vệ thực vật,
bảo vệ cây khoai tây, kiểm soát sự phát triển của ấu trùng L.decemlinneata. Sử
dụng dịch chiết từ Piper kết hợp với các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
(IMP) khác trong chiến lược kiểm sốt cơn trùng nơng nghiệp sẽ cho hiệu quả
cao.
Tại Bogor – Indonesia, Dadang và Kanju Ohsawa (2000) [37], nghiên cứu
thấy rằng chiết xuất thực vật của bốn loại cây: Cây riềng nếp (Alpinia galanga
Sw.) thuộc họ Gừng, cây đậu khấu (Amomun cardamomum Auct.) thuộc họ
Gừng, cây cúc bách nhật (Gomphrena globosa L.) thuộc họ Rau dền, cây cỏ gấu
(Cyperus rotundus L.) thuộc họ Cói có tác dụng diệt trừ sâu tơ và sâu ăn đọt cải
cao hơn so với đối chứng là thuốc hóa học Decis7 2.5EC.
Một loại thuốc tỏi dạng viên đã được tạo ra là kết quả nghiên cứu kéo dài 4

năm, do Bộ Nông nghiệp Mỹ tài trợ. Với giá thành mỗi viên chưa tới một cent
(một phần trăm đô la), nông dân sử dụng bằng cách hòa tan một viên với nước


22

rồi ngâm hạt gieo trồng trên 0,4 ha vào dung dịch. Viên tỏi là một dạng thuốc trừ
sâu sinh học. Tỷ lệ mọc mầm của hạt được xử lý bằng tỏi là 95 - 100%, so với
hạt không qua xử lý. Cây mầm cũng khỏe mạnh hơn, không nhiễm bệnh [24].
Các thí nghiệm trong phịng thí nghiệm về 9 loại chất diệt trừ loài động vật
thân mềm (các chất diệt ốc và ốc sên) do các nhà sinh vật học của Trường đại
học Newcastle thực hiện, cho thấy, sản phẩm tỏi tinh chế (có tên ECOguard, do
hãng ECOspray Ltd. Sản xuất) là chất có tác dụng diệt ốc sên hiệu quả nhất. Các
nhà khoa học Ingo Schuer và Gordon Port thuộc Trường Sinh học, đại học
Newcaster, cho rằng, tỏi có thể có tác động bất lợi đối với hệ thần kinh của sinh
vật. Theo tiến sĩ Gordon Port cho biết “ốc và ốc sên sẽ tiết ra quá nhiều chất nhầy
và dường như chúng bị chết khô” [21].
Thực tế cho thấy, các chất ở cây tỏi có mùi mạnh đến mức có tác dụng xua
đuổi ốc. Gần đây hai nhà khoa học Gordon Port và Ingo Schueder thuộc Trường
Đại học Newcastle đã làm thí nghiệm dùng nước tỏi đậm đặc để diệt sâu với kết
quả tốt. Theo tiến sĩ Gordon, cần phải thực hiện một loạt thí nghiệm nữa trước
khi sử dụng nước tỏi làm thuốc trừ sâu trên diện rộng. Tuy nhiên, những người
có vài ba luống rau quanh nhà có thể giã tỏi, lấy dung dịch này phun có thể trừ
sâu có hiệu quả mà khơng sợ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe [16] .
1.4.2. Tình hình nghiên cứu chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu hại nông
nghiệp ở Việt Nam
Các tác giả Phan Hiếu Hiền, Lê An Ninh, Lương Thị Phượng phòng hợp tác
quốc tế, đại học Nơng Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chiết xuất và
thử nghiệm hiệu lực phòng trừ rầy nâu của hoạt chất Abrin từ hạt cây cam thảo
dây Abrus precatorius L. Qua quá trình ngâm chiết bột mịn hạt cây Abrus

precatorius L. trong CHCl3, lọc và cô kiệt ở nhiệt độ và áp suất thấp đã thu được
Abrin dạng kỹ thuật 4EC. Tiến hành thử nghiệm với nồng độ 3% trên đối tượng
rầy nâu hại lúa. Tỷ lệ rầy sống sót sau 7 ngày xử lý chỉ cịn 3% [17].
Theo nghiên cứu của PTS. Nguyễn Duy Trang và cộng tác viên (1991) thì
dịch chiết (2%) bột hạt củ đậu có hiệu lực trừ sâu tơ (77 - 80%), khi sử dụng


23

ngồi đồng ruộng với nịi sâu tơ Tây Hựu (Hà Nội). Cũng theo Nguyễn Duy
Trang thì hạt Neem Ấn Độ xay thành bột, sau đó ngâm nước lá 15 - 20h, lọc qua
rồi phun lên sâu tơ. Kết quả cho thấy hạt Neem 4% đã làm tỷ lệ sâu chết 67,67%;
tỷ lệ vào nhộng chết có 32,33%; tỷ lệ vũ hóa chỉ 25%. Điều đó đã chứng minh
hạt Neem có tác dụng ức chế mạnh tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sâu
[12].
Vineem 1500EC là tên thương phẩm của một loại thuốc trừ sâu có nguồn
gốc thảo mộc của Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam (VIPESCO) với hoạt
chất là Azadirachtin 0.15%w/w. Vineem 1500EC hiệu lực phòng trừ được nhiều
loại sâu hại như rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít muỗi hại chè. (pha 20 24ml/bình 8 lít) trừ bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, rệp hại rau (pha 20 - 24ml/
bình 8 lít) trừ sâu cuốn lá và bọ trĩ hại lúa (pha 30 - 40ml/ bình 8 lít). Phun thuốc
khi sâu hại mới xuất hiện. Phun 4 - 5 bình cho 1.000 m2 tuỳ giai đoạn sinh trưởng
của cây trồng. Loại thuốc này có cách thức tác động như sau: Gây sự ngán ăn ;
tạo sự xua đuổi; điều hịa sinh trưởng cơn trùng; ngăn cản sự đẻ trứng; làm giảm
khả năng sinh sản.
Đặc điểm của Vineem là khơng tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh
hưởng đến ký sinh và thiên địch, không để lại dư lượng thuốc trên cây trồng,
không độc hại cho người đi phun xịt, gia súc, cá, ong mật và giun đất [2].
Hạt củ đậu chứa các độc tố loại rotenoids: Pachyzhizion, rotenone,
tephrosin, muduserone và một số độc tố khác chiếm khoảng 3% khối lượng hạt.
Các chất này đều có khả năng trừ sâu tốt. Viện BVTV đã tiến hành nghiên cứu và

sản xuất thành công chế phẩm hạt củ đậu (HCĐ) dưới 2 dạng (dạng nước và dạng
bột) để phịng trừ sâu hại rất có hiệu quả và hướng dẫn nông dân tự sản xuất, chế
biến và áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Chế phẩm HCĐ có thể dùng để trừ
các loại sâu hại sau: Các loại rau họ thập tự (các loại cải khác nhau) như sâu tơ,
sâu xanh bướm trắng, rệp, bọ nhảy; trên rau muống như sâu ba ba và trên các cây
trồng khác như bọ xít đùi to, bọ nẹt v.v... Chế phẩm HCĐ ít độc hại với các lồi
cơn trùng có ích. Chế phẩm HCĐ tác động lên sâu hại dưới các hình thức ngộ


24

độc do tiếp xúc trục tiếp với thuốc, ăn phải lá có thuốc, khả năng xua đuổi và gây
ngán cũng rất cao [21].
Roteno là hợp chất trừ sâu được chiết từ cây Deirrs chinesis dùng để diệt
các loại dịch hại thuộc họ cánh bướm Fabaceae được Nagai phát hiện ra vào năm
1992. Ngồi rotenon cịn có các hợp chất khác như Toxicarol, Malacol,…có cấu
tạo giống như cấu tạo phân tử của roteron gọi là roteneit. Các chất này cũng chưa
nhiều ở hạt cây thần mát (Atheroporum pirrei) mọc nhiều ở Hà Tĩnh, Quảng
Bình, cây macbat (Milletia ichthyochlona) mọc ở Hịa Bình, Bắc Thái, Nghệ
An,…Cây củ đậu được trồng ở mọi nơi. Có thể lấy các bộ phận chứa độc như hạt
củ đậu, hạt batmat, hạt thầu mát, rễ cây Dirris ngâm vào nước 4-12h, giã hoặc
nghiền nát, lọc lấy nước dùng trừ sâu. Tùy theo từng loại đối tượng khác nhau
mà lượng dùng thay đổi như trừ sâu tơ cần 10 – 12 kg hạt, nhện đỏ cần 4 kg
hạt,… Để tăng thêm độ bám dính cần pha thêm 0,1 - 0,15 % xà phòng vào nước.
Hoạt chất Rotenone được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris
elliptica Benth và Derris trifoliata có thể sử dụng như một lọai thuốc trừ sâu thảo
mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng [21].
Từ hoa của cây kim cúc ngồi tự nhiên, có thể chiết xuất được hợp chất hữu
cơ Pyrethrin để phòng trừ sâu bọ sâu bọ hại vật nuôi cây trồng, bảo quản hạt
giống. Các hợp chất không độc hại của hoa khô và bột khơ kim cúc có tác dụng

trong việc khống chế các loài sâu bọ gây hại cho các kho chứa ngũ cốc. Ngũ cốc
sau khi thu hoạch, trước khi cho vào kho cất giữ nếu trộn ngay một lượng vừa đủ
bột hoa kim cúc khơ sẽ khống chế được ít nhất 2 năm đối với mọt đầu dài, bọ
cánh cứng, mọt hạt,…; dùng 0,5kg hoa kim cúc tươi đổ 4 lít nước lã sạch, đun
sơi, cơ đặc, loại bỏ bã pha chế, chế biến để dùng làm thuốc phòng trừ sâu bọ gây
hại rất hiệu nghiệm; ngồi ra có thể tạo ra một dạng chè đặc từ bột kim cúc.
Dùng hỗn hợp này pha với nước , bỏ vào 30g xà phòng, khuấy đều, phun vào cây
sẽ trị được rệp sáp, nhện, rệp vừng gây hại cho cây trồng, theo Hạnh Nguyên
(2006) [8].


25

Fitoncid là sản phẩm của thực vật bậc thấp và bậc cao như tinh dầu, nhựa
cây, andehit, ceton, fenon, tanin, ancaloid, đường..., có tính kháng sinh mạnh ở
tỏi (Allium sativum), hành (Allium fistulosum), củ cải ngựa (Cochlearia
armorasia), Bạch giới Sinapas, Safas (Hippophae rhamnoides).
Fitocid của tỏi, hành dùng để phòng trừ hiệu quả một số bệnh ở cải bắp,
bệnh ung thư do vi khuẩn ở cà chua, thối nâu và Fusarium ở bắp, bệnh ung thư rễ
do vi khuẩn ở cây ăn quả ...
Kinh nghiệm của nhiều bà con nông dân các vùng trồng rau lấy tỏi giã nhỏ,
hòa với nước rồi đem phun có tác dụng xua đuổi và diệt trừ ốc sên rất tốt mà
không gây độc hại [16].
Từ lâu tỏi đã được sử dụng như là một phần cho chiến lược “Trồng xen” và
theo các tài liệu lịch sử, các thầy tu đã trồng tỏi cạnh các cây trồng khác để bảo
vệ cây trồng chống sâu hại lại gần.
Trong kho cất giữ hoa quả, khoai tây..., nếu để chung với hành, tỏi có tác
dụng hạn chế được nhiều loại nấm phát triển. Trên đồng ruộng, gieo trồng xen
canh hành tỏi với một số hoa màu khác như khoai tây, cà chua, bắp cải... cũng có
hiệu lực trừ các bệnh mốc sương, ung thư xoăn lá,…[15].



×