Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CÔNG CHỨNG hợp ĐỒNG góp vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.94 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
1.1. Khái niệm................................................................................................................................................3
1.1.1. Tài sản góp vốn....................................................................................................................................3
1.1.2. Thủ tục góp vốn vào cơng ty TNHH hai thành viên trở lên....................................................................3


MỞ ĐẦU
I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm trở lại đây, hoạt động cơng chứng đang có những bước phát triển
vượt bậc, đã có những đóng góp thiết thực vào việc cải cách thủ tục hành chính, góp
phần lập lại trật tự trong lĩnh vực giao dịch dân sự tại các phịng cơng chứng….với
nhu cầu cơng chứng hợp đồng góp vốn cũng như các hợp đồng giao dịch khác của
người yêu cầu công chứng vô cùng đa dạng về thể thức với các điều khoản, điều kiện
hoàn tồn khác nhau nên khi các cơng chứng viên kiểm tra văn bản công chứng, xem
xét theo quy định pháp luật thì cơng chứng viên cần phải có những kỹ năng nhất định.
Bên cạnh đó để đáp ứng và hồn thiện pháp luật về cơng chứng hợp đồng góp
vốn bằng tiền mặt cũng như tài sản, luật công chứng năm 2014 đã có những sự điều
chỉnh mới trong quy trình công chứng hợp đồng giao dịch để tạo điều kiện hơn cho cá
nhân, tổ chức khi có nhu cầu cơng chứng
Vì vậy sau khi kết thúc mơn học “Cơng chứng các hợp đồng về biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ và công chứng các hợp đồng giao dịch khác” tơi lựa chọn
viết báo cáo chun đề dựa trên tình huống “Khi thống nhất với anh Vương Văn Thái
về việc sẽ góp vốn để thành lập cơng ty TNHH hai thành viên, anh Dinh Văn Dương
dự định dùng số tiền 200.000 đơ la Mỹ làm tài sản góp vốn. Dự định này của anh
Dương có phù hợp với quy định của pháp luật không? Là công chứng viên khi công
chứng hợp đồng góp vốn, anh (chị) cần lưu ý những vấn đề gì?” để làm báo cáo kết
thúc học phần.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Bài báo cáo dựa trên luật công chứng, luật doanh nghiệp và các nghị định, thông tư


hướng dẫn để xử lý tình huống cơng chứng hợp đồng góp vốn bằng ngoại tệ tại Văn
phịng cơng chứng.
Từ thực tiễn để có những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công chứng của
các công chứng viên cũng như văn phịng cơng chứng.
1


b. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các quy định pháp luật về góp vốn theo luật Doanh nghiệp
- Thực trạng cơng chứng hợp đồng góp vốn tại các văn phịng cơng chứng.
- Từ đó nhìn nhận những tồn tại, khuyết điểm, hạn chế của quy định pháp luật hiện
hành và nguyên nhân của những bất cập trong việc thực hiện công chứng các hợp đồng
về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như công chứng các hợp đồng giao dịch
khác
3. Cơ cấu của bài báo cáo
- Phần mở đầu
- Nội dung
Chương 1: Quy định của pháp luật góp vốn thành lập cơng ty
Chương 2: Thực trạng quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn tại các văn phịng
cơng chứng thơng qua xử lý tình huống
Chương 3: Đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hồn thiện quy trình cơng chứng hợp
đồng góp vốn tại các tổ chức hành nghề công chứng
- Kết luận

2


II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CƠNG CHỨNG HỢP ĐỒNG
GĨP VỐN THÀNH LẬP CƠNG TY

1.1. Khái niệm
1.1.1. Tài sản góp vốn
Theo điều 34. Tài sản góp vốn của Luật Doanh nghiệp
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng
Đồng Việt Nam.
Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài
sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy
định của pháp luật.”
1.1.2. Thủ tục góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bước 1: Định giá tài sản góp vốn
– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên định giá theo
nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức
thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên cơng
ty chấp thuận.
– Tài sản góp vốn trong q trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên và người
góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ
chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở
hữu, Hội đồng thành viên chấp thuận.
Bước 2: Lập bản cam kết góp vốn
Bước 3: Chuyển quyền sở hữu tài sản khi góp vốn.
– Thành viên cơng ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho cơng ty theo quy
định sau đây:
+) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho cơng ty theo
quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài
sản góp vốn khơng phải chịu lệ phí trước bạ;

3



+) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện
thông qua tài khoản.
– Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty;
+) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức
của người góp vốn;
+) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng
giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;
+) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của
người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của cơng ty.
Bước 4: Góp vốn đủ và đúng hạn như đã cam kết và được cấp giấy Chứng nhận
tương ứng với phần vốn góp.
Sau khi góp vốn vào cơng ty theo đúng quy định trên thì cơng ty sẽ cấp cho người góp
vốn giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với phần vốn đã góp đúng quy định. Giấy
chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty;
– Vốn điều lệ của công ty;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là
cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính
đối với thành viên là tổ chức;
– Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
– Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cơng ty.
Theo đó, cơng ty sẽ cập nhật thông tin và ghi tên thành viên góp vốn mới vào sổ thành
viên cơng ty. Thành viên góp vốn mới sẽ có tư cách thành viên kể từ thời điểm được ghi
1.2. Kỹ năng công chứng hợp đồng góp vốn
1.2.1 Thành phần hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng


4


- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ
quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế
được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu,
quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có
- Biên bản định giá tài sản
-Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên hợp tác kinh
doanh là cá nhân sử dụng tài sản để hợp tác kinh doanh)
-Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật quy
định phải có
1.2.2 Quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn
Sơ đồ Quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn

Giải thích sơ đồ
5


* Nộp hồ sơ
Người u cầu cơng chứng hồn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở Văn phịng
Cơng chứng, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút, buổi
chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ
00 phút).
* Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp
nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công

chứng;
- Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận: Thực hiện kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng:
-Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật:
thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu
hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày
tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
- Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải
thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối
bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ
chối.
* Soạn thảo và ký văn bản
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công
chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm
pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp
luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người
yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Cơng chứng viên có quyền từ chối cơng chứng;
+ Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi
phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Cơng chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao
dịch;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên
đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu cơng chứng.
Trường hợp người u cầu cơng chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên
xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
6


+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý tồn bộ nội dung ghi trong dự

thảo hợp đồng, Cơng chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang
của hợp đồng.
* Ký chứng nhận
Công chứng viên u cầu người u cầu cơng chứng xuất trình bản chính của các
giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp
đồng và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề cơng chứng.
* Tính phí
* Mức thu phí đối với các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
TT
1

Loại hợp đồng, giao dịch
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách,
nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Căn cứ tính
Tính trên giá trị quyền sử
dụng đất

Tính trên tổng giá trị quyền
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập,
sử dụng đất và giá trị tài
đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn
2
sản gắn liền với đất, giá trị
liền với đất bao gồm nhà ở, cơng trình xây dựng trên
nhà ở, cơng trình xây dựng
đất
trên đất
3


Hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vồn
bằng tài sản khác

Tính trên giá trị tài sản

4

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai
nhận di sản

Tính trên giá trị tài sản

5 Hợp đồng vay tiền

Tính trên giá trị khoản vay
Tính trên giá trị tài sản

6 Hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản

7 Hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh

7

Lưu ý: Trường hợp hợp
đồng thế chấp tài sản, cầm
có tài sản có ghi giá trị
khoản vay thì tính trên giá
trị khoản vay
Tính trên giá trị tài sản

hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch


Theo đó, tùy thuộc vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch mức thu phí cơng
chứng, cụ thể:
TT

Mức thu

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng

50.000

2 Từ 50 triệu đồng - 100 triệu đồng

100.000

3 Từ trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp
đồng, giao dịch

4 Từ trên 01 tỷ đồng - 3 tỷ đồng


01 triệu đồng + 0,06% của phần giá
trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch vượt quá 1 tỷ đồng

5 Từ trên 03 tỷ đồng - 5 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá
trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch vượt quá 3 tỷ đồng

6 Từ trên 05 tỷ đồng - 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá
trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch vượt quá 5 tỷ đồng

7 Từ trên 10 tỷ đồng - 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá
trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8 Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá
trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao
dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu
tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

* Trả kết quả cơng chứng

Bộ phận thu phí của Văn phịng cơng chứng hồn tất việc thu phí, thù lao cơng
chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hồn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu
công chứng.
Thành phần, số lượng hồ sơ: Bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng
8


- Bản sao giấy tờ tùy thân
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản
• Giấy

tờ về việc đã hồn tất nghĩa vụ tài chính theo quy định;

Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản yêu cầu chứng nhận mà pháp luật
quy định phải có;
• Thời

hạn giải quyết hồ sơ: Khơng q 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn cơng chứng có thể
kéo dài hơn nhưng khơng q 10 ngày làm việc.
• Kết

quả thực hiện thủ tục hành chính:Hợp đồng được cơng chứng hoặc văn
bản từ chối cơng chứng, có nêu rõ lý do.

9





CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CƠNG CHỨNG HỢP ĐỒNG GĨP
VỐN TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG THƠNG QUA XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN
Tình huống: Khi thống nhất với anh Vương Văn Thái về việc sẽ góp vốn để thành lập
cơng ty TNHH hai thành viên, anh Dinh Văn Dương dự định dùng số tiền 200.000 đô
la Mỹ làm tài sản góp vốn. Dự định này của anh Dương có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Là công chứng viên khi cơng chứng hợp đồng góp vốn, anh (chị)
cần lưu ý những vấn đề gì?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống
- Luật Cơng chứng 2014
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Thông tư liên 257/2016của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng.
- Nghị định số 21/2021 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực kể từ ngày 27
tháng 01 năm 2007);
2.2. Giải quyết tình huống
Thứ nhất: Dự định này của anh Dương có phù hợp với quy định của pháp luật
không?
Trả lời:
Trên cơ sở quy định của pháp luật dựa theo điều điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 ý định
góp 200.000 đơ la Mỹ của anh Đinh Văn Dương là đúng theo quy định pháp luật , tuy
nhiên để tiến hành góp vốn thành lập cơng ty TNHH hai thành viên, anh Đinh Văn Dương
phải thực hiện một số quy định theo điều 36 Luật Doanh nghiệp và một số điều luật liên
quan để hoàn thành việc góp 200.000 đơ la Mỹ thành lập cơng ty TNHH hai thành viên.
Cụ thể như sau:
- Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp thì đối với tài sản góp vốn khơng phải là
Đơng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên của công ty
đồng thuận định giá hoặc được các tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành

Đồng Việt Nam. Do đó hai thành viên góp vốn phải thỏa thuận và lập biên bản định giá
200.000 đô la Mỹ hoặc nhờ tổ chức thẩm định giá và được sự đồng ý của hai thành viên.
10


Biên bản định giá phải có các nội dung sau:


Tên và địa chỉ trụ sở chính của cơng ty.

Họ, tên; địa chỉ thường trú; số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân
dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; số quyết định thành lập hoặc đăng
ký của người góp vốn.




Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn.

Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ
của cơng ty.




Ngày giao nhận

Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và
người đại diện theo pháp luật của cơng ty.



Thứ hai: Là cơng chứng viên khi cơng chứng hợp đồng góp vốn, hai thành viên cơng
ty TNHH hai thành viên cần lưu ý những vấn đề gì?
Trả lời:
Trong tình huống này tơi nhận thấy hợp đồng góp vốn của anh Đinh Văn Dương và anh
Vương Văn Thái khơng bắt buộc phải cơng chứng. Do tài sản góp vốn của anh Đinh Văn
Dương là ngoại tệ tự do chuyển đổi khơng phải là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bởi nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.
(Điều 167 của Luật Đất đai 2013)
Tuy nhiên tôi sẽ lưu ý các thành viên về việc nên công chứng hợp đồng góp vốn sẽ mất
chi phí theo biểu phí hiện nay là:
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Từ trên 03 tỷ đồng - 5 tỷ đồng sẽ có mức
thu là: 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
vượt quá 3 tỷ đồng
Ví dụ : Giả định tỷ giá ngân hàng Vietcombank là 22.900/đô la Mỹ
Tổng giá trị tài sản quy đổi Việt nam đồng: 22.900 x 200.000 = 4.580.000.000 đ
Mức thu phí cơng chứng hợp đồng góp vốn là:
2.200.000 + 0.05% x (4.580.000.000-3.000.000.000) = 2.290.000 đ

11


Đồng thời với việc cơng chứng hợp đồng góp vốn các thành viên góp vốn thành lập Cơng
ty TNHH sẽ có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của mình và sẽ tránh được
những tranh chấp phát sinh sau này
Sau đây là Quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn của cơng ty TNHH Hai thành viên
Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Phiếu yêu cầu công chứng
+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của các thành viên

công ty của anh Đinh Văn Dương và Vương Văn Thái
+ Hợp đồng góp vốn giữa các thành viên là anh Đinh Văn Dương và anh Vương Văn Thái
* Biên bản định giá 200.000 đô la Mỹ được các thành viên công ty TNHH định giá theo
nguyên tắc đồng thuận và được tất cả thành viên công ty đồng ý
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Công chứng viên và thư ký tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu
công chứngvà thụ lý và ghi vào sổ công chứng
Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản
+ hai thành viên đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, Công chứng viên
hướng dẫn các thành viên công ty là anh Dương và anh Thái ký vào từng trang của hợp
đồng
- Ký chứng nhận
Công chứng viên u cầu các thành viên cơng ty xuất trình bản chính của các giấy tờ theo
quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng và chuyển
bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng
- Trả kết quả công chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề cơng chứng hồn tất việc thu phí, thù lao cơng
chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hồn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu
công chứng

12


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
CƠNG CHỨNG HỢP ĐỒNG GĨP VỐN TẠI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ
CƠNG CHỨNG
- Trong quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn tơi nhận thấy việc ghi vào sổ công
chứng nên được thực hiện sau khi phát hành văn bản cơng chứng bởi lẽ có rất nhiều
trường hợp sau khi ghi vào sổ cơng chứng thì sau đó việc cơng chứng khơng được tiến
hành vì như vậy vừa giúp việc cơng chứng được tiến hành nhanh chóng hơn cho người

yêu cầu công chứng.
- Để giảm tải các công việc của người cơng chứng, Luật cơng chứng nên có các
quy định về yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của thư ký nghiệp vụ công chứng.
Bởi lẽ đây là một chủ thể có vai trị quan trọng trong thực tiễn hoạt động công
chứng hiện nay bởi thư ký công chứng sẽ hỗ trợ công chứng viên nhận hồ sơ và soạn
thảo văn bản chính xác
Mặt khác mỗi cơng chứng viên cần khơng ngừng nỗ lực, nâng cao trình độ chun
mơn, kỹ năng hành nghề đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động công chứng thông
qua các lớp học công chứng, lớp tập huấn, lớp nâng cao trình độ. Bên cạnh đó cần cập
nhật thơng tin để để nắm vững các quy định của Luật công chứng, các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan; đảm bảo thực hiện nghiêm quy định pháp luật về trình tự, thủ tục
cơng chứng.
- Trong quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn cũng như các loại hợp đồng giao dịch,
các công chứng viên kiểm tra hồ sơ cơng chứng rồi thực hiện quy trình cơng chứng các
hợp đồng bên cạnh đó cơng chứng viên cần phải tư vấn cho người yêu cầu công chứng và
kiểm tra các quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung cần tư vấn. Vì vậy Sở Tư
pháp và các văn phịng cơng chứng cần xây dựng quy chế phối hợp trong việc trao đổi,
nâng cao kỹ năng của người cơng chứng để đảm bảo quy trình cơng chứng được chính
xác, nhanh gọn.

13


KẾT LUẬN
Hiện nay trong quá trình thực hiện các quy trình cơng chứng hợp đồng góp vốn
cũng như các giao dịch khác tại các văn phịng cơng chứng để đảm bảo các quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thực hiện theo đúng quy định pháp luật đồng
thời tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc cho xã hội bản thân mỗi công chứng
viên đều thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân mình. Chính vì vậy bản thân
tơi trong q trình cơng chứng hợp đồng góp vốn của cơng ty TNHH hai thành viên đã

nhận thấy những bất cập và có đóng góp một số ý kiến rất mong được sự góp ý của các
bạn, đồng nghiệp cũng như thầy cô giáo, lãnh đạo để q trình làm việc được hồn
thành tốt hơn
Ngồi ra trong q trình làm việc tơi ln ln xác định xử lý các bước trong q
trình cơng chứng hợp đồng góp vốn nhanh chóng để giá trị pháp lý của văn bản công
chứng đảm bảo việc diễn ra đúng theo quy định của pháp luật.
.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Công chứng 2014
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Thông tư liên 257/2016của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng.
- Nghị định số 21/2021 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực kể từ ngày 27
tháng 01 năm 2007);

15



×