Bài: HÌNH CHIẾU VNG GĨC
Mơn Cơng nghệ - Lớp 11
(Thời lượng thực hiện : 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:
- Ghi nhớ được nội dung cơ bản của pp chiếu góc thứ I (Giảm tải PPCG III).
- Hiểu được cách bố trí các hình chiếu trong BVKT theo PPCG thứ I
- Có ý thức thực hiện BVKT dựa vào PPCG thứ I
- Phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) với phương pháp chiếu góc thứ
ba (PPCG3).
(Trong chương trình chỉ tìm hiểu và thực hiện PPCG thứ I
2. Về năng lực:
- Biết sử dụng đúng: Biết một số bản vẽ kĩ thuật, cụ thể: tiêu chuẩn khổ giấy, nét vẽ….
Vận dụng PPCG I để thực hiện trên BVKT.
- Thành thạo: Sử dụng bút chì, dụng cụ vẽ, giấy vẽ, PPCG I.
- Học sinh hình thành năng lực quan sát vật thể, sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển
kĩ năng vẽ kĩ thuật.
3.Về phẩm chất: HS rèn luyện: Có thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính
cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực. Nhận dạng HCĐ, HCC, HCB theo các góc nhìn từ vật
thể.
II. Thiết bị và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung:Nghiên cứu kỹ nội dung bài 2 SGK; Đọc các tài liệu liên quan đến
bài giảng.
- Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 trang 11, 12, 13 SGK.
- Tìm hiểu và sử dụng tài khoản phần mềm học trực tuyến Zoom
- Các phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- GV hướng cho HS đọc trước nội dung bài 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
- HS sử dụng tài khoản phần mềm học trực tuyến Zoom
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a. Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học (phương pháp chiếu góc thứ nhất) và những kiến
thức đã được học ở THCS.
b. Nội dung
Hoàn thành phiếu học tập và ghi kết quả vào vở:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trình bày một số khái niệm hình chiếu, mặt phẳng hình chiếu và vị trí của các hình
chiếu trên bản vẽ?
Câu 2: Hãy vẽ hình chiếu của vật thể sau.
1
c. Sản phẩm:
Câu 1:
a.Khái niệm hình chiếu
Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu
của vật thể.
b. Các hình chiếu vng góc
Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng.
Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu
bằng.
Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.
c. Vị trí các hình chiếu
Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.
Câu 2:
2
Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
Hình chiếu của hình trụ
d. Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS như mục Nội dung. GV
yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau đây và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi tối trước giờ học
thơng qua hệ thống quản lí học tập (có thể nộp qua zalo hoặc Messengers)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV
theo dõi từ xa, hỏi thăm q trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập
(zalo/Messenger). GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết
quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất
a. Mục tiêu:
- Ghi nhớ được nội dung cơ bản của pp chiếu góc thứ I.
- Hiểu được cách bố trí các hình chiếu trong BVKT theo PPCG thứ I
- Có ý thức thực hiện BVKT dựa vào PPCG thứ I
3
- Phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) với phương pháp chiếu góc thứ
ba (PPCG3).
b. Nội dung
1) Báo cáo kết quả bài làm của mình trước lớp.
(2) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em
và tìm đáp án phù hợp.
c. Sản phẩm
HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết
quả nào đúng và giải thích tại sao.
Ví dụ: Một số HS sắp xếp các hình chiếu chưa đúng.
d. Tổ chức thực hiện
#1: GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Một số HS thực hiện nhiệm vụ (1) trình bày kết quả bài làm của
mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (2)
- GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi
bài giúp HS tìm ra phương án phù hợp.
#3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; tổ chức cho
HS thảo luận một số tình huống về hình vẽ và cách sắp xếp hình chiếu của các bạn chưa đúng.
– GV kết luận và nhận định:
- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.
- Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình
chiếu bằng, hình chiếu cạnh vng góc với nhau từng đơi một.
- Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình
chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.
- Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được dặt bên phải hình
chiếu đứng.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Ôn tập củng cố kiến thức đã học và khắc sâu kiến thức về hình chiếu, mặt phẳng
hình chiếu và vị trí của các hình chiếu.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi: Vẽ hình chiếu của vật thể
4
c. Sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ (thông qua zalo/Messenger): GV giao nhiệm vụ sau cho HS thực
hiện phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào trước giờ học thông
qua (zalo/Messenger)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà,
nộp bài thông qua zalo/Messenger. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ
thuật.
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến):
GV mời 2-3 HS báo cáo phiếu học tập số 2; HS khác góp ý, nhận xét. GV tổ chức cho HS
thảo luận thêm: về hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể.
Hoạt động 4: Vận dụng.
a) Mục tiêu: Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào trong thực tiễn và làm các bài tập
trong SGK trang 21 sách Công nghệ 11
b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà, HS hoàn thành các yêu cầu sau:
- Làm bài tập trang 21 sách Công nghệ 11 trong 1 tuần..
- Chia sẻ về cách làm của mình cho các bạn trong lớp, trong trường biết
c) Sản phẩm: Bài làm được nghi vào vở
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm tuc thực hiện.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
#3: – GV yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở nộp bài qua hệ thống học tập; GV nhận
xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).
5
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm
thích hợp.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
6