Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

“Tội tham ô tài sản theo luật hình sự Việt Nam”LUẬN VĂN THẠC SỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.22 KB, 16 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. Các số liệu, trích dẫn
trong luận văn bảo đảm chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo trong luận
văn đều được liệt kê đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Trà Vinh, ngày …… tháng…… năm 2020
Tác giả

Trần Kiến Quốc

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin cám ơn Trường đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện tuyển sinh,
đào tạo để tơi được tham gia chương trình ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. Tơi
xin chân thành cám ơn Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Trà Vinh đã hỗ trợ
tơi trong suốt q trình học tập tại Trường.
Tôi xin cám ơn tất cả các thầy/cô giảng viên đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi
nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, tôi chân thành cám ơn
PGS. TS Trần Thị Phương Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn tơi hồn thành Luận văn này.
Tôi xin cám ơn cơ quan nơi tôi công tác và gia đình đã hỗ trợ tài chính, thời gian
để tơi an tâm học tập, nghiên cứu và hồn thành chương trình đào tạo.
Xin chân thành cám ơn./.

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i


Lời cảm ơn........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................v
Danh mục bảng................................................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................................2
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................4
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.....................................................................................5
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................5
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI THAM Ô
TÀI SẢN ...........................................................................................................................6
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN ...................................6
1.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI THAM Ơ TÀI SẢN...............8
1.2.1 Dấu hiệu định tội của Tội tham ô tài sản .................................................................8
1.2.2 Dấu hiệu định khung của Tội tham ô tài sản .........................................................16
1.2.3 Hình phạt của Tội tham ơ tài sản ...........................................................................24
1.3 PHÂN BIỆT TỘI THAM Ô TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC ...........26
1.3.1 Phân biệt Tội tham ô tài sản với Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản ....................................................................................................................................26
1.3.2 Phân biệt Tội tham ô tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ......28
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI
THAM Ô TÀI SẢN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 32
2.1 TỔNG QUAN VỀ THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI THAM Ô TÀI SẢN .......................32
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ TỘI THAM Ô TÀI
SẢN .................................................................................................................................35
2.2.1 Hạn chế trong áp dụng dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung .......................35
iii



2.2.2 Hạn chế trong áp dụng hình phạt ...........................................................................50
2.3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ
TỘI THAM Ơ TÀI SẢN .................................................................................................52
2.3.1 Kiến nghị hồn thiện pháp luật ..............................................................................52
2.3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ...................................................58
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 65

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT:

Cơ quan điều tra

CQTHTT:

Cơ quan tiến hành tố tụng


TAND:

Tòa án nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Số liệu thống kê vụ án/người phạm tội bị xét xử về Tội tham ô tài sản
giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................ 33
Bảng 2.2. Số liệu thống kê số vụ án đã xét xử về Tội tham ô tài sản/các tội phạm
về tham nhũng giai đoạn 2014 - 2018 ................................................................ 33
Bảng 2.3. Số liệu thống kê số bị cáo được hưởng án treo giai đoạn 2014 - 2018 ......... 34
Bảng 2.4. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật ................................................... 57

vi


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam diễn
biến hết sức phức tạp, tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp và
tinh vi; số vụ án phạm các tội về tham nhũng được phát hiện, xử lý ngày càng nhiều,
quy mô số tiền tham nhũng là rất lớn, người thực hiện hành vi phạm tội có chức vụ lớn
trong bộ máy Nhà nước từ cơ sở cho đến Trung ương. Một trong những tội phạm nổi
cộm trong nhóm tội phạm về tham nhũng trong thời gian qua được phát hiện, xử lý là
Tội tham ô tài sản. Do Tội tham ô tài sản được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn nên việc phát hiện, xử lý đối với loại tội phạm này thường gặp rất nhiều khó khăn,
hậu quả của tội phạm để lại cho xã hội là rất lớn, làm xói mịn niềm tin của nhân dân đối
với bộ máy công quyền.
Thực tiễn hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam thời gian qua đã đặt
ra vấn đề là hành vi tham ô tài sản không chỉ diễn ra trong cơ quan nhà nước mà nó cịn
được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài
nhà nước, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, làm ảnh hưởng
lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, gây tác động xấu đến đời
sống của người lao động nhưng việc xử lý hình sự đối với những hành vi này cịn rất
khó khăn do pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, pháp luật hình sự
cần phải có những sửa đổi, bổ sung để việc xử lý hành vi tham ô tài sản đạt hiệu quả
cao. Xuất phát từ u cầu đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có một số sửa đổi, bổ sung
nhằm khắc phục hạn chế của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với Tội tham ơ tài sản.
Có thể nói, Bộ luật hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mang tính
bước ngoặt trong việc đặt ra các quy định mới nhằm xử lý các hành vi phạm tội nói
chung và hành vi phạm Tội tham ơ tài sản nói riêng. Bộ luật hình sự năm 2015 đã có
hiệu lực pháp luật hơn một năm, đã góp phần có hiệu quả trong việc xử lý các loại
tội phạm nói chung và Tội tham ơ tài sản nói riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định
của Bộ luật hình sự năm 2015 để xử lý Tội tham ô tài sản trên thực tiễn trong thời
gian qua còn nhiều hạn chế như xác định không đúng khách thể của tội phạm, xác
định hành vi chiếm đoạt tài sản của người thực hiện tội phạm và số tài sản bị chiếm
đoạt cịn khơng thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, xác định không đúng

1


về chủ thể của tội phạm, việc áp dụng hình phạt cịn chưa có sự thống nhất giữa Tịa
án các địa phương, Tịa án các cấp…
Từ thực tế đó, tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Tội tham ơ tài sản
theo luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn Thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và
nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật để xử lý hiệu quả Tội tham ô tài sản trong thời
gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, luận văn đặt ra và giải quyết những mục
tiêu cụ thể sau đây:
+ Phân tích vấn đề lý luận về Tội tham ô tài sản như khái niệm tham ô tài sản
và Tội tham ô tài sản, ý nghĩa của việc quy định Tội tham ô tài sản trong pháp luật
hình sự Việt Nam; phân biệt Tội tham ơ tài sản với một số tội phạm khác như Tội
lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
+ Phân tích, đánh giá quy định về Tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự
năm 2015; so sánh quy định về Tội tham ơ tài sản trong Bộ luật hình sự năm 2015
với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.
+ Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội tham ơ tài sản, từ đó tìm
ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý Tội tham ô tài sản.
+ Đưa ra một số kiến nghị hoàn nhằm thiện pháp luật hình sự về Tội tham ơ
tài sản và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xử lý Tội tham ô tài sản trong thời
gian tới.
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Với sự phát triển mạnh mẽ của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam

thời gian qua cũng đã làm thay đổi nhanh chóng các điều kiện phát sinh tội phạm về
tham ơ tài sản, từ đó các quy định của pháp luật hình sự về Tội tham ơ tài sản cũng có
những bất cập, khơng phù hợp với u cầu đấu tranh đối với loại tội phạm này. Do đó,
trong thời quan qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về Tội tham ơ tài sản với những cơng
trình khoa học khác nhau như luận văn, bài báo, chuyên đề nhằm đưa ra các kiến nghị,
2


giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh đối với loại tội phạm nguy
hiểm này.
- Trương Bá Hùng (2006), “Bàn về việc định Tội tham ô tài sản trong giai đoạn
hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát (22). Việc định tội danh đối với Tội tham ô tài sản là một
vấn đề vô cùng quan trọng trong việc xử lý tội phạm này. Xuất phát từ những vướng
mắc, khó khăn trong thực tiễn định tội danh, tác giả đã nêu lên được những vấn đề quan
trọng khi tiến hành định tội danh đối với Tội tham ô tài sản. Tuy nhiên, nội dung bài
viết chỉ tập trung về vấn đề định tội danh nên tác giả không nêu được một số vấn đề cơ
bản đối với Tội tham ô tài sản như khái niệm, đặc điểm, chủ thể của Tội tham ô tài sản...
- Ngô Minh Hưng (2007), “Đồng phạm trong Tội tham ô tài sản cũng phải là
người có chức vụ, quyền hạn”, Tạp chí Tịa án nhân dân (09). Đồng phạm là một chế
định rất quan trọng khi xử lý một tội danh cụ thể, trong một số trường hợp việc xác định
có hay khơng có đồng phạm là một vấn đề rất khó khăn, đặc biệt đối với Tội tham ơ tài
sản. Vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề cốt lõi để xác định
đồng phạm, đưa ra những lưu ý khi xác định vai trò của đồng phạm. Do bài viết chỉ tập
trung nghiên cứu, phân tích về chế định đồng phạm nên tác giả chưa đi sâu nghiên cứu
những vấn đề cơ bản về mặt lý luận đối với Tội tham ô tài sản.
- Trần Duy Thanh (2008), “Xác định cấu thành tội phạm tham ô tài sản trong
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cơng an Nhân dân (07). Do quy định của
Bộ luật hình sự năm 1999 về Tội tham ơ tài sản là không rõ ràng đối với hành vi tham
ô tài sản trong doanh nghiệp nên tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích được những vấn
đề cơ bản nhất trong việc xác định cấu thành tội phạm tham ô tài sản trong doanh nghiệp

tại Việt Nam. Hiện nay Bộ luật hình sự năm 2015 đã có quy định mới về chủ thể thực
hiện hành vi tham ô tài sản trong doanh nghiệp cũng là chủ thể của Tội tham ô tài sản
nên một số nội dung của bài viết khơng cịn phù hợp.
- Dương Tuyết Miên (2017), “Những quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015
về tội phạm tham nhũng”, Tạp chí Tịa án nhân dân (18-19). Trong bài viết, tác giả đã
tập trung phân tích những quy định mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội phạm tham
nhũng nói chung và Tội tham ô tài sản nói riêng. Đối với Tội tham ô tài sản, tác giả đã
chỉ ra được những điểm mới như nâng mức định lượng số tài sản bị chiếm đoạt, những
thay đổi về tình tiết định khung tăng nặng và vấn đề hình sự hóa hành vi tham ơ tài sản
trong khu vực tư. Tuy nhiên, nội dung bài viết cũng chỉ xoay quanh những điểm mới
3


của Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội tham ô tài sản mà chưa đề cập đến những vấn đề
cốt lõi một cách tồn diện của Tội tham ơ tài sản như vấn đề lý luận, cấu thành tội phạm,
chủ thể của tội phạm.
- Tạ Thu Thủy (2009), Tội tham ơ tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học Khoa luật Đại học Quốc gia Hà
Nội. Nhìn chung, theo nội dung thể hiện thì Luận văn này đã trình bày được những vấn
đề cơ bản về lý luận về Tội tham ô tài sản, cũng như nêu lên được thực tiễn xử lý Tội
tham ô tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Bên cạnh đó Luận
văn cũng có đưa ra một số kiến nghị hồn thiện pháp luật. Tuy nhiên, một số nội dung
trình bày trong luận văn khơng cịn phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
- Nguyễn Diệp Ngọc (2017), Tội tham ơ tài sản trong pháp luật hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này đã trình
bày được những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999, nêu được những điểm mới về Tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình
sự 2015. Luận văn cũng nêu được thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số biện
pháp đảm bảo hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về Tội tham ơ tài sản. Tuy
nhiên, luận văn chưa tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế của Bộ

luật hình sự năm 2015 đối với quy định về Tội tham ô tài sản.
- Nguyễn Thị Thủy (2017), Tội tham ô tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học Học viện khoa học
xã hội. Luận văn này đã trình bày được những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội
tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, nêu được những bất cập,
vướng mắc khi áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tuy nhiên,
tác giả chưa nêu lên được quan điểm cá nhân về những quy định mới của Bộ luật
hình sự năm 2015 về Tội tham ô tài sản, đặc biệt là hành vi tham ơ trong lĩnh vực tư.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Tội tham ô tài
sản trong thời gian quan đã đạt được nhiều thành tựu tiến bộ như đã phát hiện ra các bất
cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật. Tuy nhiên, cũng cịn
nhiều vấn đề chưa lợp lý, chưa rõ ràng theo quy định hiện hành về Tội tham ô tài sản
chưa được các tác giả nhận thấy và đưa ra kiến nghị, đề xuất hồn thiện.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu như phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, thống kê, tổng hợp, nghiên cứu án
4


điển hình. Những phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận
duy vật lịch sử, duy vật biện chứng. Các phương pháp nêu trên được thực hiện cụ thể
như sau:
Đối với Chương 1: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đánh
giá để làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận liên quan đến Tội tham ơ tài sản theo luật
hình sự Việt Nam.
Đối với Chương 2: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu án điển hình,
thống kê, tổng hợp để làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm
2015 đối với Tội tham ơ tài sản. Từ đó tìm ra những vướng mắc, hạn chế của luật để có
kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý Tội tham ô tài sản.
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về Tội tham ơ tài sản.
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp
luật hình sự về Tội tham ô tài sản trên phạm vi nước Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về Tội tham ô tài sản trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng
pháp luật để xử lý Tội tham ô tài sản.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 02 chương cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề về lý luận và pháp lý về Tội tham ô tài sản.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về Tội tham ô tài sản và
kiến nghị.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN
VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN
Để việc nghiên cứu các quy định về Tội tham ô tài sản đạt hiệu quả cao thì vấn đề
đầu tiên cần làm rõ đó là: tham ô tài sản được hiểu như thế nào, tội phạm là gì, Tội tham
ơ tài sản được quy định ra sao trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Khái niệm tham ô tài sản
Thuật ngữ “Tham ô tài sản” đã được định nghĩa trong nhiều quyển từ điển tiếng
Việt tại Việt Nam, theo đó thì tham ơ tài sản được hiểu là hành vi lợi dụng quyền lực để
tư lợi cho cá nhân. Hành vi lợi dụng quyền lực của chủ thể thực hiện hành vi tham ô tài

sản luôn đi kèm với chức vụ, quyền hạn của chủ thể đó với mục đích làm lợi cho cá
nhân mình và có được tài sản một cách bất chính. Về tài sản bị chiếm đoạt từ hành vi
tham ơ đó là tài sản cơng, có nghĩa là tài sản đó thuộc sở hữu của Nhà nước. Theo cách
hiểu này thì chỉ có hành vi lợi dụng quyền lực để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước thì
mới được coi là hành vi tham ơ tài sản, cịn chủ thể mặc dù có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản không thuộc sở hữu của
Nhà nước thì khơng được coi là hành vi tham ô tài sản. Cách hiểu này rõ ràng khơng
tương thích với quy định hiện nay của BLHS năm 2015.
Hành vi tham ô tài sản rõ ràng là rất nguy hiểm cho xã hội vì nó được thực hiện
bởi người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu
của người khác để tư lợi cho cá nhân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “đứng về
phía cán bộ mà nói, tham ơ là ăn cắp của cơng thành của tư; đục khoét của nhân dân; ăn
bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ để làm quỹ
riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ơ” 1. Rõ ràng hành vi tham ô tài
sản không những gây thiệt hại về vật chất mà cịn làm xói mịn niềm tin của nhân dân
đối với bộ máy cơng quyền. Do đó Nhà nước ta có đặt ra các quy định pháp luật từ rất
sớm để xử lý hành vi tham ô tài sản như quy định tại Sắc lệnh số 223 ngày 27 tháng 11
năm 1946, BLHS năm 1985, BLHS 1999…

Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS (Phần các tội phạm về chức vụ - TậpV), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
1

6


đưa ra các giải pháp bổ trợ với mong muốn cuối cùng là việc xử lý Tội tham ô tài sản
ngày càng hiệu quả, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, bảo đảm hoạt động của
các doanh nghiệp, thành phần kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác bình đẳng và đúng
theo quy định của pháp luật, từ đó góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày

càng mạnh mẽ; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

64


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
[1] Hiến pháp 2013.
[2] Bộ luật hình sự 1985 (Luật số: 17-LCT/HĐNN7) ngày 27/6/1985.
[3] Bộ luật hình sự 1999 (Luật số: 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999.
[4] Bộ luật hình sự 2015 (Luật số: 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015.
[5]

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Luật số: 101/2015/QH13) ngày 27/11/2015.

[6] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (Luật
số: 12/2017/QH14) ngày 20/6/2017.
[7] Luật Ngân sách nhà nước 2015 (Luật số: 83/2015/QH13) ngày 25/06/2015.
[8] Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (Luật số: 55/2005/QH11) ngày 29/11/2005.
[9] Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (Luật số: 36/2018/QH14) ngày 20/11/2018.
[10] Luật Cán bộ, công chức 2008 (Luật số: 22/2008/QH12) ngày 13/11/2008.
[11] Luật Viên chức 2010 (Luật số: 58/2010/QH12) ngày 15/11/2010.
[12] Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, về quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
[13] Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSDNTC-TANDTC-BCA-BTP ngày
13/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Tư pháp, về quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu
giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
[14] Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm cơng tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

[15] Nghị Quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020, Hà Nội.
[16] Nghị Quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Việt
[17] Phạm Hải Bình (2004), Cơng tác phát hiện, điều tra tội phạm tham ô tài sản trong
các doanh nghiệp Nhà nước của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân.
65


[18] Nguyễn Hịa Bình (2017), “Những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới trong
phần chung của BLHS năm 2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (24).
[19] Hồng Kỳ (2012), “Trần Dụ Châu và những hành vi tham nhũng”, Tạp chí Tịa án
nhân dân, (17).
[20] Dương Tuyết Miên (2017), “Những quy định mới của BLHS năm 2015 về tội
phạm tham nhũng”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (18).
[21] Nguyễn Diệp Ngọc (2017), Tội tham ô tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
[22] Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS (Phần các tội phạm về chức vụ TậpV), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
[23] Đinh Văn Quế (2009), “Một số vấn đề về Tội tham ô tài sản và những vướng mắc
trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (11).
[24] Mai Thị Lệ Quyên (2017), “Nhận diện tội phạm tham ô tài sản trong lĩnh vực ngân
hàng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh”, Tạp chí Tịa án nhân
dân (10).
[25] Trần Quang Sơn (2007), Tội tham ô tài sản trong BLHS Việt Nam, những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
[26] Đinh Khắc Tiến (2006), “Việc xác định Tội tham ô tài sản trong cơ chế thị trường”,

Tạp chí Kiểm sát, (06).
[27] Nguyễn Văn Thuân (2016), “Về những quy định mới trong BLHS năm 2015”, Tạp
chí Tịa án nhân dân, (04).
[28] Nguyễn Thị Thủy (2017), Tội tham ơ tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa
học xã hội.
[29] Tạ Thu Thủy (2009), Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[30] Nguyễn Thị Thúy (2019), Tội tham ơ tài sản theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
[31] Tịa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014.
[32] Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết năm 2015.
[33] Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết năm 2016.
66


[34] Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết năm 2017.
[35] Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết năm 2018.
[36] Nguyễn Phú Trọng (2019), Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, Nxb
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[37] Trần Thị Quang Vinh (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm
- Quyển 2), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
Tài liệu điện tử
[38] Bình luận tội Tham ơ tài sản, [ (truy cập ngày 28/5/2020).
[39] Công ước của Liên hợp quốc, pháp luật hình sự của một số quốc gia về chống tham
nhũng

[ />
cua-mot-so-quoc-gia-ve-chong-tham-nhung-49988.html], (truy cập ngày:

23/4/2020).
[40] Dự phòng rủi ro tín dụng lạ, [ />NQkmGdtQEuyNZoawiaZ6VJyeFXL8hkXnaDAsAaAocuEALw_wcB],
(truy cập ngày: 10/6/2020).

67



×