Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài nghiên cứu Hồ sơ số DS03 _ Bà Nguyễn Thị Hà Công ty TNHH H. International

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 12 trang )

HỒ SƠ DÂN SỰ SỐ 03
I. Tóm tắt vụ việc
- Ngày 02/03/2010, Bà Nguyễn Thị Hà Bắt đầu làm việc tại Công ty TNHH H.
International
- Ngày 30/12/2011, Công ty TNHH H. International và bà Nguyễn Thị Hà ký kết hợp
đồng lao động với thông tin cụ thể như sau:
Loại hợp đồng: Hợp đồng khơng xác định thời hạn
Vị trí: Kế tốn viên
Mức lương: 11.600.000 VNĐ (trong đó lương cơ bản là 10.600.000 VNĐ, phụ cấp
điện thoại: 1.000.000 VNĐ)
- Ngày 30/10/2017, đại diện Cơng ty TNHH H.International đã có cuộc họp với bà
Nguyễn Thị Hà, thông báo về việc sễ chấm dứt Hợp đồng lao động với bà vào ngày
31/10/2017.
- Ngày 02/11/2017, Công ty TNHH H.International gửi thông báo số 01/TB cho bà
Nguyễn Thị Hà, thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động và thanh toán các khoản
lương, trợ cấp với tổng số tiền là 68.727.273 sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Ngày 03/11/2017, Tổng giám đốc Công ty TNHH H. International ban hành quyết định
số 151103/QĐCDHĐ về việc chấm dứt hợp đồng với bà Nguyễn Thị Hà
- Ngày 4/04/2018, bà Nguyễn Thị Hà tìm đến văn phòng luật sư cần tư vấn, mong muốn
được bồi thường vì bị Cơng ty cho nghỉ việc trái pháp luật.
II. Các nội dung cần làm rõ

STT THÔNG TIN BÀ HÀ TRÌNH BÀY NỘI DUNG CẦN LÀM RÕ
VÀ HỒ SƠ
1
Bà Hà trình bày đã làm việc tại - Kể từ khi bắt đầu làm việc ngày 02/03/2010
Công ty từ 02/03/2010
đến ngày 30/12/2011, Cơng ty và bà Hà có
ký kết hợp đồng lao động khơng?
- Thời gian đó bà Hà làm việc tại cơng ty ở
vị trí nào, các chế độ tương ứng cụ thể là gì?


- Có tài liệu nào để chứng minh? (Thang
lương, bảng lương, báo cáo lao động gửi Sở
lao động thương binh và Xã hội, đóng
BHXH hàng tháng,…)
2

Bà Hà trình bày ký HĐLĐ khơng Ngày ký HĐLĐ khơng xác định là ngày
xác định thời hạn vào ngày 30/12/2011 theo HĐLĐ hay ngày


3

5

6

7

8

9

10

30/12/2012
30/12/2012 theo trình bày của bà Hà?
Bà Hà trình bày mức lương hàng Mức lương hàng tháng theo HĐLĐ ngày
tháng theo HĐLĐ là 12.600.000đ
30/12/2011 là 11.600.000đ.
- Cơng ty có Quyết định về việc điều chỉnh

tăng lương cho bà Hà không?
- Điều chỉnh từ thời điểm nào?
- Mức lương hàng tháng trong vòng 06 trước
khi nghỉ việc của bà Hà là bao nhiêu?
Trong HĐLĐ, CMND của bà Hà Cần xác định chính xác về 02 thơng tin về
cấp ngày 09/10/2012
thời gian này
Tuy nhiên, HĐLĐ lại được lập vào
ngày 30/12/2011
Bà Hà trình bày ngày 30/10/2017, - Buổi làm việc ngày 30/10/2017 giữa Cơng
bà được mời vào phịng họp và ty và bà Hà có được lập thành biên bản
được Cơng ty thơng báo bà sẽ phải không?
nghỉ việc vào ngày 31/10/2017
- Trước ngày 30/10/2017, bà Hà có nhận
được bất cứ Văn bản hay thông tin nào về
việc Công ty sẽ cho bà nghỉ việc vào ngày
31/10/2017 không?
Thông báo chấm dứt HĐLĐ và Ý nghĩa của việc thông báo và quyết định
Quyết định chấm dứt HĐLĐ lần chấm dứt hợp đồng lao động ký sau thời
lượt được ký vào ngày 02/11/2017 điểm bà Hà bị nghỉ việc
và ngày 03/11/2017 trong khi bà Hà
bị Cơng ty u cầu nghỉ việc trước
đó – vào ngày 31/10/2017.
Tại đơn trình bày của bà Hà và Cần làm rõ lý do này có thuộc trường hợp tại
thơng báo chấm dứt HĐLĐ 01/TB, khoản 10 Điều 36 BLLĐ năm 2012 không
lý do chấm dưt hợp đồng là do kinh
doanh khó khăn và dẫn đến thua lỗ,
nên phải thay đổi cơ cấu nhân sự?
Người ký hợp đồng lao động là ông - Cần làm rõ về việc ai là người đai diện theo
SIU RICKY

pháp luật hiện tại, ai là tổng giám đốc (có
Người ký thơng báo và quyết định thẩm quyền tuyển dụng lao động) của Công
chấm dứt HĐLĐ là ông PERTER J. ty.
Theo công văn số 42/CCTT-ĐKKD - Có hay khơng việc Cơng ty có thay đổi
01 của Sở KH và ĐH Hà Nội, thông người đại diện pháp luật mà không làm thủ
tin về người đại diện theo PL của tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp?
Công ty là ơng Tobert K. Lauer theo - Có Văn bản ủy quyền cho ông Perter J. ký
giây chứng nhận đầu tư cấp thay đổi TB và QĐ chấm dứt HĐLĐ với bà Hà
từ năm 2013 chưa được thay đổi
không?
Theo Thông báo chấm dứt HĐLĐ - Từ khi Công ty TNHH H.International ra
số: 01/TB ngày 02/11/2017:
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động số
Cơng ty đã thanh tốn cho bà Hà 01/TB ngày 02/11/2017 đến thời điểm ngày
các khoản tiền sau:
4/4/2018 khi bà Hà trình bày với Luật sư,
+ 1,5 tháng tiền lương do công ty công ty đã thực hiện thanh toán các khoản


khơng được đóng tiền bảo hiểm thất
nghiệp cho bà (từ tháng 3/2010 đến
tháng 11/2011): 18.900.000đ
+ 1,5 tháng tiền lương do không báo
trước: 18.900.000đ
+ 1 tháng tiền lương thứ 13 của năm
2016 (chưa trả): 12.600.000đ
+ 1 tháng tiền lương thứ 13 của năm
2017: 12.600.000đ
+ Trả 10 ngày phép của năm 2017:
5.727.273đ

Tổng số tiền là: 68.727.273đ
11

12

13

14

15

tiền nào?
- Cơng ty đã thanh tốn hết các khoản tiền
chế độ theo nội dung thông báo số 01/TB
cho bà Hà chưa?
- Ngồi nội dung trong thơng báo này, cơng
ty có thanh tốn cho bà Hà thêm các khoản
tiền nào khác không?

- Bà Hà đã đến Công ty nhận lại sổ bảo hiểm
xã hội và Quyết định chấm dứt hợp đồng lao
động chưa?
- Khi đến làm việc, phía cơng ty có trao đổi
gì thêm về việc chấm dứt hợp đồng lao động
với bà khơng?
Bà Hà có nắm được hoặc được phía Cơng ty
TNHH H.International giải thích về quy
trình chấm dứt hợp đồng lao động của cơng
ty khơng?
Sau khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng

mà không được báo trước, bà Hà có thực
hiện thủ tục khiếu nại hoặc u cầu làm việc
lại với phía Cơng ty TNHH H.International
khơng? Nếu có: Hai bên có thống nhất được
về việc Công TNHH H.International phải
nhận bà Hà trở lại làm việc theo hợp đồng đã
giao kết:
- Công ty TNHH H.International đồng ý
nhận bà Hà trở lại làm việc, nhưng bà Hà
không đồng ý?
- Công ty TNHH H.International không
muốn nhận lại bà Hà và bà Hà đồng ý?
Bà Hà không muốn quay trở lại Công ty H
để làm việc và muốn Công ty H bồi thường
thiệt hại cho bà với các khoản bồi thường cụ
thể như thể nào?
Ngồi ra, bà Hà có yêu cầu nào khác hay
không?


III. Điều kiện khởi kiện
- Về chủ thể: Bà Nguyễn Thị Hà là người lao động bị đơn phương chấp dứt HĐLĐ, có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cho rằng quyền và lợi ích bị xâm phạm. Do đó bà
Nguyễn Thị Hà có quyền khởi kiên, là nguyên đơn khởi kiện trong vụ án dân sự (Khoản 2
Điều 68 BLTTDS 2015).
- Vụ việc này chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lưc pháp luật nào
Bà Nguyễn Thị Hà có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp theo trình tự sau:
a. Thủ tục hịa giải của hòa giải viên lao động:
Thời hiệu yêu cầu hòa giải của hòa giải viên lao động là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra
hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm theo

khoản 1 Điều 202 Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, trường hợp bà Nguyễn Thị Hà vẫn
nằm trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm (từ tháng 11/2017
tới thời điểm đến văn phòng luật sư 04/2018 là 05 tháng)
b. Thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết:
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Hà là tranh chấp liên quan đến trường hợp bị đơn
phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động. Áp dụng điểm a, b khoản 1 điều 201 Bộ Luật lao động 2012, bà Nguyễn Thị Hà có
thể khởi kiện ra tịa án mà khơng bắt buộc phải thơng qua thủ tục hịa giải.
Thời hiệu u cầu tòa án giải quyết là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh
chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm theo khoản 2 Điều 202 Bộ
luật Lao động 2012.
Thẩm quyền của tòa án:
Áp dụng điểm c khoản 1 điều 35, khoản 1 điều 36, điểm a khoản 1 điều 39 Bộ Luật TTDS
2015, Tòa án nhân dân quận Ba Đình sẽ có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bà
Nguyễn Thị Hà nộp đơn khởi kiện.
IV. Tư vấn cho khách hàng các yêu cầu khởi kiện cụ thể (trên cơ sở mong muốn của
khách hàng và nội dung vụ việc)


Mong muốn của khách hàng – Bà Nguyễn Thị Hà:
1. Không muốn trở lại làm việc tại công ty TNHH H.International
2. Yêu cầu công ty TNHH H.International bồi thường thiệt hại vì đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.



Nội dung tư vấn cụ thể như sau:

1. Về việc không muốn trở lại làm việc tại công ty TNHH H.International:



Căn cứ Điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: cơng ty H. có nghĩa vụ phải
nhận bà Hà trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết. Tuy nhiên, tuỳ vào mong
muốn của bà Hà và cơng ty H. mà hai bên có thể thoả thuận về việc bà Hà không trở lại
làm việc tại công ty H. nữa.
Lưu ý: Mong muốn việc bà Hà không trở lại làm việc tại công ty H. liên quan trực tiếp
đến chế độ bồi thường thiệt hại, cụ thể:
- Trường hợp bà Hà không muốn tiếp tục làm việc, thì ngồi khoản tiền bồi thường quy
định tại khoản 1 Điều 42 thì cơng ty H. phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48
của Bộ luật lao động 2012 (Căn cứ theo khoản 2, Điều 42 Bộ luật lao động 2012)
- Trường hợp Công ty H. không muốn nhận lại bà Hà và bà Hà đồng ý, thì ngồi khoản
tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 42 và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều
48, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. (Căn cứ theo Khoản 3
Điều 42 Bộ luật lao động 2012).
Do vậy, bà Hà cần xác nhận lại với luật sư về các tình tiết liên quan đến việc bà không
muốn trở lại công ty H. làm việc là xuất phát từ đề xuất của cá nhân bà hay Công ty H. đề
xuất để làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Yêu cầu Công ty TNHH H.International bồi thường thiệt hại vì đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Thứ nhất, công ty TNHH H.International đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật đối với bà Hà.
(1) Khoản 10, Điều 26 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp
đồng lao động như sau:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thơi việc do thay
đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh

nghiệp, hợp tác xã”
Theo đó, Cơng ty TNHH H.International đang lấy lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ với
bà Hà vì hoạt động kinh doanh những năm qua gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ nên
phải thay đổi cơ cấu nhân sự.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Bộ luật lao động 2012 và hướng dẫn tại
khoản 2 Điều 13 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số nội dung của bộ luật lao động thì lý do chấm dứt hợp đồng lao động với bà Hà của
công ty H. đưa ra là không thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 36 Bộ luật lao
động 2012. Cụ thể: Lý do kinh tế theo quy định của pháp luật về lao động chỉ bao gồm:


“…
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết
quốc tế.”
Thời điểm tháng 11/2017 khi công ty H. tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động với bà Nguyễn Thị Hà không xảy ra các sự kiện khủng hoảng, suy thoái kinh tế, và
chính trong Thơng báo chấm dứt hợp đồng lao động số 01/TB ngày 2/11/2017, công ty H.
đã khẳng định lý do chấm dứt hợp đồng lao động với bà là do công ty “trong hoạt động
kinh doanh những năm qua đã gặp nhiều khó khăn dẫn đến thua lỗ”, vì vậy phải “thay
đổi cơ cấu nhân sự”.
(2) Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động được ghi
nhận tại Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong
những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xun khơng hồn thành cơng việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người

lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng
lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục
giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp
luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải
thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của
Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho
người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”
Như vậy, lý do công ty TNHH H.International đưa ra để đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động với bà Hà không thuộc các trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn
phương phương chấm dứt hợp động lao động.


Đồng thời, theo trình bày của bà Hà và theo Thông báo chấm dứt HĐLĐ số: 01/TB ngày
02/11/2017 của Công ty TNHH H.International đều ghi nhận nội dung: ngày 30/10/2017,
đại diện Công ty TNHH H.International thông báo với bà về việc sẽ chấm dứt HĐLĐ với
bà từ ngày 31/10/2017. Do đó, Cơng ty TNHH H.International đã vi phạm thời gian báo
trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn với bà Hà.
Với việc vi phạm khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 38 Bộ luật lao động 2012, căn cứ theo
điều 41 Bộ luật lao động 2012, hành vi của công ty H. là đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật, do đó công ty phải chịu các chế tài liên quan đến hành vi trái pháp
luật này.
Thứ hai, công ty TNHH H.International đã thực hiện một số hoạt động sau:
(1) Thanh toán các khoản tiền sau:
+ 1,5 tháng tiền lương do công ty khơng được đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp cho bà (từ

tháng 3/2010 đến tháng 11/2011): 18.900.000đ
+ 1,5 tháng tiền lương do không báo trước: 18.900.000đ
+ 1 tháng tiền lương thứ 13 của năm 2016 (chưa trả): 12.600.000đ
+ 1 tháng tiền lương thứ 13 của năm 2017: 12.600.000đ
+ Trả 10 ngày phép của năm 2017: 5.727.273đ
Tổng số tiền là: 68.727.273đ
(2) Về nội dung nhận lại sổ Bảo hiểm xã hội và Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động:
Bà Hà cần xác nhận lại với luật sư rằng đã đến công ty H. để nhận lại các tài liệu này hay
chưa.
Thứ ba, về yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật của công ty TNHH H.International:
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật của người lao động (cụ thể tại Điều 42, Điều 48, Điều 114),
công ty H. đã thực hiện tương đối đầy đủ các nghĩa vụ. Các vấn đề cần lưu ý và yêu cầu
bồi thường thiệt hại thêm cụ thể như sau:
(1) Về khoản trợ cấp thôi việc = 1,5 tháng tiền lương:
Điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP định về việc tính trợ cấp thơi việc
nếu có tháng lẻ như sau:
“Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian
người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao


động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc
đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động
được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06
tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.”
Theo đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thơi việc, trợ cấp mất việc làm cho bà Hà là

thời gian bà Hà không tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (1 năm 9 tháng - từ tháng 3 năm
2010 đến tháng 11 năm 2011) do bà Hà làm việc tại Công ty TNHH H.International
không tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và được làm trịn tính thành 02 năm.
Theo quy định về trợ cấp thôi việc tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012, tiền trợ cấp thôi
việc của bà Nguyễn Thị Hà được tính như sau:
0.5 tháng/năm x 2 năm = 1 tháng.
Tuy nhiên, Công ty TNHH H.International đã chi trả trợ cấp thôi việc cho bà Hà là 1.5
tháng tiền lương (tại mục 1 Thông báo chấm dứt HĐLĐ số: 01/TB ngày 02/11/2017), với
mức lương 12.600.000đ/tháng. Nếu mức lương 12.600.000đ/tháng bằng hoặc cao hơn tiền
lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi bà Hà bị cho nghỉ việc thì bà Hà đang được
Công ty TNHH H.International chi trả thừa 0.5 tháng lương nên không cần bồi thường
thêm về khoản chi trả trợ cấp thôi việc.
(2) Yêu cầu bồi thường thiệt hại thêm:
Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012, Công ty TNHH H.International phải
bồi thường cho bà Hà ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ (khoản 1 Điều 42), chi trả
trợ cấp thôi việc (Điều 48), bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo Hợp đồng
lao động để chấm dứt Hợp đồng lao động (khoản 3 Điều 42) và bồi thường khoản tiền
lương 45 ngày tương ứng trong những ngày không báo trước cho bà Hà (khoản 5 Điều
42).
Công ty TNHH H.International đã chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 48 và bồi thường 1.5
tháng lương tương ứng trong những ngày không báo trước cho bà Hà theo khoản 5 Điều
42. Tuy nhiên, theo quy định trên, Công ty TNHH H.International phải bồi thường thêm
cho bà Hà ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật (khoản 1) và bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm
dứt HĐLĐ (khoản 3) với bà Hà. Vậy, bà Hà có thể yêu cầu Cơng ty TNHH
H.International phải bồi thường thêm cho bà ít nhất 04 tháng tiền lương theo
HĐLĐ.
Lưu ý: Bà Hà cần xác nhận lại với Luật sư về mức lương cụ thể trong 6 tháng trước khi
bị cho nghỉ việc (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10/2017).
3. Liên quan đến việc công ty TNHH H.International giữ sổ bảo hiểm xã hội của bà

Nguyễn Thị Hà
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Quyết định số 959/QĐ-BHXH an hành quy định về
quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã
hội, thẻ bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:


“Điều 18. Quyền của người lao động - Luật bảo hiểm xã hội 2014
...
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
...
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 49. Trách nhiệm của người tham gia - Quyết định 959/QĐ-BHXH
...
3. Tự bảo quản sổ BHXH (từ 01/01/2016), thẻ BHYT.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, Người lao động được giữ sổ bảo hiểm xã
hội của mình từ ngày 1/1/2016.
Bà Hà cần xác nhận lại với Luật sư về việc công ty H. đã trả sổ bảo hiểm xã hội cho bà
hay chưa. Trường hợp chưa trả, bà Hà có quyền u cầu Cơng ty TNHH H.International
bàn giao lại sổ BHXH cho bà.

V. Soạn thảo Đơn khởi kiện
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Tồ án nhân dân quận Ba Đình
Người khởi kiện: NGUYỄN THỊ HÀ



Địa chỉ: Pxx K2, phường T, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)
Người bị kiện: CÔNG TY TNHH H.INTERNATIONAL
Địa chỉ: Tầng 16, số 2xx, phố Đ, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)
u cầu Tịa án giải quyết những vấn đề sau đây:
Tôi bắt đầu làm việc tại Công ty TNHH H.International từ ngày 2/3/2010 và đã ký hợp
đồng lao động không xác định thời hạn vào ngày 30/12/2011. Chức danh chuyên môn
trong hợp đồng lao động là kế toán, mức lương hàng tháng theo hợp đồng lao động là
12.600.00 đồng. Trong q trình làm việc, tơi ln hồn thành tốt cơng việc được giao,
chưa bao giờ bị xử lý kỷ luật.
Khoảng 11 giờ ngày 30/10/2017, khi đang làm việc bình thường thì tơi được mời vào
phịng họp để nói chuyện với ơng T – luật sư của công ty TNHH H.International do Tổng
giám đốc mời đến. Tại cuộc nói chuyện này, tơi được biết mình bị cho nghỉ việc với lý do
Công ty thay đổi cơ cấu và lý do kinh tế. Tổng giám đốc của công ty – ông Peter ra lệnh
cho tôi phải dọn dẹp đồ đạc và rời khỏi Công ty ngay lập tức, khơng cần bàn giao cơng
việc đang làm. Ơng Peter cũng bắt tơi phải ngồi cách ly trong một phịng riêng, cấm tơi
khơng được nói chuyện với bất cứ ai trong lúc ơng ấy nói chuyện với luật sư. Sự việc này
có sự chứng kiến của Luật sư T và nhiều nhân viên khác trong công ty.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này của Công ty TNHH H.International là
trái pháp luật và đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của tơi. Để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tơi buộc phải khởi kiện Cơng ty TNHH
H.International ra Tồ án.
Vì vậy, bằng đơn khởi kiện này tơi u cầu:
1. Tồ án nhân dân quận Ba Đình thụ lý giải quyết vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
giữa nguyên đơn - Nguyễn Thị Hà và bị đơn – Công ty TNHH H.International;
2. Yêu cầu Công ty TNHH H.International bồi thường thiệt hại cho tôi do hành vi đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể: Căn cứ Điều 42 Bộ luật lao động 2012 về
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
- Chi trả 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động (Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ luật lao
động 2012);
- Ngồi ra, do Cơng ty TNHH H.International khơng muốn nhận lại tôi vào làm việc và


tôi cũng đồng ý nên công ty phải bồi thường thêm cho tôi 02 tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động để chấm dứt Hợp đồng lao động(Căn cứ khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động
2012).
Tổng cộng số tiền bồi thường thiệt hại mà Công ty TNHH H.International phải chi trả
cho tôi là 04 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, cụ thể là:
12.600.000đ x 4 = 50.400.000 đ (bằng chữ: Năm mươi triệu bốn trăm nghìn đồng).
Yêu cầu khác (nếu có)
Người làm chứng (nếu có):
1. Luật sư T
Địa chỉ: (13) .......................................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).
2. ……………… - Nhân viên công ty TNHH H.International
Địa chỉ: (13) .......................................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).
3. ……………… - Nhân viên cơng ty TNHH H.International
Địa chỉ: (13) .......................................................................................................................
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
1. CMND, sổ hộ khẩu bà Nguyễn Thị Hà (bản sao);
2. Công văn số: 42/CCTT-ĐKKD 01 ngày 12/01/2018 (bản sao);

3. Các Hợp đồng lao động ký trong khoảng thời gian từ ngày 02/03/2010 đến ngày
29/12/2011 (nếu có) – bản sao;
4. Hợp đồng lao động ngày 30/12/2011 (bản sao);
5. Quyết định điều chỉnh tăng lương (nếu có) – bản sao;
6. Biên bản làm việc ngày 30/10/2017 (nếu có) – bản sao;
7. Sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận quá trình đóng BHXH của bà Nguyễn Thị Hà (bản
sao);
8. Thơng báo chấm dứt hợp đồng lao động số 01/TB ngày 02/11/2017 (bản sao);
9. Quyết định v/v chấm dứt hợp đồng lao động số 151103/QĐCDHĐ ngày
03/11/2017 (bản sao).


(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)........
Người khởi kiện

Nguyễn Thị Hà



×