Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Nghiên cứu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 145 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian dài học tập, nghiên cứu, đề tài luận văn “Nghiên cứu
sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” của Tơi
đã được hồn thành. Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
- TS.Nguyễn Thị Trang Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Tơi trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành Luận văn Cao học.
- Các Thầy, Cơ phụ trách khóa học; các Thầy, Cô trong khoa Địa lý.
- Ban Giám hiệu nhà trường, khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Tôi trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
- Sở NN & PTNT tỉnh Nghệ An, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, Phịng nơng
nghiệp, chi cục thống kê huyện Thanh Chương và Ban lãnh đạo huyện Thanh
Chương đã giúp đỡ Tôi về nguồn tư liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và đi thực
địa.
Cùng lời cảm ơn chân thành đến đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã có
nhiều sự giúp đỡ, động viên, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
Tơi có thể hồn thành tốt khóa học và nghiên cứu đề tài.
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả:

Phan Thị Phượng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................iii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................................7


CHƯƠNG 1..................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
CHÈ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..........................................7
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ
Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN.................................................36
CHƯƠNG 3................................................................................................................56
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN....................................................................................56
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..................................................................................100
PHẦN III. KẾT LUẬN............................................................................................131
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An” tôi rút ra một số kết luận như sau:................................131
3.3.1. Đối với Nhà nước...........................................................................................132
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương...................................................................133
3.3.3. Đối với hộ nông dân.......................................................................................133

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATTP
BVTV
CNH-HĐH
CP
DN
DNNN
HTX
KHKT

PTNT
UBND
TNXP
VSATTP
SX
XN

Nội dung đầy đủ
An tồn thực phẩm
Bảo vệ thực vật
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật
Phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân
Thanh niên xung phong
Vệ sinh an tồn thực phẩm
Sản xuất
Xí nghiệp

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iii

iii



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................iii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................................7
CHƯƠNG 1..................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
CHÈ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..........................................7
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ
Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN.................................................36
CHƯƠNG 3................................................................................................................56
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN....................................................................................56
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..................................................................................100
PHẦN III. KẾT LUẬN............................................................................................131
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An” tôi rút ra một số kết luận như sau:................................131
3.3.1. Đối với Nhà nước...........................................................................................132
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương...................................................................133
3.3.3. Đối với hộ nông dân.......................................................................................133

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................iii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................................7
CHƯƠNG 1..................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
CHÈ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..........................................7
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ
Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN.................................................36
CHƯƠNG 3................................................................................................................56
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN....................................................................................56
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..................................................................................100
PHẦN III. KẾT LUẬN............................................................................................131
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An” tôi rút ra một số kết luận như sau:................................131
3.3.1. Đối với Nhà nước...........................................................................................132
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương...................................................................133
3.3.3. Đối với hộ nơng dân.......................................................................................133

Sơ đồ:
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................iii
v


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU..................................................................................iii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................................7

CHƯƠNG 1..................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
CHÈ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..........................................7
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ
Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN.................................................36
CHƯƠNG 3................................................................................................................56
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN....................................................................................56
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ Ở HUYỆN THANH
CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN..................................................................................100
PHẦN III. KẾT LUẬN............................................................................................131
Thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An” tôi rút ra một số kết luận như sau:................................131
3.3.1. Đối với Nhà nước...........................................................................................132
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương...................................................................133
3.3.3. Đối với hộ nông dân.......................................................................................133

vi


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chè là cây cơng nghiệp lâu năm, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới,
sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Chè được trồng
phổ biến trên thế giới, tiêu biểu tại một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam…
Chè ở nước ta được trồng từ lâu đời, nhiều nhà khoa học cho rằng Việt
Nam là một trong những cái nôi của cây chè. Sản xuất chè mang lại giá trị kinh
tế cao, nó được xem là “cây xóa đói giảm nghèo”, “cây làm giàu” của nhiều hộ
nông dân ở vùng Trung du, miền núi nước ta. Phát triển chè cịn góp phần giải

quyết việc làm, ổn định đời sống và định cư cho người dân, bảo vệ an ninh biên
giới, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Chè chế biến
ở nước ta là một trong những nơng sản xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế
giới. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè.
Nghệ An được thiên nhiên ưu ái cho chất đất và khí trời phù hợp cho cây
chè sinh trưởng. Nếu như trước đây, người dân xứ Nghệ chỉ trồng chè cho kín
vườn, xanh đồi, thu nhập từ chè chỉ được coi là "thu nhập phụ", thì nay cây chè
đã có một vị thế khác hẳn. Hiện nay, cây chè đã được xác định là một trong
mười hai cây công nghiệp chủ lực của Nghệ An.
Huyện miền núi Thanh Chương nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An có
diện tích rộng lớn 1130,37 km2. Qua nhiều năm phát triển, Thanh Chương có
diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh Nghệ An. Tại đây đã hình thành được vùng chè
công nghiệp tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có sự liên kết của
doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất, thu mua và chế biến chè. Chè đã mang lại
cho nhiều hộ nông dân trong huyện một nguồn thu nhập ổn định, đã góp phần
vào giải quyết việc làm khu vực nông thôn, nâng cao đời sống người lao động,
thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, sản xuất chè ở Thanh Chương cịn nhiều hạn chế như diện tích
1


chè chưa được mở rộng như tiềm năng đất đai vốn có, năng suất, sản lượng, giá
cả chè cịn thấp, phương thức sản xuất chè của người dân còn nhỏ lẻ, thủ công,
một số cơ sở chế biến chè ở nhiều năm qua phải đóng cửa; sản phẩm chè chưa
có thương hiệu, uy tín lớn trên thị trường…
Vì vậy, tìm hiểu thực trạng, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, tiêu
thụ chè ở huyện Thanh Chương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
bền vững sản phẩm chè ở Thanh Chương là việc làm thiết thực, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu sản
xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm

luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Thơng qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè, đánh giá
thực trạng, mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn huyện
Thanh Chương, đề tài đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển sản phẩm
chè bền vững ở huyện Thanh Chương, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm chè Nghệ An trên thị trường Việt Nam và thế giới.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Từ mục tiêu đã nêu đề tài xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu sản xuất, chế biến và
tiêu thụ chè
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ
chè ở huyện Thanh Chương.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
2


- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực, tình
hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè từ đó đề ra một số giải pháp phát triển chè
trên địa bàn huyện theo hướng bền vững.
- Về khơng gian: Tồn bộ các xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Chương, đi
sâu nghiên cứu tại các xã Thanh Mai, Hạnh Lâm, Ngọc Lâm.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu sử dụng số liệu từ năm 2005 đến 2015, dự
báo đến năm 2020 hoặc định hướng đến 2030 cũng được sử dụng.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Quan điểm này xuất phát từ đối tượng của địa lý học là một thể tổng hợp,
bao giờ cũng gắn liền khía cạnh khơng gian và thời gian nhất định.
Vấn đề phát triển nông nghiệp huyện Thanh Chương, Nghệ An được xem
xét như một tổng thể theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Nó
lại bao hàm nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau, trong đó phát triển chè ở huyện
Thanh Chương, Nghệ An và nâng cao đời sống xã hội là các bộ phận quan trọng.
Chúng có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ lẫn nhau, phát triển chè là nhân, nâng
cao mức sống dân cư là quả. Chúng được xem xét trong mặt phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương với nhiều “nhân” và “quả” khác.
Xuất phát từ quan điểm tổng hợp - lãnh thổ, vấn đề phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Thanh Chương trong mối quan hệ với các cấp lãnh thổ cao hơn:
tỉnh, vùng và các cấp lãnh thổ thấp hơn: cụm xã, thơn… Những đặc điểm, những
giải pháp vừa mang tính chất thống nhất vừa mang tính dị biệt đặc trưng cho
từng khu vực nghiên cứu cụ thể.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Bất cứ một sự vật nào đều tồn tại một hồn cảnh lịch sự cụ thể, vì thế
muốn hiểu rõ bản chất phải hiểu được cả cội nguồn của nó để giải thích những
đặc điểm có trong hiện tại và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. Phát
3


triển chè ở huyện Thanh Chương đã được áp dụng từ lâu song kĩ thuật sử dụng,
hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng như nhau. Xem xét đối tượng trong
tiến trình phát triển khơng những thấy được quy luật mà cịn có thể phát triển tối
đa những kinh nghiệm, những bài học có giá trị. Từ đó đánh giá được hiện trạng
và dự báo xu hướng trong tương lai.
- Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với việc khai thác và
sử dụng, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, vì vậy những biện pháp phát

triển chè ở huyện Thanh Chương vừa xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế
vừa đánh giá tác động của chúng đến môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển
bền vững của thiên nhiên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Để có thơng tin đầy đủ cho đề tài Nghiên cứu sản xuất, chế biến, tiêu thụ
chè ở huyện Thanh Chương, tài liệu được thu thập ở các cơ quan như: UBND
tỉnh Nghệ An, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Nghệ
An, UBND huyện Thanh Chương, Phịng Thống kê, Phịng Nơng nghiệp, Phịng
Tài ngun và mơi trường, Phịng Lao động và xã hội, Phịng Tài chính tổng hợp
huyện Thanh Chương cùng một số đề tài, dự án về cây chè có liên quan, phục vụ
cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Phương pháp thống kê toán học.
Dựa trên những tài liệu thu thập được, Tơi sử dụng phương pháp thống
kê tốn học như một cơng cụ để phân tích, tổng hợp kết quả sản xuất, chế biến,
tiêu thụ chè tại các hộ, các xí nghiệp, tổng đội và các cơng ty kinh doanh chè ở
huyện Thanh Chương. Từ đó, đánh giá hiện trạng và dự báo xu hướng liên quan
đến đề tài. Ngồi ra, sử dụng phương pháp thống kê tốn học để phân tích sự
khác biệt về nguồn lực, sử dụng nguồn lực và các nguyên nhân ảnh hưởng đến
sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Dựa trên kết quả phân tích để đề xuất giải
4


pháp nâng cao hiệu quả sản phẩm chè ở huyện Thanh Chương.
- Phương pháp thực địa:
Những thông tin từ các tài liệu hiện có khơng thể có giá trị cao nếu không
gắn liền với thực tế trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, Tơi trực tiếp đi thực địa tại
các xã sản xuất chè của huyện Thanh Chương nhiều lần để tìm hiểu các mơ hình
phát triển chè của các hộ gia đình, tại các tổng đội và xí nghiệp chè, cơng ty chế
biến chè để tìm ra những đặc điểm chung cũng như sự khác nhau giữa các hình

thức này. Đồng thời, giúp Tôi hiểu hơn đời sống dân cư địa phương. Từ đó thu
thập thêm những thơng tin, tích luỹ thêm hiểu biết về vùng dất chè huyện Thanh
Chương nơi Tôi sinh ra và lớn lên.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Xây dựng bản đồ, biểu đồ dựa trên các số liệu, tài liệu để phản ánh các
nguồn lực, hiện trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của huyện Thanh Chương,
phản ánh các mối liên hệ lãnh thổ không gian cũng như dự báo khả năng phát
triển chè của huyện trong tương lai.
Trong đó, bản đồ được sử dụng như một loại tài liệu tham khảo hữu dụng.
Sử dụng cơng nghệ GIS để số hố bản đồ và vẽ các bản đồ, biểu đồ một cách
chính xác mang tính khoa học cao, các kết quả nghiên cứu được thể hiện một
cách trực quan và rõ nét.
- Phương pháp dự báo
Thông qua thực tế điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh
Chương, khả năng phát triển sản xuất chè, những diễn biến của thị trường cung
ứng, tiêu thụ sản phẩm chè và thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè ở huyện
Thanh Chương. Áp dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu
hướng phát triển về quy mơ diện tích, năng suất, sản lượng sản phẩm chè của
huyện cũng như xu hướng phát triển của chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến,
tiêu thụ chè theo hướng phát triển bền vững đến năm 2030.
6. Đóng góp chính của đề tài
5


- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về sản xuất,
chế biến, tiêu thụ chè để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Làm rõ được những nhân tố ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) cho
việc phát triển chè ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Phân tích tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn
huyện Thanh Chương.

- Đề xuất một số giải pháp phát triển chè bền vững ở huyện thanh
Chương, tỉnh Nghệ An, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
chè Nghệ An trên thị trường trong nước và quốc tế
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề
tài luận văn gồm có 04 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè
ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Chương 3. Nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Định hướng và giải pháp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

6


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ
TIÊU THỤ CHÈ Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đặc điểm sinh thái của cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camelia Sineusis, thuộc họ Theacae, khí hàn,
vị khổ cam, khơng độc. Chè là lồi cây có lịch sử trồng trọt lâu đời, có nguồn
gốc ở khu vực Đơng Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều
nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới. Cây chè có nhiều
cành nhánh, thông thường được xén tỉa thấp hơn 2 mét, được trồng để lấy lá, lấy
búp, làm cây cảnh. Cấu tạo cây chè gồm các bộ phận sau:

Mầm chè: Trên cây chè có những loại mầm dinh dưỡng và mầm sinh
thực. Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành
nụ hoa và quả.
Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các mầm
dinh dưỡng, gồm có tơm (phần lá non ở trên đỉnh chưa xòe ra) và hai hoặc ba lá
non. Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên
ngoài và bên trong của nó. Kích thước của búp thay đổi theo giống, loại và liều
lượng phân bón, các khâu kỹ thuật như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng
trọt. Búp chè là nguyên liệu để chế biến các loại chè vì vậy nó có quan hệ trực
tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè. Búp chè gồm 2 loại:
- Búp bình thường: gồm 1 tơm và 2 lá non.
- Búp xịe: khơng có tơm và 2 lá non.
Lá chè mọc cách, hình trứng trái xoan, mép lá có răng cưa, đầu và đuôi lá
nhọn dần. Lá chè dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng
4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt, lá già thì chuyển sang màu lục sẫm.
Cành chè: Do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành được chia làm
7


nhiều đốt. Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều từ 1 – 10cm do giống và điều
kiện sinh trưởng. Đốt chè dài là một trong nhưng biểu hiện giống chè có năng
suất cao. Từ thân, cành chè được chia ra làm nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp
3... Hoạt động sinh trưởng của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau. Theo lý
luận phát dục giai đoạn thì những mầm chè nằm sát phía gốc của cây càng có
giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Cịn những cành chè càng nằm ở
sát phí trên ngọn (mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục già, sức sinh trưởng
yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh. Những cành chè nằm ở giữa tán hoặc trên
mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn các cành ở rìa tán và ở phía
dưới tán.
Thân chè : Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa

là chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng
và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia chè ra làm 3 loại: than gỗ,
thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi.
Hoa chè màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 – 8 cánh hoa.
Quả nang hình cầu đường kính từ 2-3 cm, quả có từ 2- 4 hạt, vỏ quả hóa
gỗ cứng, khi chín có màu nâu sẫm. Mùa ra hoa tháng 9-12, quả chín vào tháng
10-11 năm sau.
Rễ của cây chè là loại rễ trụ, khi mới nảy mầm rễ trụ phát triển mạnh, sau
3 -5 thang thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ biên phát triển nhanh hơn. Từ năm
thứ 2 – 3 bộ rễ phát triển mạnh và gần hoàn chỉnh. Rễ cái của cây chè có thể
đâm rất sâu trong lịng đất nên cây ít bị lật cội. Cây chè sống nhiều năm trên một
mảnh đất cố định, do đó việc nghiên cứu đặc điểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan
trọng để đặt cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo
điều kiện cho các bộ phận trên mặt đất của cây chè phát triển.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và đặc tính sinh trưởng của cây chè, các nhà
thực vật học xác định vùng đất mà cây chè có thể xuất hiện và sinh trưởng tốt
phải có điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng (đất đai) phù hợp.
8


Về khí hậu: Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh
trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm.
Nhiệt độ thích hợp để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt là 22 – 28 oC, dưới
100C chè ngừng sinh trưởng; trên 30 0C chè sinh trưởng chậm và 40 0C các bộ
phận non của chè bị cháy; biên độ lệch nhiệt giữa ngày và đêm cao có lợi cho
q trình tích lũy vật chất cho sự phát triển cây chè, búp chè phát triển tốt cho
năng suất cao.
Ánh sáng: cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do
vậy có tính chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện
ánh sáng tán xạ. Ánh sán trực xạ trong điều kiện nhiệt độ khơng khí cao, khơng

có có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè. Trong thực tế sản xuất hiện
nay người ta thường trồng cây bóng mát cho chè để hạn chế nhiệt độ cao và ánh
sáng quá mạnh. Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi theo tuổi
cây và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn
ươm người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh.
Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè lá nhỏ. Các điều kiện chiếu
sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của
chúng.
Lượng mưa và độ ẩm: Yêu cầu tổng lượng nước bình quân trong năm đối
với cây chè là 1.500 mm và mưa phân bố đều theo các tháng. Bình quân lượng
mưa của tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm,
nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng và phát triển không tốt. Lượng mưa và
phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp đến thời gian sinh trưởng
phát triển và mùa vụ thu hoạch dài hay ngắn, dó đó ảnh hưởng đến sản lượng
cao hay thấp. Nước có anh huwongr lớn năng suất và phâm chất chè. Khi cung
cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu
hướng tăng lên.
Chè u cầu độ ẩm khơng khí cao, ttrong suất thời kỳ sinh trưởng độ ẩm
9


khơng khí thích hợp là khoảng 70 – 80%, khi độ ẩm khơng khí cao và nhiều mây
mù, búp chè non lâu và có chất lượng tốt.
Về địa hình: Nằm ở độ cao 500-1000 mm so với mực nước biển, môi
trường mát mẻ, không nắng quá hoặc ẩm quá. Độ dốc thích hợp của cây chè là
từ 5 – 200 m, địa hình bằng phẳng sẽ thân thiện cho cơng tác nâng cao năng suất
lao động trong cơ giới. Đối với vùng có độ dốc cao, vườn chè thường được bố
trí trồng theo kiểu bậc thang vừa chống xói mịn cho đất vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Về thổ nhưỡng (đất đai): So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất

không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn
định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và
tháo nước. Độ PH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 – 6,0. Đất trồng phải có độ
sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m thì hệ rễ mới phát triển bình
thường.
- Những vùng đất thỏa mãn các điều kiện trên và thuận lợi cho cây chè
phát triển là:
+ Nửa phía nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
+ Bắc Việt Nam.
+ Bắc Miến Điện, Thái Lan và Lào.
+ Vùng núi phía đơng bang Assam của Ấn Độ.
1.1.2. Chế biến chè
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quy trình cơng nghệ chế biến chè khác
nhau. Việc đầu tư công nghệ chế biến chè ngày càng hiện đại cùng với quy trình
chế biến ngày càng chặt chẽ đã tạo ra được sản phẩm chè sạch, an toàn vệ sinh
thực phẩm. Giá trị của cây chè ngày một tăng cao, sản phẩm chè ngày càng đa
dạng. Trong đó, hai quy trình cơng nghệ chế biến chè phổ biến nhất là quy trình
chế biến chè xanh và chè đen.
Quy trình chế biến chè xanh
10


- Búp tươi
- Quạt héo
- Cắt qua trục cắt
- Lên men
- Hồn thành thành phẩm
- Đóng gói
- Sàng phân loại
- Sấy khơ

- Quy trình sản xuất chè xanh cho ra các loại phẩm cấp chè khác nhau
gồm: chè loại 1; chè loại 2; chè loại 3; loại bột; mảnh; mỗi loại được xếp vào
một đơn giá riêng.
Quy trình chế biến chè đen CTC
- Búp tươi
- Sàng phân loại
- Đóng gói
- Thành phẩm
- Vò qua cối
- Sao dầu
- Sao lăn
- Sấy khơ
- Quy trình sản xuất chè đen cũng cho ra nhiều phẩm chất khác nhau và
được phân loại theo độ mịn của chè, gồm các loại sau: loại chè: Ô1, Ô2, Ô3, Ô4,
Ô5, Ô6 trong đó Ô1 có độ mịn thấp nhất, Ơ6 có độ mịn cao nhất, thường người
ta phải tái chế chè Ô1 để tạo ra sản phẩm chè có độ mịn cao hơn.
Cách thức tiêu dùng chè khơng chỉ để uống chè xanh đơn thuần, mà cịn
dùng chè đã qua chế biến để làm thức uống ngon hơn, bổ dưỡng hơn và đẳng
cấp hơn (trà lipton, sô - đa trà xanh, trà sữa hương vị trà xanh, trà xanh sữa
nóng, trà xanh kem va-ni, trà xanh rau câu sữa, trà xanh matcha...; dùng làm
11


nguyên liệu sản xuất nước ngọt C2, trà xanh O0; dùng trà xanh chữa bệnh, làm
đẹp da...). Sản phẩm chè xanh từ thiên nhiên thật sự hấp dẫn người tiêu dùng
trong và ngồi nước.
Như vậy, chè là cây cơng nghiệp có hiệu quả cao phù hợp với vùng đất
đai rộng lớn của trung du, miền núi nước ta. Cây chè sống quanh năm và tương
đối nhiều, vai trò và ý nghĩa của cây chè đối với sản xuất nông nghiệp rất lớn.
Phát triển cây chè không chỉ tạo công ăn việc làm cho lao động chính mà cả cho

lao động phụ (người già, trẻ em) ở nơng thơn, có tác dụng điều hoà lao động từ
vùng đồng bằng lên vùng trung du, miền núi thưa thớt. Mà cao hơn nữa, sẽ khai
thác bền vững và có hiệu quả tiềm năng to lớn về tự nhiên của một đất nước
nhiều đồi núi như nước ta.
1.1.3. Vai trò của sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng trọt một lần cho thu hoạch nhiều
năm, từ 30-50 năm. Đối với sản xuất nông nghiệp, chè là mặt hàng nơng sản có
giá trị sử dụng và là hàng hố có giá trị kinh tế cao.
Người ta trồng chè chủ yếu để lấy búp chè. Từ búp chè tuỳ theo cách chế
biến chè và công nghệ chế biến để cho ra các loại chè khác nhau: chè xanh, chè
đen, chè vàng, hồ tan … Chè nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo vệ sức
khoẻ, có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung ương,
giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hố … Do đó
nước chè đã trở thành nước uống dân dã phổ biến của nhân loại. Ngày nay, hầu
hết dân cư trên thế giới dùng nước chè làm nước uống hàng ngày. Một số nước
uống chè thành tập quán và tạo ra được một nền văn hố ngun sơ là “văn hố
trà”. Ngồi để uống người ta còn dùng nước chè xanh để rửa các vết thương
những chỗ lở loét, nhiễm trùng trên cơ thể. Vì thế chè khơng những có tên trong
danh mục giải khát mà cịn có tên trong từ điển y học, dược học. Người Nhật
Bản khẳng định chè cứu người khỏi bị nhiễm xạ và gọi đó là thứ nước uống của
thời đại nguyên tử. Ở vùng Tây Nam Trung Quốc thời cổ đại cùng khung cảnh
12


văn hoá với chúng ta đã dùng lá chè làm vật trao đổi ngang giá và thứ thuốc tiên.
Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu “ trà tam, tửu tứ”, ấm trà, chén
rượu rất quen thuộc với chúng ta. Nhấm nháp chút men nồng của rượu, thưởng
thức hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa thực
dụng, vừa biểu hiện của “ văn hố ăn uống” địi hỏi trình độ thưởng thức cao và
nâng nó nên thành một nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà. Đồng thời với “ trà

tam, tửu tứ” của cổ nhân đã làm cho con người giải toả được lo toan thường
nhật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và làm tăng thêm ý nghĩa văn hố
cho sinh hoạt đời thường.
Chính nhờ những giá trị to lớn đó, mà cây chè được xem là một trong
những cây cơng nghiệp chủ lực của nước ta; có vai trị, vị trí rất quan trọng đối
với ngành nơng nghiệp nước nhà.
Sản xuất chè đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, hàng năm tạo
việc làm ổn định cho hàng chục nghìn lao động nơng nghiệp, nơng thơn; thúc
đẩy nơng nghiệp miền núi phát triển, xóa đói, giảm nghèo; góp phần phát triển
kinh tế - xã hội các vùng trung du- miền núi nước ta.
Việc đẩy mạnh phát triển vùng chuyên canh chè tập trung đã huy động
được nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp, đặc
biệt là việc phát huy vai trị của các doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Việc đưa các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất
phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của nước ta như: LDP1, LDP2 và chè
Shan, cũng là góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông
nghiệp.
Việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè
như sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, thủy lợi tưới, việc đưa cơ giới vào sản
xuất, nhất là khâu thu hoạch chè, đổi mới cơng nghệ chế biến,...qua đó đã nâng
cao năng suất, chất lượng chè, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao
13


động và giá trị của sản phẩm chè. Từ đó, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát
triển.
Việc hình thành mối liên kết giữa sản xuất và chế biến, giữa hộ nông
dân và doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra chuỗi giá trị sản xuất chè ổn định và sản
lượng chè trong chuỗi này chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài. Càng ngày sản

phẩm chè xuất khẩu vươn ra thị trường thế giới ngày càng cao. Năm 2015, xuất
khẩu chè của Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trên tồn thế giới.
Việc trồng chè tập trung thành vùng chuyên canh rộng lớn trong nơng
nghiệp sẽ khai thác có hiệu quả tiềm năng về tự nhiên hiện có ở nước ta (như
quỹ đất, khí hậu, nguồn nước…), góp phần chống xói mịn rửa trôi đất, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Việc đầu tư phát triển cây chè theo hướng chun mơn hóa góp phần khai
thác có hiệu quả và phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo
quản nông sản, cũng như quan tâm, chú ý tới thị trường tiêu thụ, gắn công
nghiệp chế biến với dịch vụ nông nghiệp…thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện
đại sản xuất hàng hóa, hướng mạnh ra xuất khẩu. Qua đó, làm cho cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn nước ta chuyển dịch rõ nét hơn, tích cực hơn.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè
1.1.4.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một nguồn lực góp phần định hướng tổ chức không gian
lãnh thổ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Vị trí địa lý tạo thuận lợi hoặc gây khó
khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu, vật tư phân bón, trao đổi, kinh doanh
sản phẩm chè cũng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.
1.1.4.2. Nhân tố tự nhiên
- Địa hình: Chè thường được trồng những nơi có địa hình đồi núi, dễ thốt
nước, khơng bị úng đọng. Cho nên vùng trung du, miền núi là điều kiện thích
hợp cho việc phát triển cây chè.
14


- Khí hậu:
Cây chè có thể sinh trưởng ở khu vực có lượng mưa từ 1000 mm – 4000
mm, trung bình là 1500 – 2000mm, yêu cầu tốt nhất là lượng mưa phân phối đều
xen kẽ ngày mưa, ngày nắng. Nếu lượng mưa không đủ để tưới cho chè, hoặc

phân phối khơng đều sẽ hình thành nên năng suất khơng đều ở búp chè tươi. Ở
Việt Nam chẳng hạn: Mùa xuân và mùa thu lượng mưa đồng đều và đủ, năng
suất chè đạt mức cao hơn mùa hè và mùa đông.
Cây Chè yêu cầu độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm khơng khí cần thiết từ 70 –
90%, độ ẩm khơng khí thích hợp nhất là từ 80 – 85%. Nếu độ ẩm khơng khí
thấp, cây chè sinh trưởng kém, búp chóng già, chóng héo và ảnh hưởng rất lớn
làm giảm hàm lượng đường trong chè. Nếu độ ẩm thích hợp, chè sẽ có năng suất
cao chất lượng tốt và bớt đắng hơn.
Cây chè ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 10 0 C, sinh trưởng chậm ở nhiệt độ
15 – 200 C, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 22 – 25 0C. Nếu nhiệt độ trên 300C chè
chậm phát triển và ở 400 C trở lên chè ngừng sinh trưởng và chết cháy. Như vậy
nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây chè. Ngồi
ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển chất Tanin, một chất
quan trọng trong chè.
- Đất đai: Cây Chè không yêu cầu quá khắt khe, tuy vậy đất cũng phải
đảm bảo các yêu cầu sau: Đất có tầng phong hóa sâu, có phản ứng chua, nhiều
mùn dễ thốt nước và có độ dốc thoải (có thể trồng trên đất có độ PH từ 4 – 6,5
Kcal, thuận lợi nhất là từ 4,5 – 5,5Kcal). Cây chè sinh trưởng tốt nhất ở đất có
thành phần cơ giới cát pha, thịt nặng, đất tơi xốp và tầng đất dày 1m có mạch
nước ngầm sâu hơn 1m. Khơng phải đất ở vùng nào cũng thích hợp để trồng chè
và mang lại hiệu quả kinh tế. Đất cằn cỗi chè rất khó phát triển và cho hiệu quả
thấp (cho búp thấp). Đất úng nước chè dễ chết, tầng dầy đất mỏng sẽ không đảm
bảo đời sống kinh tế 10 – 12 năm, vốn có của chè…Ngồi ra, đất để trồng chè
yêu cầu một diện tích rộng lớn, để phát triển vùng chè nguyên liệu, đủ cung cấp
15


cho nhà máy chế biến.
- Nguồn nước: Nước là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến q trình sinh
trưởng phát triển cây chè, đặc biệt nguồn nước ngầm. Ở nơi nào có mực nước

ngầm phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất chè trên quy mơ lớn.
Nhìn chung nhân tố tự nhiên góp phần khơng nhỏ vào quá trình sản xuất
chè. Biết khai thác tốt những lợi thế và khắc phục những hạn chế của điều kiện
tự nhiên là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè.
1.1.4.3. Dân cư và nguồn lao động
- Dân cư là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của cây chè.
Dân cư đông đúc sẽ cung cấp nguồn lao động dồi dào cho việc sản xuất chè,
đồng cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn, hơn nữa phong tục, tập quán uống
nước chè cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, văn hóa ẩm thực…
- Nguồn lao động, trong sản xuất chè cần một khối lượng lao động khơng
nhỏ( bình qn 1 ha cần tới 2 lao động thường xuyên và 2 lao động thời vụ).
Nếu khối lượng lao động không đủ đáp ứng, thì cường độ lao động sẽ rất cao,
nhất là mùa thu hoạch không kịp ảnh hưởng tới chất lượng chè búp tươi và ảnh
hưởng đến số lượng cũng như chất lượng chè búp tươi lứa sau. Ở Việt Nam,
khối lượng lao động nông thôn rất dồi dào cho việc sản xuất trồng chè. Hơn nữa
yêu cầu trình độ lao động trong sản xuất chè không cao, nguồn lao động nông
thôn dễ dàng đáp ứng. Điều quan trọng là làm thế nào để người dân yên tâm sản
xuất chè và làm thế nào để giải quyết việc làm trong giai đoạn chè không cho
thu hoạch nhằm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp trá hình trong sản xuất ngành chè.

1.1.4.4. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
Bao gồm giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở chế biến, bưu chính viễn thơng.
Đây là nhân tố ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản xuất chè, là điều kiện
hết sức quan trọng để phát triển sản xuất chè một cách bền vững, tạo nên tiềm
16


lực lâu dài.
- Giao thông: là điều kiện không thể thiếu được để phát triển các vùng sản
xuất chè nguyên liệu, nhằm chuyên chở các vật tư, chè búp tươi, chè khô và

phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Giao thơng thuận lợi thì việc đi lại, việc
vận chuyển sẽ rất dễ dàng. Mặt khác tạo nên sự giao lưu giữa các địa phương,
giữa các vùng với nhau, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
- Thuỷ lợi: Đối với sản xuất chè, thuỷ lợi đóng góp khơng nhỏ vào hiệu
quả của hoạt động này. Đặc biệt là vào mùa khô hạn, chè thiếu nước, thiếu độ
ẩm gây nên những tổn thất trong năng suất, chất lượng và chè có thể chết. Ngồi
ra cần có các cơng trình chống rửa trơi, xói mịn vào mùa mưa lớn. Chè thường
được trồng trên địa hình dốc việc rửa trơi, xói mịn là hồn tồn có thể xảy ra. Vì
vậy cần có các vành đai cây cối và hệ thống thốt nước riêng, phù hợp với địa
hình vùng chè.
- Điện: Có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, chế biến và
tưới tiêu cho chè. Nó là nguồn năng lượng thắp sáng cho người dân, là nguồn
năng lượng giúp các nhà máy chế biến hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm được
vốn và chi phí lao động.
- Cơ sở chế biến: Cơ sở chế biến là điều kiện quan trọng, mỗi vùng chè
nguyên liệu cần xây dựng các cơ sở chế biến, để thu gom nguyên liệu chè búp
tươi và chế biến ban đầu. Cơ sở chế biến ở quá xa vùng chè nguyên liệu, sẽ gây
ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển đi lại và chất lượng của chè.
Quy trình cơng nghệ của các cơ sở chế biến ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm chè công nghiệp. Do đó, trước nhu cầu địi hỏi của thị trường thì việc
trang bị máy móc, áp dụng cơng nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ
chè là điều tất yếu.
Chất lượng nguồn nguyên liệu và chất lượng nguồn lao động phục vụ cho
các cơ sở chế biến cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè. Nguồn chè
búp tươi nếu thu hái đúng quy trình kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh ATTP trong quá
17


trình thu hoạch vận chuyển tập kết về nhà máy chế biến sẽ cho sản phẩm chè
thơm ngon, được thị trường ưa chuộng và ngược lại. Do đó, yếu tố chất lượng

nguồn nguyên liệu chè và chất lượng nguồn lao động phục vụ q trình chế biến
chè có vai trị rất quan trọng.
- Thông tin liên lạc: Chè là sản phẩm hàng hố (chủ yếu là để xuất khẩu).
Vì vậy cần phải cập nhật thông tin hàng ngày, nhanh nhạy để nghiên cứu và dự
báo biến động của thị trường, để có các bước chuẩn bị trong sản xuất chè. Thông
tin liên lạc phát triển là cầu nối quan trọng giữa chính sách Nhà nước với nhân
dân, giữa nơi sản xuất với thị trường tiêu thụ. Vậy thông tin liêu lạc kịp thời sẽ
góp phần quan trọng đối với quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
1.1.4.5. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khoa học kĩ thuật là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả
sản xuất kinh doanh chè, là nhân tố cơ bản quyết định việc hình thành chất
lượng sản phẩm chè. Nhân tố khoa học kỹ thuật thể hiện rõ qua thiết bị sản xuất,
quy trình kỹ thuật sản xuất, trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản; qua thông
tin về công nghệ, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu cải tiến công nghệ, hợp lý
hố sản xuất, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, đầu tư đổi mới công nghệ và cả
trong khâu đào tạo nâng cao trình độ tay nghề lao động để sử dụng có hiệu quả
thiết bị hiện đại.
Khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ rút ngắn thời gian sản xuất, bảo đảm chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành sản phẩm chè và ngược lại.
1.1.4.6. Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ luôn là yếu tố quyết định tới sản xuất chế biến chè, là
cơ sở quan trọng để tiến hành sản xuất - chế biến chè. Điều kiện tự nhiên phù
hợp, những sản phẩm tạo ra khơng có thị trường tiêu thụ thì sản xuất - chế biến
chè khơng đạt hiệu quả kinh tế, đem lại lợi ích gì cho người dân, doanh nghiệp.
Nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định ngành chè mới có cơ sở để phát triển
được.
18


Vì vậy trong ngành chè sản xuất - chế biến và tiêu thụ là 3 quá trình phải

gắn kết vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
1.1.4.7. Chính sách của Nhà nước
Sản xuất chè chủ yếu tiến hành ở khu vực miền núi, nông thôn, mọi tiềm
lực kinh tế đều ở mức thấp, nhất là vốn, khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng…
Chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo đầu
ra…là những chính sách tác động rất lớn tới khả năng phát triển của Chè.
Khuyến khích nơng dân n tâm sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xố đói
giảm nghèo cho chính bản thân mình.
1.1.5. Cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè
1.1.5.1. Khái niệm liên kết kinh tế
Như chúng ta đã biết, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè là
một phạm trù trong liên kết kinh tế nói chung. Ở đây, liên kết kinh tế là cái
chung, cái tổng thể còn liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè là cái
riêng, cái bộ phận. Triết học đã chỉ rõ, muốn hiểu một vấn đề chúng ta phải đi từ
“cái chung” đến “cái riêng”, từ cái “tổng thể” , đến cái “bộ phận”. Tức là đầu
tiên phải tìm hiểu khái niệm liên kết kinh tế, đến liên kết nơng sản, rồi từ đó làm
cơ sở phân tích rõ hơn liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè.
Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học của Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri
thức Bách khoa thì Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do
các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu
của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các
quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng
của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi
ích cho nhau [14].
Theo Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách
19



×