Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu KIỂM TRA HỌC TRÌNH MÔN : THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.67 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC


KIỂM TRA HỌC TRÌNH MÔN : THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
HỌ VÀ TÊN: HOÀNG TIẾN HINH
LỚP : ĐHSP NGỮ VĂN LIÊN THÔNG K3

Điểm Lời phê

Đề bài: Nhận xét, phân tích và đánh giá việc dùng từ “canh cánh” trong
câu văn sau: Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.

Bài làm

Trong câu “Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.”, tác
giả dùng từ “canh cánh” hẳn là phải có sự đắn đo, lựa chọn kĩ càng.
Từ “canh cánh” là động từ dùng để chỉ trạng thái tâm lí của con người.
“Canh cánh nghĩa là : điều lo, nghĩ lúc nào cũng ở bên lòng, không để cho
yên. Chính vì vậy, tác giả dùng từ “canh cánh” để thể hiện tâm trạng của
nhân vật trữ tình – Hồ Chí Minh trong “Nhật ký trong tù”.
Nếu ai đã đọc “Nhật ký trong tù” và những trang viết về Bác trên hành
trình đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc, thì càng hiểu được nỗi gian lao
vất vả và hiểu được nỗi lòng của Bác – một người con của dân tộc Việt Nam
cả một đời hy sinh vì quê hương đất nước. Sinh ra trong lúc dân tộc đang
trong cảnh bị gông xiềng áp bức của bè lũ xâm lược và tay sai bán nước.
Trước cảnh đất nước lầm than, Người đã luôn mong muốn tìm ra con đường
giải phóng cho dân tộc mình. Người quyết thực hiện hiện mong muốn của
mình dù biết cuộc hành trình đó đầy gian lao, vất vả. Người đã đi khắp năm
châu, đến những vùng đất tự do để tìm đường cho cách mạng nước nhà.
Người đã gặp được những vị lãnh tụ của các phong trào cách mạng trên thế
giới và thấy được con đường đi đến thành công của các cuộc cách mạng đó.


Người trở về nước trong lúc cách mạng nước nhà ở tình thế hết sức khó
khăn. Tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường
sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam.
Khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương ở đây
bắt giữ và bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong thời gian đó Người
đã sáng tác tập thơ “Nhật ký trong tù”- tập thơ thể hiện tâm hồn cao đẹp, ý
chí cách mạng phi thường và một tấm lòng luôn hướng về quê hương đất
Việt. Một con người luôn mong muốn đem những gì mình đã học được để
giải phóng dân tộc, giờ đây lại bị bắt giam và cách lí với cuộc cách mạng
đang sôi sục, Người chỉ còn biết thể hiện lòng mình qua những trang nhật kí
– những trang nhật ký bằng thơ đầy xúc động, bởi đó là một tấm lòng luôn
lo nghĩ cho dân, cho nước. Chính điều này đã lí giải vì sao tác giả dùng từ
“canh cánh” trong câu “Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.”
Để giải thích rõ hơn cho câu hỏi: Vì sao tác giả lại chọn từ “canh cánh”
chứ không phải là một từ khác, chúng ta hãy thử thay nó bằng những từ khác
có quan hệ gần gũi với từ “canh cánh”, như: phản ánh, thể hiện, bộc lộ, biểu
hiện, biểu lộ. Những từ này nếu đưa vào câu văn đó để thay cho từ “canh
cánh” thì ý nghĩ của nó sẽ chỉ còn là : một tấm lòng nhớ nước, chứ không
còn cái nghĩa: sự lo nghĩ lúc nào cũng ở bên lòng, không để cho yên. Hoặc
,nếu dùng từ “đau đáu”: trạng thái không yên lòng do đang có điều quan
tâm, lo lắng. Đây cũng là một từ chỉ tâm trạng, nhưng chủ yếu thể hiện nỗi
nhớ, hay cách nhìn ( ví dụ: Nỗi nhớ đau đáu. Nhìn đau đáu), chứ không nói:
Lo đau đáu. Vả lại, yếu tố nghĩa thể hiện nỗi nhớ đã được tác giả thể hiện ở
cụm từ “nhớ nước”.
Từ những điều đã phân tích trên, ta thấy rằng việc dùng từ “canh cánh”
của tác giả trong câu “Nhật ký trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.”
là phù hợp và đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, bởi nó biểu thị chính
xác tư tưởng của tác giả và giúp người đọc (nghe) hiểu được, lĩnh hội được ý
tưởng đó.





×