Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm diệt côn trùng gây hại gia súc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.94 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm diệt côn trùng gây hại gia súc

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Cũng như chăn nuôi mọi đối tượng khác, trong chăn nuôi gia súc vấn đề đảm
bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh là hết sức quan trọng. Làm tốt việc này không
những sẽ giảm được dịch bệnh và chi phí thú y, mà còn đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế
để phát triển chăn nuôi bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học bao gồm rất nhiều biện pháp kỹ thuật liên hoàn: con
giống sạch bệnh và khỏe mạnh, môi trường chăn nuôi (chuồng trại, che mát, sân
chơi, ) được vệ sinh tiệt trùng, thức ăn đảm bảo vệ sinh và chất lượng, nước uống
sạch, tiêm thuốc và vaccine phòng bệnh đầy đủ và kịp thời, Trong thực tế sản
xuất không thể có một môi trường chăn nuôi hoàn toàn an toàn dịch bệnh, nói cách
khác dịch bệnh gia súc là tất yếu trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy việc thực hiện
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan gây hại của những
đối tượng gây bệnh (vi trùng, siêu vi trùng, nấm, ) từ môi trường vào cơ thể gia
súc là rất cần thiết, hiệu quả và chi phí thấp. Một trong những trung gian lan
truyền nhanh bệnh gia súc là côn trùng. Đặc biệt, ở nước ta có khí hậu nhiệt đới
gió mùa nên các loại côn trùng phát sinh phát triển rất nhanh, nhiều và quanh năm.
Không chỉ lây bệnh gia súc, những côn trùng chích hút máu còn trực tiếp gây hại
gia súc. Trong thời gian qua, người chăn nuôi trên cả nước đã thực hiện tương đối
tốt những biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại thông qua việc sử dụng các chất
sát trùng như: nước vôi, ozon, hóa chất chuyên dụng, góp phần đáng kể giảm thiểu
dịch bệnh trên đàn gia súc, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
chăn nuôi, nhất là trong điều kiện các “đại dịch bệnh” luôn tiềm ẩn và bùng phát.
Tuy nhiên, trong phòng trị dịch bệnh gia súc việc phát huy hiệu quả những kinh
nghiệm dân gian của ông cha để lại là rất cần thiết.
Qua sách báo và thực tế sản xuất, chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm hay
và bài thuốc dân gian dễ làm nhưng hiệu quả để bà con chăn nuôi có thể ứng dụng
vào sản xuất để bảo vệ đàn gia súc của mình.
Chống mọt: Dùng 100g lưu hoàng nấu với 1 lít nước ở nhiệt độ sôi. Để khi nước


dịch còn đang nóng, dùng chổi rơm hoặc đót nhúng nước dịch quét đều lên hết
diện tích bề mặt tre, gỗ quây quanh chuồng.
Diệt mối, dán: lấy 50g thạch xương, 20g cây thuốc cá cho vào 1 lít nước đem đun
sôi sắc kỹ trong thời gian khoảng 60 phút, sau đó cho vào dung dịch đã sắc 10g
bột băng phiến (long não) rồi khuấy tan đều, đem dung dịch này phun đẫm lên ổ
mối, vách tường.
Diệt ruồi: có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: đốt cháy 50 g lá bầu
khô để khói xông vào chuồng. Sắc 200g lá bầu tươi trong nước sôi rồi lấy nước đã
sắc tắm cho bò. Lấy 50g bách bộ, 20g nghể, 16g vỏ cổ giải, 16g rễ cây thuốc cá,
16g rễ cóc kèm, 20g dành dành bóng, cho tất cả những vị này vào 2 lít nước đem
đun sôi để còn nóng rồi đem phun thẳng vào những nơi có nhiều ruồi.
Diệt muỗi: dùng hỗn hợp các nguyên liệu: bèo cái khô + lá sả khô + lá ráng hoa
trắng khô + vỏ bưởi khô đem đốt cháy ở ngay cửa chuồng nơi đầu gió để xông
khói. Lấy quả giả điều chín (phần cuống quả phình to chứ không phải hạt điều) ép
lấy nước dịch, sử dụng nước dịch này phun lên các vũng nước đọng và bụi cây
xung quanh chuồng. Phương pháp này có tác dụng trong thời gian khá dài, có khi
đến 3 tháng. Hoặc dùng cúc trừ sâu 20g, rễ thuốc cá 30g, bách bộ 50g, lá sả 100g
vào 2 lít nước đem đun sôi, để còn vừa nóng rồi đem phun đều xung quanh
chuồng, bụi cây, vũng nước đọng quanh chuồng.
Đuổi kiến: dùng 30g tỏi giã nhỏ, 3,5g hàn the tán mịn, đem ngâm cả 2 thứ này
trong 100 ml rượu trắng trong thời gian 20 phút, sau đó dùng dung dịch này phun
lên các ổ kiến, phun dọc theo đường đi của kiến.


×