Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Ba Na Kriêm Vĩnh Thạnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.32 KB, 2 trang )

Nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Ba
Na Kriêm Vĩnh Thạnh

Cũng như các dân tộc anh em chung sống trên dãy Trường
Sơn, người Ba Na Kriêm (huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định) trong
quá trình tồn tại và phát triển đã kiến tạo cho mình một nét bản sắc
văn hóa riêng biệt
Qua thời gian, nét bản sắc văn hóa đã trở thành một giá trị
tinh thần quý giá. Trong muôn vàn những nét văn hóa ấy, đáng chú
ý là nghệ thuật tạc tượng, điêu khắc gỗ.
Đến bất cứ ngôi làng nào của người Ba Na, chúng ta cũng
dễ nhận thấy nghệ thuật điêu khắc tập trung chủ yếu ở ngôi nhà
rông, bắt đầu từ cầu thang lên sàn đến nóc. Các bức điêu khắc này, thường được bàn tay
các nghệ nhân tài hoa chạm nổi, ngoài những hoa văn hình học còn có cả hình người,
hình chim thú. Mỗi con vật được chạm thường phản ánh ước lệ một nội dung rất súc
tích, theo Bok Vin - một già làng ở Kon Blo (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định), cho biết: hình tạc chim Plang hay chim khách đều tượng trưng cho lòng
hiếu khách, cởi mở của dân làng đối với cư dân xung quanh. Chim Pliêu hay chim chào
mào tượng trưng cho tiếng ríu ra, ríu rít, tụ họp đông vui của nhiều thế hệ. Một hàng Kơ
tớp, những con cu cườm, cu gáy đứng trên nóc nhà rông cho thấy một vụ mùa bội thu,
lắm ngô nhiều thóc. Chim nhồng, chim két tức chim Jông, chim Dyé, những loài chim
học được cách nhại lại tiếng người, ân cần mời mọc mọi người uống rượu cần


Những loài chim nêu trên cũng thường được đẽo gọt thành những khối tượng
tròn để vào những chỗ đặt những điêu khắc gỗ. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những
khối tượng gỗ tạc hình chim bói cá, chim gõ kiến, chim đại bàng, chim đưm, chim cú
Tượng thú được tạc phổ biến là các loại khỉ, thỉnh thoảng cũng bắt gặp tượng các loại
chồn, voi.
Trong các khối tượng gỗ, những hình nhân thường được các nghệ nhân Ba Na
Kriêm gia công nhiều nhất. Chúng là những con rối biết cử động, được sơn phết bằng


những loại phẩm màu, có khi còn được cho đeo các đồ trang sức. Những con rối này
như một loại búp bê, được làm ra để mua vui trong các ngày lễ hội của buôn làng. Để
bảo vệ hoa màu trên đồng ruộng, trên nương rẫy, họ cũng tạo ra những con rối làm bù
nhìn biết cử động khi có gió thổi hoặc do người kéo để xua đuổi các loài chim sẻ, chim
ri và các loài sóc, chuột phá phách. Đặc biệt, trong những buổi lễ cầu may, đồng bào
thường bện những con rối bằng hoa lau treo ở trên cây nêu, treo ngoài đường, trên cổng
làng. Họ cũng dùng mò o, tre để đan bện những con rối thể hiện lòng cầu mong ước
muốn được đông con, nhiều cháu; những bầy chim đan bằng nan tre màu trắng cắm ở
bến nước để cầu mong mưa thuận gió hòa. Bên cạnh những khối tượng được tạc hoàn
chỉnh, cũng có những loại tượng có tính ước lệ nên chỉ được lưu ý có phần mặt hay
phần đầu.
Điểm khác biệt giữa người Ba Na Kriêm với các nhóm người Ba Na khác là họ
không có các loại tượng nhà mồ. Kỹ thuật chạm khắc trên đá chưa tìm thấy ở vùng
người Ba Na Kriêm hiện đang cư trú, dù rằng thành Ta Cơn và những lâu đài kỳ vĩ bằng
đá ở Vĩnh Sơn vẫn đang thách thức với thời gian và những nhà văn hóa về một huyền
thoại mang đậm chất sử thi của người Ba Na Kriêm Vĩnh Thạnh.
Nguồn tin: Báo Bình Định

×