Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Địa lí kinh tế doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.34 KB, 6 trang )

HNM) - Vấn đề Trái đất nóng lên, nước biển dâng cao và khí hậu đang biến
đổi một cách khắc nghiệt không còn là chuyện của thế giới, mà đang đe
dọa trực tiếp đến Việt Nam. Lũ lụt, hạn hán, triều cường ngày càng nặng nề
hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và cả nền kinh tế.

Đe dọa an ninh lương thực

Với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và những tổn
thất do thiên tai gây ra ở Việt Nam, các chuyên gia ngành
Khí tượng-Thủy văn nông nghiệp cảnh báo, sẽ có tới 22
triệu người Việt Nam, đặc biệt những người sống ở các
vùng Trung và Nam bộ bị ảnh hưởng, nếu nước biển tăng
lên một mét. Thảm họa biến đổi khí hậu cũng gây nên
nhiều lũ bão hơn trong những năm tới. Theo Giáo sư
Nguyễn Trọng Hiệu (Trung tâm Khí tượng-Thủy văn
nông nghiệp), biến đổi khí hậu sẽ làm cho tài nguyên
nước, cụ thể là các dòng chảy giảm từ 2% đến 25% và
dòng chảy lũ gia tăng từ 5% đến 15%, đặc biệt là tình
trạng nước biển dâng sẽ dẫn đến việc xâm nhập nước
mặn vào các vùng trồng lúa và các cây hoa màu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu khiến tình
trạng hạn hán và lũ lụt gia tăng, sản xuất lương thực giảm sút. Các chuyên gia đều cho
rằng, để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, cần tăng cường
hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng xã hội trong việc phát
triển, thực hiện và giám sát các biện pháp thích ứng với thay đổi khí hậu; tăng ngân sách
cho nông nghiệp để cải thiện hạ tầng cơ sở, tạo các nguồn vốn trong dịch vụ nông nghiệp
cho các hộ tiểu nông. Trong đó cần chú trọng đến việc xây dựng các mạng lưới quản lý
rủi ro khí hậu, an toàn trong việc thực hành nông nghiệp bền vững bảo đảm an ninh
lương thực, hỗ trợ nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là chìa khóa
thúc đẩy nông dân gia tăng an ninh lương thực.

Nhận diện và ứng phó



Trên thực tế, biến đổi khí hậu đã tác động đến hàng chục triệu người Việt Nam.
Hệ quả để lại đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận
nghèo ở vùng núi, vùng biển, vùng đồng bằng bị đe dọa. Lượng mưa thất
thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, diễn biến thời tiết khốc liệt hơn.
Tần suất và cường độ bão lũ, triều cường tăng đột biến. Các dịch bệnh xuất hiện
và lan tràn Diện tích rừng ngập mặn cũng bị tác động. Nguy cơ tuyệt chủng
các loài động, thực vật gia tăng. Nguồn thủy, hải sản bị hủy hoại Biến đổi khí
hậu đang bao trùm, nếu không điều chỉnh, các thế hệ mai sau sẽ là những người
phải trả giá. Nhận thức rõ ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, Việt
Nam đã ký Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto. Rất nhiều dự án giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang
được các bộ, ngành nghiên cứu để xây dựng chiến lược ứng phó tương ứng.
Biến đổi khí hậu đang đe dọa ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng của đất
nước và điều kiện sống của người dân. Biến đổi khí hậu là điều không thể tránh
Nông dân cần có những biện pháp khắc
phục hiện tượng biến đổi khí hậu toàn
cầu. Ảnh từ Internet
khỏi nên đòi hỏi chúng ta phải có những hành động cụ thể ứng phó để bảo đảm
phát triển bền vững.
Các nhà khoa học Việt Nam đang lúng túng trong việc lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu nhằm xây
dựng kế hoạch ứng phó với vấn đề này ở Việt Nam…
Nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)
đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo "Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu"
và lập đề cương xin ý kiến các nhà khoa học xây dựng chương trình hành động.
Tuy nhiên, tại Hội thảo "Hướng tới Chương trình hành động của ngành NN&PTNT nhằm giảm
thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu" do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội vào ngày 11/01, các
nhà khoa học đã rất lúng túng và có nhiều ý kiến khác nhau giữa hai kịch bản dự báo của Ngân
hàng Thế giới (WB) mực nước biển dâng là 1m và của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu
(IPCC) là 69cm!

Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5
nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng
1 mét ở VN sẽ sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông
nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP. Nếu mực nước biển dâng lên là 3-5m thì điều này đồng
nghĩa với "có thể xảy ra thảm họa" ở Việt Nam.
Cần xây dựng một kịch bản cho Việt Nam
Để xây dựng được một chương trình hành động chuẩn xác, tạo nền tảng đi đúng hướng, ông
Hoàng Mạnh Hòa, điều phối viên biến đổi khí hậu (Vụ Hợp tác quốc tế) - Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TN&MT) cho rằng: "Chúng ta cần phải xây dựng một kịch bản cho Việt Nam".
Ông tỏ ra băn khoăn với các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, mực nước biển dâng là 1m, nhưng kết quả
nghiên cứu của IPCC mực nước biển dâng là 69cm kèm theo trong điều kiện băng tan không
đột biến (!).
Vậy câu hỏi đặt ra là nếu băng tan ở các vùng cực Nam hay cực Bắc của Trái đất, mực nước
biển dâng cao có nơi lên tới 5-10m, Việt Nam sẽ ra sao? Trong bối cảnh nào thì băng tan đột
biến và con số là bao nhiêu thì chúng ta phải trả lời và chúng ta phải xây dựng kịch bản cho Việt
Nam.
Bởi vì, theo ông Hòa, vấn đề khí hậu và biến đổi khí hậu ở mỗi quốc gia lại có diễn biến khác
nhau. Hơn nữa, vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ đơn giản là của ngành nông nghiệp mà nó còn
liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác nữa.
Do vậy, Việt Nam phải xây dựng kịch bản chi tiết cho từng thập niên: năm 2020, 2030, 2050,
2070 và đến năm 2100. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách, các bộ, ngành mới có thể xây
dựng chương trình hành động đúng.
Tuy nhiên, TS Hoàng Minh Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai - Bộ NN&PTNT cho rằng chúng ta cần phải tham khảo các kịch bản khác nhau, đặc biệt
là kịch bản của Ngân hàng Thế giới.
TS Hiền lý giải, có thể các nhà khoa học trên thế giới đưa ra các con số khác nhau, họ có những
hướng giải quyết khác nhau. Kịch bản chuẩn hiện nay mà chúng ta có thể theo là kịch bản của
IPCC. Tuy nhiên, các nhà khoa học VN của chúng ta phải vào cuộc bởi vì nếu mực nước biển
dâng 1m hay 5m thì VN vẫn là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất.

Theo TS Hiền, khi Trái đất nóng lên, băng ở đỉnh núi Himalaya tan và Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy, hay Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ hứng chịu
mực nước của dãy núi Vân Nam (Trung Quốc). Khi đó, nếu chúng ta theo kịch bản của IPCC thì
ĐBSH và ĐBSCL sẽ phải hứng chịu thiên tai rất nhiều.
Do vậy, các nhà khoa học phải chỉ rõ vùng nào của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
băng tan, phân tích cụ thể diện tích vùng bị ngập, vùng phải di chuyển và ảnh hưởng đến các
vùng khác chưa được đề cập tới.
Từ đó, Việt Nam mới có thể xây dựng được kế hoạch hành động và khai thác nguồn vốn cũng
như sự hỗ trợ trong và ngoài nước.
Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Hồng:
Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ ngập chìm từ
2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long:
Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau sẽ
ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
Trong khi đó, KS Nguyễn Ty Niên - nguyên Cục trưởng Cục Đê điều Phòng chống lụt bão - Bộ
NN&PTNT: "Còn quá sớm để chúng ta xây dựng tầm nhìn đối với ngành nông nghiệp".
Theo ông, biến đổi khí hậu là vấn đề gặm nhấm, mỗi năm, nhiệt độ và mực nước biển tăng dần
lên. Do vậy, cách tiếp cận của chúng ta là tiệm cận dần với những biến đổi. Chúng ta không thể
hành động sớm cũng như quá muộn mà chúng ta phải hành động đúng lúc, hành động phù hợp
và thích ứng với nó.
Tháng 06/2008, sẽ trình Chính phủ
Trước những ý kiến tranh luận khác nhau về kịch bản cũng như đưa ra các giải pháp xây dựng
chương trình hành động, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học cho biết: "Trong chỉ đạo của
Bộ NN&PTNT đã xây dựng chương trình hành động với cả hai kịch bản dự báo của Ngân hàng
Thế giới với mực nước biển dâng là 1m và của IPCC là 69cm. Mặc dù, còn rất nhiều ý kiến tranh
cãi, nhưng chúng ta phải tiến hành hành động đúng như các khuyến cáo của Liên hợp quốc tại
Hội nghị Bali".
Thứ trưởng cho biết thêm: "Trong thời gian sắp tới, Ban chỉ đạo sẽ đưa ra định hướng cụ thể".
Theo Thứ trưởng Học, cho dù là kịch bản nào thì vấn đề biến đổi khí hậu đã xảy ra và tác động

mạnh mẽ đến đất nước chúng ta ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp. Bởi
vì, chúng ta đang quản lý 74% diện tích đất nông nghiệp, gần 80% người nông dân đang sinh
sống ở vùng nông thôn và sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.
Do vậy, song song với việc nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động, chúng ta vẫn tiếp tục
tiến hành những việc liên quan đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như: trồng rừng, sử
dụng công nghệ sạch, vấn đề giảm khí thải vào không khí
Đồng thời, Thứ trưởng Học cũng yêu cầu các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải
pháp cụ thể ví dụ như: đối với ngành thủy lợi, chúng ta phải xây dựng lại tất cả những quy trình,
quy chuẩn, quy phạm về thiết kế , đối với ngành nông nghiệp, chúng ta phải nghiên cứu giống
cây có thể thích ứng với vùng ngập mặn và cho năng suất cao
Liên quan đến kế hoạch thực hiện sắp tới, chị Nguyễn Phước Bình Thanh - Đại sứ quán Vương
quốc Hà Lan đưa ra ý kiến: "Chúng ta phải làm rõ tầm nhìn trong từng giai đoạn: 10 năm, 20
năm Làm rõ hơn về cách tiếp cận trong khu vực, quốc gia không chỉ làm giảm thiểu mà cả vấn
đề thích ứng, ngăn chặn Cần có sự tham gia của Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Còn theo ông Rolf Samuelsson - Đại sứ quán Thụy Điển thì: "Chúng ta cần quán triệt và kết hợp
với nhau hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Chính phủ phải là người đứng đầu trong việc phối
hợp vấn đề này và đặt ra mục tiêu hành động cụ thể. Một vấn đề quan trọng nữa là chúng ta phải
nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo và người dân. Chúng ta giáo dục cho con cháu chúng
ta lãnh trách nhiệm này trong tương lai và không làm cho con cháu chúng ta hoảng sợ".
Liên quan đến lộ trình thực hiện và kinh phí, Thứ trưởng Học cho biết: "Dự kiến, đến tháng 6 tới,
Ban chỉ đạo sẽ hoàn thành báo cáo trình lên Bộ và Thủ tướng Chính phủ cùng với các vấn đề
biến đổi khí hậu chung của cả nước. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ hình thành kinh phí và lộ trình
thực hiện, trở thành chương trình hành động chung của cả nước".
Nội dung, nhiệm vụ đề cương Chương trình hành động giảm thiểu và thích ứng với biến
đổi khí hậu ngành NN&PTNT:
- Thiết lập hệ thống thông tin, website về biến đổi khí hậu (BĐKH).
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, thu thập, xử lý
thông tin.
- Xây dựng Trung tâm lưu trữ BĐKH, triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu về tác động
của BĐKH, đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH.

- Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên như
rừng, đất, nước.
- Tiếp tục tiến hành rà soát, đối chiếu có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính
sách của ngành.
- Xây dựng mới quy trình, quy phạm quản lý chuyên ngành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các bộ, ngành, Trung ương và địa phương, cơ chế quản lý
các chương trình, dự án.
- Rà soát việc quy hoạch các hệ thống hạ tầng cơ sở nông nghiệp, nông thôn, các hệ thống canh
tác sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hệ thống phòng chống giảm nhẹ thiên tai
- Tổ chức các hoạt động kinh tế, chuyển giao công nghệ để bảo vệ, quản lý, phát triển và sử
dụng tổng hợp các loại tài nguyên đất, nước, rừng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giảm nhẹ tác
động và thích ứng với biến đổi khí hậu.

×