Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu Chính sách Mượn-Trả tài liệu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.85 KB, 11 trang )

Chính sách Thư viện
Submitted by Anonymous on Wed, 2007-02-07 09:29.

CHÍNH SÁCH MƯỢN-TRẢ TÀI LIỆU
Loại hình tài liệu:
• Sách tra cứu (REF): đọc tại chỗ
• Sách tham khảo tiếng Việt (V): được mượn về
• Sách tham khảo tiếng Anh (E): đọc tại chỗ hoặc mượn về tuỳ đối tượng bạn đọc
• Giáo trình (GT): được mượn về
• Giáo trình (R): đọc tại chỗ
• Luận văn, khoá luận (LV, KL): đọc tại chỗ
• Báo, tạp chí: đọc tại chỗ
Số lượng tài liệu mượn về dành cho từng nhóm bạn đọc:
• Cán bộ, giảng viên cơ hữu của nhà trường: 10 cuốn (gồm cả sách tiếng Việt và tiếng Anh).
• Giảng viên mời giảng và sinh viên, học viên: 10 cuốn (trong đó tối đa là 5 cuốn giáo trình, 5
cuốn sách tham khảo tiếng Việt). Chỉ được mượn về sách tiếng Việt.
• Bạn đọc ngoài: chỉ được đọc tài liệu tại chỗ, không được mượn về.
Thời hạn mượn:
• Sách tham khảo (E, V): 14 ngày, được gia hạn 1 lần thêm 14 ngày.
• Giáo trình tại kho mở (GT): 150 ngày, không được gia hạn.
• Giáo trình tại kho đóng: cả học kỳ, hạn trả là 1 tuần sau ngày thi hết môn cuối cùng của học kỳ
đó.
Giữ chỗ:
• Khi có nhu cầu mượn một tài liệu hiện đang có người mượn (không còn trong kho thư viện),
bạn đọc có thể đăng ký giữ chỗ tài liệu với cán bộ mượn trả.
• Khi nhận được tài liệu trả, cán bộ mượn trả gửi thông báo tới bạn đọc giữ chỗ theo địa chỉ
email đăng ký. Tài liệu sẽ được giữ trong vòng ba (3) ngày kể từ ngày gửi thông báo. Quá hạn
trên, yêu cầu giữ chỗ sẽ hết hiệu lực và tài liệu đó sẽ được chuyển trở lại kho hoặc thông báo
cho bạn đọc có yêu cầu giữ chỗ kế tiếp.
Gia hạn tài liệu:
• Đối với loại tài liệu được phép gia hạn, bạn đọc được gia hạn một (1) lần cho mỗi tài liệu của


mình (trừ trường hợp đã quá hạn hoặc có bạn đọc khác đăng ký giữ chỗ). Thời gian gia hạn
thêm là 14 ngày.
• Khi có nhu cầu gia hạn, bạn đọc có thể thực hiện một trong các cách sau:
o Gửi email cho cán bộ thư viện theo địa chỉ , ghi rõ các thông
tin gồm: họ tên, lớp, mã thẻ SV, tên tài liệu hoặc mã tài liệu cần gia hạn; hoặc
o Trực tiếp đến thư viện để gia hạn. Khi đi, chỉ cần mang theo thẻ TV, không cần mang
theo tài liệu, phần mềm tự động liên kết đến tài khoản của bạn đọc.
QUY TRÌNH MƯỢN TRẢ KHO MỞ
Mượn sách:
• Bạn đọc tra cứu trên phân hệ OPAC của thư viện, tự lấy sách trên giá và mang ra bàn thủ thư,
xuất trình thẻ thư viện để thủ thư ghi mượn.
• Trong trường hợp sách có kèm CDR hoặc đĩa mềm, bạn đọc mượn CDR hoặc đĩa mềm đó theo
sách.
• Bạn đọc lưu ý kiểm tra tình trạng tài liệu trước khi mang ra khỏi thư viện. Nếu sách, CDR bị
rách, gẫy, hỏng, viết vẽ bậy phải báo ngay với thủ thư để theo dõi trong Phiếu tình trạng sách,
nếu không bạn đọc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
• Sách sẽ được khử từ trước khi mang ra khỏi thư viện.
• Bạn đọc mang tài liệu thư viện ra ngoài khi chưa thực hiện các thủ tục tại bàn thủ thư sẽ bị xử
phạt tuỳ theo mức độ vi phạm.
Trả sách:
• Bạn đọc đưa sách để thủ thư ghi trả. Phần mềm thư viện sẽ tự động liên kết đến tài khoản
mượn của bạn đọc.
• Bạn đọc theo dõi trên màn hình để biết tài liệu đã trả và còn mượn (nếu có).
• Sách sẽ được nạp từ trở lại trước khi xếp lên giá.
QUY TRÌNH MƯỢN TRẢ KHO ĐÓNG
Luận văn, khoá luận:
• Bạn đọc tra cứu tài liệu trong quyển danh mục luận văn, khoá luận.
• Viết Phiếu yêu cầu ghi rõ họ tên, mã số thẻ, tên, ký hiệu tài liệu, ghi rõ ngày tháng và ký tên
vào Phiếu yêu cầu rồi đưa cho thủ thư kèm thẻ thư viện.
• Nhận tài liệu và đọc tại chỗ.

• Khi trả hết tài liệu, bạn đọc nhận lại thẻ của mình.
Giáo trình mượn về
• Sinh viên (SV) học môn học nào trong kỳ sẽ được mượn giáo trình của môn đó.
• Mỗi cá nhân sẽ tự mượn giáo trình cho mình.
• Khi mượn, SV xuất trình thẻ thư viện, nhận, kiểm tra tài liệu và ký tên vào danh sách cho cuốn
giáo trình mượn, ghi rõ ngày mượn.
• Khi trả, SV ký tên vào danh sách cho cuốn giáo trình trả và ghi rõ ngày trả.
CHÍNH SÁCH PHẠT
• Trả muộn: mức phạt là 1.000đ/đầu tài liệu/ngày (tính từ ngày quá hạn).
• Làm mất sách: đền chính quyển sách đó (nếu mua lại được) cộng (+) 20.000đ chi phí xử lý kỹ
thuật hoặc bồi thường bằng tiền gấp 3 lần giá trị hiện hành của tài liệu.
• Làm bẩn, hỏng sách: bồi thường theo quy định hiện hành của nhà trường.
• Hướng dẫn tra tìm tài liệu
• bằng phần mềm thư viện điện tử LIBOL5.0
• TVVC. Nguyễn Hữu Ty

• Từ ngày 03/09/2002 , Trung tâm Thông tin-Thư viện trường bắt đầu đưa phần mềm Thư viện điện tử (8
phân hệ) vào phục vụ công tác quản lý và tra tìm tài liệu tại Trung tâm. Phần mềm Thư viện điện tử có
tên LIBOL phiên bản 5.5 (Brings the Libraries Online). Chúng tôi xin giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc
sử dụng chức năng của phân hệ Tra cứu trong phần mềm thư viện LIBOL.

• 1. Chức năng sử dụng:
• Phân hệ tra cứu tư liệu là khối chương trình cho phép bạn đọc truy cập tra cứu thông tin về các ấn
phẩm được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu của thư viện.
• Cho phép bạn đọc kiểm tra về tình trạng mượn của bản thân mình :như các thông tin về thời hạn sử
dụng thẻ đọc , danh sách những ấn phẩm mà bạn đang mượn, những ấn phẩm mượn đã quá hạn,
những ấn phẩm mà bạn đang quan tâm tìm kiếm, đang chờ được mượn.
• Cho phép bạn đọc có thể giao tiếp với Thư viện như : đóng góp các ý kiến, nhận xét , gửi các khiếu nại
cho Thư viện. hoặc đọc các thông báo sách mới của Thư viện, tải về các phần mềm dùng chung (Font
tiếng Việt mã Unicode

• Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Tiếng Việt, Nga, Anh, Trung quốc, Nhật ) bằng font chữ mã UNICODE
• Là phân hệ dành cho bạn đọc truy cập công cộng, do đó bạn có thể truy cập khai thác mà không cần
phải khai báo tên và mật khẩu.
• 1.1 Tra tìm tài liệu có trong thư viện:

Giao diện của phân hệ Tra cứu trong chương trình phần mềm thư viện điện tử LIBOL5.5

• Nếu bạn truy cập tại các máy trạm đặt tại phòng đọc của Thư viện, bạn chỉ cần Click đúp chuột vào
biểu tượng INTERNET Explorer trên màn hình Desktop. Nếu bạn truy cập qua Website của nhà trường,
bạn vào mục Thư viện điện tử trong trang Web chính của trường để đến trang Web của Trung tâm
Thông tin-Thư viện, tại đây, bạn nhấn vào nút Mục lục trực tuyến để mở giao diện tra cứu của LIBOL.
Trong giao diện Tra cứu của LIBOL, bạn cần nhập biểu thức tìm theo một trong các điểm truy cập sau :
Nhan đề tài liệu, tên tác giả, nhà Xuất bản, Ngôn ngữ tài liệu hoặc Từ khoá. (trong ví dụ trên đang
tìm theo nhan đề tài liệu có chứa biểu thức tìm là: "Giống cây trồng") (hình 1)
• Sau khi đã nhập biểu thức tìm, bạn nhấn chuột vào nút tìm kiếm. Màn hình Kết quả tìm sẽ hiện danh
mục các tài liệu tìm được có nội dung về "Giống cây trồng "để bạn xem và lựa chọn tài liệu mình cần
đọc.

Màn hình kết quả tìm kiếm tài liệu

• Khi đã xác định được tài liệu cần tìm, bạn nhấn chuột vào phần nhan đề của tài liệu (dòng chữ có
gạch chân). Một màn hình mô tả nội dung chi tiết của tài liệu giúp bạn biết được các thông tin chi tiết
về tài liệu như: Tên tài liệu, tên tác giả, năm XB, nhà XB, số trang, khổ tài liệu và vị trí lưu giữ
từng bản sách của tài liệu trong Thư viện( Ký hiệu xếp kho):

Màn hình mô tả chi tiết nội dung của một tài liệu

• Ký hiệu: Call no 633.57 TRĐ 1998 trong màn hình mô tả cho biết đó là ký hiệu xếp kho của cuốn sách
trong kho mở và ký hiệu KD1998VN1319 thông báo có 01 bản của cuốn sách đang được lưu giữ tại
phòng đọc tổng hợp (KĐ) của thư viện ÐHNN1 (HAU1). Đồng thời cũng cho biết hiện nay cuốn sách

đó còn 06 bản đang lưu giữ tại kho mượn về nhà (KM) và đang ở trong tình trạng BẬN hoặc RỖI để có
thể mượn đọc. Nếu hệ thống thông báo RỖI, bạn nhập số thẻ Thư viện (Thẻ Sinh viên) của mình vào ô
Số thẻ và nhấn chuột vào nút Ðăng ký mượn. Sau động tác nhấn chuột vào nút Ðăng ký mượn, việc
đăng ký mượn của bạn đã được chuyển đến máy của cán bộ thư viện để làm thủ tục mượn đọc.
• Bạn có thể sử dụng chức năng tìm như trên cho từng loại hình tài liệu như: Sách, Bài trích tạp chí,
Luận văn- Luận án, báo-Tạp chí,CD, Phim, ảnh, Bản đồ

• LƯU Ý: Các ký hiệu qui định vị trí lưu giữ tài liệu:
• Ký hiệu KTC là tài liệu đang có tại Phòng đọc dành cho Cán bộ & NCS.
• Ký hiệu KM là tài liệu đang có tại Phòng mượn về nhà.
• Ký hiệu KTT là tài liệu đang có tại Phòng đọc báo, tạp chí
• Ký hiệu KGT là tài liệu đang có tại Kho mượn giáo trình
• Hiện tại Trung tâm đã hoàn thành việc cấp thẻ có mã vạch và quản lý thẻ bạn đọc bằng phần mềm
LIBOL cho tất cả sinh viên trong trường. Do đó việc mượn, trả tài liệu được thực hiện bằng máy tính.
Trung tâm đang tiến hành chuyển đổi hình thức phục vụ từ kho đóng sang kho mở cho toàn bộ kho
sách.
• 1.1 Các tiện ích cho bạn đọc:
• 1.2.1 Thông báo tài liệu mới nhập vào thư viện.
• Bên cạnh việc cho phép bạn tra cứu tài liệu trên mục lục trực tuyến, chương trình còn hỗ trợ việc thông
báo các ấn phẩm mới của Thư viện cho bạn đọc một cách tự động. Tại trang Tìm kiếm, bạn kích vào
nút home . Màn hình thông báo Ân phẩm mới sẽ cho phép bạn duyệt xem 5 ấn phẩm mới nhất được
bổ sung, nếu muốn xem tất cả những ấn phẩm mới nhập vào thư viện , bạn nhấn vào nút Xem Thêm
(hình 3) .Danh sách những tài liệu mới nhập được hiện ra theo từng trang, mỗi trang khoảng 15 đến 17
tên tài liệu được sắp xếp theo trật tự thời gian nhập vào. Nếu số tài liệu mới nhập có số lượng nhiều thì
trang số 1 chứa những tài liệu mới được nhập vào trong thơì gian gần nhất.

Màn hình danh mục ấn phẩm mới

• Từ trang màn hình này,bạn cũng có thể lựa chọn tài liệu cần đọc để tiến hành thủ tục mượn bằng cách
kích vào phần tên tài liệu. (các bước thực hiện như đã giới thiệu ở màn hình tìm kiếm nêu trên.).

• 1.2.2 XEM LỊCH LÀM VIỆC VÀ GÓP Ý KIẾN :
• Tại đây bạn đọc có thể xem lịch làm việc của Thu viện theo từng tháng trong năm. Bạn cũng có thể
giao tiếp với người quản lý Thư viện thông qua mục Góp ý. Khi bạn cần góp ý kiến gì đó cho Thư viện,
bạn vào mục Góp ý, nhập nội dung góp ý và nhấn vào nút gửi. Ý kiến của bạn sẽ được chuyển đến
hộp thư Email của người phụ trách để được giải quyết.
• 1.2.3 Tạo trang cá nhân của bạn đọc:
• Phân hệ Tra cứu còn cho phép bạn tự lập Trang thông tin về cá nhân mình. Khi bạn đã được thư viện
cấp đăng ký Thẻ Bạn đọc có mã vạch, bạn chỉ cần nhấn vào nút Trang bạn đọc trong màn hình Dịch
vụ. Nếu bạn đã tạo lập trang bạn đọc cho mình rồi , bạn chỉ cần nhập User name và mật khẩu rồi
nhấn nút xem. Một trang Web cá nhân hiện ra các thông tin về bạn và các thông tin về tình hình mượn,
trả tài liệu của bạn tại thư viện như : những tên sách đã mượn, tên sách đã mượn quá hạn, tên sách
mà bạn đang đăng ký chờ giữ chỗ để đợi mượn. Ðặc biệt, chương trình còn cho phép bạn được xem
những tài liệu theo các chủ đề mà bạn quan tâm.
• 1.2.3.1 Cách tạo trang cá nhân (hình 4):
• Nếu bạn muốn lập mới một trang cá nhân, hãy nhấn vào nút Ðăng nhập / Tạo mật khẩu , trong giao
diện, yêu cầu bạn khai các thông tin về mình như: Số thẻ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ Email( nếu
có). và nhập vào 2 lần mật khẩu của bạn , cuối cùng nhấn vào nút nhập.
• Bắt đầu từ thời điểm này, bạn có thể dùng tên (Số thẻ) và mật khẩu vừa tạo để mở trang cá nhân của
mình ra xem hàng ngày. Trong trang cá nhân này, nếu bạn có nhu cầu được nhận thông tin về những
tài liệu mới nhập về của thư viện theo từng chủ đề, bạn cần vào mục Những lĩnh vực quan tâm. Một
danh sách các lĩnh vực hiện lên để bạn lựa chọn. Nếu bạn quan tâm về những lĩnh vực nào, bạn nhấn
chuột để đánh dấu và từng ô vuông bên cạnh của lĩnh vực đó, sau đó nhấn nút Chọn. Từ lúc này trở
về sau, tất cả những tài liệu mà Thư viện mới nhập về có nội dung về những lĩnh vực mà bạn vừa chọn
sẽ tự động tích hợp vào thành một danh sách trong Trang cá nhân của bạn. Và mỗi lần mở trang cá
nhân của mình ra, bạn sẽ nhận được những thông báo về tài liệu mà mình đang quan tâm. (Lưu ý: sau
khi xem xong, bạn cần nhấn vào nút Thoát để đăng xuất hoàn toàn, không cho người khác xem được
các thông tin trong trang của mình)

Trang cá nhân đã tạo của bạn đọc


• Ngoài những tính năng trên, Phân hệ Tra cứu của LIBOL còn cho phép người dùng sử dụng truy cập
khai thác các ấn phẩm điện tử (tài liệu toàn văn, hình ảnh ,âm thanh) có trong Cơ sở dữ liệu của Thư
viện và một số thư viện trên thế giới qua mạng Internet bằng giao thức Z39.50. Hỗ trợ Tìm kiếm bằng
công cụ Vinaseek , Google trên Internet thông qua trang Home (Hình 5)của phân hệ Tra cứu.


Trang chủ của phân hệ Tra cứu (OPAC)

• Đối với tài liệu điện tử: Khi tra cứu, những tài liệu nào là tài liệu điện tử sẽ có dòng chữ thông báo:
DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ và đi kèm là một hoặc nhiều đường liên kết để người dùng mở file toàn văn ra đọc.
Những File điện tử này được thiết lập một cách đa dạng tuỳ theo cấu trúc của tài liệu gốc: có thể chỉ là
một file PDF hoặc JPG, nhưng có thể là một trang siêu văn bản HTM trong đó mô tả các Phần,
Chương, Mục của tài liệu. Khi truy cập vào những tài liệu này, người dùng sẽ phải lựa chọn để mở
xem từng Phần, Chương, Mục của tài liệu.

Giao diện mô tả một tài liệu điện tử.

• Trên đây là những kỹ năng cơ bản của phân hệ Tra cứu mà chúng tôi muốn giới thiệu với hy vọng sẽ
giúp Bạn đọc của Thư viện nhanh chóng làm quen với chương trình Tra cứu tài liệu bằng phần mềm
thư viện điện tử trên mạng máy tính của nhà trường. Chúc các bạn thành công.

• Mọi ý kiến cần giải đáp, xin liên hệ với phòng nghiệp vụ, Biên mục của Trung tâm
• Địện thoại: 8766711, máy lẻ 210 Email:
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
CẤP THẺ
Câu hỏi 1: Muốn làm thẻ thư viện cần đem theo giấy tờ gì? Thời gian cấp thẻ bao lâu?
Công dụng của thẻ Thư viện?
Trả lời: Bạn liên hệ quầy Lưu hành để đăng ký làm thẻ. Khi đi bạn đem theo một trong những
giấy tờ sau để đối chiếu: Thẻ sinh viên, Thẻ CBCNV hoặc giấy chứng minh nhân dân. Sau khi
đăng ký làm thẻ, bạn sẽ tham gia một lớp hướng dẫn sử dụng thư viện và nhận thẻ. Thẻ thư viện

dùng để sử dụng tất cả dịch vụ trong Thư viện như mượn-trả tài liệu, đọc tài liệu, photo, Internet,
đăng ký phòng học nhóm….
Câu hỏi: Đối tượng nào được đăng ký làm thẻ thư viện Trung tâm?
Trả lời: Tất cả sinh viên, giảng viên, cán bộ công nhân viên hiện đang học tập, công tác tại Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bạn đọc thuộc đối tượng ngoài Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh cũng được cấp thẻ thư viện.
Câu hỏi: Có thể sử dụng Thẻ Thư viện Trung tâm để vào thư viện của các trường thành
viên thuộc Đại học Quốc gia không?
Trả lời: Hiện nay, thẻ Thư viện chỉ sử dụng tại Thư viện Trung tâm.
Câu hỏi: Khi mất Thẻ Thư viện tôi phải làm gì?
Trả lời: Báo ngay cho nhân viên tại quầy Lưu hành khi phát hiện mình bị mất thẻ đồng thời đăng
ký làm thẻ lại theo số thẻ cũ của bạn.
Câu hỏi: Phí làm thẻ thư viện là bao nhiêu? Khi tôi làm mất thẻ thư viện có được cấp lại
không? Lệ phí cấp lại thẻ là bao nhiêu?
Trả lời:
a. Đối tượng trong Đại học Quốc gia
• Lệ phí làm thẻ: 45.000 VNĐ / 1 thẻ (bao gồm tiền làm thẻ thư viện + phí
phục vụ năm học).
• Phí phục vụ năm học: 15.000 VNĐ / 1 năm
b. Đối tượng ngoài Đại học Quốc gia
• Lệ phí làm thẻ : 95.000 VNĐ / 1 thẻ (bao gồm tiền làm thẻ thư viện + phí
phục vụ năm học).
• Phí phục vụ năm học: 80.000 VNĐ / 1 năm
• Nếu mất thẻ thư viện, bạn sẽ được cấp lại thẻ với lệ phí là 35.000 / 1 thẻ
Câu hỏi: Tôi có thể cho người khác mượn thẻ thư viện của tôi không?
Trả lời: Bạn không được cho ngưòi khác mượn thẻ TV của mình. Điều này đã nêu rõ ở phần nội
qui (in ở mặt sau thẻ đọc). Để có một thẻ thư viện thủ tục rất đơn giản và nhanh chóng.
Câu hỏi: Thẻ thư viện được sử dụng trong bao lâu thì hết hạn?
Trả lời: Thẻ thư viện có giá trị trong 1 năm và được gia hạn sau 1 năm sử dụng. Riêng thẻ tạm
thời có giá trị 6 tháng và không được gia hạn tiếp.

MƯỢN TÀI LIỆU VỀ NHÀ
Câu hỏi: Khi mượn sách về, tôi có thể mượn tối đa là bao nhiêu cuốn? Và giữ đọc trong
bao lâu?
Trả lời: Bạn đọc có thể mượn 3 tài liệu /1 lần và được giữ được tối đa 14 ngày, muốn mượn tiếp
bạn có thể gia hạn trên website của thư viện. Nội dung chi tiết bạn vui lòng đọc quy định mượn
sách về nhà của thư viện.
Câu hỏi: Nếu trường hợp tôi làm hư hỏng sách, làm rách hay bị nước mưa làm ướt sách,
thì tôi phải làm gì?
Trả lời: Trường hợp bạn đọc làm mất sách, làm hư hỏng sách, làm rách hay bị nước mưa ướt
sách, bạn sẽ phải tìm mua lại cuốn sách trên cho thư viện, đồng thời nộp phạt 50.000 VNĐ. Trong
trường hợp bạn không tìm mua lại được cuốn sách trên, bạn sẽ phải nộp phạt gấp 10 lần giá trị
của cuốn sách.
ĐỌC TÀI LIỆU TẠI CHỖ
Câu hỏi: Làm thế nào để tìm tài liệu trong Thư viện Trung tâm?
Trả lời:
a. Mục lục trực tuyến chính là công cụ tra cứu hiệu quả và đơn giản nhất trong việc tìm tài liệu tại
Thư viện. Bạn vào trang web của Thư viện Trung tâm , click chọn Mục lục trực tuyến bạn sẽ tìm
được tài liệu dễ dàng. Công cụ Mục lục trực tuyến cho phép bạn tìm kiếm tài liệu theo chủ đề, tác
giả, nhan đề, ISBN, ISSN…
b. Chọn sách ngay trên kệ ở khu vực lầu 2, khu vực lầu 3. Sách trong thư viện được sắp xếp
theo ngành tri thức.
Câu hỏi: Tôi có thể yêu cầu trợ giúp trong quá trình tìm kiếm thông tin tại Thư viện
không?
Trả lời: Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin bạn nên liên hệ với nhân viên
tại phòng Tham khảo để yêu cầu sự trợ giúp.
Câu hỏi: Tôi đang theo một đề tài nghiên cứu cần sự hỗ trợ hướng dẫn thông tin tra cứu
tham khảo, tôi có thể đến yêu cầu tìm tin tài liệu tại thư viện được không?
Trả lời: Bạn đang nghiên cứu một đề tài cần có sự hỗ trợ hướng dẫn thông tin tra cứu tham
khảo, bạn có thể liên hệ điện thoại tới phòng Tham khảo số : 37242160 – 2935. Hoặc bạn có thể
gửi Email tới địa chỉ:

Câu hỏi: Làm sao biết Thư viện có những loại báo, tạp chí mình cần hay không?
Trả lời:
a. Để biết Thư viện có loại Báo - tạp chí mình cần hay không, bạn có thể tra cứu trên mục lục trực
tuyến, các cơ sở dữ liệu của Thư viện, hoặc liên hệ trực tiếp nhân viên phòng Báo – tạp chí.
b. Tự chọn báo, tạp chí ngay trên kệ đã xếp theo môn loại.
Câu hỏi: Tôi phải làm gì khi muốn tìm đọc Báo – tạp chí lưu kho?
Trả lời: Báo - tạp chí mới sẽ được xếp trên giá trong phòng Báo - tạp chí tại lầu 01. Báo, tạp chí
cũ sẽ được xếp trong kho. Nếu muốn đọc những bài báo, tạp chí đã xuất bản trước đây bạn cần
liên hệ với nhân viên phụ trách phòng Báo - tạp chí.
Câu hỏi: Sách trên kệ được sắp xếp như thế nào?
Trả lời: Thư viện sắp xếp tài liệu theo môn loại (khung phân loại thập phân Dewey). Để biết
thêm về cách bố trí và sắp xếp tài liệu bạn nên xem bảng hướng dẫn tại Thư viện Trung tâm.
Câu hỏi: Tôi có thể tự tìm tài liệu trên kệ không? Khi sử dụng xong, tôi tự xếp lên kệ hay
phải làm gì?
Trả lời: Thư Viện phục vụ với hình thức kho tự chọn, bạn đọc được quyền chọn sách ngay trên kệ
rồi ra các khu vực đọc. Sau khi đọc xong bạn đọc không tự xếp tài liệu lên kệ mà nên để ở bàn
quy định.
Câu hỏi: Để giải đáp thắc mắc, tôi cần liên hệ ở đâu để được giúp đỡ?
Trả lời: Khi có thắc mắc hay cần liên hệ được giúp đỡ bạn vui lòng liên hệ tại quầy lưu hành hoặc
phòng Tham khảo.
Câu hỏi: Khi tôi phát hiện ra tài liệu tôi đang mượn đã bị mất trang hay xé rách thì tôi sẽ
làm gì ?
Trả lời: Khi nhận tài liệu hoặc chọn tài liệu trên kệ phát hiện tài liệu mất trang, hay bị xé rách
phải báo ngay cho thủ thư biết để không phải chịu trách nhiệm về những trang sách bị mất.
Câu hỏi: Tôi có thể photo tài liệu tại chỗ không?
Trả lời: Thư viện có dịch vụ photo tài liệu, bạn đọc được quyền photo những bài báo, trang sách
nhưng không được photo luận văn, luận án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo. Bạn sẽ
nhận được sự hướng dẫn của nhân viên tại các phòng hoặc đọc các bảng hướng dẫn để tự
photocopy.
Câu hỏi: Tôi sẽ làm gì nếu tài liệu tôi cần đã có người mượn?

Trả lời: Bạn có thể đặt trước tài liệu mình cần đặt thông qua trang web của thư viện. Bạn sẽ
nhận được tài liệu khi tài liệu được trả về Thư viện.
Câu hỏi: Khi tra cứu trên mục lục trực tuyến có tài liệu mình quan tâm và tài liệu chưa
có ai mượn nhưng tôi không tìm thấy trên giá sách? Vậy tôi phải làm sao?
Trả lời: Có thể tài liệu đó đang có người sử dụng (trong Thư viện), nếu tài liệu có trong thư
viện, chưa có ai mượn mà vẫn không có trên giá sách thì bạn vui lòng thông báo cho quầy Lưu
hành để chúng tôi giải quyết.
Câu hỏi: Làm thế nào để đặt phòng học nhóm?
Trả lời: Các phòng học nhóm và lịch đăng ký được thông báo trên trang web của Thư viện, hoặc
bạn liên hệ hỏi nhân viên tại quầy Lưu hành. Bạn có thể đăng ký mượn phòng học nhóm tại quầy
Lưu hành hoặc qua website thư viện.
Câu hỏi: Nếu tôi có một số đề nghị đóng góp cho thư viện, thì tôi sẽ liên hệ với ai? Hay
qua hộp thư nào? Cách thức ra sao?
Trả lời: Thư viện rất hoan nghênh các ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc. Các ý kiến đóng
góp xin gửi về địa chỉ Email:
Ngoài ra bạn có thể đóng góp ý kiến vào sổ góp ý của thư viện. Sổ góp ý chúng tôi đặt trước
phòng Tham khảo.
Câu hỏi: Tôi có thể vào mạng Internet tại Thư viện không?
Trả lời: Chúng tôi có 02 phòng truy cập Internet dành cho độc giả. Ngoài ra nếu bạn sử dụng
máy tính xách tay có wireless card, bạn có thể sử dụng miễn phí tại thư viện Trung tâm. Trước
khi sử dụng xin vui lòng liên hệ với nhân viên tại phòng Tài liệu điện tử để hướng dẫn thêm.
 Khi đến thư viện, bạn đọc xuất trình thẻ sinh viên hoặc thẻ thư viện với thủ thư để kiểm tra. Không
dùng thẻ của người khác và không cho người khác mượn thẻ.
 Khi mất thẻ, bạn đọc phải báo ngay cho thủ thư để khoá thẻ.

×