Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.33 KB, 2 trang )
Bệnh suy dinh dưỡng ở tôm và biện pháp phòng ngừa
Nguồn: vietlinh.com.vn
Hội chứng mềm vỏ kinh niên và bệnh cong thân là 2 bệnh phổ biến ở tôm
sú, trong nhiều năm qua bệnh gây nhiều thiệt hại cho người nuôi, vì tôm bệnh khó
hồi phục, dị tật, chậm lớn, làm giảm sản lượng khi thu hoạch. Do đó, việc tìm hiểu
nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các biện pháp phòng chống có hiệu quả là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà nuôi tôm.
Hội chứng mềm vỏ kinh niên: Bệnh do thiếu dinh dưỡng và nước nhiễm
chất độc như các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất lượng nước, đất ao không
thích hợp cho tôm. Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu
một số vitamin, nhất là vitamin D để thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng.
Cũng có thể thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu. Ngoài ra nuôi tôm
trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc, làm rối loạn hoạt động
trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ.
Tôm mắc bệnh vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo
dài trong vài tuần. Tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công,
tôm yếu chậm lớn dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi
cọc, phân đàn.
Bệnh cong thân: Hầu hết các giai đoạn của tôm sú đều có thể nhiễm bệnh
này. Bệnh xảy ra khi tôm yếu do suy dinh dưỡng hay môi trường bất lợi cùng với
việc tôm bị sốc trong lúc trời nóng.
Khi bị sốc tôm búng đuôi và cơ thể bị cong mà không duỗi lại được. Tôm
bệnh nhẹ còn có thể bơi lội được với tình trạng lưng bị gù. Bệnh nặng tôm thường
nằm nghiêng một bên. Bệnh làm tôm khó lột xác, bơi lội, bắt mồi khó khăn. Một
số tôm có thể phục hồi trở lại được nhưng tăng trọng và sức đề kháng kém, dễ
nhiễm bệnh.
Phòng trị bệnh: Trong suốt quá trình nuôi phải cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng, dùng thức ăn có chất lượng tốt, đồng thời tránh các điều kiện có thể gây
sốc tôm nhất là lúc trời nóng.
- Về dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng cho tôm, nhất là giai đoạn