Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khái quát về động cơ Diezel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.33 KB, 9 trang )


-1-
Động cơ Diesel


Mô Tả
Động cơ diesel sử dụng nhiên liệu diesel.
Nó tạo ra công suất cao ở tốc độ thấp và
có cấu tạo vững chắc. Tính kinh tế nhiên
liệu tốt hơn so với động cơ xăng.
(1/2)

Sự khác biệt giữa động cơ xăng và động
cơ diesel
Ngoài sự khác nhau về loại nhiên liệu mà
động cơ sử dụng, động cơ xăng và diesel
còn sử dụng những cơ cấu khác nhau.
Buồng cháy
Động cơ diesel không được trang bị hệ thống
đánh lửa có bugi. Thay vào đó, nhiệt sinh ra
trong quá trình nén sẽ làm cho nhiên liệu tự bốc
cháy. Vì vậy tỷ số nén được đặt cao hơn.
Hệ thống sấy sơ bộ
Để hỗ trợ cho khả năng khởi động của động cơ,
động cơ diesel có một hệ thống sấy sơ bộ sử
dụng bugi sấy để sấy nóng khí nạp.
Hệ thống nhiên liệu
Động cơ diesel có một bơm nhiên liệu và các
vòi phun để phun nhiên liệu vào trong buồng
cháy ở áp suất cao.


(2/2)
Có Cấu Sinh Lực
Hoạt Động

Để tạo ra năng lượng chuyển động cho xe,
động cơ 4 kỳ thông thường sẽ lặp lại bốn
chu kỳ hoạt động như trong hình vẽ sau.
Không giống như động cơ xăng, động cơ
diesel không có hệ thống đánh lửa.
Thay vào đó, nhiên liệu được nén với áp
suất cao phun vào không khí có áp suất và
nhiên độ cao nhằm làm cho nhiên liệu tự
bốc cháy.
Xupáp nạp
Xupáp xả
Vòi phun
Buồng cháy
Píttông
Thanh truyền
Trục khuỷu
Sơ đồ cho thấy động cơ có buồng cháy loại xoáy lốc.
(1/5)

-2-

Kỳ nạp
Xupáp xả đóng và xupáp nạp mở. Hành
trình đi xuống của píttông chỉ hút không khí
vào trong xylanh qua xupáp nạp lúc này
đang mở.

(2/5)

Kỳ nén
Khi píttông hoàn tất hành trình đi xuống,
xupáp nạp đóng lại. Với hành trình đi lên
của píttông, không khí được hút vào trong
xylanh bị nén mạnh và đạt đến nhiệt độ
cao.
Tỷ số nén của động cơ diesel = 15 đến 23
(khoảng 2 đến 3 lần so với động cơ xăng).
Nhiệt độ buồng cháy = 500
0
đến 800
0
C.
(3/5)

Kỳ cháy
Khi píttông gần hoàn tất hành trình đi lên,
vòi phun sẽ phun nhiên liệu dưới áp suất
cao vào không khí đã đạt đến áp suất và
nhiệt độ cao.
Nhiệt độ cao của không khí làm cho nhiên
liệu tự bốc cháy, kết quả gây nên cháy và
nổ.
Lực của sự cháy này sẽ ấn píttông đi
xuống và làm quay trục khuỷu.
(4/5)

-3-



Kỳ xả
Xupáp xả mở ra khi píttông hoàn tất hành trình
đi xuống.
Sau đó hành trình đi lên tiếp theo của píttông sẽ
làm khí xả, sản phẩm của quá trình cháy, bị đẩy
ra khỏi xylanh.

(5/5)


Buồng Cháy
Buồng cháy bao bồm khoảng không tạo bởi giữa
píttông, thân máy và nắp quylát.
Loại xoáy lốc
Thông thường bao gồm một buồng cháy xoáy lốc
hình cầu ở trên đỉnh của buồng cháy chính. Buồng
xoáy lốc nối với buồng cháy chính bằng một khe
thông. Trong quá trình nén, không khi đi vào buồng
xoáy lốc để tạo nên xoáy lốc mạnh. Vòi phun sẽ phun
nhiên liệu vào trong buồng xoáy lốc
Loại phun trực tiếp
Bao gồm buồng cháy chính được tạo thành giữa nắp
quylát và pítông và nhiên liệu được phun trực tiếp từ
vòi phun vào buồng cháy
Buồng cháy chính
Bugi sấy
Vòi phun
Buồng xoáy lốc

Khe thông

(1/1)


Động cơ xăng (có bướm ga)

Động cơ diesel (không có bướm ga)

Lượng nhiên liệu phun nhỏ

Lượng nhiên liệu phun lớn

Điều Khiển Công suất
Động cơ diesel dựa trên hiện tượng tự bốc
cháy do nhiệt trong kỳ nén của không khí nạp
để tạo nên sự cháy, nó yêu cầu một lượng lớn
không khí. Do đó, động cơ không có bướm ga.
Động cơ xăng điều khiển công suất ra của nó
bằng cách sử dụng bướm ga để điều khiển
lượng hỗn hợp không khí–nhiên liệu hút vào
trong xylanh.
Ngược lại, động cơ diesel điều khiển công suất
phát ra bằng cách điều khiển lượng nhiên liệu
phun vào. Bởi vì nó không có bướm ga và
lượng không khí nạp là không đổi.
Ví dụ, cường độ của ngọn lửa thay đổi khi
người ta di chuyển núm điều khiển của bếp ga.
Đó là do lượng ga thay đổi.
Tương tự như vậy, khi lái xe đạp bàn đạp ga

của xe có động cơ diesel, lượng nhiên liệu phun
vào trong xylanh sẽ tăng lên, do đó nó làm tăng
công suất ra của động cơ.

(1/1)

-4-

Hệ Thống Nhiên Liệu
Mô Tả

Hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel
phun nhiên liệu có áp suất cao vào trong
buồng cháy, ở đó có không khí đã được
nén lại đến áp suất cao. Điều này cần thiết
bị đặc biệt không giống như động cơ xăng.
Bình nhiên liệu
Tích trữ nhiên liệu
Lọc nhiên liệu có bộ lắng nước
Loại bỏ chất bẩn và nước ra khỏi nhiên liệu
Bơm cao áp
Nén và bơm nhiên liệu
Vòi phun
Phun nhiên liệu

(1/1)

THAM KHẢO:
Dòng chảy nhiên liệu




(1/1)

Lọc Nhiên Liệu
Thiết bị này loại bỏ bụi bẩn và nước ra khỏi
nhiên liệu để bảo vệ bơm cao áp và vòi
phun, chúng có các chi tiết được chế tạo
rất chính xác. Bụi bẩn và nước phải được
loại bỏ khỏi nhiên liệu để tránh cho bơm
cao áp khỏi bị kẹt hay gỉ do bơm cao áp
được bôi trơn bằng nhiên liệu diesel.
Bơm xả
Lọc nhiên liệu
Bộ lắng nước
(1/1)

-5-


Bơm Cao Áp
Có hai loại bơm cao áp dùng trong động cơ
diesel:
Bơm cao áp loại cơ khí, nó điều khiển lượng
phun và thời điểm nhiên liệu bằng cơ khí.
Bơm cao áp điện tử dùng ECU (Bộ điều khiển
điện tử) trong hệ thống EFI-D (Diesel phun
nhiên liệu điện tử).
Bơm cao áp cơ khí
Bơm cao áp điện tử

Bơm cao áp
Vòi phun
Đai dẫn động
ECU
Cảm biến

(1/4)

Bơm cao áp nén nhiên liệu và bơm nó đến
các vòi phun.
Lượng phun nhiên liệu và thời điểm phun
nhiên liệu được điều khiển bằng cơ khí tùy
theo mức độ đạp chân ga và tốc độ động
cơ.

(2/4)


THAM KHẢO:
Các loại bơm cao áp
Có hai loại bơm cao áp: bơm cao áp loại phân
phối, bơm này có một píttông bơm dùng để nén
nhiên liệu tạo áp suất cao và loại bơm cao áp
thẳng hàng, bơm này có nhiều pítông bằng với
số xylanh của động cơ.

Bơm cao áp loại phân phối
Còn được gọi là bơm VE*, loại bơm này gọn
và nhẹ nó được dùng trong động cơ của xe du
lịch và xe tải nhỏ.

*VE: Viết tắt của từ tiếng Đức "Verteiler
Einspritz".

Bơm cao áp loại thằng hàng
Bơm cao áp loại thẳng hàng có cấu tạo phức
tạp do nó có nhiều píttông bơm. Nó được dùng
chủ yếu cho động cơ xe tải
Nhiên liệu
Áp suất thấp
Píttông bơm
Áp suất cao
Vòi phun

(1/1)

×