Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nuôi trùng trục ở Trung Quốc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.77 KB, 3 trang )

Nuôi trùng trục ở Trung Quốc

Nguồn: vietlinh.com.vn
1.Chuẩn bị ruộng nuôi
Chọn những vùng thủy triều dày và thấp. Khu vực nuôi trùng trục phải lặng
gió, sóng yếu, thủy triều lên xuống đều đặn với tốc độ dòng chảy ổn định. Sau khi
chọn được địa điểm nuôi, cần tiến hành chuẩn bị ruộng
Cách thứ 1: Đào rãnh, chia ruộng thành nhiều luống nhỏ, dùng bừa cào
phẳng ruộng nuôi, loại bỏ rác bẩn, sau đó mới thả giống
Cách thứ 2: Đắp đê, cày bừa, san phẳng, đào rãnh để phân luống.
Đối với vùng sình lầy ven biển có hình chữ U, hàm lượng bùn đạt 80%, tốc
độ dòng chảy thấp, một số chỗ nước ngọt bị thâm nhập người ta thường áp dụng
cách thứ 1
2. Thời điểm xuống giống
Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 5 là thời điểm thích hợp nhất. Cỡ trùng
trục 1,5 cm sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao, trùng trục lớn nhanh, cho chất lượng tốt
3. Cách thức xuống giống
Cho trùng trục giống vào thùng gỗ, dùng nước biển rửa sạch. Sau đó cho
trùng trục vào làn, xách bằng tay trái, tay phải bốc từng nắm và ném đều khắp mặt
ruộng.
Người ta thường chọn mùa nước lên để tiến hành thả giống, vì vào mùa
này, thời gian thủy triều rút, để lộ mặt ruộng khá lâu (3-5 tiếng) nên có thể nhìn rõ
luống để thả, hơn nữa trùng trục giống có đủ thời gian để sục bùn.
4. Mật độ thả giống
Đối với những ruộng có cát là thành phần chủ yếu, thủy triều thấp, thời
điểm xuống giống muộn, con giống to, thì thả nuôi mật độ dày. Còn những ruộng
nhiều bùn, thủy triều lớn, xuống giống sớm, con giống nhỏ thì thả thưa. Như vậy
sẽ đảm bảo sự phát triển đồng đều
Theo kinh nghiệm của ngư dân Trung Quốc, mật độ thả nuôi của trùng trục
giống cỡ 1,5 cm là 50-100kg/mẫu. Sau 1 năm, sẽ thu được 350-700 kg trùng trục
trưởng thành có chiều dài vỏ là 6,5cm.


Lưu ý: Việc thả giống phải hoàn tất trước khi thủy triều lên. Nếu không
trùng trục giống chưa kịp lặn vào bùn đã bị nước biển cuốn đi.
Trường hợp đang thả giống thì trời mưa, phải áp dụng phương pháp rắc
muối, vì độ mặn tại ruộng nuôi giảm thấp sẽ ảnh hưởng xấu tới trùng trục giống.
Lượng muối cần thiết là 7-13kg/mẫu.
5. Vấn đề thiên tai
Giao thời giữa mùa xuân và mùa hè thường có gió mạnh, mưa nhiều, nước
chảy cuốn theo nhiều bùn đất bồi lên mặt ruộng, trùng trục bị thiếu dưỡng khí,
thậm chí bị chết
Cách khắc phục: Xúc bớt bùn đất đổ đi. Những ruộng có quá nhiều bùn, có
thể tiến hành nhiều lần mỗi khi thủy triều rút.
Vào mùa hè, trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ môi trường tăng, bề mặt
ruộng hay xuất hiện nhiều vết rạn nứt. Khi thủy triều rút, những vết rạn đó tích
nước, bị mặt trời chiếu vào, nhiệt độ của nước tăng lên, dẫn tới một số trùng trục
giống bị chết bỏng
Cách khắc phục: Thường xuyên san bằng bùn đất, không để tồn tại rãnh
chân chim trên mặt ruộng.
6. Phòng trừ địch hại
Vỏ của trùng trục mỏng và mềm, khả năng chống lại địch hại rất thấp,
thường bị các sinh vật biển tấn công, ta có thể dùng thuốc để tiêu diệt các sinh vật
gây hại.
7. Thu hoạch
Vào mùa xuân năm sau trùng trục có thể đã nuôi được 10 tháng, chiều dài
của vỏ đạt 5 cm, bắt đầu tiến hành thu hoạch.
Có ba cách thu hoạch
Cách 1: Áp dụng cho những ruộng khô, hỗn hợp bùn, cát rắn: Sau khi nước
rút, dùng cuốc để cuốc lần lượt toàn bộ mặt ruộng, độ sâu khi cuốc phụ thuộc vào
vị trí huyệt của trùng trục. Sau mỗi lần cuốc, quan sát kỹ và nhặt trùng trục bỏ vào
sọt
Cách 2: Nhặt trùng trục: Cách này phù hợp với ruộng toàn bùn, chất xốp và

mềm. Động tác nhặt phải nhanh, dứt khoát, tránh để trùng trục sợ, lặn sâu xuống
bùn, khó cho việc khai thác
Cách 3: Câu trùng trục: Là phương pháp đang được sử dụng nhiều nhất,
dùng móc câu ấn nhẹ bên cạnh huyệt trùng trục, xoay móc và nâng nhẹ, đưa trùng
trục ra khỏi ruộng.


×