Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Chon cơ hội làm giàu từ hội nhập doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.85 KB, 3 trang )

VN: Chọn cơ hội làm giàu từ hội nhập
Giáo sư Martin Schwarzt, chuyên gia về toàn cầu hoá tiếp tục đề cập phân tích về cơ hội
làm giàu cho các nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế Việt Nam, khi bước vào hội nhập.
Toàn cầu hoá có đáng ngại với Việt Nam?
* Nhiều người ở Việt Nam có quan điểm e ngại đối với toàn cầu hoá. Theo ông sự e ngại
này có cơ sở ở chỗ nào và không có cơ sở ở chỗ nào?
- Sự không có cơ sở ở đây là một nước nghèo và trình độ công nghệ tương đối lạc hậu
như Việt Nam rất khó có thể khá hơn nếu không đẩy mạnh được xuất khẩu ra thế giới.
Vả lại, cũng khó có thể phát triển công nghệ nếu không có mối quan hệ với các quốc gia
phát triển theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là thu hút được dòng đầu tư trực tiếp từ
những quốc gia đó.
Một nước nghèo như Việt Nam không có nhiều tiền, bởi vậy nhu cầu cho sản xuất không
cao, và như vậy khó khuyến khích các nhà đầu tư đổ tiền vào máy móc, thiết bị hiện đại,
hay đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn.
Chính vì vậy, khi xâm nhập được vào những thị trường lớn hơn, Việt Nam sẽ tận dụng
được nhu cầu nhập khẩu từ những thị trường đó để khuyến khích cũng như buộc doanh
nghiệp phải mở rộng đầu tư. Vô hình trung, năng suất lao động sẽ được nâng lên, và thu
nhập của người lao động cũng được cải thiện.
Tuy nhiên, trong nỗi e ngại này tôi thấy vẫn có những cơ sở của nó. Toàn cầu hoá, hay
hội nhập quốc tế, có nghĩa là nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị phơi bày ra trước mọi vấn đề
mà thị trường tạo ra.
Một vấn đề điển hình trong số đó là trong kinh tế thị trường là cạnh tranh rất khốc liệt, và
luôn có kẻ được người thua. Chính những người thua ngoài việc bị phá sản, họ còn kéo
theo hàng loạt người mất công ăn việc làm, và gây ra vấn đề lớn cho xã hội.
Phải cân bằng lợi ích hai nhóm được - thua
* Toàn cầu hoá, hay hội nhập quốc tế, là một xu hướng không thể tránh khỏi, cả với
những nước như Việt Nam. Vậy có cách nào hạn chế những mặt trái do nó mang lại?
Giáo sư Martin
Schwarzt: "Nên
tránh cạnh tranh với
các nước đang phát


triển
- Có chứ! Đó là cân bằng lại lợi ích của hai nhóm được - thua trong xã hội. Nhà nước
sẽđóng vai trò phân phối lại phần thu nhập thặng dư do thị trường tạo ra và thuộc về kẻ
được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Còn việc nhà nước sẽ can thiệp như thế nào lại phụ thuộc vào những thoả hiệp chính trị
cơ bản được hình thành một cách khác nhau ở những nước khác nhau. Không có cách
duy nhất nào hoàn toàn đúng,thậm chí ở những nước có cùng trình độ phát triển.
Ở Mỹ 20% dân số có thu nhập cao nhất sở hữu khoảng gần 50% thu nhập toàn xã hội,
trong khi bộ phận 20% đó ở Thuỵ Điển chỉ nắm giữ có 35%. Ở Brazil tỷ lệ thu nhập xã
hội do 1/5 dân số đó nắm giữ lại lên tới 60-65%, tức là kẻ thắng hầu như không chia sẻ
gì cho kẻ thua thông qua nhà nước.
Việc phân phối lại thu nhập thặng dư ở Thuỵ Điển tốt hơn ở Mỹ do sự đông nhất về sắc
tộc và tôn giáo ở đó, trong khi đó Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo, chưa kể
đến yếu tố phân tán về địa lý.
Trở lại vấn đề Việt Nam, năm nay sẽ cực kỳ quan trọng bởi các bạn phải nỗ lực gia nhập
WTO nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị truờng xuất khẩu, thế nhưng cũng
sẽ tạo ra sự phân cực trong xã hội.
Một trong những điều nhà nước cần làm là can thiệp vào thị trường và làm giảm đi sự
phân cực. Nước Đức ở thế kỷ 19, cũng như Hàn Quốc ở thế kỷ 20, đã thành công với sự
can thiệp của nhà nước trong việc đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp, giúp họ cạnh
tranh tốt hơn, và tìm thị trường mới cho sản phẩm của họ.
Nên tránh cạnh tranh với các nước đang phát triển
* Liệu Việt Nam có thể học tập theo gương Hàn Quốc mấy thập kỷ trước?
- Không nên và cũng không thể bởi những lý do sau đây.
Thứ nhất, bộ máy lãnh đạo ở Việt Nam không được tập trung như ở Hàn Quốc do những
nguyên nhân mang tính lịch sử.
Việt Nam là một nước có điều kiện địa lý trải dài nên có sự phân chia vùng miền với
những khác biệt khá lớn, trong khi đó Hàn Quốc trong cuộc nội chiến Nam Bắc đã được
Mỹ giúp xây dựng một chính quyền quân sự với quyền lực rất tập trung.
Hơn nữa, do là đồng minh của Mỹ trong chiến tranh lạnh nên Hàn Quốc đã nhận được rất

nhiều viện trợ nước ngoài, bao gồm cả đào tạo nguồn nhân lực lẫn vốn liếng, công nghệ
Rõ ràng là về khía cạnh kỹ thuật nhờ được đào tạo bài bản hơn bộ máy công quyền ở Hàn
Quốc tự tin và mạnh dạn trong quyết định hơn bộ máy công quyền ở Việt Nam.
Còn về vốn liếng và công nghệ, một nước nghèo như Việt Nam hiện nay, hay Hàn Quốc
mấy chục năm về trước, không có khả năng tạo ra tư liệu sản xuất, không thể chế tạo máy
móc, trong quá trình công nghiệp hoá. Và việc phải nhập khẩu khoảng 50-75% số máy
móc thiết bị cần thiết là điều đương nhiên.
Muốn nhập máy móc, thiết bị, các bạn phải xuất khẩu để lấy tiền nhập khẩu. Nhưng vấn
đề ở đây là khi tiền xuất chưa thu được thì hoá đơn thanh toán hàng nhập đã đến trước
rồi, và các bạn sẽ bị lún sâu vào nợ nước ngoài.
Các chủ nợ sẽ không để yên, và chắc chắn các bạn sẽ lâm vào khủng hoảng ngoại hối.
Cái cách mà Mỹ đã giúp Hàn Quốc vào đầu những năm ’80 của thế kỷ trước, khi chính
Bắc Mỹ cũng bị khủng hoảng, là họ yêu cầu một đồng minh khác là Nhật Bản cho nước
này vay 4 tỷ USD vào năm 1982, giúp họ vượt qua khủng hoảng.
* Rõ ràng là Việt Nam không thể học tập gì ở ông bạn Hàn Quốc này rồi. Nếu giới lãnh
đạo Việt Nam hỏi ông một lời khuyên, ông sẽ nói gì?
- Tôi sẽ nói rằng họ phải khuyến khích phát triển những ngành kinh tế, nhưng đừng chọn
những ngành phổ biến mà bất cứ nước nào ở trình độ của Việt Nam cũng chọn. Như vậy
Việt Nam sẽ tránh được sự cạnh tranh trực tiếp và khốc liệt với họ, nhất là với những
nước lớn hơn như Trung Quốc hay Indonesia chẳng hạn.
Tôi thực sự không hiểu sâu về nền kinh tế Việt Nam, nên khó có thể chỉ rõ là những
ngành nào Việt Nam cần khuyến khích xuất khẩu. Thế nhưng tôi có thể dẫn ra đây một ví
dụ mà tôi đã trực tiếp mục kích khi đi dạo phố - đó là ngành thủ công mỹ nghệ.
Anh có thể không biết rằng nhiều phim cartoon được phát trên truyền hình Mỹ được sản
xuất với những con rối làm bằng tay ở Hàn Quốc.
Việt Nam có thể xâm nhập được vào thị trường Mỹ và cạnh tranh được với Hàn Quốc
nhờ vào sự khéo tay của các nghệ nhân và giá nhân công thấp hơn ở Hàn Quốc và cao
hơn so với giá nhân công trong những ngành như da giầy hay may mặc ở Việt Nam.
Nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách thiết lập mối quan hệ với các hãng phim của Mỹ, hỗ
trợ tổ chức sản xuất chứ không phải là điều hành sản xuất. Họ có thể giúp đàm phán với

các hãng phim này, bởi tôi biết chắc là họ có những nhà đàm phán giỏi.
Đó chỉ là một ví dụ, nhưng nguyên lý cơ bản ở đây là: Hãy làm những gì các nước phát
triển đang làm, chứ đừng làm những gì những nước kém phát triển hơn đang chiếm ưu
thế trên thị trường.
Tôi muốn nhấn mạnh một điều nữa là Việt Nam nghèo không phải là vì người dân lười
biếng, trái lại họ rất siêng năng. Nhưng điều quan trọng là lao động của họ lại kém hiệu
quả, năng suất và khả năng sinh lợi thấp.
Nhà nước là người phải tìm cách giúp họ tìm phương thức sản xuất mới, cách tổ chức sản
xuất mới và thị trường mới.

×