Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bón phân cân đối pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.46 KB, 3 trang )

Bón phân cân đối

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1.Bón phân hữu cơ kèm phân vô cơ
Hầu hết các loại đất khi bón phân hữu cơ đều làm gia tăng đáng kể hiệu quả
sử dụng phân đạm. Năng suất cây trồng cao nhất khi đạm từ nguồn hữu cơ chiếm
30-40% tổng lượng đạm đem bón. Bón 10 T phân chuồng kèm theo 70-90 kg N vô
cơ (từ phân urê, DAP, SA) năng suất lúa cao hơn bón 100-120 kg N toàn phân vô
cơ hoặc toàn hữu cơ. Bón phân hữu cơ kèm phân vô cơ không những làm tăng
hiệu quả sử dụng phân vô cơ, ngược lại, phân vô cơ cũng làm tăng hiệu quả sử
dụng phân hữu cơ. Trên nền phân vô cơ, hiệu lực 1 T phân chuồng đạt 53 – 89 kg
thóc, trong lúc đó trên nền không có phân vô cơ, hiệu lực 1 T phân chuồng chỉ đạt
32-52 kg thóc.
2. Bón cân đối các nguyên tố trung lượng, vi lượng với đa lượng
Đất giàu kali như ĐBSCL, phù sa ven sông thì chỉ cần bón N+P (cây sẽ tự
cân đối K có trong đất). Đất nghèo kali như đất xám bạc màu, cát ven biển thì phải
bón kali với N+P, mới phát huy hiệu quả của N và P, từ đó mới tăng năng suất và
chất lượng nông sản. Ví dụ, chỉ bón N,P cho cam ở đất xám phù sa cổ thì năng
suất chỉ đạt 64,8 tạ/ha, hàm lượng của axít Citric, đường Maltose, Glucose,
Fructose lần lượt là 0,1 – 13,6 – 11,2 – 11,5 g/lít dịch quả. Nếu bón K kèm N,P
năng suất đạt 72 – 94,8 tạ/ha, hàm lượng các chất trên tương ứng là 7,8 – 21,4 –
13,9 – 13,6 g/l đất càng nghèo K, hoặc khi sử dụng N vào thì bón K càng quan
trọng.
Các nguyên tố trung lượng và vi lượng
3. Bón cân đối theo mùa và kỳ sinh trưởng của cây
Về kỳ sinh trưởng của cây trồng: Giai đoạn đầu khi cây còn bé rất cần lân
để hình thành bộ rễ khoẻ mạnh, cần bón lót lân. Với cây lưu niên nên bón lân vào
đầu chu kỳ sinh trưởng (bón sau thu hoạch, rửa cành, dọn vườn).
Đạm cần suốt trong quá trình sinh trưởng nên chia bón nhiều lần và bón
sớm vào các kỳ cây sinh cành lá mới, đâm chồi, đẻ nhánh. Bón đạm muộn làm cây
đẻ lai rai, cây ăn trái mọc chồi lá mới không tập trung, bất lợi cho thu hoạch và


dễ bị sâu bệnh.
Kali làm cho cây chắc, khỏe và tham gia chuyển hóa vật chất trong quá
trình quang hợp nên cần bón nhiều hơn khi cây đang mang trái, thúc nuôi quả hạt
chắc, mẩy, ngon ngọt.
4. Bón cân đối theo loại đất
Một việc làm rất khoa học là "Trả lại đất những gì cây lấy đi. Các tàn dư
thực vật sau thu hoạch như lá mía, bã mía, lá cà phê, vỏ cà phê, rơm rạ … cần
phải vùi lại trong đất đã sinh ra nó.
Một điều cần thiết mà xưa nay nhà nông ta chưa quen làm, đấy là gửi mẫu
đất đến các phòng phân tích đất đai để biết hàm lượng các chất trong đất ở mức
nào, trên cơ sở đó mà xây dựng quy trình bón phân cân đối, khoa học và hiệu quả
nhất.
Đất VN thường thiếu nhiều do xói mòn, rửa trôi nhưng chủ yếu là do sử
dụng các loại phân không có những nguyên tố này. Nếu dùng liên tục DAP, urê,
lân nung chảy thì chắc chắn thiếu S. Đặc biệt trên đất nhẹ, nghèo hữu cơ, bón SA
thì năng suất tăng từ 15-20% so với bón urê, nhất là với bắp, cà phê, đậu phộng,
mía vì trong phân SA có tới 24% S. Sử dụng thường xuyên DAP, supe lân không
dùng lân nung chảy, vôi xám (Dolomite) lần nào cũng dẫn đến đất thiếu Magiê.
Do vậy, trên 1 thửa ruộng nên luân phiên dùng urê với SA, supe lân với lân nung
chảy. Riêng vối xám và các phân bón lá chuyên cây nên sử dụng thường xuyên
hàng năm, vì trong phân bón lá có đủ các nguyên tố vi lượng cân đối.

×