Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Cac Bai giang khac thuoc Chuong trinh Toan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.15 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ hai,ngày 12 tháng 10 năm 2015 TIẾT 1 TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP (SGK trang 66, Trang 67) I. Mục tiêu: Đọc – hiểu nội dung bài Trung thu độc lập. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động. Ban học tập kiểm tra bài cũ. - HĐTQ cho các bạn quan sát tranh minh họa chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (SGK trang 65) và giới thiệu. HĐTQ cho các bạn quan sát tranh (SGK trang 66) và trả lời câu hỏi:  Tranh vẽ cảnh gì? Em đoán xem anh chiến sĩ mơ ước điều gì trong đêm Trung thu độc lập. - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài 2 lần. - Em nêu ý hiểu của mình về mục tiêu bài. Em làm cách nào để đạt được mục tiêu đó. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài Trung thu độc lập (SGK trang 66, trang 67). Em cùng bạn đọc phần chú giải (SGK trang 67); chia đoạn. Nhóm trưởng điều khiển nhóm thống nhất cách chia đoạn và thực hiện: Việc 1: Đọc nối tiếp các từ ngữ: (2 lượt) + ngàn, núi, man mác, soi sáng, vằng vặc, làng mạc, giữa biển rộng, nông trường Việc 2: Đọc nối tiếp câu: (2 lượt) - Đêm nay/ anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/ khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em. - Mươi mười lăm năm nữa thôi,/ các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này,/ dòng thác nước đổ xuống/ làm chạy máy phát điện;// ở giữa biển rộng,/ cờ đỏ sao vàng phấp phới bay/ trên những con tàu lớn.// - Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên/ và anh mong ước ngày mai đây,/ những tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa/ sẽ đến với các em.// Việc 3: Mỗi bạn đọc một đoạn, đọc tiếp nối nhau đến hết bài (2 lượt). Việc 4: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đọc theo nhóm đôi (1lượt). Việc 5: Mỗi bạn trong nhóm đọc cả bài 1 lần (đọc cùng một lúc) rồi cử 1 bạn đọc toàn bài trước lớp. Việc 6: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo những bạn đã đọc tốt hơn các tiết học trước. b. Đọc diễn cảm: Việc 1: Em đọc nội dung sau và thực hiện: Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai đẹp đẽ của đất nước, của thiếu nhi. Việc 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc đoạn 2. HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm chọn 1 bạn dự thi đọc diễn cảm trước lớp. * TRBHT tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. c. Tìm hiểu bài: Em đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 67. Em cùng bạn trao đổi về kết làm việc của mình, đánh giá, nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi các bạn trả lời. Các bạn khác lắng nghe, đánh giá, bổ sung thống nhất đáp án. Việc 1: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ phần Tìm hiểu bài trước lớp. Việc 2: Phó CTHĐTQ tổ chức cho các bạn hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu. - Phó CTHĐTQ tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi: Bài tập đọc nói về tình thương yêu và mơ ước về tương lai của ai đối với các em nhỏ? Em ghi ý nghĩa của bài vào vở. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Đọc bài cho bố mẹ nghe- Chuẩn bị bài sau..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 2 Toán: LUYỆN TẬP( SGK Trang 40, trang 41) Thứ hai,ngày 12 tháng 10 năm 2015 I.Mục tiêu: - Em có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Em biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động. - HS ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Thực hành: Bài tập 1, Bài tập 2: - Em đọc kĩ nội dung ở phần a/ BT1 và phần a/ BT2 (SGK trang 40). - Giải thích cho bạn nội dung vừa đọc được -Việc 1: -Nhóm trưởng cho các bạn đọc cá nhân 2 lần nội dung sau:  Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.  Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. -Việc 2: -Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm làm phần b/ BT1 và phần b/ BT2 vào vở theo mẫu ở phần a của BT1 và phần a của BT2 -Việc 3: - Nhóm trưởng mời các bạn đọc kết quả -Nhóm trưởng chốt lại đáp án đúng. Bài tập 3 -Việc 1: - Em đọc yêu cầu BT3 (SGK trang 41). Nêu lại cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ. -Việc 2: - Em làm BT3 vào vở. - Trao đổi với bạn về kết quả bài làm của em. -Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn đọc kết quả -Nhóm trưởng chốt lại đáp án đúng. -Việc 2: Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ. Bài tập 4, Bài tập 5: -Việc 1: Em đọc yêu cầu bài tập 4, (SGK trang 41) rồi hoàn thành bai giải vào phiếu theo mẫu: Bài giải: Ta có ……>……..Vậy núi………….cao hơn núi…………… Núi ……………cao hơn núi…………………… là: …………………………………………………….. Đáp số:……………..m -Việc 2: - Em đọc yêu cầu bài tập 5 (SGK trang 41 ) và điền vào phiếu: - Số lớn nhất có 5 chữ số là:……………; Số bé nhất có 5 chữ số là:……….. - Hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số là:………………………………….. -Trao đổi với bạn về kết quả bài làm của em. - Nhóm trưởng điều khiển chữa bài tậpBài tập 4, Bài tập 5 (trong nhóm) * Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp và hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu. B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Em hỏi bố, mẹ giá 1kg gạo là bao nhiêu tiền, giá 1kg thịt heo là bao nhiêu tiền. Em hãy tính nếu mua1kg gạo và1kg thịt heo thì hết tất cả bao nhiêu tiền( nhớ thử lại kết quả tinh). Thứ hai,ngày 12 tháng 10 năm 2015 Tiết 4 Đạo đức:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 1) (trang 11) I/ Mục tiêu: Học xong bài này em có khả năng: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của . - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của? II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động:- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động, kiểm tra bài cũ - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài - Em chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, để đạt được mục tiêu đó em cần làm gì? * Hình thành kiến thức: 1. Tìm hiểu thông tin: Việc 1: Em đọc thầm thông tin trong SGK trang 11 Việc 2:Em trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK trang 11 Việc 1: Trả lời của mình cho bạn nghe Việc 2: Đánh giá, nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.. Việc 1: Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi các bạn trả lời. Việc 2: Nhóm trưởng đặt câu hỏi trong nhóm trả lời: tại sao phải tiết kiệm tiền của? Việc 3: Em đọc 2 lần: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Việc 4: Em đọc ghi nhớ 3 lần B. Hoạt động thực hành: Bài 1: Việc 1: Em đọc bài 1 SGK (trang12) Việc 2: Emchọn kết quả Việc 3: Em tìm một bạn trong nhóm để trao đổi kết quả Việc 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời thống nhất kết quả. Bài 2: Việc 1: Em đọc thầm BT2 trong SGK trang 12 Việc 2:Em trả lời câu hỏi trong SGK Việc 1: Trả lời của mình cho bạn nghe Việc 2: Đánh giá, nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi các bạn trả lời. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm đọc những việc nên làm và không nên làm C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà em sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (BT6) Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (BT7) GDKNS:Trong cuộc sống em cần có kỹ năng bình luận, phê phán kỹ năng lập kế hoach. Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015. Tiết 1 Chính tả:( Nhớ - viết): GÀ TRỐNG VÀ CÁO (SGK trang 67).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I.Mục tiêu: -Nhớ -viết đúng đoạn thơ Gà Trống và Cáo; viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch / tr, tiếng có vần ươn / ương. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Khởi động: Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hoạt động theo bài hát hoặc trò chơi. * Trưởng ban học tập kiểm tra bài cũ, nhận xét. * GV giới thiệu bài: Việc 1: Các em ghi đề bài, đọc đề bài và đọc mục tiêu bài. Việc 2: TBHT điều khiển tìm hiểu mục tiêu, cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. II.Hoạt động học: HĐ1: Viết chính tả. - Đọc thầm ( thuộc lòng) đoạn thơ. - Nhớ lại và chép đoạn thơ vào vở. Đổi vở cho bạn để chữa lỗi. Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ, thống nhất trong nhóm. Việc 1:Trưởng ban học tập tổ chức cho đại diện các bạn trong nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 2: GV nhận xét vở của HS.(Khen ngợi, động viên). HĐ2: Làm BT1(b), BT2 chính tả ở VBT trang 41,42. n. Việc 1: Đọc thầm yêu cầu và em tự làm vào vở BT. Việc 1: Đọc kết quả của mình cho bạn nghe. Việc 2: Đánh giá, nhận xét, bổ sung cho bài làm của bạn. -Nhóm trưởng nêu câu hỏi chia sẻ: Làm thế nào để bạn chọn được kết quả như vậy? - Nhận xét, thống nhất ý kiến. Việc 1:Trưởng ban học tập tổ chức cho đại diện các bạn trong nhóm chia sẻ trước lớp những điều em chưa hiểu cần hỏi cô giáo. Việc 2: GV nhận xét về tiết học.(Khen ngợi, động viên) B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Về nhà xem lại bài tập, ghi nhớ lỗi chính tả để lần sau không mắc lỗi khi viết.. Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015. Tiết 2 Toán: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ (SGK trang 41, trang 42) I. Mục tiêu: - Em nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Em biết tính giá trị một biểu thức đơn giản có chứa hai chữ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động. - HS ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 2. Hình thành kiến thức: - Em đọc kĩ nội dung trong khung: a + b là biểu thức có chứa hai chữ.  Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 ; ta nói giá trị của biểu thức a + b với a = 3 và b = 2 là 5.  Nếu a = 4 và b = 0 thì a + b = 4 + 0 = 4 ; ta nói giá trị của biểu thức a + b với a = 4 và b = 0 là 4.  Nếu a = 0 và b = 1 thì a + b = 0 + 1 = 1 ; ta nói giá trị của biểu thức a + b với a = 0 và b = 1 là 1.  Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.. Trao đổi và giải thích cho bạn ý hiểu của mình về nội dung vừa đọc. Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm đọc ghi nhớ 2 lần.  a + b là biểu thức có chứa hai chữ.  Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1 - Việc 1: Em đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK trang 42) và hoàn thành vào vở theo mẫu: Mẫu: - Nếu c =10 và d =25 thì c+d = ....+......=...... - Nếu a =32 và b =20 thì a-b = ......-......=...... Việc 2: Trao đổi với bạn về kết quả và cách thực hiện yêu cầu bài tập. Việc 3: Nhóm trưởng nêu từng trường hợp của bài 1 yêu cầu từng thành viên trong nhóm trả lời, các thành viên khác nhận xét, góp ý (nếu có), cả nhóm thống nhất đáp án. Bài tập 2, Bài tập 3, Bài tập 4: HĐ thực hành làm như bài 1. -Việc 1: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chữa bài trước lớp, sau mỗi câu trả lời em mời thầy cô giáo nhận xét và chốt đáp án. -Việc 2: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp và hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em nghĩ ra biểu thức chứa hai chữ rồi cùng bố, mẹ tính giá trị biểu thức khi thay hai chữ bằng các số khác nhau Tiết 3 KHOA HỌC: Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015 BÀI 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I/ Mục tiêu: Em biết cách phòng bệnh béo phì. - Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT II. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: HĐTQ tổ chức cho cả lớp khởi động.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -GV gtb. GV ghi dề bài lên bảng, HS ghi tựa bài vào vở. * Tìm hiểu mục tiêu bài học:- HS đọc mục tiêu bài - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì: -Quan sát hình 1 trong sgk/trang 28 và vốn hiểu biết của em. Trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì? + Nêu tác hại của béo phì? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn , thống nhất ý kiến . - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. Hoạt động 2: Phòng bệnh béo phì: -Quan sát hình 2, 3 trong sgk/trang 29 và vốn hiểu biết của em. Trả lời câu hỏi: + Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ? + Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Xử lí tình huống: Bày tỏ thái độ ( Trưởng ban học tập chia 2 đến 3 nhóm xử lí 1 tình huống) -Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ? -Các tình huống đưa ra là: +Nhóm 1 -Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. +Nhóm 2 –Tình huống 2: Châu nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Châu sẽ làm gì ? +Nhóm 3 –Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được. +Nhóm 4-Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn. - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Biết ăn uống hợp lí để phòng bệnh béo phì.. Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015. Tiết 4 Kể chuyện: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG (SGK trang 69) I, Mục tiêu: -Kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng. -Biết được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. II. Hoạt động học: A. Hoạt động thực hành: * Khởi động:- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động. - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Em chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. * HĐ1: Quan sát tranh Việc 1: Đọc tên truyện, xem tranh và phần lời dưới mỗi tranh. Việc 2: Ghi nhớ phần lời dưới mỗi tranh. Việc 1: Nói theo phần lời của mình cho bạn nghe. Việc 2: Đánh giá, nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc lại phần lời dưới mỗi tranh (không nhìn sách). Việc 2: Nhận xét, chia sẻ, bổ sung cho bạn. - Nghe thầy cô kể chuyện Lời ước dưới trăng. * HĐ2: Tìm hiểu câu chuyện Việc 1: Đọc và trả lời câu hỏi sau. + Đêm rằm tháng giêng, các cô gái tròn 15 tuổi được đến hồ để làm gì? + Chị Ngàn - một cô gái mù đến hồ để làm gì? + Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì? + Bạn nhỏ đã hiểu ra điều gì? Việc 1: Nói câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh nghe. Việc 2: Chia sẻ, bổ sung cho bạn. Việc 1: Trưởng nhóm nêu từng câu hỏi cho các bạn trả lời. Việc 2: Góp ý bổ sung cho bạn về câu trả lời của bạn * HĐ3: Kể từng đoạn của câu chuyện. Việc 1: Tập kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh trong SGK. Việc 1: Kể cho bạn nghe. Việc 2: Đánh giá, nhận xét, chia sẻ. Việc 1: Nhóm trưởng cho mỗi bạn kể một đoạn, một bạn đại diện kể toàn bộ câu chuyện. Việc 2: Nhận xét, chia sẻ, bổ sung cho bạn. Việc 1: Thi kể chuyện trước lớp, nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. Việc 2: Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. C. Hoạt động ứng dụng: Cùng người thân đoán xem khi 15 tuổi, bạn nhỏ trong truyện Lời ước dưới trăng sẽ ước nguyện điều gì, cho ai?. Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015 Tiết 5 Kĩ thuật: KHÂU GHÉP HAI MẢNH VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2) I.Mục tiêu:. - Biết cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. - Biết áp dụng vào trong cuộc sống, có ý thức rèn luyện tính khéo léo. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ1: Khởi động: - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hoạt động theo bài hát. - GV giới thiệu ghi đề bài, HS ghi vào vở..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS đọc mục tiêu bài 2 lần. * Trưởng ban học tập kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn. HĐ2: THỰC HÀNH. Việc 1: Nhắc lại quy trình khâu ghép hai mảnh vải ( phần ghi nhớ). Việc 2: Nêu các bước khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. - Trao đổi, chia sẻ với bạn bên cạnh. - Thống nhất ý kiến. Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp. Việc 2: Đọc lại ghi nhớ 2 lần (SGK trang 17) Việc 3: Yêu cầu các bạn thực hành (cùng một lúc), bình chọn sản phẩm đẹp trong nhóm. HĐ3: Đánh giá kết quả thực hành. -. Tự đánh giá sản phẩm của mình.. -. Cùng bạn chia sẻ, nhận xét sản phẩm. Việc1: Nhóm trưởng cho các bạn nhận xét, chọn một sản phẩm đẹp nhất. Việc 2: Thống nhất ý kiến. Việc 1: Trưởng ban học tập cho các bạn chia sẻ những điều em chưa hiểu. Việc 2: TBHT chốt lại bài học. Việc 3: Trưởng ban học tập, GV cùng tuyên dương khen ngợi các bạn. B. Hoạt động ứng dụng:. - Cùng mẹ, chị và người thân khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường một cách thành thạo. - Chuẩn bị bài sau: Khâu đột thưa. Tiết 1 Tập đọc: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI (SGK trang 70) Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2015 I. Mục tiêu: Đọc – hiểu bài Ở Vương quốc Tương Lai. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp khởi động. Ban học tập kiểm tra bài cũ. - HĐTQ đọc: Vở kịch Ở Vương quốc Tương Lai là một trích đoạn trong vở kịch Con Chim Xanh – kịch của Mát– téc– lích, nhà văn đã được giải thưởng Nô- ben. - TBHT yêu cầu cả lớp đọc thầm 3 dòng mở đầu giới thiệu vở kịch (SGK trang 70) - HĐTQ cho các bạn quan sát tranh (SGK trang 70; 71) và trả lời câu hỏi:  Các bạn trong tranh đang xem những đồ vật gì? - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài 2 lần. - Em nêu ý hiểu của mình về mục tiêu bài. Em làm cách nào để đạt được mục tiêu đó. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc mẫu màn kịch. Em cùng bạn đọc phần chú giải (SGK trang 72). Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện: Việc 1: Đọc nối tiếp các từ ngữ: (2 lượt) + công xưởng, sáng chế, xứ sở, tương lai, thuật lại, chùm lê, kì lạ + thuốc trường sinh, thử thách, chữa bệnh, chùm quả, dưa đỏ, sản phẩm, bí đỏ Việc 2: Đọc nối tiếp câu (2 lượt). Em chú ý đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, ngắt giọng rõ ràng đủ để phân biệt đâu là tên nhân vật, đâu là lời nói của nhân vật ấy. VD: TIN TIN// - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? EM BÉ THỨ NHẤT// - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất. TIN TIN// - Cậu sáng chế cái gì? EM BÉ THỨ NHẤT// - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. MI TIN// - Vật đó ăn ngon chứ?// Nó có ồn ào không?// Việc 3: Mỗi bạn đọc một dòng ghi tên nhân vật và lời của nhân vật đó, đọc tiếp nối nhau đến hết bài(2 lượt). Việc 4: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đọc theo nhóm đôi (1lượt). Việc 5: Mỗi bạn trong nhóm đọc cả bài 1 lần (đọc cùng một lúc) rồi cử 1 bạn đọc toàn bài trước lớp. Việc 6: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo những bạn đã đọc tốt hơn các tiết học trước. b. Tìm hiểu bài: Em đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 72 (giảm tải câu hỏi 3, câu hỏi 4). Em cùng bạn trao đổi về kết làm việc của mình, đánh giá, nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi các bạn trả lời. Các bạn khác lắng nghe, đánh giá, thống nhất đáp án. Việc 1: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ phần Tìm hiểu bài trước lớp. Việc 2: Phó CTHĐTQ tổ chức cho các bạn hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu. - Phó CTHĐTQ tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi: Trẻ em ở Vương quốc Tương Lai ước mơ một cuộc sống như thế nào? Ở đó các em nhỏ là những nhà phát minh như thế nào? Em ghi ý nghĩa của bài vào vở. c. Đọc phân vai từng màn kịch: Việc 1: Em đọc nội dung sau: Chú ý phân biệt lời các nhân vật và thể hiện rõ câu hỏi, câu trả lời; thể hiện thái độ ngạc nhiên, ngưỡng mộ của Tin- tin và Mi- tin; thể hiện niềm vui và niềm tự hào của các em ở xứ sở kì diệu Việc 2: Nghe thầy cô hướng dẫn cách phân vai. Việc 3: TRBHT tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai từng màn kịch trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Kể với người thân điều em thích nhất ở Vương quốc Tương Lai. Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2015. Tiết 2 Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG (SGK trang 42, trang 43) I. Mục tiêu: - Em biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu em biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động. - HS ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 2. Hình thành kiến thức: -Em đọc kĩ nội dung trong khung:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>  Ta có: 20 + 30 = 30 + 20 ( đều bằng 50) 350 + 250 = 250 + 350 ( đều bằng 600) 1208 + 2764 = 2764 + 1208 ( đều bằng 3972)  Ta nói:Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. a +b = b+ a Trao đổi và giải thích cho bạn ý hiểu của mình về nội dung vừa đọc. Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm đọc ghi nhớ 2 lần.. Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thayđổi. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Việc 1: Em đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK trang 43) , căn cứ vào phép cộng ở dòng trên, nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới rồi hoàn thành vào SGK. Việc 2: Trao đổi với bạn về kết quả và cách thực hiện yêu cầu bài tập. Việc 3: Nhóm trưởng nêu yêu cầu từng thành viên trong nhóm trả lời, các thành viên khác nhận. xét, góp ý (nếu có), cả nhóm thống nhất đáp án. Bài tập 2, Bài tập 3: HĐ như bài 1.. Việc 1: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chữa bài trước lớp, sau mỗi câu trả lời em mời thầy cô giáo nhận xét và chốt đáp án. Việc 2: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp và hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu.. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Em sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.. Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2015 Tiết 3 Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM (TRANG 68). I. Mục tiêu: Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động:- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động, kiểm tra bài cũ. - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. Em chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó 2. Hình thành kiến thức: * Tìm hiểu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam Việc 1: Em đọc thầm bài tập 1 phần nhận xét trong SGK trang 68 . Việc 2:Em nhận xét xem mỗi tên riêng đó có mấy tiếng, Gạch chân những chữ cái được viết hoa. Những chữ cái đó nằm ở vị trí nào trong một tiếng? Việc 3: Đọc kết quả trả lời của mình cho bạn nghe. Đánh giá, nhận xét cho câu trả lời của bạn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Việc 1: Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi, gọi các bạn trả lời. Việc 2: Nhóm trưởng đặt câu hỏi trong nhóm trả lời: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam bạn cần viết như thế nào? Em đọc ghi nhớ 3 lần Bài 1B. Hoạt động thực hành: Em đọc thầm bài tập 1 phần luyện tập trong SGK trang 68 . Nhớ lại cách viết hoa tên người (tên em), tên địa lí (địa chỉ gia đình em) để làm bài tập vào VBT. Lưu ý: Khi viết địa chỉ gia đình em, em cần ghi đủ tên thôn, xã, huyện, tỉnh. Đọc kết quả cho bạn nghe. Đánh giá bài của bạn. Thống nhất kết quả.. Bài 2 Đọcbài tập 2 trang 68 . Em làm vào VBT Đọc kết quả cho bạn nghe. Đánh giá bài của bạn. Thống nhất kết quả.. Bài 3: Đọc BT3 trang 68 và Xem hình bên Làm vào VBT Đọc kết quả cho bạn nghe Cả nhóm thống nhất kết quả TBHT chia sẻ với lớp các câu hỏi C. Hoạt động ứng dụng:- Về nhà em tập viết họ và tên các thành viên trong gia đình em. Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2015 TIẾT 4 LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO(NĂM 938) I.MUÏC TIEÂU :Em biết:. - Vì sao có trận Bạch Đằng - Kể được diễn biến chính của trận Bạch Đằng - Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng II. HOẠT ĐỘNG HỌC:. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Khởi động: HĐTQ tổ chức cho cả lớp khởi động 2.Kiểm tra bài cu:õ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng .( 2 bạn trả lời) - Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ? - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?. - GV cùng Trưởng ban học tập nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới : - Em ghi đề bài vào vở. - Em đọc mục tiêu bài. - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhân vật Ngô Quyền: -Đọc thông tin phần chữ in nhỏ trong sgk/trang 21. Trả lời câu hỏi:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Ngô Quyền quê ở đâu? + Ông là người như thế nào? + Vợ ông là con gái của ai?+ Vì sao Ngô Quyền chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán?. - Việc 1: Trả lời câu hỏi cho nhau nghe.. - Việc 2: Nhận xét câu trả lời của bạn. - Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm trả lời từng câu hỏi .. -Việc 2: cả nhóm nhận xét, thống nhất ý kiến. - Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp, có thể hỏi cô giáo những điều chưa hiểu. Hoạt động 2: Diễn biến trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng: Quan sát lược đồ bên dưới và Quan sát hình 1(Trong sgk/trang 22) và đọc thồng tin từ: Sang đánh nước ta lần này, …đến Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. Trong sgk/trang 21; 22. Trả lời câu hỏi: + Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? + Trận đánh diễn ra như thế nà + Kết quả trận đánh ra sao ? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Đại diện 1 số nhóm trả lời - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. Hoạt động 3: Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng. Đọc thông tin từ: Mùa xuân năm 939,…đến hết. Trong sgk/ trang 22. Trả lời câu hỏi: + Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền đã làm gì ?+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? + Khi Ngô Quyền mất, để tưởng nhớ ông, nhân dân đã làm gì? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn - Đại diện 1 số nhóm trả lời. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:. - Đại diện 1 số nhóm thi kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Về nhà kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cho người thân cùng nghe.. Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Tiết 1 KHOA HỌC:. BÀI 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I/ Mục tiêu: - Kể tên một số bệnh lay qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả,lị … - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lay qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thui. - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:+ Giữ vệ sinh ăn uống. + Giữ vệ sinh cá nhân. + Giữ vệ sinh môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh II. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:. *Khởi động: HĐTQ tổ chức cho cả lớp khởi động- KTBC -GV gtb. GV ghi dề bài lên bảng, HS ghi tựa bài vào vở. * Tìm hiểu mục tiêu bài học:- HS đọc mục tiêu bài - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức:. * Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Bằng vốn hiểu biết của mình, hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?. - Hỏi bạn bên cạnh, bạn cùng nhóm về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, … và tác hại của một số bệnh đó. - Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ? - Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận.. * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? + Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? + Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? + Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:. Các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng. -Chia nhóm HS. -Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Gv cùng hs nhận xét, tuyên dương, kết luận. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và giữ vệ sinh môi trường để không bị bệnh lây qua đường tiêu hóa. Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Tiết 2 Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM (TRANG 74, 75). I. Mục tiêu: Luyện viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam. II. Hoạt động học:A. Hoạt động thực hành 1.Khởi động:- Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động, kiểm tra bài cũ. - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. Em chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó 2.Bài tập Bài 1 Việc 1: Em đọc thầm bài tập 1 trong SGK trang 74. Nhớ lại cách viết hoa tên địa lí Việt Nam. Để viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao đó. Lưu ý: Một số tên phố đã viết đúng chính tả, em chỉ cần viết các tên phố chưa đúng, có tất cả 36 tên phố được nhắc đến trong bài. Việc 2:Em làm vào VBT Việc 3: Đọc kết quả trả lời của mình cho bạn nghe. Đánh giá, nhận xét cho câu trả lời của bạn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Việc 4: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhất thống nhất kết quả. Bài 2 Việc 1: Em đọc thầm bài tập 2 trong SGK trang 75. Việc 2:Em làm vào VBT Việc 3: Đọc kết quả trả lời của mình cho bạn nghe. Đánh giá, nhận xét cho câu trả lời của bạn. Việc 4Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhất thống nhất kết quả.. Thi viết nhanh tên riêng: TBHT tổ chức cho 2 nhóm cùng chơi viết tên người , tên địa lí Việt Nam. Hết thời gian, nhóm nào viết được đúng nhiều tên hơn sẽ thắng cuộc. B. Hoạt động ứng dụng:- Về nhà em đọc thuộc và viết số nhà, địa chỉ nhà em.. Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Tiết 3 Toán: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ I.Mục tiêu : - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ. II.Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: Chơi trò chơi: “ Thay chữ bằng số” HĐTQ cho các bạn chơi Mục tiêu bài hôm nay là gì ? 1. Tìm hiểu về biểu thức có chứa bachữ. Việc 1: Đọc kĩ ví dụ SGK trang 43 và trả lời câu hỏi: Thế nào là biểu thức có chứa ba chữ ? Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ Việc 2: Chia sẻ với bạn về kết quả làm việc và bổ sung, giải thích cho nhau (nếu thiếu) -Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định bạn trình bày. Các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Cả nhóm thống nhất kết quả. Nhóm trưởng chốt. Ghi nhớ việc 4: PCTHĐTQ cho các bạn chi sẻ : Thế nào là biểu thức có chứa ba chữ ? Bạn hãy tìm thêm các biểu thức có chứa ba chữ ? Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa ba chữ ..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Việc 1: em làm vào phiếu: 1. Tính giá trị của a + b + c nếu : a, a = 5, b = 7 , c =10 Nếu a = …., b = …..và c = …. thì a + b + c = b. a = 12, b = 15, c = 9. Nếu a = …., b = …., và c = ….. …. + …. + .. = ……. Thì …. + … + …. = …. + …. + .. = …………. Việc 2: Trao đổi với bạn về kết quả bài làm của em. Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chữa bài 1 trong nhóm. Bài tập 2, Bài tập 3a: HĐ như bài 1. việc 4: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ bài 1,2, 3a trước lớp và hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu. C.Hoạt động ứng dụng: *GV hướng dẫn bài còn lại về nhà HS tự làm. Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Tiết 4 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I.Mục tiêu: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, em tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Khởi động: - HĐTQ cho lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. Em chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 2. Em làm bài tập: Đề bài: Hãy viết lại hoàn chỉnh câu chuyện Vào nghề dựa vào cốt truyện: 1. Va- li- a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. 2. Va- li- a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. 3. Va- li- a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. 4.Va-li- a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước.. Việc 1: Em đọc yêu cầu đề bài và thực hiện. Em làm vào vở Bài tập Tiếng việt Việc 2: Đọc bài làm của mình cho bạn nghe. Em cùng bạn nhận xét, bổ sung. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn lần lượt đọc bài của mình, cả nhóm nhận xét, góp ý. Việc 4: Chọn 1 bạn đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Việc 1: TRBHT tổ chức cho các nhóm trình bày bài trước lớp, cả lớp đánh giá, nhận xét. Sau phần mỗi nhóm trình bày, em mời thầy cô giáo nhận xét. Việc 2: TRBHT tổ chức cho các bạn hỏi cô giáo về những điều mà em chưa hiểu. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em đọc bài đã viết ở lớp cho người thân nghe. ****************************************************.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> .. Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2015 Tiết 1 Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (SGK trang 75) I.Mục tiêu: Em làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Khởi động: - HĐTQ cho lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. - Em ghi đề bài vào vở. Em đọc mục tiêu bài. Em chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. 2. Bài tập: Đề bài: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. Việc 1: Em đọc đề bài và các gợi ý. Việc 2: Em nghe thầy cô giáo hướng dẫn về yêu cầu của đề bài. Việc 3: Em đọc thầm 3 gợi ý trong SGK trang 75, suy nghĩ, trả lời. Việc 4: Em cùng bạn thực hiện yêu cầu bài tập. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn kể chuyện trong nhóm, cả nhóm nhận xét, góp ý, bổ sung. Việc 2: Các nhóm cử người dự thi trước lớp. Việc 1: TRBHT tổ chức cho đại diện các nhóm dự thi kể chuyện trước lớp. Việc 2: TRBHT tổ chức cho cả lớp nhận xét, góp ý, đánh giá. Việc 3: TRBHT tổ chức cho các bạn hỏi cô giáo về những điều mà em chưa hiểu. Việc 4: Cả lớp viết bài vào VBT. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:. Em sửa lại câu chuyện đã viết và kể lại cho người thân nghe.. Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2015 Tiết 3 Toán : TÍNH. CHẤT KẾT HỘP CỦA PHÉP CỘNG. I. Mục tiêu - Biết tính chất kết hợp của phép cộng. bước đầu biết sử dụng ti1ng chất giao hoán và kết hợp trong thực hành tính. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: Chơi trò chơi: “ Thay chữ bằng số” HĐTQ cho các bạn chơi Mục tiêu bài hôm nay là gì ? 2. Tìm hiểu về tính chất kết hợp của phép cộng . Việc 1: Đọc kĩ phần tô màu xanh SGK trang 45, học thuột công thức và tính chất kết hợp của phép cộng Việc 2: Chia sẻ với bạn về kết quả làm việc và bổ sung, giải thích cho nhau (nếu thiếu) -Việc 3: Nhóm trưởng chỉ định bạn trình bày. Các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Cả nhóm thống nhất kết quả. Nhóm trưởng chốt. Ghi nhớ việc 4: PCTHĐTQ cho các bạn chi sẻ bạn hãy nêu công thức tính chất kết hợp của phép cộng ? PCTHĐTQ chốt lại nội dung chính. A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH; Bài 1:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Việc 1: Làm bài 1a ( dòng 2 và 3); 1b dòng 1 và 3; 1. Tính bằng cách thuận tiện: a, Mẫu: 4 367 + 199 + 501 =4 367 + 700 = 5 067 ……..... = ……… 44 000 + 2 148 + 252 = …… + ……… = ……. ………… = …….... em làm vào phiếu: b. 921 + 898 +2 079 = …….… + 467 + 999 +9 533 = ………….+. Việc 2: Trao đổi với bạn về kết quả bài 1a ( dòng 2 và 3); 1b (dòng 1 và 3); Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chữa bài 1a ( dòng 2 và 3); 1b (dòng 1 và 3); .trong nhóm. Bài 2 Việc 1: Em làm vào vở. Việc 2: Trao đổi với bạn về kết quả bài 1a ( dòng 2 và 3); 1b (dòng 1 và 3); Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển chữa bài 1a ( dòng 2 và 3); 1b (dòng 1 và 3); .trong nhóm. việc 4: Phó CTHĐTQ phụ trách ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ bài 1a ( dòng 2 và 3); 1b (dòng 1 và 3); bài 2.trước lớp và hỏi cô giáo những điều em chưa hiểu. B.Hoạt động ứng dụng: *GV hướng dẫn bài còn lại về nhà HS tự làm Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2015 TIẾT 4 ÑÒA LÍ: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I.MUÏC TIEÂU : - Biết Tây nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh, …) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh, ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc tây nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. - HS khá, giỏi: quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông. II. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: *Khởi động: HĐTQ tổ chức cho cả lớp khởi động -GV gtb. GV ghi dề bài lên bảng, HS ghi tựa bài vào vở. * Tìm hiểu mục tiêu bài học:- HS đọc mục tiêu bài - HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt mục tiêu đó. * Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tây Nguyên – Nơi có nhiều dân tộc chung sống: Quan sát hình 1; 2; 3 và đọc thông tin mục 1 trong sgk/ trang 84. Trả lời câu hỏi: + Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên . + Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? + Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Đại diện 1 số nhóm trả lời- Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà rông ở Tây Nguyên: Quan sát hình 4 và đọc thông tin ở mục 2 trong sgk/ trang 85.Trả lời câu hỏi: + Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? + Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông . (Nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì ? Mái nhà cao hay thấp ?) Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu trang phục, lễ hội của con người Tây Nguyên: Quan sát hình 1; 2; 3; 5; 6 và đọc thông tin ở mục 3 trong sgk/ trang 85 và 86.Trả lời câu hỏi: + Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường ăn mặc như thế nào ? + Nhaân xeùt veà trang phuïc truyeàn thoáng cuûa caùc daân toäc trong hình 1, 2, 3. + Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? + Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? + Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ? + Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? - Thảo luận với bạn bên cạnh - Đánh giá nhận xét bổ sung cho bạn. - Nhóm trưởng gọi các bạn lần lượt trả lời - Bổ sung, thống nhất ý kiến. - Đại diện 1 số nhóm trả lời - Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: -Thi nhau kể các hoạt động trong lễ hội của người dân Tây Nguyên - Đại diện 1 số nhóm trả lời- Gv cùng hs nhận xét, bổ sung, kết luận. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tìm hiểu một số dân tộc gần nơi em đang sinh sống.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×