Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tiet 5 OBH Li cay da NL Nhip 44 TDN TDN so 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.52 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 5- Tiết: 5 Ngày dạy:27 /9/16. Ôn tập bài hát: Lí cây đa Nhạc lí: Nhịp 4 ( C). Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 2 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức: - HS biết: + Khái niệm, tính chất của nhịp C và cách đánh nhịp C. + Bài TĐN số 2 viết ở nhịp C. Đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 2, kết hợp đánh nhịp. Tìm một vài bài hát viết ở nhịp C. - HS hát thuộc bài Lí cây đa và thể hiện tính chất mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát. 1.2 Kĩ năng: - HS thực hiện: + Hát (đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. - HS hát to, rõ lời, tư thế ngồi hát thẳng lưng. 1.3 Thái độ: - Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu quê hương, đất nước, yêu những làn điệu dân ca của quê hương đất nước mình. 2. Nội dung học tập: - Ôn tập bài hát: Lí cây đa - Nhạc lí: Nhịp 4 ( C) - Tập đọc nhạc: TĐN số 2. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ, đĩa nhạc, thanh phách. - Tranh TĐN số 2. 3.2 Học sinh: - Thanh phách. - Đọc trước phần nhạc lí và đọc tên nốt nhạc TĐN Số 2. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số. - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số. 7a1: 7a2: 7a3: 7a4: 7a5: 7a6: 4.2 Kiểm tra miệng: “Lí cây đa” (Thực hiện trong quá trình ôn tập). - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (9đ). - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ) - Nhịp C là nhịp như thế nào? * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được: Đ (5-10đ); CĐ (1- 4đ). 4.3 Tiến trình bài học: * Giới thiệu bi mới: Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Lí cây đa và Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại để hát bài hát được hay hơn và tìm hiểu thêm về Nhạc lí Nhịp 4 và bài TĐN Số 2. Hoạt động của GV và HS HĐ1: Ôn tập bài hát: Lí cây đa(10 phút) *Luyện thanh. GV: Đệm đàn HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút.. Nội dung bài học 1. Ôn tập bài hát: Lí cây đa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Ôn tập: GV: Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát. GV: Đàn giai điệu HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp nhún theo nhịp. GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa). GV: Lưu ý HS hát thể hiện sắc thái, tình cảm nhẹ nhàng, mềm mại theo tính chất dân ca của bài hát cho đúng. Yêu cầu 1-2 tổ trình bày kết hợp gõ phách. GV: Gọi chỉ định 1-2 HS trình bày trước lớp. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, xếp loại. * Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập bài hát “ Lí cây đa ” . Vậy bạn nào cho cô biết bài “Lí cây đa” được viết ở nhịp mấy? HS: Trả lời. ( 2 ). 4 GV: Tổng hợp ý. Và bây giờ cô sẽ giới thiệu một loại nhịp nữa đó là nhịp 4. HĐ2: Nhạc lí: Nhịp 4 _ Cách đánh nhịp 4(8 phút) 4 4 GV:?1. Nhịp 4 có kí hiệu gì khác? 4 2. Nhịp (C) là nhịp như thế nào? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Tổng hợp ý và đưa ra kết luận. HS: Nghe, ghi chép. GV: Kẻ và viết một khuông nhạc. HS: Lên đánh dấu phách mạnh, nhẹ. GV: Nhận xét. Vẽ sơ đồ đánh nhịp ( C). Làm mẫu từng tay (tay phải, tay trái, hai tay cùng lúc Yêu cầu HS đứng dậy và thực hiện theo hướng dẫn. Nhận xét, sửa sai. ? Nêu ứng dụng của nhịp 4? Kể tên một số bài hát được viết ở nhịp 4? HS: Suy nghĩ, trả lời.. 2. Nhạc lí: Nhịp 4_ Cách đánh nhịp 4 4 4 - Nhịp 4 còn có kí hiệu là chữ ( C ). 4 - Nhịp C là nhịp có 4 phách trong mỗi nhịp, trường độ mỗi phách bằng 1 nốt đen, trong đó phách 1 –mạnh, phách 2- nhẹ, phách 3- mạnh vừa, phách 4 nhẹ.. * Sơ đồ đánh nhịp C. - Nhịp 4 được dùng trong các bài hát * Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu về hành khúc, bài hát mang tính chất trang nhịp 4 và bây giờ chúng ta sẽ học bài TĐN được viết nghiêm hoặc trữ tình. - Bài Quốc ca, Lên đàng, Đất nước tươi ở nhịp 4 nhé. đẹp sao… GV: Ghi bảng. HĐ3:Tập đọc nhạc: TĐN số 2 - Ánh trăng(20 phút) * Tìm hiểu bài:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV: Treo bảng phụ. Giới thiệu tên bài, tác giả. GV ?: Bài được viết ở nhịp mấy? Trong bài có sử dụng những nốt gì (cao độ)? Trường độ? HS: Quan sát, trả lời. GV: Ghi bảng. GV?: Bài còn sử dụng kí hiệu gì? (dấu nhắc lại). HS: Trả lời. GV: Chỉ bảng, gõ phách. HS: Đọc tên nốt kèm theo hình nốt. (đô đen, đô đen, đô đen…) kết hợp gõ phách. GV: Yêu cầu HS viết cao độ bài từ thấp lên cao. GV: Đàn cho HS đọc cao độ. * Tập đọc nhạc. GV: Đàn giai điệu cả bài trên đàn 1-2 lần. HS: Nghe, cảm nhận. Tập đọc câu 1: GV: Đàn giai điệu 2-3 lần. HS: Nghe, nhẩm theo. GV: Đàn, bắt nhịp. HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Chỉ định 1-2 HS đọc nhạc. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. * Tập câu còn lại: GV hướng dẫn tương tự câu 1 sau đó ghép câu theo lối móc xích. * Ghép cả bài và ghép lời ca: GV: Đàn giai điệu 1 lần. HS: Nghe, nhẩm theo. GV: Đàn, bắt nhịp. HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Yêu cầu từng dãy thực hiện. Gọi 1-2 cặp đứng dậy đọc. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai. GV: Chia lớp thành hai dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời ca và ngược lại. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Hướng dẫn HS hát lời ca kết hợp đánh nhịp. HS: Thực hiện hát lời ca kết hợp đánh nhịp. GV: Nhận xét, sửa sai. Gọi 1-2 tổ thực hiện HS: Nghe, nhận xét. GV: Gọi 1-2 HS thực hiện.. 3. Tập đọc nhạc: TĐN số 2 Ánh trăng Nhạc Pháp Lời việt: Lê Minh Châu - Nhịp C - Cao độ: son, la, si, đô, rê, mi. - Trường độ: Nốt đen, nốt trắng, nốt tròn. - KH: Dấu nhắc lại.. * Lời ca: Nhìn bầu trời trăng sáng soi, cùng chúng em vui đùa, đèn rợp trời như ánh sao hoà ánh trăng đêm rằm, trăng trung thu trăng hoà bình, sáng lung linh ánh vàng, tùng tùng tùng tiếng trống vang, nhịp múa ca tưng bừng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương, khuyến khích. 4.4 Tổng kết: (4 phút) - GV: Đàn, bắt nhịp - HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 2 (1-2 lần). - GV: Nhận xét chung. 4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút) - Đối với bài học tiết này: + Ôn lại bài hát: Lí cây đa, TĐN Số 2 kết hợp đánh nhịp 4, học thuộc lời ca. - Đối với bài học tiết sau: + Đọc trước bài: Nhịp lấy đà. Sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây. + Đọc tên nốt nhạc bài TĐN Số 3. 5. Phụ lục:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×