Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DA thi thu HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.29 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI THỬ HKI LẦN 1 (2016 – 2017) Câu 1: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin. B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là nhiều côđon khác nhau có thể mã hóa cho 1 loại axit amin, trừ bộ ba 5’ UGG3’. D. Với bốn loại nuclêôtit A, U, G, X có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin. Câu 2: Có các phát biểu sau về mã di truyền: (1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. (2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền. (3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin. (4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’. (5). Bản chất của mã di truyền là: trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. (6). Mã di truyền là mã bộ ba cứ 3 nuclêôtít phải khác nhau hoàn toàn cùng mã hóa cho 1 axit amin. (7). Mã di truyền có tính thoái hóa có nghĩa là cônđon 5’UGG3’ mã hóa cho nhiều loại axit amin. (8). Tất cả sinh giới đều có chung 1 mã di truyền trừ 1 vài ngoại lệ. Có bao nhiêu phương án trả lời sai ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ → 3’. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. C. Quá trình nhân đôi AND bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. Câu 4: Gen M ở vi khuẩn có trình tự nuclêotit trên mạch mã gốc như sau: Mạch mã gốc 3’...TAX... XTT… XGA… XGX …GXA AAA ATX GXG... 5’ Số thứ tự nuclêôtit 1 27 57 88 99 trên mạch mã gốc Theo bảng mã di truyền, axit amin alanin được mã hóa bởi 4 bộ mã (triplet): 3’XGA5’; 3’XGG5’; 3’XGT5’; 3’XGX5’. Biết gen M trên quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có 33 axit amin. (1). Các cođon của axit amin alanin là 5’GXU3’; 5’GXX3’; 5’GXA3’; 5’GXG3’. (2). Đột biến thay thế cặp nuclêotit A - T ở vị trí 27 bằng cặp nuclêotit G - X và thay thế cặp nuclêotit X G ở vị trí 57 bằng cặp nuclêotit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 2 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3). Đột biến thay thế cặp nuclêotit ở vị trí 88 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4). Đột biến mất một cặp nuclêotit ở vị trí 99 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. Phương án trả lời đúng là: A. (3) ; (4). B. (1) ; (3). C. (1) ; (2). D. (1) ; (4). Câu 5: Một gen có chiều dài 176,08A 0, có số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 3 lần gần với giá trị nào nhất ? A. 660 B. 570 C. 700 D. 725 Câu 6: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là sai? A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến. B. Đột biến gen tạo ra các alen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài. C. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể di truyền lại cho đời sau. D. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến. Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli là không đúng? (1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã. (2) Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với 3 gen cấu trúc Z, Y, A. (3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> (4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ. (5) Ba gen cấu trúc trong opêron Lac được dịch mã đồng thời bởi một ribôxôm ra nhiều chuỗi pôlipeptit. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 8: Trong quá trình dịch mã: A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một ribôxôm hoạt động được gọi là pôlinuclêôxôm. B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN. C. có sự tham gia trực tiếp của: mARN, tARN và rARN. D. ribôxôm dịch chuyển trên mARN và tARN đều di chuyển theo chiều 3’  5’. Câu 9: Cho các phát biểu sau số phát biểu đúng là? (1).Cấu trúc của mARN: mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X. (2). Quá trình dịch mã kết thúc khi: ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba: UUG, UAG, UGA. (3). Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5'trên phân tử mARN. (4). Ở tế bào nhân thực, quá trình chỉ diễn ra ở tế bào chất là: Dịch mã và Phiên mã. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 10: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. B.đều có sự hình thành các đoạn Okazaki. C.đều theo nguyên tắc bổ sung. D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. Câu 11: Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ. B. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu. C. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao. D. Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Câu 12: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính? A. 11 nm.. B. 2 nm.. C. 30 nm.. D. 300 nm.. Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là: A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. C. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. Câu 14: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là A. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa. C. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. Câu 15: Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ nhiễm sắc thể? A. Hai loại. B. Ba loại. C. Bốn loại. D. Một loại. Câu 16: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội. B. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. C. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ. D. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 17: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau: 1) Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. 2) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. 3) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. 4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. Quy trình tạo giống theo thứ tự sau: A. (2) → (3) → (4) → (1) B. (1) → (4) → (3) → (2) C. (1) → (2) → (3) → (4) D. (1) → (3) → (4) → (2) Câu 18: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây sai ? A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai. B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. C. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp sinh sản sinh dưỡng đối với thực vật. D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 nên con lai được dung làm sản phẩm trong kinh tế. Câu 19: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây? A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-carôten ở trong hạt. B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người. D. Tạo ra cừu Đôly. Câu 20: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoại. (2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp  - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. (5) Tạo giống lúa lai HYT 100 với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là R100, HYT 100 có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa Việt Nam lai chọn tạo. (6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng. (7) Tạo chủng vi khuẩnE. coli sản xuất insulin của người. (8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen. (9) Tạo giống bông kháng sâu hại Số thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 21: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. C. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin. D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính. Câu 22: Nối thông tin tương ứng ở 2 cột 1. Hội chứng Đao a. Bệnh di truyền liên kết với giới tính X 2. Bệnh hồng cầu liềm b. Chỉ xuất hiện ở nam không xuất hiện ở nữ 3. Bệnh mù màu c. Chỉ xuất hiện ở người nữ không xuất hện ở người nam 4. Bệnh bạch tạng d. Bệnh nhân thường có má phệ, cổ ngắn, lưỡi dài 5. Hội chứng Claiphentơ e. Bệnh nhân khi bị bệnh xuất hiện hàng loạt các rối loạn bệnh lí trong cơ thể 6. Hội chứng siêu nữ f. Bệnh do đột biến gen gây ra, nhóm người này thường xuất hiện với tần số thấp. A. 1- f, 2- e, 3- a, 4 – b, 5 – a, 6- c. B. 1- f, 2- a, 3- e, 4 – d,5- b, 6- c C. 1- d, 2- e, 3- a, 4-f, 5- b, 6-c. D. 1- d, 2- e, 3- a, 4- f, 5- c, 6- b. Câu 23: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa. C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. Câu 24: Một quần thể thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a.Cho quần thể thế hệ xuất phát ( P) có các kiểu gen là : 0,35AA : 0,4Aa : 0,25aa. Cho biết quần thể không chị tác động của.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đột biến, chọn lọc, di nhập gen. Qua tự thụ phấn theo lý thuyết ở thế hệ nào quần thể có kiểu hình trội chiếm tỷ lệ 56,25% ? A. F2 B. F3 C. F5 D. F4 Câu 25: Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Theo định luật Hacđi-Vanbec, có mấy quần thể sau đây đang cân bằng về mặt di truyền? (1). Quần thể có 100% hoa trắng. (2). Quần thể có 100% hoa đỏ có kiểu gen Aa. (3). Quần thể có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng. (4). Quần thể có 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng. (5). Quần thể có 96% hoa đỏ , 4% hoa trắng. (6). Quần thể có 100% hoa đỏ. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 26: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể gồm toàn cây hoa tím, trong đó tỉ lệ cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử là Y (0≤Y≤1). Quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F2 của quần thể là: B. Câu 27: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống. B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội. C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng và các kiểu gen khác nhau. D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên. Câu 28: Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut một có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut hai có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là A. 18. B. 36. C. 30. D. 27. Câu 29: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là A. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa. B. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa. Câu 30: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là: A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa. C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa. Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen? A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%. C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao. D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%. Câu 32: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết A a A rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: X X × X Y cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ. B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng. C. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. D. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. Câu 33: Đặc điểm nào sau đây về nhiễm sắc thể đúng? A. Cặp nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào ở cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không. B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật. C. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính thường tồn tại thành từng cặp tương đồng. D. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính đều có khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, hình thái và trao đổi đoạn. DE AaBb de giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe Câu 34: Một cơ thể có kiểu gen chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, diễn biến nhiễm sắc thể quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn giống nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Nếu cho cơ thể trên tự thụ phấn thì tỉ kiểu hình không mang tính trạng trội ở đời con là: A. 99,36% B. 3,53% C. 0,64% D. 10,36% Câu 35: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20 oC thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ. - Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC hay 35oC đều ra hoa trắng. Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, kết luận sai? A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA và hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến). B. Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35 oC ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20 oC thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn. C. Nhiệt độ môi trường là 20oC hay 35oC không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen aa. D. Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ. Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, kết luận không phù hợp với kết quả của phép lai trên? A. Số cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 50%. B. Cho các cây hoa trắng ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì ở đời sao kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ 50%. C. F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng và có 2 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa đỏ. D. Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 50%. Câu 37: Ở một loài côn trùng, A (mắt dẹt), a (mắt lồi); B (mắt đỏ), b (mắt trắng); D (cánh cứng), d (cánh mềm). Các gen trội là trội hoàn toàn, cá thể có kiểu gen đồng hợp aa bị chết ở giai đoạn phôi. Trong phép lai AaBbDd x AaBbdd, người ta thu được F 1 có 480 cá thể. Theo lý thuyết, số cá thể F 1 chỉ có kiểu gen dị hợp về tính trạng mắt dẹt, màu đỏ, cánh mềm là: A. 30. B. 40. C. 120. D. 270. Câu 38: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 đúng? A. Có 9 loại kiểu gen nếu không hoán vị gen thì sẽ cho 3 loại kiểu gen. B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất hoặc nhỏ nhất là phải phụ thuộc vào tần số hoán vị gen. C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. D. Có 4 loại kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 39: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây M) lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được F1 gồm 480 cây thân cao, chín sớm; 480 cây thân thấp, chín muộn; 120 cây thân cao, chín muộn; 120 cây thân thấp, chín sớm. Kiểu gen của cây M và tần số hoán vị gen là Ab Ab AB AB A. aB và 40%. B. aB và 20%. C. ab và 40%. D. ab và 20%. Câu 40: Ở một loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F 1 toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thu được đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 2%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở đời con, số cây dị hợp tử về cả hai gặp gen trên chiếm tỉ lệ A. 10%. B. 50%. C. 5%. D. 25%. --------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×