Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

tai lieu on thi HSG hoa 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 87 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÁC DẠNG BÀI TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 8 BÀI 2: CHẤT Dạng 1:Phân biệt chất và vật thể Phương pháp: Nắm các định nghĩa: - Vật thể: là những vật có hình dạng cụ thể, tồn tại xung quanh ta và trong không gian. - Chất: có trong vật thể hoặc tạo nên vật thể. Chẳng hạn nói: cửa sắt thì cửa là vật thể, sắt là chất. Ví dụ 1: Dây điện được làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo. Bàn được làm bằng gỗ. Bình đựng nước được làm bằng thủy tinh. Lốp xe được làm bằng cao su. - Những từ chỉ vật thể gồm: Dây điện, bàn, bình, lốp xe. - Những từ chỉ chất gồm: đồng, chất dẻo, gỗ, nước, thủy tinh, cao su. Bài tập vận dụng: Bài 1: Hãy chỉ ra những từ hoặc cụm từ nào chỉ vật thể, từ hoặc cụm từ nào chỉ chất: a) Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa. b) Không khí gồm oxi, nitơ, khí cacbonic… c) Biển gồm nước, muối và một số chất khác. d) Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin. e) Với những bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng, hoặc thậm chí là bạch kim. f) Khi ăn một trái cam, cơ thể được bổ sung nước với các chất bổ dưỡng như vitamin C, đường glucozo cùng với chất xơ. g) Rất nhiều thiết bị điện như tivi, máy tính, thảm điện, thường chứa Bromine (chất chống cháy). h) Đường ăn được sản xuất từ cây mía, củ cải đường. i) Ly làm bằng thủy tinh dễ vỡ hơn ly nhựa. Bài 2: Hãy phân loại các vật thể dưới đây thuộc vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo: Con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ, quần áo, giày dép, sông hồ, cày, cuốc, cơ thể người, các con vật, ôtô. Bài 3: Cho các vật thể sau: Xe đạp, chậu nhôm, ôtô, nồi đồng, cốc nhựa, cặp sách, bút bi, kính đeo mắt, quạt điện, nhẫn vàng. a) Vật thể do một chất tạo nên: ……………… b) Vật thể do nhiều chất tạo nên: …………….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 4: Hãy chọn nhũng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: a) Động vật, cây cỏ, sông, hồ là những ………………………………….. Cây viết, bàn học, vở, máy bay, xe tăng, xe honda, xe đạp là những ……………………………….. b) Hạt gạo, củ khoai, quả chuối, quả chanh, quặng apatit, khí quyển, đại dương là những ……………………………………….; còn tinh bột, glucozo, axit xitric, nước, đường, xenlulozo, chất dẻo, protein được gọi là …………………… Bài 5: Các vật thể sau có thể được làm bằng những chất nào? (ứng với mỗi ví dụ nêu hai chất) a) Chai lọ. b) Chìa khóa. c) Ấm đun nước. Bài 6: Hãy cho thí dụ về: a) Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất. b) Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể. Dạng 2: Tính chất của chất Bài tập vận dụng: Bài 1: Hãy tìm những tính chất ở cột (II) có thể tìm hiểu bằng phương pháp ở cột (I). Bài 2: Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: Giấm ăn, nước đường, nước muối. Làm thế nào có thể nhận biết được từng chất. Bài 3: Dựa vào tính chất vật lý, hãy phân biệt: a) Có 3 chất bột trắng bị mất nhãn gồm: muối ăn, đường cát, tinh bột. b) Ba bình chứa 3 chất bột kim loại: sắt, nhôm, bạc. Bài 4: Hoàn thành các ô trống trong bảng sau:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 5: Có 4 lọ thủy tinh đựng riêng biệt từng chất dạng bột: sắt, than, lưu huỳnh, nhôm. Làm thế nào để phân biệt được từng lọ. Bài 6: Hãy nêu những tính chất giống nhau và khác nhau giữa sắt, đồng và nhôm. Bài 7: Trước kia, người ta dùng nồi đồng, nồi đất để đun nấu, ngày nay người ta dùng nồi nhôm. Nồi nhôm có ưu điểm gì hơn so với nồi đất, nồi đồng? Bài 8: Nêu ưu điểm và nhược điểm của hai loại vành xe đạp: vành sắt và vành nhôm. Hướng dẫn và bật mí: Bài 2: Hướng dẫn: Vì đây là những chất không độc hại, có tính chất đặc trưng dễ biết nhất, nên ta có thể sử dụng cách này. Đó là cách gì? Bài 3: Hướng dẫn: sắt còn có một điểm đáng chú ý là có từ tính tức là bị nam châm hút. Có thể dùng cách này để nhận biết sắt.Nhưng còn hai loại bột kim loại còn lại có màu sắc khá giống nhau thì làm sao phân biệt? Vậy ta suy nghĩ tiếp giữa nhôm và bạc thì nhôm thường dùng làm vỏ máy bay vì đặc tính gì? (nhẹ). Nếu lấy cùng thể tích thì mẫu nào có khối lượng nặng hơn là bạc, còn nhẹ hơn là nhôm. Bài 6: Giống nhau: dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Khác nhau: màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 7: Nồi đất: dẫn nhiệt kém, nặng, dễ vỡ. Nồi đồng: đắt tiền, nặng, dễ bị gỉ gây nhiễm độc cho cơ thể. Nồi nhôm: rẻ hơn so với nồi đồng, dẫn nhiệt tốt, nhẹ, bền, sạch, hợp vệ sinh. Dạng 3: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp – Tách chất Phương pháp: * Nắm lại định nghĩa: - Hỗn hợp gồm nhiều chất, tính chất thay đổi. - Chất tinh khiết chỉ có 1 chất, tính chất nhất định. * Dựa vào tính chất vật lý có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. Ta cũng có thể tách chất bằng phương pháp hóa học (thường dùng). Chẳng hạn cacbonic tác dụng với nước vôi, còn oxi thì không, ta có thể tách riêng oxi ra khỏi hỗn hợp cacbonic và oxi. * Các PP tách chất thông dụng dựa vào tính chất vật lý: PP gạn, lắng, lọc: tách chất rắn không tan trong chất lỏng. PP bay hơi: chất lỏng kết tinh (t0 sôi của các chất khác nhau). PP chưng cất: các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau. PP chiết: các chất lỏng không tan vào nhau. Bài tập vận dụng: Bài 1: Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là hỗn hợp. Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng, không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường. Bài 2: a) Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ chua của nước chanh bằng cách nào? b) Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại bột màu đen. Có thể xem bột đó là hỗn hợp không? Bài 3: Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Vì sao? Bài 4: Trình bày phương pháp: a) Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn. b) Tách dầu ăn có lẫn nước. Bài 5: Trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau: 1. Dầu hoả, nước. 2. Rượu, nước. Biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C. 3. Muối, cát, nước. 4. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng. 5. Tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột. 6. Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. Biết khí cacbonic làm đục nước vôi trong. Bài 6: Có 4 lọ mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, cồn. Làm thế nào nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ. Bài 7: Có hai lọ đậy kín, mỗi lọ đựng một chất khí oxi hoặc khí cacbonic. a) Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ? b) Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng được khí oxi?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hướng dẫn và bật mí Bài 4 a) Xét về tính chất riêng, sắt bị nam châm hút, lưu huỳnh không tan trong nước, muối ăn tan trong nước. Chúng ta sẽ dùng những phương pháp nào? Ta dùng nam châm hút riêng bột sắt. Hỗn hợp còn lại đem hòa tan vào nước. Khuấy đều, muối ăn tan hết. Rót toàn bộ hỗn hợp qua phễu lọc, ta tách riêng được lưu huỳnh (trên phễu) và nước muối. Dùng biện pháp chưng cất, tách riêng được nước và muối ăn. Chú ý: do đề yêu cầu tách riêng từng chất, nên không được đem nước muối cô cạn (bay hơi), biện pháp này chỉ tách được muối. b) Do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên dùng phễu chiết, mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết, khóa lại, ta tách được dầu ăn và nước riêng. Bài 5 2)Chú ý đun hỗn hợp đến 78,3 độ C. và đây là hai chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, ta dùng phương pháp gì? 4)Chú ý vụn gỗ và vụn đồng khi cho vào nước, vụn gỗ nổi, ta sẽ gạn, lọc lấy vụn gỗ, còn vụn đồng chìm xuống đáy, ta rót hỗn hợp qua phễu lọc, tách được vụn đồng. 5) Đường cát tan trong nước, còn tinh bột thì không, ta tách tinh bột bằng phễu lọc. Hỗn hợp nước đường còn lại ta đun nhẹ thu được đường. 6) Đây là phương pháp hóa học vì cacbonic làm đục nước vôi trong. Ta sẽ dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong, khí oxi không làm đục nước vôi, sẽ được tách riêng. Bài 7: a) Như ta đã biết khó oxi duy trì sự cháy, còn cacbonic thì không. Ta cho vào lần lượt mỗi lọ que đóm (tàn đóm que diêm), khí nào làm que đóm bùng cháy là oxi; làm tắt que đóm là cacbonic. b) Tương tự bài 5, câu 6. BÀI 4: NGUYÊN TỬ Dạng 1: Xác định các yếu tố của nguyên tử Phương pháp:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài tập vận dụng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (Kết hợp sgk trang 42). Dạng 2: Vẽ mô hình nguyên tử Phương pháp - Ta dùng các vòng tròn biểu diễn, mỗi vòng tròn là 1 lớp. Thứ tự lớp tính từ nhân trở ra. - Cần chú ý số electron tối đa trong một lớp (chỉ áp dụng với các nguyên tố có số p từ 1 – 20): + Lớp 1: chứa tối đa 2 electron. + Lớp 2: chứa tối đa 8 electron. + Lớp 3: chứa tối đa 8 electron. + Lớp 4: chứa tối đa 8 electron. - Vòng tròn trung tâm (nhân): ký hiệu p+ (với p là số proton). - Mỗi electron ký hiệu bằng một dấu chấm tròn đậm.. Bài tập vận dụng Bài 1: Hãy vẽ mô hình nguyên tử của: a) nguyên tử oxi có 8 electron. b) nguyên tử neon có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 8 electron. c) nguyên tử Kali có lớp thứ 4 có 1 electron ngoài cùng. Bài 2: Hãy vẽ mô hình nguyên tử photpho biết số khối là 31 và có 16 nơtron..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hướng dẫn Bài 1 b) Neon có lớp ngoài cùng 8 electron, có 2 lớp, tức là lớp 2 có 8 e, vậy lớp 1 có 2e. Tổng cộng neon có bao nhiêu proton? Vẽ hình. c) Tương tự cách suy nghĩ như trên. Lớp 4 có 1 e ® có ? lớp ® xác định và vẽ electron từng lớp ® xác định tổng số p ® điền ký hiệu vào nhân. Bài 2: Nhớ lại công thức tính số khối ® tính được số p ® vẽ mô hình. Dạng 3: Tính số hạt của nguyên tử Phương pháp. Ví dụ 1: Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm. Hướng dẫn: Số hạt mang điện (p + e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 12. Tức là (p+e) – n = 12.. Giải: 13+ Þ p = 13 (1) (p+e) – n = 12 Mà p = e Þ 2 p – n = 12 (2) Thế (1) vào (2) Þ 2 . 13 – n = 12 Þ n = 26 - 12 = 14 Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27. Ví dụ 2:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Biết nguyên tử Y có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử Y. Hướng dẫn:. Giải:. Bài tập vận dụng Bài 1: Nguyên tử Z có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại. ĐS: p = e = 17; n = 18 Bài 2: Nguyên tử A có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Hãy tính số p, n , e. ĐS: p = e = 9; n = 10 Bài 3: Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt. ĐS: A = 56 Bài 4: Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định cấu tạo nguyên tử. Dò sgk/42, M là nguyên tố nào? ĐS: p = e =11; n = 12; M là Na. Bài 5: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. ĐS: p = e = 9; n = 10. Bài 6: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại. ĐS: p = e = n = 16 Bài 7: Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại. ĐS: p = e = 35; n = 46 Bài 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại. ĐS: pA = 20; pB = 26.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bài 9: Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại. ĐS: pA = 26; pB = 30 BÀI 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Dạng 1: Diễn đạt cách viết dựa vào kí hiệu hóa học hoặc ngược lại Phương pháp. Ví dụ 1: Giải thích ý nghĩa của các cách viết sau: 2H ; 5O ; 7Mg ; 4Fe ; 6Ca Giải: 2H: 2 nguyên tử hidro ; 5O: 5 nguyên tử oxi ; 7Mg: 7 nguyên tử magiê 4Fe: 4 nguyên tử sắt; 6Ca: 6 nguyên tử canxi Ví dụ 2: Dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau: a) Một nguyên tử nitơ b) Tám nguyên tử đồng c) Ba nguyên tử brôm d) Chín nguyên tử lưu huỳnh Giải: a) N b) 8Cu c) 3Br d) 9S Bài tập vận dụng Bài 1: Nối tên các nguyên tố hóa học ở cột A với các KHHH tương ứng ở cột B. Bài 2: Dùng chữ số và kí hiệu biểu diễn các ý sau: 2 nguyên tử hidro ; 3 nguyên tử heli; 5 nguyên tử oxi; 6 nguyên tử sắt.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 19 nguyên tử nhôm; 15 nguyên tử photpho; 7 nguyên tử natri Bài 3: Các cách viết sau chỉ ý gì: 4Cl; 12K; 17Zn; 2Ag; Ba; 8C; 15Al Dạng 2: So sánh sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử Phương pháp. Xem Bảng 1 (sgk/42) Ví dụ: So sánh khối lượng nguyên tử canxi nặng hay nhẹ hơn nguyên tử oxi bao nhiêu lần?. Giải: Bài tập vận dụng Bài 1: So sánh sự nặng nhẹ giữa: a) nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon. b) nguyên tử natri và nguyên tử canxi. c) nguyên tử sắt và nguyên tử natri.. Vậy 1 nguyên tử canxi nặng hơn 1 nguyên tử oxi 2,5 lần.. Bài 2: So sánh nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử oxi, nguyên tử hidro, nguyên tử cacbon. Bài 3: Hãy so sánh: a) Nguyên tử Nitơ nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử Cacbon bao nhiêu lần. b) Nguyên tử Natri nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử canxi bao nhiêu lần. c) 2 nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn 3 nguyên tử natri bao nhiêu lần. d) 4 nguyên tử Oxi nặng hay nhẹ hơn 1 nguyên tử đồng bao nhiêu lần Hướng dẫn Bài 3: c) Lập tỉ lệ như bước 2, nhưng có thêm số nguyên tử: 2Fe / 3Na. Căn cứ kết quả kết luận. d) Làm tương tự c) Dạng 3: Xác định tên nguyên tố dựa vào nguyên tử khối Phương pháp:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Xem bảng 1 sgk trang 42 Ví dụ: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X. Hướng dẫn: Diễn đạt X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần NTK của oxi là: X = 3,5.O NTK của O đã biết ® tìm được NTK của X ® dò bảng xác định được tên nguyên tố X ®KHHH Giải: X = 3,5 . O = 3,5 . 16 = 56 . Vậy X là nguyên tố sắt, KHHH Fe. Bài tập vận dụng Bài 1: Một nguyên tử A nặng hơn nguyên tử oxi 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố X. Bài 2: Một nguyên tử B nhẹ hơn nguyên tử brom 2 lần. Viết kí hiệu và gọi tên nguyên tố B. Bài 3: Một nguyên tử X nặng hơn nguyên tử oxi 2,5 lần. Xác định tên và KHHH của X. Bài 4: Một nguyên tử Y nhẹ và có khối lượng chỉ bằng 0,3 lần khối lượng nguyên tử canxi. Xác định tên và KHHH của Y. Bài 5: Một nguyên tử D nhẹ hơn nguyên tử sắt 4 lần. Xác định tên và KHHH của D. Bài 6: Biết rằng hai nguyên tử X nặng bằng 1 nguyên tử silic. Xác định tên và KHHH của X. Bài 7: Có 6 nguyên tố được đánh số là: (1); (2); (3); (4); (5); (6). Biết rắng: - Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần. - Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần. - Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần. - Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần. - Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần. Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên. Hướng dẫn. Đáp số: Bài 1: A là lưu huỳnh, S. Bài 2: B là canxi, Ca. Bài 3: X là canxi, Ca. Bài 4: Y là cacbon, C. Bài 5: D là nitơ, N. Bài 6: X là nitơ, N..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Dạng 4: Tính khối lượng thực của các nguyên tử Phương pháp Bước 1: Nhớ lại 1 đvC = 0,166 . 10-23g Bước 2: Dò bảng tìm nguyên tử khối của nguyên tố. Chẳng hạn: A = a Bước 3: mA = a . 0,166 . 10-23 = ? (g) (Chú ý: để đơn giản trong việc bấm máy tính, các em không cần bấm 10 -23, chỉ cần tính kết quả của a . 0,166, nhưng viết kết quả vào bài phải nhớ nhân thêm 10-23). Xem Bảng 1 (sgk/42) Ví dụ: Khối lượng nguyên tử của Clo là: 35,5 . 0,166.10-23 = 5,89.10-23 (g) Bài tập vận dụng Bài 1: Tính khối lượng thực của nguyên tử Magie, Natri, photpho. Bài 2: Tính khối lượng thực của các nguyên tử sau: Nhôm; Sắt; Brom. BÀI 6: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ Dạng 1: Phân biệt đơn chất và hợp chất – hỗn hợp Phương pháp Nhớ lại kiến thức: - Đơn chất tạo nên từ 1 nguyên tố. - Hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên. - Hỗn hợp gồm từ hai chất trở lên (2 chất này có thể là đơn chất hoặc hợp chất). Ví dụ Kim loại đồng tạo nên từ Cu. Đồng là đơn chất vì tạo nên từ 1 nguyên tố Cu. Saccarozơ tạo nên từ 12C, 22H, 11O. Saccarozơ là hợp chất vì tạo nên từ 3 nguyên tố C, H, O. Bài tập vận dụng Bài 1: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Giải thích. a) Axit photphoric (chứa H, P, O). b) Axit cacbonic do các nguyên tố cacbon, hidro, oxi tạo nên. c) Kim cương do nguyên tố cacbon tạo nên. d) Khí Ozon có công thức hóa học là O3. e) Kim loại bạc tạo nên từ Ag. f) Khí cacbonic tạo nên từ C, 2O. g) Axit sunfuric tạo nên từ 2H, S, 4O. h) Than chì tạo nên từ C..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> i) Vàng trắng tạo nên từ Pt. j) Khí axetilen tạo nên từ 2C và 2H. Bài 2: Những chất sau, chất nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp : Than chì (C), muối ăn, khí ozon (O 3), sắt (Fe), nước muối, nước đá, đá vôi (CaCO3). Bài 3: Quan sát hình ảnh các mô hình phân tử sau, hình ảnh nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp?. a). b). c). d). Bài 4 a) Phân biệt sự khác nhau giữa phân tử của hợp chất và phân tử của đơn chất. Để tạo thành một phân tử hợp chất thì cần tối thiểu bao nhiêu loại nguyên tử. b) Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất trong những chất sau đây: nước (H 2O), ozon (O3), khí cacbonic (CO2), đá vôi (CaCO3) và axit sunfuric (H2SO4). Chú ý: H2O, O3, CO2 …. là công thức hóa học (CTHH) của chất. Bài 5: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất: silic, than, vôi sống, vôi tôi, kali, khí nitơ, muối ăn, nước. Giải thích. Bài 6: Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở những dạng nào? Trong tự nhiên, dạng nào là phổ biến. Bài 7: Nói như sau có đúng không? a) Nước gồm hai đơn chất là hidro và oxi. b) Khí cacbonic gồm 2 đơn chất là cacbon và oxi. c) Axit sunfuric gồm 3 đơn chất là hidro, lưu huỳnh và oxi. Phải nói như thế nào mới đúng? Bài 8: Khi đốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hóa hợp với oxi tạ thành một chất khí có mùi hắc gọi là khí sunfurơ. Hỏi khí sunfurơ do những nguyên tố nào cấu tạo nên? Khí sunfurơ là đơn chất hay hợp chất? Bài 9: Khi đun nóng, đường bị phân hủy, biến đổi thành than và nước. Như vậy, phân tử đường do những nguyên tử của nguyên tố nào tạo nên? Đường là đơn chất hay hợp chất? Bài 10: Canxi oxit do hai nguyên tố là canxi và oxi tạo nên. Khi bỏ canxi oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là canxi hidroxit. Canxi hidroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó? Bài 11 : Canxi cacbonat khi bị nung nóng thì biến thành hai chất mới là canxi oxit và khí cacbonic. Vậy canxi cacbonat được cấu tạo bởi những nguyên tố nào. Bài 12: Khi đốt cháy một chất trong oxi, người ta thu được một chất khí có công thức là SO 2 và nước. Như vậy, chất đó được cấu tạo bởi những nguyên tố nào? (Biết rằng trong chất đó không có nguyên tố oxi). Hướng dẫn Chú ý: phần giải thích cho hs hiều, đề bài không yêu cầu giải thích thì không cần nêu trong quá trình làm bài. Bài 2: Đơn chất: Than chì, khí ozon, sắt.  Giải thích: vì chúng được tạo nên từ 1 nguyên tố. Hợp chất: muối ăn, nước đá, đá vôi.  Giải thích:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Muối ăn được tạo bởi 2 nguyên tố Na và Cl. (hình 1.13/23 sgk Hóa 8) - Nước đá cũng là nước, được tạo nên từ 2 nguyên tố H và O. (hình 1.12/23 sgk Hóa 8) - Đá vôi (CaCO3) được tạo nên từ 3 nguyên tố Ca, C, O. Hỗn hợp: nước muối.  Giải thích: do nước muối chứa hai chất là nước và muối. Bài 3: Hỗn hợp: hình a  Do gồm những phân tử (nguyên tử) khác nhau. (trong hình là loại màu xanh lá và loại màu xanh dương, tức có hai đơn chất trộn lẫn với nhau). Đơn chất: hình b và c.  Trong hình ta chỉ thấy có một loại nguyên tử. Hợp chất: hình d  Trong hình ta thấy từng nhóm nguyên tử (phân tử) gồm 2 nguyên tố (tức là 1 phân tử gồm 1 nguyên tử màu đen liên kết với 1 nguyên tử màu tím). Bài 4: a) Chất đều do phân tử tạo thành, phân tử gồm những nguyên tử cùng loại là đơn chất, phân tử gồm những nguyên tử khác loại là hợp chất. Điều kiện để phân tử là một hợp chất thì phân tử phải có từ hai loại nguyên tử (khác nguyên tố) liên kết với nhau tạo thành. Ví dụ: Phân tử muối ăn NaCl (natri clorua) gồm có nguyên tử của nguyên tố natri và nguyên tử cảu nguyên tố clo tạo nên. Phân tử thạch cao (CaSO4) gồm các nguyên tử của nguyên tố canxi, nguyên tử của nguyên tố lưu huỳnh và nguyên tử của nguyên tố oxi tạo nên. b) Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng đơn chất trong ozon. Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng hợp chất trong các chất: nước, khí cacbonic, đá vôi, axit sunfuric. Bài 5: Các đơn chất là: silic, than, khí nitơ. Các chất này chỉ do một nguyên tố silic, than, kali, nitơ tạo nên. Các hợp chất là: vôi sống, vôi tôi, muối ăn, nước. Hợp chất ít nhất phải được tạo thành từ 2 loại nguyên tố: vôi sống do 3 nguyên tố canxi, hidro, oxi tạo nên; muối ăn do hai nguyên tố natri và clo tạo nên; nước do 2 nguyên tố hidro và oxi tạo nên. Bài 6: Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở hai dạng: - Dạng tự do như: cacbon (than), lưu huỳnh, đồng, khí hidro… - Dạng hóa hợp: dạng phổ biến là dạng hóa hợp vì có hơn 100 đơn chất mà có tới vài triệu hợp chất, ví dụ như chỉ với 1 nguyên tố C đã rạo ra hàng triệu hợp chất hữu cơ. Gần gũi với chúng ta là nguyên tố C tạo ra rất nhiều hợp chất như CO 2, CaCO3, CH4… Bài 8: Khí sunfurơ do hai nguyên tố tạo nên là S và O.  Do lưu huỳnh hóa hợp với oxi nên chắc chắc sunfurơ phải chứ đồng thời hai nguyên tố S và O. Khí sunfurơ là hợp chất. Bài 9: Đường do 3 nguyên tố C, H, O tạo nên.  Do đường phân hủy thành than và nước. Than là C, nước chứa 2 nguyên tố H và O. Đường là hợp chất. Bài 12: Chất đó được cấu tạo từ H và S.  Sản phẩm cháy là SO2 và nước tức là có 3 nguyên tố S, H, và O. Nhưng biết rằng trong chất đó không có nguyên tố oxi. Đố bạn nguyên tố O do đâu mà có trong sản phẩm. (Đọc kỹ đề sẽ có câu trả lời). Dạng 2: Tính phân tử khối Phương pháp Cách tính PTK: là tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành phân tử. Căn cứ vào KHHH, biết được nguyên tử khối rồi nhân với số nguyên tử của KHHH đó + sang KHHH thứ hai tương tự như vậy…. Chẳng hạn phân tử gồm nA và mB thì PTK = a . n + b . m (với a, b là nguyên tử khối của A và B). Chú ý:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đề yêu cầu tính PTK của phân tử có công thức hóa học, ta cũng tính tương tự như cách trên. (công thức hóa học (CTHH) sẽ học ở bài 9, nhưng ở bài này chúng ta cứ làm quen trước). -. Dạng 1: AnBm = a . n + b . m (với a, b là NTK của A và B).. -. Dạng 2: An(BCt)m có 2 cách làm: o Cách 1: An(BCt)m = a . n + (b + c . t).m (với a, b,c là NTK của A, B, C) o Cách 2: An(BCt)m = a . n + b . m + c . t . m. Cứ thế khái quát lên cách làm cho các dạng khác. Ví dụ: Ca(HCO 3)2 Ví dụ: Tính PTK của natri sunfat gồm (2Na, 1S, 4O)  PTK = 23 x 2 + 32 + 4 x 16 = 142. Tính PTK của Fe2(SO4)3 :. (nhớ là 1 có thể nhân hoặc không nhân).. PTK Fe2(SO4)3 = 56 . 2 + (32+16.4).3 = 400. Tính PTK của Al(HCO3)3 : PTK Al(HCO3)3 = 27 + (1+12+16.3).3 = 210 Bài tập vận dụng Bài 1: Tính phân tử khối của các phân tử sau: a) Khí hidro (2H) d) Nước vôi trong (1Ca, 2O, 2H). b) Ozon O3. e) Magie photphat (3 Mg, 2P, 8O). Bài 2: Tính PTK các chất có CTHH sau. a/ Al(OH)3. i/ K3PO4. b/ Ca3(PO4)2. j/ H2SO4. c/ Mg(NO3)2. k/ HNO3. d/ Fe(OH)2. l/ Al2(SO4)3. e/ AgNO3. m/ Ca(HCO3)2. f/ O2. n/ CO2. g/ Cl2. o/ P2O5. h/ Na2SO4. p/ Fe3O4. Dạng 3: So sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử Phương pháp. c) Nước (2H; 1O).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ví dụ : Phân tử H2O nặng hay nhẹ hơn phân tử HCl? Giải: H2O = 1 . 2 + 16 = 18 HCl = 1 + 35,5 = 36,5 Lập tỉ lệ: 18 / 36,5 = 0,5. Vậy H2O nặng hơn HCl 0,5 lần. Bài tập vận dụng Bài 1: So sánh sự nặng nhẹ của các phân tử: a/ Phân tử magieoxit (MgO) nặng hay nhẹ hơn phân tử natrihiđroxit (NaOH) bao nhiêu lần?. b/ Sắt(III)oxit Fe2O3 nặng hay nhẹ hơn phân tử oxit sắt từ (Fe3O4) bao nhiêu lần?. c/ Lưu huỳnh đioxit (SO2) nặng hay nhẹ hơn phân tử điphotpho pentaoxit (P2O5) bao nhiêu lần? d. Nước vôi trong Ca(OH)2 nặng hay nhẹ hơn sắt(II) clorua FeCl2 bao nhiêu lần? e/ Khí hidro nặng hay nhẹ hơn phân tử không khí bao nhiêu lần. Biết PTK không khí =29. f/ Khí Clo nặng hay nhẹ hơn phân tử không khí bao nhiêu lần. Biết PTK không khí =29. Bài 2: Cho các chất có công thức phân tử lần lượt là: H2; O2; N2; NO; NO2; SO2; CH4; C2H2. Chất khí nào nhẹ hay nặng hơn không khí bao nhiêu lần? Biết PTK của không khí bằng 29. Hướng dẫn e) Giảng: khí hidro dù chưa có công thức hay thông báo số nguyên tử, nhưng chúng ta đã biết đơn chất phi kim ở thể khí (hầu hết phân tử đều gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau). Cụ thể khí hidro (2H). Giải: PTK khí hidro : 2. 1 = 2 Lập tỉ lệ:. 2 / 29 = 0,07. Vậy H2 nhẹ hơn không khí 0,07 lần.. d/ và bài 2 làm tương tự. Dạng 4: Tìm tên nguyên tố X, KHHH khi biết PTK Ví dụ: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử Oxi và nặng hơn phân tử hiđro 22 lần. a/ Tính phân tử khối hợp chất. b/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH Hướng dẫn Phân tử hidro (2H) => PTK = 2 . 1 = 2 Hợp chất nặng hơn phân tử hidro 22 lần => PTK của hợp chất: 2.22 = 44.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 1 nguyên tử X liên kết 2 nguyên tử O => hợp chất (1X; 2O) => PTK = X + 2.16 = X + 32  X + 32 = 2 . 22 = 44  X = 44 – 32 = 12 Vậy X là nguyên tố cacbon, KHHH là C. Giải: PTK hidro: 2 . 1 = 2.. PTK hợp chất: 2.22 = 44.. Ta có: X + 2.16 = 44.  X = 44 – 32 = 12  X là nguyên tố cacbon, KHHH là C. * Cách gọn hơn:. H2 = 1.2 = 2. =>. XO2 = 22 H2. =>. Mà XO2 = X + 16 . 2 => X = 44 – 32 = 12.. XO2 = 22 . 2 = 44. X là nguyên tố cacbon, KHHH là C.. Ghi chú: Các em hãy chọn cách làm theo cách hiểu của mình nhé. Bài tập vận dụng Bài 1: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử hiđro 31 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 2: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử photpho 2 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần. 1/ Tính phân tử khối hợp chất. 2/ Tính NTK X , cho biết tên và KHHH. Hướng dẫn Bài 1:. ĐS: 1/ PTK = 62;. 2/ X = 23 => X là Natri, Na.. Bài 2:. ĐS: 1/ PTK = 62;. 2/ X = 23 => X là Natri, Na.. Chú ý: Một số đơn chất phi kim như photpho, lưu huỳnh, silic, cacbon thì phân tử chính là nguyên tử. P = 31. Bài 3:. ĐS: 1/ PTK = 64;. 2/ X = 32 => X là lưu huỳnh, S.. BÀI 8: LUYỆN TẬP 1 (TỪ BÀI 2 ĐẾN BÀI 7) Bài 1: Cho các từ và cụm từ : Nguyên tử ; phân tử ; đơn chất ; chất ; kim loại ; phi kim ; hợp chất ; hợp chất vô cơ ; hợp chất hữu cơ ; nguyên tố hoá học. Hãy điền các từ, cụm từ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau :.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bài 2: Trong cuộc sống xung quanh em, vật thể được tạo nên từ các chất như : kim loại, gỗ, thuỷ tinh, chất dẻo, giấy, ... Bài 3: Hãy lấy thí dụ vật thể tạo nên từ các chất trên. Làm thế nào để tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp ? a) Muối ăn ra khỏi hỗn hợp với cát. b) Muối ăn ra khỏi hỗn hợp với dầu hoả. c) Dầu hoả ra khỏi hỗn hợp với nước. d) Đường kính ra khỏi hỗn hợp với cát. Bài 4: Có hai cốc đựng 2 chất lỏng trong suốt : nước cất và nước muối. Hãy nêu 5 cách khác nhau để phân biệt 2 cốc đựng 2 chất lỏng trên. Bài 5: Cho cấu tạo của một số nguyên tử sau :. Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử trên, biết rằng lớp electron sát hạt nhân chỉ có 2 electron. Bài 6: Các sơ đồ sau biểu diễn cấu tạo của một số nguyên tử, hãy cho biết sơ đồ nào đúng, sơ đồ nào sai ? Giải thích.. Bài 7: Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử heli và nguyên tử cacbon như sau :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hãy điền những thông tin cần thiết về 2 nguyên tử trên vào bảng sau :. Bài 8: Mô hình tượng trưng sau mô phỏng 3 trạng thái của nước : nước đá, nước lỏng và hơi nước. Hãy chỉ rõ trạng thái của nước tương ứng với hình vẽ.. Bài 9: Những chất sau, chất nào là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp : Than chì (C), muối ăn, khí ozon (O 3), sắt (Fe), nước muối, nước đá, đá vôi (CaCO3). Bài 10: Xác định phân tử khối của các chất : axit sunfuric (H2SO4) ; đồng hiđroxit (Cu(OH)2); nhôm oxit (Al2O3). Bài 11: Đường glucozơ có vị ngọt, dễ tan trong nước, dùng chế huyết thanh ngọt để chữa bệnh. Một phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử oxi. Hãy: – Viết công thức phân tử của glucozơ – So sánh xem phân tử glucozơ nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử axit axetic (CH3COOH) bao nhiêu lần ? Bài 12: Lựa chọn thí dụ ở cột (II) cho phù hợp các khái niệm ở cột (I)..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> BÀI 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC Dạng 1: Viết công thức hóa học (CTHH) Phương pháp. Ví dụ: CTHH của khí nitơ: N2. CTHH của lưu huỳnh: S CTHH của kẽm: Zn. CTHH của bạc nitrat (1g; 1N; 3O): AgNO3 (Chú ý là không tự động đổi thứ tự các nguyên tố của đề bài cho). Bài tập vận dụng Bài 1: Viết CTHH của: a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) b) Khí gas (gồm 3C; 8H) c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O) Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất. a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. c) Kali d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) e) Khí clo f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O) h) Silic i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O) j) Khí nitơ k) Than (chứa cacbon) Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau: a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O). b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O). c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N). d) Cát (1Si, 2O). Bài 4: Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon. Bài 5: Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X . Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H. Bài 6: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 7: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 8 (*): Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì? Bài 9 (*): Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3. Bài 10 (*): Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46. Bài 11 (*): Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12% cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A. Bài 12 (*): Tìm CTHH của các hợp chất sau: a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro. b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng 50,5. c) Một hợp chất rắn màu trắng, thành phần phân tử có 40,0%C, 6,7%H, 53,3%O và có PTK bằng 180. d) Một hợp chất khí, thành phần có 75%C, 25%H và có PTK bằng ½ PTK của khí oxi. Hướng dẫn Bài 4: a) CTHH chung của A là SxOy Theo đề bài: SxOy = 32 . x + 16 . y = 64 (1).. Biện luận:.  x = 1; y = 2  CTHH của A là SO2 Giải thích: Đề đã cho biết nguyên tố tạo nên chất, ta chỉ đi tìm chỉ số. Tức là ta đặt CTHH chung của A là S xOy. Như ta đã biết: x, y là số nguyên tử nên phải là số nguyên dương và nhỏ nhất là 1 (x ≥ 1). Bài này chỉ có một dữ kiện PTK mà chứa tới 2 ẩn x và y. Do đó, ta phải biện luận, tức là giả sử x = 1 thế vào (1) ta tìm được x = 2; tiếp tục x = 2… b) CTHH chung của B là CxHy. Theo đề bài: CxHy = 1,125SO2 = 1,125 x 64 = 72 => 12 . x + y = 72 (1) Mà y = 2,4x (2) Thế (2) vào (1): 12 . x + y = 72 => 12x + 2,4x = 72 => x = 5 Thế x = 5 vào (2) => y = 12. CTHH của B là C5H12 Bài 5: ĐS: a) CuO. b) SO3. c) H2SO4 Bài 6: CTHH chung của hợp chất: XH3 Theo đề bài: XH3 = 8,5H2 => XH3 = 8,5 . 1 . 2 = 17 Mà XH3 = X + 1 . 3 => X + 3 = 17 => X = 14 => X là nitơ, N. Vậy CTHH của hợp chất là NH 3 Bài 7: ĐS: SO3 Bài 8: CTHH chung của hợp chất là CxOy Theo đề bài:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Vậy CTHH của hợp chất là CO2 Bài 9: ĐS: Fe2O3 Bài 10: CTHH chung của X là CxHyOz Theo đề bài ta có:. (chú ý công thức (1) luôn được áp dụng đối với dạng bài cho PTK và % từng nguyên tố).. Vậy CTHH của X là C2H6O. Bài 11: ĐS: CaCO3 Bài 12: a) CTHH chung của muối ăn là NaxCly %Na = 39,3% => %Cl = 100 – 39,3 = 60,7 (%) NaxCly = 29,25 H2 = 29,25 . 2 = 58,5 Giải tương tự bài 10 Ta được kết quả: CTHH của muối ăn là NaCl. b) ĐS: CH3Cl c) ĐS: C6H12O6 d) ĐS: CH4 Dạng 2: Ý nghĩa công thức hóa học (CTHH) Phương pháp CTHH cho ta biết 3 ý: - Nguyên tố tạo nên chất. - Số nguyên tử thuộc mỗi nguyên tố tạo nên chất. - PTK của chất. Ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Tạo nên từ 3 nguyên tố Ba, O, H. - Gồm 1Ba, 2O, 2H. - PTK = 137 + 2 . 16 + 2 . 1 = 171. Ý nghĩa CTHH của Nhôm sunfat Al2(SO4)3 - Tạo nên từ 3 nguyên tố Al, S, O. - Gồm 2Al, 3S, 12O. - PTK = 2 .27 + 3 . 32 + 12 . 16 = 342. Bài tập vận dụng Bài 1: Cho biết ý nghĩa của các CTHH sau: a) Fe. b) Al2O3. c) SO2. d) N2 e) KClO3. f) Zn(NO3)2. g) Cu(NO3)2. h) Al(NO3)3. i) Ag3PO4. j) Mg3(PO4)2 k) Ca3(PO4)2. l). Fe2(PO4)3. m) AlCl3. n) CCl4. o) PCl5. Bài 2 Bổ sung các phần còn trống trong bảng sau. Bài 3: Phân tử hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hidro và nặng bằng ½ lần nguyên tử lưu huỳnh. a/ Tìm CTHH của hợp chất. b/ Cho biết ý nghĩa CTHH trên của hợp chất. Bài 4: Một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết 2 nguyên tử oxi và nặng hơn phân tử oxi 2 lần. a/ Tìm CTHH của hợp chất. b/ Cho biết những gì về CTHH trên. Hướng dẫn Bài 3: ĐS: a) CH4. Bài 4: ĐS: a) SO2.. b) tự làm b) Ý nghĩa CTHH trên (tự làm).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Dạng 3: Diễn đạt công thức hóa học (CTHH) và ngược lại Phương pháp - nAx: n phân tử Ax - nAxBy: n phân tử AxBy - nA: n nguyên tử A Ví dụ: - 2Cl: 2 nguyên tử clo - Cl2: 1 phân tử Cl2 - 3H2O: 3 phân tử H2O. - Năm nguyên tử đồng: 5Cu - Bốn phân tử khí hidro: 4 H2 - Năm phân tử Kali sunfat (2K, 1S, 4O): 5 K2SO4 Bài tập vận dụng Bài 1: Diễn đạt các cách viết sau: a) 4Al. b) 2 Al(OH)3. c) 3O2. d) 12C6H12O6 Bài 2: Dùng chữ số và CTHH diễn đạt những ý sau: a) Ba phân tử Nitơ. b) Năm nguyên tử sắt. c) Hai phân tử khí cacbonic (1C, 2O). d) Bảy phân tử Natri nitrat (1Na, 1N, 3O). e) Chín phân tử axetilen (2C, 2H). f) Ba phân tử axit sunfuric (2H, 1S, 4O). Bài 3: Phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng: a/ Đơn chất:O2, cl2,Cu2, P2,FE,CA, pb, N. b/ Hợp chất: NACl, hgO,CUSO4, H2O Bài 4: Phân biệt cách viết sau: a/ 2O và O2 b/ 3O và O3 c/ 2CO và CO2 d/ 2 ZnCl2 và ZnCl2 Hướng dẫn Bài 3: Để làm được bài này chú ý cách viết KHHHsao cho đúng, cách viết chỉ số trong CTHH. VD: O2 Sai: vị trí số 2 Sửa lại: O2 Tự làm các phần còn lại. BÀI 10: HÓA TRỊ Dạng 1: Tính hóa trị của nguyên tố Phương pháp -. Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.. -. Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.. Giải đẳng thức trên  Tìm a Chú ý: - H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II). - Kết quả phải ghi số La Mã. Ví dụ: 1) Tính hóa trị của C trong hợp chất CO và CO2. Giải.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> * CO. Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II  a = II Vậy C có hóa trị II trong CO * CO2. Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II  a = IV. Vậy C có hóa trị II trong CO2 2) Tính hóa trị của N trong N2O5 Giải. Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II => a = 10 / 2 = V. Vậy N có hóa trị V trong N2O5 2) Tính hóa trị của Fe trong FeSO4 và Fe2(CO3)3 với SO4(II), CO3 (II) * FeSO4 Giải. Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II => a = II Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4 (Chú ý: lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân). * Fe2(CO3)3. Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II  a = 6 / 2 = III. Vậy Fe có hóa trị III trong Fe 2(CO3)3 Bài tập vận dụng Bài 1: Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau: a) Na2O g) P2O5 b) SO2 h) Al2O3 c) SO3 i) Cu2O d) N2O5 j) Fe2O3 e) H2S k) SiO2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> f) PH3 l) FeO Bài 2: Trong các hợp chất của sắt: FeO ; Fe2O3 ; Fe(OH)3 ; FeCl2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu ? Bài 3: Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II. 1.CaO 2.SO3 3.Fe2O3 4. CuO 5.Cr2O3 6.MnO2 7.Cu2O 8.HgO 9.NO2 10.FeO 11.PbO2 12.MgO 13.NO 14.ZnO 15.PbO 16.BaO 17.Al2O3 18.N2O 19.CO 20.K2O 21.Li2O 22.N2O3 23.Hg2O 24.P2O3 25.Mn2O7 26.SnO2 27.Cl2O7 28.SiO2 Hướng dẫn Bài 1: ĐS: a) Na (I) b) S (IV) c) S (VI) d) N (V) e) S (II) f) P (III) g) P (V) h) Al (III) i) Cu (I) j) Fe (III) k) Si (IV) l) Fe (II) Bài 2: ĐS: Fe có hóa trị II trong FeO và FeCl2 . Fe có hóa trị III trong Fe2O3 và Fe(OH)3. Bài 3 1. Ca (II) 2. S (VI) 3. Fe (III) 4. Cu (II) 5. Cr (III) 6. Mn (IV) 7. Cu (I) 8. Hg (II) 9. N(IV) 10. Fe (II) 11. Pb (IV) 12. Mg (II) 13. N (II) 14. Zn (II) 15. Pb(II) 16. Ba (II) 17. Al (III) 18. N (I) 19. C (II) 20. K (I) 21. Li (I) 22. N (III) 23. Hg (I) 24. P (III) 25.Mn (VII) 26.Sn (IV) 27. Cl (VII) 28. Si (IV) Dạng 2: Lập CTHH khi biết hóa trị Phương pháp *-* Lập CTHH B1: Viết CTHH chung B2: Theo quy tắc hóa trị: ax = by . (phân số tối giản). Chọn x = b’; y = a’, suy ra CTHH đúng. Chú ý: Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như một nguyên tố khác. Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên. Yêu cầu: Để lập được CTHH của hợ chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học (KHHH) và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất. Học thuộc hóa trị: Bài thơ hóa trị * Hoặc nhớ mẹo hóa trị một số nguyên tố thường gặp: Hóa trị I: K Na Ag H Br Cl Khi Nàng Ăn Hắn Bỏ Chạy Hóa trị II: O Ba Ca Mg Zn Fe Cu Ông Ba Cần May Zap Sắt Đồng Hóa trị III: Al Fe.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Anh Fap Đối với nguyên tố có nhiều hóa trị thì đề sẽ cho hóa trị. * Hóa trị nhóm:. Ví dụ: Lập CTHH của hợp chất: a) Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi. Giải. Theo quy tắc hóa trị: x . III = y . II.   x = 2; y = 3. Vậy CTHH: Al2O3 b) Cacbon đioxit gồm C(IV) và O Giải Theo quy tắc hóa trị: x . IV = y . II => x = 1; y = 2. Vậy CTHH: CO2 c) Natri photphat gồm Na và PO4(III) Giải. Theo quy tắc hóa trị: x . I = y . III. => x = 3; y = 1.. Vậy CTHH : Na3PO4. *-* Viết CTHH hoặc lập nhanh CTHH: không cần làm theo từng bước như trên, mà chỉ cần nắm rõ quy tắc chéo: hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại (với điều kiện các tỉ số phải tối giản trước)..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Chú ý: Nếu hai nguyên tố cùng hóa trị thì không cần ghi chỉ số.. Ví dụ. 1) Viết CTHH của hợp chất tạo bởi S (IV) và O. (Do VI / II = 3/1 nên chéo xuống chỉ số của S là 1 còn O là 3). 2) Viết công thức của Fe(III) và SO4. (Giải thích: Tỉ lệ hóa trị III và II không cần tối giản, hóa trị III của Fe trở thành chỉ số 3 của SO 4, và như vậy phải đóng ngoặc nhóm SO4, hiểu là có 3 nhóm SO4. Còn hóa trị II của SO4 trở thành chỉ số 2 của Fe.) Chú ý: khi đã thành thạo, chúng ta có thể không cần viết hóa trị lên trên đỉnh nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. Bài tập vận dụng Bài 1: Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây: a) N (III) b) C (IV) c) S (II) d) Cl Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C. c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl. Bài 2: Lập CTHH cho các hợp chất: a. Cu(II) và Cl b. Al và NO3 c. Ca và PO4 d. NH4 (I) và SO4 e. Mg và O g. Fe( III ) và SO4 Bài 3: Lập CTHH của các hợp chất: 1. Al và PO4 2. Na và SO4 3. Fe (II) và Cl 4. K và SO3 5. Na và Cl 6. Na và PO4 7. Mg và CO3 8. Hg (II) và NO3 9. Zn và Br 10.Ba và HCO3(I) 11.K và H2PO4(I) 12.Na và HSO4(I) Bài 4: Lập CTHH hợp chất. 1/Lập CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 2/ Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. 3/Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên. Bài 5: Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây: a) K (I) b) Hg (II) c) Al (III) d) Fe (II) Bài 6: Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O. b) Canxi photphat gồm Ca và PO4. c) Axit sunfuric gồm H và SO4. d) Bari cacbonat gồm Ba và CO3. Bài 7(*): Cho CTHH XH và YO. Lập CTHH của X và Y. Bài 8 (*): Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z(NO3)3; (NH4)3T. Biết hóa trị của SO4 là II, NO3(I), NH4 (I). Viết CTHH của hợp chất gồm: a) X và H b) Z và SO4 c) T và H d) X và Y e) X và T f) Y và Z g) Z và T..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Bài 9 (*): Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là gì? Hướng dẫn Bài 1: ĐS: Bài 2: ĐS:. a) NH3 a) CuCl2 e) MgO. b) CH4 b) Al(NO3)3 f) Fe2(SO4)3. c) H2S c) Ca3(PO4)2. Bài 3: ĐS: 1. AlPO4 2. Na2SO4 3. FeCl2 7. MgCO3 8. Hg(NO3)2 9. ZnBr2 Bài 4: ĐS: 1/ Al(NO3)3 - Tạo bởi 3 nguyên tố Al, N, O. Gồm 1Al, 3N, 9O. PTK = 27 + 3 . 14 + 9 . 16 = 213. 2/ BaSO4 - Tạo bởi 3 nguyên tố Ba, S và O. - Gồm 1 Ba, 1S, 4O. - PTK = 137 + 32 + 4 . 16 = 233. 3/ Mg(OH)2 - Tạo bởi 3 nguyên tố Mg, O, H. - Gồm 1Mg, 2O, 2H.| - PTK = 24 + 2 . 16 + 2 . 1 = 58.. d) HCl d) (NH4)2SO4. 4. K2SO3 10. Ba(HCO3)2. 5. NaCl 11. KH2PO4. 6. Na3PO4 12. NaHSO4. Bài 5: ĐS: a) K2S b) HgS c) Al2S3 d) FeS. Bài 6: ĐS: a) P2O5 = 142. b) Ca3(PO4)2 = 310. c) H2SO4 = 98. d) BaCO3 = 197. Bài 7 (*): Giải thích: Muốn lập CTHH của hợp chất gồm X và Y, ta phải biết hóa trị của X và Y. Đề không cho trực tiếp hóa trị, nhưng lại cho CTHH của các hợp chất khác. Như vậy ta phải tìm hóa trị của X và Y gián tiếp thông qua CTHH của các hợp chất có sẵn.Ở bước này, không cần ghi ra cách tính, chúng ta tính hóa trị bằng cách tính nhẩm). Giải XH => X có hóa trị I YO => Y có hóa trị II.  x = 2; y = 1. Vậy CTHH là X2Y Bài 8 (*): ĐS: a) XH3 b) Z2(SO4)3 e) X3T2 f) Y3Z2 Bài 9 (*): ĐS: A3B Dạng 3: Xác định CTHH đúng, sai Phương pháp Từ CTHH đề bài cho: Xét tích : x . a và y . b - Nếu x . a = y . b => CTHH đúng - Nếu x . a ≠ y . b => CTHH sai. Sửa lại: viết lại CTHH theo quy tắc chéo.. c) TH3 g) XT. d) XY.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Chú ý: Khi viết lại CTHH không được viết kèm theo chỉ số của đề bài cho. Ví dụ: Các CTHH sau đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại: AlCl4, NaNO3, Al2O3, CaO2,H3SO4, HCl Giải. Bài tập vận dụng Bài 1: Hãy xác định CTHH đúng hay sai trong bảng sau, nếu sai hãy viết lại cho đúng.. Bài 2: Trong các CTHH sau, công thức nào đúng, công thức nào sai? Nếu sai, sửa lại cho đúng. 1. AlBr2 2. CaNO3 3. NaSO4 4. K(OH)2 5. CaSO4 6. FeCl với Fe (II) 7. MgCO3 8. H2PO4 9. KO 10. HCl2.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT Dạng: Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học Phương pháp. Ví dụ: Các quá trình dưới đây là hiện tượng hóa học hay hiện tượng vật lý? Giải thích. (1) Khi nấu cơm, hạt gạo thành cơm. (2) Khi nấu cơm, nước bay hơi. (3) Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét. (4) Đốt gas để thu nhiệt. (5) Hiện tượng tầng ozon bị thủng. Giải: (1) Hiện tượng vật lý vì hạt gạo (tinh bột) thành cơm (tinh bột), chất giữ nguyên, chỉ là hạt gạo nở ra thôi. (2) Hiện tượng vật lý vì nước vẫn giữ nguyên, chỉ có thay đổi từ thể lỏng sang thể khí. (3) Hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét. (4) Hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới, sản phẩm của đốt gas có thể kể ra khí cacbonic và hơi nước. (5) Hiện tượng hóa học vì quá trình phân hủy ozon thành chất mới là khí oxi. Bài tập vận dụng Bài 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật lý. Giải thích. 1/ Vào mùa hè băng 2 cực trái đất tan dần. 2/ Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi trong bị vẩn đục. 3/ Đốt cháy đường mía thành chất màu đen và mùi khét. 4/ Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng thành dao, rựa. 5/ Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ. 6/ Lên men glucozơ thu được rượu etylic và khí cacbonic. 7/Đốt cháy khí hiđro trong khí oxi thu được nước. 8/ Nước lỏng hoá rắn ở nhiêt độ thấp. 9/ Nung nóng thuốc tím KMnO4 thu được chất rắn màu đen. 10/ Muối ăn hòa tan vào nước được dd muối ăn. 11/ Hòa tan đất đèn thu được khí axetilen. 12/ Mực tan vào nước. 13/ Hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng dần lên. 15/ Thức ăn để lâu thường bị chua. 16/ Tấm tôn gò thành chiếc thùng. 17/ Cốc thủy tinh vỡ thành mãnh nhỏ. 18/ Nung đá vôi thành vôi sống. 19/ Nến chảy lỏng thấm vào bấc. 20/ Khi mưa giông thường có sấm sét. 21/ Hiện tượng ma trơi là hiện tượng photpho bốc cháy trong không khí tạo thành ngọn lửa màu vàng. 22/ Sa mạc hóa là hiện tượng từ đất đai màu mỡ thành đất khô cằn. 23/ Vỏ xe được làm từ cao su. 24/ Vào mùa thu, nhiều loại lá xanh chuyển sang màu vàng và rụng xuống. 25/ Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột thành cacbon..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Bài 2: a) Khi quan sát hiện tượng xảy ra, người ta dựa vào đâu để biết đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học? b) Trong các hiện tượng sau đây, chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý và đâu là hiện tượng hóa học: (1) Ủ cơm nếp với men rượu trong quá trình lên men rượu. (2) Chưng cất rượu sau quá trình lên men rượu. (3) Hòa tan đường vào nước. (4) Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc. (5) Khi dung dịch đường đã mất hết nước, tiếp tục cô cạn và thấy xuất hiện khói trắng (hơi nước) và chất rắn màu đen (than). Bài 3: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành ván. Khi đun nóng, các ván mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học của các quá trình trên. Hướng dẫn Bài 2: a) Dựa vào dấu hiệu xuất hiện chất mới. - Nếu chất không biến đổi thành chất mới mà chỉ biến đổi về hình dạng, kích thước hay trạng thái thì gọi là hiện tượng vật lý. - Nếu chất bị biến đổi thành chất mới thì gọi là hiện tượng hóa học. b) (1) Hiện tượng hóa học vì từ tinh tịnh bột thành dung dịch rượu. (2) Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên. Đây là quá trình chuyển đổi các trạng thái của tách rượu từ thể lỏng sang thề hơi rồi ngưng tụ thành rượu ở thể lỏng. (3) Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên. (4) Hiện tượng vật lý vì chất vẫn giữ nguyên. (5) Hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới (than). Bài 3: (1) Mỡ đóng ván khi trời lạnh: hiện tượng vật lý. (2) Mỡ tan chảy khi đun nóng: hiện tượng vật lý. (3) Đun quá lửa: mỡ bị cháy: hiện tượng hóa học. BÀI 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC Dạng 1: Viết phương trình chữ Phương pháp Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”. Sơ đồ: Tên các chất tham gia  Tên các chất sản phẩm Ví dụ Viết phương trình chữ của các phản ứng sau: a) Đốt cháy cây nến làm bằng parafin tạo thành khí cacbonic và hơi nước. b) Khí nitơ tác dụng với khí hidro tạo thành amoniac. c) Khi đun quá lửa, mỡ cháy khét và bị phân hủy thành cacbon và hơi nước. d) Nung đá vôi chứa canxi cacbonat tạo thành vôi sống là canxi oxit với hơi nước. Giải: a) Prafin + khí oxi. khí cacbonic + hơi nước. b) Khí nitơ + khí hidro c) Mỡ. cacbon +. amoniac. hơi nước. d) Canxi cacbonat canxi oxit + hơi nước Bài tập vận dụng Biểu diễn các phản ứng sau bằng phương trình chữ: a) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit. b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua. c) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric. d) Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước. e) Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước. f) Khi nấu cơm chứa tinh bột quá lửa tạo thành than (cacbon) và hơi nước..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> g) Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt để làm quay tua bin sinh ra dòng điện. Nguồn nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic. h) Tầng ozon ở phía cực nam bị thủng do phản ứng quang hóa. Phản ứng này xảy ra khi ozon bị phân hủy thành oxi. i) Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ. Dạng 2: Dấu hiệu phản ứng hóa học Phương pháp Có chất mới tạo thành dựa vào dấu hiệu: - Thay đổi màu sắc. - Tạo chất bay hơi. - Tạo chất kết tủa. - Tỏa nhiệt hoặc phát sáng. Ví dụ: Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau: a) Đun nóng thuốc tím kali pemanganat (màu tím) sau một thời gian chuyển thành màu đen là mangan đioxit. b) Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên bề mặt xuất hiện một ván trắng là canxi cacbonat. c) Khi cho bồ tạt vào lọ mực xanh chứa đồng sunfat, thì màu của lọ mực nhạt dần đến trong suốt đồng thời có chất rắn lắng xuống đáy lọ. d) Cây nến đang cháy, cây nến càng lúc càng ngắn lại. e) Sao chổi là một hành tinh mà khi di chuyển, kéo theo vô vàn những hạt bụi vũ trụ. Khi tiến gần đến Mặt trời, các hạt bụi này bốc cháy, sáng rực và ánh sáng này có thể nhìn thấy từ Trái đất. Giải: a) Dấu hiệu: từ màu tím chuyển sang màu đen. b) Dấu hiệu: xuất hiện ván trắng. c) Dấu hiệu: xanh  trong suốt, có chất rắn lắng xuống. d) Dấu hiệu: hình dạng ngắn lại. e) Dấu hiệu: bốc cháy, sáng rực. Bài tập vận dụng Bài 1: Ghi lại PT chữ, nêu dấu hiệu xảy ra phản ứng của các hiện tượng mô tả sau đây: a) Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa, không khói nhưng sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ. b) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu là lưu huỳnh đioxit). Bài 2: a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao? b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hidroxit. BÀI 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Phương pháp Sử dụng công thức:.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Nếu trong phản ứng có n chất, khi biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. Ví dụ: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + khí oxi -> khí sunfurơ Nếu đốt cháy 48 gam lưu huỳnh và thu được 96 gam khí sunfurơ thì khối lượng của oxi tham gia phản ứng là bao nhiêu? Tóm tắt đề 1 chút nhé cho dễ nhìn, phần này không bắt buộc. 48 g lưu huỳnh + m oxi = 96 g sunfurơ Giải: Theo định luật bảo toàn khối lượng: Bài tập vận dụng Bài 1: Một thanh sắt nặng 560 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ là oxit sắt từ có công thức là Fe 3O4. Đem cân thanh sắt thì nặng 576 g. a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này. b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra. c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam. Bài 2: Một thanh magie nặng 240 g để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành magie oxit MgO. Đem cân thanh magie này thì nặng 272 g. a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này. b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra. c) Khí oxi đã phản ứng bao nhiêu gam. Bài 3: Xét thí nghiệm khi cho 208 g Bari clorua BaCl2 tác dụng với 142 g natri sunfat Na2SO4 thì tạo thành bari sunfat BaSO4 và natri clorua NaCl. a) Viết phương trình chữ của phản ứng này. b) Viết công thức khối lượng của phản ứng vừa xảy ra. c) Tổng khối lượng các chất sau phản ứng là bao nhiêu? d) Nếu thu được 233 g BaSO4, tính khối lượng NaCl thu được. e) Biết trước khi phản ứng xảy ra có 137 g nguyên tử bari, thì sau phản ứng có bao nhiêu gam nguyên tử bari? f) Nếu sau khi phản ứng thu được 71 g nguyên tử clo, thì trước phản ứng đã có bao nhiêu gam nguyên tử clo tham gia phản ứng. Bài 4: Cân 1kg gạo cùng với 2 kg nước cho vào một cái nồi nặng 0,5 kg để nấu cơm. Sau khi cơm chín, đem cân nồi cơm thì nặng 3,35 kg. a) Định luật bảo toàn khối lượng có áp dụng cho trường hợp này được không? Vì sao nồi cơm chín không phải nặng 3,5 kg. b) Giả sử tiếp tục đun nồi cơm, nồi cơm bốc hơi, thu được 0,2 kg hơi. Tính khối lượng của nồi cơm lúc này. Bài 5: Khi than bị đốt cháy hoàn toàn thì có khí cacbonic sinh ra. a) Viết phương trình chữ. b) Nếu đốt cháy 4,8 kg than thì cần dùng 6,4 kg khí oxi. Hỏi có bao nhiêu khối lượng khí cacbonic được tạo thành. Bài 6: Khi cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric sẽ tạo thành 13,6 g muối kẽm clorua và 0,2 g khí hidro. a) Viết PT chữ. b) Tính khối lượng dung dịch axit clohidric đã dùng. Bài 7 : Hãy giải thích vì sao: a) Khi nung nóng canxi cacbonat CaCO3 thì thấy khối lượng giảm đi. b) Khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên. Bài 8: Một bình cầu trong có bột magie và khóa chặt lại, đem cân để xác định khối lượng. Sau đó đun nóng bình cầu một thời gian rồi để nguội và đem cân lại. a) Hỏi khối lượng của bình cầu nói trên có thay đổi hay không? Tại sao? b) Mở khóa ra và cân thì liệu khối lượng bình cầu có khác không? Hướng dẫn.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Bài 1: Tóm tắt 560 g sắt + khí oxi  576 g oxit sắt từ (Fe3O4) Giải a) PT chữ: Sắt + oxi  oxit sắt từ. Bài 2: ĐS: 32 g. Bài 3: c) 350 g d) mBa = 137 g. (Vì phản ứng xảy ra chỉ làm thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số và lượng nguyên tử không thay đổi). e) mCl = 71 g. (Vì phản ứng xảy ra chỉ làm thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số và lượng nguyên tử không thay đổi). Bài 4: a) Khối lượng của nồi cơm nhỏ hơn tổng khối lượng của nồi, gạo, nước; điều này là do khi đun, một lượng nước đã hóa hơi và bay ra khỏi nồi. Vì vậy định luật bảo toàn về khối lượng áp dụng đúng cho trường hợp này. b) Theo định luật bảo toàn khối lượng.. Bài 5: a) PT chữ: Than + oxi  cacbonic. Bài 6: ĐS: b) 7,3 g Bài 7: a) Khi nung nóng CaCO3 thì thấy sinh ra CaO và CO2. Khối lượng giảm đúng bằng khối lượng CO2 bay đi. b) Khi nung nóng miếng đồng, khối lượng tăng lên vì nó kết hợp với oxi trong không khí thành đồng oxit. Khối lượng tăng đúng bằng khối lượng oxi đã kết hợp. Bài 8: a) Khi bình cầu đã khóa chặt, khối lượng của bình cầu không thay đổi do khi đun nóng, tuy magie đã hóa hợp với oxi trong bình tạo thành magie oxit nhưng khối lượng tổng cộng vẫn được bảo toàn theo định luật bảo toàn khối lượng. b) Khi mở khóa, không khí bên ngoài tràn vào bình, bù vào thể tích oxi đã bị hóa hợp. vì thế khối lượng bình sẽ tăng. BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Dạng 1: Lập phương trình hóa học Phương pháp B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học. B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. B3: Hoàn thành phương trình. Chú ý: Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách: - Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy). - Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học. I)Các phương pháp cân bằng cụ thể: 1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó. VD1: Cân bằng PTHH Al + HCl  AlCl3 + H2 - Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl 3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl. Al + 6HCl  2AlCl3 + H2 - Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al. 2Al + 6HCl  2AlCl3 + H2 - Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H 2. 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3 H2 VD2: KClO3  KCl + O2 - Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3. 2KClO3  KCl + O2 - Tiếp theo cân bằng số nguyên tử K và Cl, đặt hệ số 2 trước KCl. 2KClO3  2KCl + O2 - Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 3 trước O 2. VD3: Al + O2  Al2O3 - Số nguyên tử oxi trong Al2O3 là số lẻ nên thêm hệ số 2 vào trước nó. Al + O2  2Al2O3 Khi đó, số nguyên tử Al trong 2Al2O3 là 4. Ta thêm hệ số 4 vào trước Al. 4 Al + O2  2Al2O3 - Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi, vế phải số nguyên tử oxi trong 2Al 2O3 là 6, vế trái ta thêm hệ số 3 trước O2. 4Al + 3O2  2Al2O3 2. Phương pháp “đại số”: thường sử dụng cho các phương trình khó cân bằng bắng phương pháp trên (thông thường sử dụng cho hs giỏi). B1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng. B2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn: a, b, c, d, e, f, … B3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số. B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng. VD: Cu + H2SO4 đặc, nóng -> CuSO4 + SO2 + H2O (1) B1: aCu + bH2SO4 đặc, nóng -> cCuSO4 + dSO2 + eH2O B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau). Cu: a = c (1) S: b = c + d (2) H: 2b = 2e (3) O: 4b = 4c + 2d + e (4) B3: Giải hệ phương trình bằng cách: Từ pt (3), chọn e = b = 1 )(có thể chọn bất kỳ hệ số khác). Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = ½ => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số). B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh. Cu + 2H2SO4 đặc, nóng  CuSO4 + SO2 + 2H2O Bài tập vận dụng Bài 1: Cân bằng các PTHH sau : 1) MgCl2 + KOH  Mg(OH)2 + KCl 2) Cu(OH)2 + HCl  CuCl2 + H2O.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 3) Cu(OH)2 + H2SO4  CuSO4 + H2O 4) FeO + HCl  FeCl2 + H2O 5) Fe2O3 + H2SO4  Fe2 (SO4)3 + H2O 6) Cu(NO3)2 + NaOH  Cu(OH)2 + NaNO3 7) P + O2  P2O5 8) N2 + O2  NO 9) NO + O2  NO2 10) NO2 + O2 + H2O  HNO3 11) SO2 + O2  SO3 12) N2O5 + H2O  HNO3 13) Al2(SO4)3 + AgNO3  Al(NO3)3 + Ag2SO4 14) Al2 (SO4)3 + NaOH  Al(OH)3 + Na2SO4 15) CaO + CO2  CaCO3 16) CaO + H2O  Ca(OH)2 17) CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 18) Na + H3PO4  Na2HPO4 + H2 19) Na + H3PO4  Na3PO4 + H2 20) Na + H3PO4  NaH2PO4 + H2 21) C2H2 + O2  CO2 + H2O 22) C4H10 + O2  CO2 + H2O 23) C2H2 + Br2  C2H2Br4 24) C6H5OH + Na  C6H5ONa + H2 25) CH3COOH+ Na2CO3  CH3COONa + H2O + CO2 26) CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O 27) Ca(OH)2 + HBr  CaBr2 + H2O 28) Ca(OH)2 + HCl  CaCl2 + H2O 29) Ca(OH)2 + H2SO4  CaSO4 + H2O 30) Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + NaOH 31) Na2S + H2SO4  Na2SO4 + H2S 32) Na2S + HCl  NaCl + H2S 33) K3PO4 + Mg(OH)2  KOH + Mg3 (PO4)2 34) Mg + HCl  MgCl2 + H2 35) Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 36) Al(OH)3 + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2O 37) Al(OH)3 + HCl  AlCl3 + H2O 38) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 39) MnO2 + HCl  MnCl2 + Cl2 + H2O 40) KNO3  KNO2 + O2 41) Ba(NO3)2 + H2SO4  BaSO4 + HNO3 42) Ba(NO3)2 + Na2SO4  BaSO4 + NaNO3 43) AlCl3 + NaOH  Al(OH)3 + NaCl 44) Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + H2O 45) KClO3  KCl + O2 45) Fe(NO3)3 + KOH  Fe(OH)3 + KNO3 46) H2SO4 + Na2CO3  Na2SO4 + H2O + CO2 47) HCl + CaCO3  CaCl2 + H2O + CO2 48) Ba(OH)2 + HCl  BaCl2 + H2O 49) BaO + HBr  BaBr2 + H2O 50) Fe + O2  Fe3O4 Bài 2: Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) Na + O2  Na2O b) P2O5 + H2O  H3PO4.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> c) HgO  Hg + O2 d) Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Bài 3: Cho sơ đồ phản ứng a) NH3 + O2  NO + H2O b) S + HNO3  H2SO4 + NO c) NO2 + O2 + H2O  HNO3 d) FeCl3 + AgNO3  Fe(NO3)3 + AgCl e) NO2 + H2O  HNO3 + NO f) Ba(NO3)2 + Al2(SO4)3  BaSO4 + Al(NO3)3 Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các chất trong mỗi phản ứng. Bài 4 (*): Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: 1) CnH2n + O2 -> CO2 + H2O 2) CnH2n + 2 + O2 -> CO2 + H2O 3) CnH2n - 2 + O2 -> CO2 + H2O 4) CnH2n - 6 + O2 -> CO2 + H2O 5) CnH2n + 2O + O2 -> CO2 + H2O 6) CxHy + O2 -> CO2 + H2O 7) CxHyOz + O2 -> CO2 + H2O 8) CxHyOzNt + O2 -> CO2 + H 2O + N 2 9) CHx + O2 -> COy + H2O 10) FeClx + Cl2 -> FeCl3 Hướng dẫn Bài 2: a) 4Na + O2 -> 2Na2O Tỉ lệ: số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2. b) P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4 Tỉ lệ: Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O: số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2. c) 2HgO -> 2Hg + O2 Tỉ lệ: số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1. d) 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O Tỉ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3. Bài 3: a) 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O Tỉ lệ: 4 5 4 6 b) S + 2HNO3  H2SO4 + 2NO Tỉ lệ: 1 2 1 2 c) 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 Tỉ lệ: 4 1 2 4 d) FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3 AgCl Tỉ lệ: 1 3 1 3 e) 3NO2 + H2O  2HNO3 + NO Tỉ lệ: 3 1 2 1 f) 3Ba(NO3)2 + Al2(SO4)3  3BaSO4 + 2Al(NO3)3 Tỉ lệ: 3 1 3 2 Bài 4 (*): Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Bài tập tổng hợp Bài tập Bài 1: Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ? Na + ?  2 Na2O b) ? CuO + ?HCl  CuCl2 + ? c) Al2(SO4)3 + ? BaCl2  ? AlCl3 + ? d) ? Al(OH)3  Al2O3 + ? Bài 2: Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau: a) ? CaO + ? HCl  CaCl2 + ? b) ?Al + ?  2Al2O3 c) FeO + CO  ? + CO2 d) ?Al + ?H2SO4  Al2(SO4)3 + ?H2 e) BaCl2 + ?AgNO3  Ba(NO3)2 + ? f) Ca(OH)2 + ?HCl  ? + 2H2O g) 3Fe3O4 + ?Al  ?Fe + ? h) Ca(OH)2 + CO2  ? + H2O i) Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + ? Bài 3: Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử / phân tử của chất phản ứng với sản phẩm. a) CuO + Cu  Cu2O b) FeO + O2  Fe2O3 c) Fe + HCl  FeCl2 + H2 d) Na + H2SO4  Na2SO4 + H2.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> e) NaOH + CuSO4  Cu(OH)2 + Na2SO4 f) Na2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + NaOH g) Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O h) CaO + HNO3  Ca(NO3)2 + H2O i) Fe(OH)x + H2SO4  Fe2(SO4)x + H2O Bài 4: Lập PTHH của các phản ứng sau: a) Photpho + Khí oxi  Photpho(V) oxit (P2O5) b) Khí hidro + oxit sắt từ (Fe3O4)  Sắt + Nước (H2O) c) Canxi + axit photphoric (H3PO4)  Canxi photphat (Ca3(PO4)2) + khí hidro d) Canxi cacbonat (CaCO3) + axit clohidric (HCl)  Canxi clorua (CaCl2)+ nước + khí cacbonic Bài 5: Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hidro (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3. a) Lập PTHH. b) Cho biết tỉ lệ nguyên tử nhôm Al lần lượt với ba chất còn lại trong phản ứng hóa học. Bài 6: Photpho đỏ cháy trong không khí, phản ứng với oxi tạo thành hợp chất P2O5. a) Lập PTHH. b) Cho biết tỉ lệ giữa nguyên tử P với các chất còn lại trong PTHH. Bài 7: a) Khí etan C2H6 khi cháy trong không khí phản ứng với khí oxi, tạo thành nước H 2O và khí cacbon đioxit CO2. Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ giữa số phân tử C2H6 với số phân tử khí oxi và khí cacbon đioxit. b) Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4  Alx(SO4)y + Cu Xác định các chỉ số x và y. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với các chất còn lại trong phản ứng. Bài 8: Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl). a/Lập PTHH b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được? Bài 9: Đốt cháy kim loại kẽm trong 6,4 g khí oxi thu 32,4 g kẽm oxit ZnO . a) Lập PTHH. b) Tính khối lượng kim loại kẽm cần phản ứng. Bài 10: Khi nung 100 kg đá vôi (CaCO3) thu được canxi oxit (CaO)và 44 kg cacbonic. a)Lập PTHH b)Viết công thức về khối lượng PƯ xảy ra? c)Tính khối lượng canxi oxit thu được. Bài 11: Cho 112 g sắt tác dụng với dd axit clohidric (HCl) tạo ra 254 g sắt II clorua (FeCl 2) và 4 g khí hidro bay lên. a/ Lập PTHH b/ Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu. Bài 12: Cho axit clohiđric HCl tác dụng canxicacbonat CaCO3 tạo thành CaCl2, , H2O và khí cacbonic CO2 thoát ra. a/ Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. b/ Lập PTHH. c/ Tính khối lượng khí cacbonic thoát ra khi biết khối lượng các chất như sau:axit clohiđric:7,3g ; canxicacbonat:10g ; canxiclorua:11,1g ; nước:1,8 g. Bài 13: Cho 13,5 g nhôm vào dd axit sunfuric H2SO4 tạo ra 85,5 g nhôm sunfat và 1,5 g khí hiđro. a/ Lập công thức nhôm sunfat tạo bởi nhôm và nhóm SO4. b/ Lập PTHH. c/ Viết công thức khối lượng.Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng. Bài 14 (*): Cân bằng các phản ứng sau: a) FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O b) M + HNO3  M(NO3)n + NO2 + H2O c) M + HNO3  M(NO3)3 + NO + H2O d) MO + H2SO4  M2(SO4)3 + SO2 + H2O Bài 15 (*) a) M + HNO3  M(NO3)n + NO + H2O.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> b) M + H2SO4  M2(SO4)n + SO2 + H2O c) M + HNO3  M(NO3)3 + N2O + H2O d) M + HNO3  M(NO3)n + N2O + H2O e) Fe + HNO3  Fe(NO3)3 + NxOy + H2O f) FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O g) FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO2 + H2O h) FexOy + HCl  FeCl2y/x + H2O i) FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)2y/x + H2O Hướng dẫn Bài 1: a) Sản phẩm có oxi, nên chất phản ứng phải có oxi. 4 Na + O2  2 Na2O b) Chất phản ứng phải có oxi và hidro, nên sản phẩm có nước. CuO + 2HCl  CuCl2 + H2O c) Chất phản ứng có Ba và SO4, nên sản phẩm có BaSO4. Al2(SO4)3 + 3 BaCl2  2 AlCl3 + 3BaSO4 d) Chất phản ứng phải có oxi và hidro, nên sản phẩm có nước. 2 Al(OH)3  Al2O3 + 3H2O Bài 2: a) CaO + 2 HCl  CaCl2 + H2O b) 4Al + 3O2  2Al2O3 c) FeO + CO  Fe + CO2 d) 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2 e) BaCl2 + 2AgNO3  Ba(NO3)2 + AgCl f) Ca(OH)2 + 2HCl  CaCl2 + 2H2O g) 3Fe3O4 + 8Al  9Fe + 4Al2O3 h) Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O i) Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O Bài 3: a) CuO + Cu  Cu2O Tỉ lệ số phân tử CuO: số phân tử Cu2O là 1 : 1 Tỉ lệ số nguyên tử Cu : số phân tử Cu2O là 1 : 1 Tự làm tương tự với các câu khác. i) 2Fe(OH)x + xH2SO4  Fe2(SO4)x + 2xH2O Tỉ lệ: Số phân tử Fe(OH)x : số phân tử Fe2(SO4)x là 2 : 1 Số phân tử Fe(OH)x : số phân tử H2O là 2 : 2x tức là 1 : x Số phân tử H2SO4 : số phân tử Fe2(SO4)x là x : 1 Số phân tử H2SO4 : số phân tử H2O là x : 2x tức là 1 : 2. Bài 4: a) 4P + 5O2  2P2O5 b) 4H2 + Fe3O4  3Fe + 4H2O c) 3Ca + 2H3PO4  Ca3(PO4)2 + 3H2 d) CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2 Bài 5: a) 2Al + 2H2SO4  Al2SO4 + 3H2 b) Tỉ lệ: Số nguyên tử Al : số phân tử H2SO4 = 2 : 3 Số nguyên tử Al : số phân tử Al2(SO4)3 = 2 : 1 Số nguyên tử Al : số phân tử H2 = 2 : 3 Bài 6: a) 4P + 5O2  2P2O5 b) Tỉ lệ: Số nguyên tử P : số phân tử O2 = 4 : 5 Số nguyên tử P : số phân tử P2O5 = 4 : 2 Bài 7: a) Tự làm. b) Ta có Al (III) và nhóm SO4 (II), áp dụng quy tắc hóa trị ta tính được x = 2; y = 3.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 2Al + 3CuSO4  Al2(SO4)3 + Tỉ lệ: Số nguyên tử Al : số phân tử CuSO4 = 2 : 3 Số nguyên tử Al : số phân tử Al2(SO4)3 = 2 : 1 Số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3 Bài 8: a) PTHH: 2KClO3  2KCl + 3O2. 3Cu. b) Theo ĐLBTKL:. Bài 14 (*) Bài 15 (*) a) 3M + 4n HNO3  3M(NO3)n + nNO + 2n H2O b) 2M + 2nH2SO4  M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O c) 8M + 30HNO3  8M(NO3)3 + 3N2O + 15H2O d) 8M + 10n HNO3  8M(NO3)n + n N2O + 5n H2O e) (5x-2y)Fe + (18x-6y) HNO3  (5x-2y)Fe(NO3)3 + 3NxOy +(9x-3y)H2O f) 3FexOy + (12x-2y)HNO3  3xFe(NO3)3 +(3x-2y)NO + (6x-y)H2O g) FexOy + (6x-2y)HNO3  x Fe(NO3)3 + (3x-2y)NO2 + (3x-y)H2O h) FexOy + 2yHCl  xFeCl2y/x + yH2O i) 2 FexOy + 2y H2SO4  x Fe2(SO4)2y/x + 2y H2O BÀI 17: LUYỆN TẬP 3 (TỪ BÀI 12 ĐẾN BÀI 16) Bài 1: Cho biết các hiện tượng sau : a) Hoà tan đường vào nước. d) Làm sữa chua. b) Cho vôi sống vào nước (tôi vôi). e) Bông kéo thành sợi. c) Làm kem. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? Bài 2: Sơ đồ sau mô phỏng phản ứng tạo ra khí cacbon đioxit : Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng trên. Bài 3: Cho a gam kim loại natri vào 100 gam nước thấy thoát ra 0,1 gam khí hiđro và thu được 102,2 gam dung dịch natri hiđroxit. Xác định a. Bài 4: Phản ứng hoá học điều chế phân đạm urê được biểu diễn bằng phương trình hoá học sau :.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Biết NH3 là công thức hoá học của amoniac. CO2 là công thức hoá học của khí cacbonic. CO(NH2)2 là công thức hoá học của urê. Hãy điền những thông tin cần thiết vào bảng sau : Bài 5: Hoà tan 10 g dung dịch axit sunfuric vào cốc đựng sẵn 100 g nước. Cho tiếp vào cốc 20 g dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng xuất hiện, cho thêm 0,65 g kim loại kẽm vào cốc, kẽm tan hết và thấy có khí thoát ra. Khối lượng khí thoát ra xác định được là 0,02 g. Lọc kết tủa cân được 2 g. Xác định khối lượng dung dịch còn lại. Bài 6: Phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa học, mỗi hiện tượng cho hai thí dụ. Bài 7:Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau : a) Củi cháy thành than. b) Than nghiền thành bột than. c) Cô cạn nước muối thu được muối ăn. d) Sắt bị gỉ. e) Rượu nhạt lên men thành giấm ăn. Bài 8:2,8 g kim loại Fe tác dụng đủ với 9,2 g dung dịch axit HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl 2 và giải phóng 0,1 g khí hiđro. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng dung dịch muối FeCl2 thu được. Bài 9: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau :. Bài 10: Hòa tan 5,8 g Fe3O4 vào 10,2 g dung dịch axit HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối FeCl3 và FeCl2. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng dung dịch muối. Bài 11: Đun nóng bột nhôm Al với bột lưu hùynh S tạo ra nhôm sunfua Al2S3. a) Viết PTHH của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng. c) Viết công thức về khối lượng của phản ứng. Bài 12: Cho 4,6 g natri vào cốc chứa nước nặng 50 g, có phản ứng hóa học xảy ra như sau : 2Na + 2H2O  2 NaOH + H2 Sau khi kết thúc thí nghiệm lấy cốc đem cân lại được 54,4 g. Kết quả này có phù hợp với định luật bảo tòan khối lượng không? Giải thích. Bài 13: Cân bằng các PTHH sau : 1) MgCl2 + KOH  Mg(OH)2 + KCl 2) Cu(OH)2 + HCl  CuCl2 + H2O 3) Cu(OH)2 + H2SO4  CuSO4 + H2O 4) FeO + HCl  FeCl2 + H2O 5) Fe2O3 + H2SO4  Fe2 (SO4)3 + H2O 6) Cu(NO3)2 + NaOH  Cu(OH)2 + NaNO3.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 7) P + O2  P2O5 8) N2 + O2  NO 9) NO + O2  NO2 10) NO2 + O2 + H2O  HNO3 11) SO2 + O2  SO3 12) N2O5 + H2O  HNO3 13) Al2(SO4)3 + AgNO3  Al(NO3)3 + Ag2SO4 14) Al2 (SO4)3 + NaOH  Al(OH)3 + Na2SO4 15) CaO + CO2  CaCO3 16) CaO + H2O  Ca(OH)2 17) CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 18) Na + H3PO4  Na2HPO4 + H2 19) Na + H3PO4  Na3PO4 + H2 20) Na + H3PO4  NaH2PO4 + H2 21) C2H2 + O2  CO2 + H2O 22) C4H10 + O2  CO2 + H2O 23) C2H2 + Br2  C2H2Br4 24) C6H5OH + Na  C6H5ONa + H2 25) CH3COOH+ Na2CO3  CH3COONa + H2O + CO2 26) CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O 27) Ca(OH)2 + HBr  CaBr2 + H2O 28) Ca(OH)2 + HCl  CaCl2 + H2O 29) Ca(OH)2 + H2SO4  CaSO4 + H2O 30) Ca(OH)2 + Na2CO3  CaCO3 + NaOH 31) Na2S + H2SO4  Na2SO4 + H2S 32) Na2S + HCl  NaCl + H2S 33) K3PO4 + Mg(OH)2  KOH + Mg3 (PO4)2 34) Mg + HCl  MgCl2 + H2 35) Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 36) Al(OH)3 + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2O 37) Al(OH)3 + HCl  AlCl3 + H2O 38) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 39) MnO2 + HCl  MnCl2 + Cl2 + H2O 40) KNO3  KNO2 + O2 41) Ba(NO3)2 + H2SO4  BaSO4 + HNO3 42) Ba(NO3)2 + Na2SO4  BaSO4 + NaNO3 43) AlCl3 + NaOH  Al(OH)3 + NaCl 44) Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + H2O 45) KClO3  KCl + O2 45) Fe(NO3)3 + KOH  Fe(OH)3 + KNO3 46) H2SO4 + Na2CO3  Na2SO4 + H2O + CO2 47) HCl + CaCO3  CaCl2 + H2O + CO2 48) Ba(OH)2 + HCl  BaCl2 + H2O 49) BaO + HBr  BaBr2 + H2O 50) Fe + O2  Fe3O4 Bài 14 Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử các chất trong mỗi phản ứng sau : a) Fe + O2  Fe3O4 b) N2O5 + H2O  HNO3 c) Al(OH)3  Al2O3 + H2O d) KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Bài 15: Hòan thành các phương trình phản ứng sau : a) Zn + ?  2 ZnO b) Al + ?  AlCl3 + H2 c) Al2O3 + ?  Al(NO3) + H2O d) CuO + H2  ? + H2O Bài 16: Trong bình kín không có không khí chứa bột hỗn hợp của 2,8 g Fe và 3,2 g S. Đốt nóng hỗn hợp cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được sắt (II) sunfua (FeS). a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng FeS thu được sau phản ứng biết lưu huỳnh dư 1,6 g. Bài 17: Lập phương trình hoá học dựa vào các thông tin sau : a) Cho kim loại sắt (Fe) phản ứng với axit clohiđric (HCl), sau phản ứng thu được muối sắt (II) clorua (FeCl 2) và khí hiđro. b) Nung nóng thuốc tím (KMnO4) thu được chất kali manganat (K2MnO4 ), chất mangan đioxit (MnO2) và khí oxi. c) Cho nhôm oxit (Al2O3) tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) thu được muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và nước. Bài 18: Hãy lập phương trình hoá học cho sơ đồ phản ứng sau : CnH2n+2 + O2 CO2 + H2O Nhận xét về tỉ lệ số phân tử sản phẩm. Bài 19: Phản ứng của cây xanh quang hợp tạo ra tinh bột và khí oxi được thể hiện bằng sơ đồ : a) Hãy lập phương trình hoá học cho sơ đồ phản ứng trên. b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử khí cacbonic (CO 2) và số phân tử nước. HƯỚNG DẪN GIẢI: (tự xem file) a=v&pid=sites&srcid=ZGVmYXVsdGRvbWFpbnx0YWlsaWV1Z2lhbmdkYXkyMDEzfGd4OjViYTI3ZjcyMjdlN2IxMA BÀI 18: MOL Dạng 1: Xác định số nguyên tử, phân tử từ số mol Phương pháp Số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) = n . N = n x 6.1023. n: số mol Ví dụ Tính số nguyên tử Na có trong 0,12 mol nguyên tử Na. Giải Số nguyên tử Na = 0,12 x 6.1023 = 0,72.1023 (nguyên tử) Bài tập vận dụng Bài 1: Tính số phân tử NaCl có trong 0,6 mol phân tử NaCl. Bài 2: Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong: a) 0,4 mol nguyên tử Fe. b) 2,5 mol nguyên tử Cu. c) 0,25 mol nguyên tử Ag. d) 1,25 mol nguyên tử Al. e) 0,125 mol nguyên tử Hg. f) 0,2 mol phân tử O2..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> g)1,25 mol phân tử CO2. h) 0,5 mol phân tử N2. i) 2,4 mol phân tử H2O. Bài 3: Hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau: a) 2,5 mol nguyên tử sắt. b) 0,5 mol nguyên tử chì. c) 1,5 mol phân tử khí oxi. d) 0,5 mol phân tử NaCl. e) 0,75 mol phân tử nước H2O. f) 2 mol phân tử NaOH. Dạng 2: Tính số mol từ số hạt Phương pháp Số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) = n . N = n x 6.1023. n: số mol Ví dụ Tính số mol nguyên tử Mg của 0,35N nguyên tử Mg. Giải Số mol nguyên tử Mg:. Bài tập vận dụng Bài 1: Tính số mol phân tử H2O của 12,6.1023 phân tử H2O. Bài 2: Tính số mol của: a) 1,8N phân tử H2. b) 2,5N phân tử N2. c) 3,6N phân tử NaCl. d) 0,06.1023 phân tử C12H12O11. e) 1,44.1023 phân tử H2SO4. Dạng 3: Tính khối lượng mol, khối lượng Phương pháp Khối lượng mol (M) có số trị bằng nguyên tử khối hay phân tử khối. Khối lượng: m = n . M với n là số mol. Ví dụ 1) Tính khối lượng của 1 mol nguyên tử oxi. Giải MO = 16 g 2) Tính khối lượng của 1 mol phân tử oxi. Giải.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 3) Tính khối lượng của 0,15 mol H2SO4. Giải. Bài tập vận dụng Bài 1: Tính khối lượng của: a) 1 mol nguyên tử oxi và 1 mol phân tử oxi. b) 1 mol nguyên tử Fe và 1 mol phân tử Fe2O3. c) 1 mol nguyên tử S, 1 mol phân tử SO2, 1 mol phân tử SO3. d) 2 mol phân tử Fe3O4; 0,5 mol phân tử Fe2(SO4)3. Bài 2: Hãy tính khối lượng của: a) 0,7 mol nguyên tử N; 0,2 mol nguyên tử Cl; 2 mol nguyên tử O. b) 0,7 mol phân tử N2; 0,2 mol phân tử Cl2; 2 mol phân tử O2. c) 0,15 mol Fe; 1,25 mol Cu; 0,95 mol H2SO4; 0,75 mol CuSO4. Bài 3: Tính khối lượng của: a) 0,5 mol Mg; 0,5 mol Zn. b) 0,3 mol N; 0,3 mol O. c) 2 mol NH3; 2 mol O2. d) 0,4 mol MgO; 0,4 mol Al2O3. Bài 4: Tính khối lượng của: a) 2 mol sắt. b) 2,5 mol canxi cacbonat CaCO3. c) 4 mol phân tử nitơ. d) 1,5 mol đồng II oxit CuO. e) 2,5 mol đồng II sunfat CuSO4. Dạng 4: Tính thể tích khí Phương pháp Công thức - Thể tích khí ở đktc: V = n . 22,4 - Thể tích khí ở điều kiện thường: V = n . 24 V: thể tích khí (lít) n: số mol (mol) Ví dụ Tính thể tích của 0,12 mol Cl2. Giải. Bài tập vận dụng Bài 1: Tính thể tích của: a) 2,45 mol N2. b) 3,2 mol O2. d) 1,45 mol CO2. Bài 2: Tính thể tích khí của các hỗn hợp khí sau ở đktc và điều kiện thường:.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> a) 0,15 mol CO2; 0,2 mol NO2; 0,02 mol SO2 và 0,03 mol N2. b) 0,04 mol N2O; 0,015 mol NH3; 0,06 mol H2; 0,08 mol H2S. Bài 3: Tính thể tích khí ở đktc của: a) 0,5 mol phân tử khí H2; 0,8 mol phân tử khí O2. b) 2 mol CO2; 3 mol khí CH4. c) 0,9 mol khí N2; 1,5 mol khí H2. Hướng dẫn Bài 2: a) Ở đktc: Ở đk thường: Vhh = (0,15 + 0,2 + 0,02 + 0,03) . 24 = 9,6 (l) b) Làm tương tự câu a.. BÀI 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT Phương pháp - Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất.. n: số mol của chất (mol) m: khối lượng chất (gam) M: khối lượng mol của chất (gam) - Chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí (đktc).. V: thể tích của chất khí (lít). - Chuyển đổi giữa khối lượng (m), thể tích (V), số mol (n) và số hạt.. Ví dụ 1) Tính số mol của 11,2 gam Fe. Giải.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2) Tính số mol của 4,48 lít khí N2. Giải. 3) Tính khối lượng của 0,5 mol NO. Giải 4) Tính khối lượng của 8,96 lít khí CO2 (đktc).. Cách 2: Mối liên hệ giữa m, M và V.. 5) Tính thể tích của 1,5 mol khí CO ở đktc VCO = nCO . 22,4 = 1,5 . 22,4 = 33,6 (l) 6) Tính thể tích của 16g khí H2.. Bài tập vận dụng Bài 1: a)Trong 8,4 g sắt có bao nhiêu mol sắt? b) Tính thể tích của 8 g khí oxi. c) Tính khối lượng của 67,2 lít khí nitơ. Bài 2: a) Trong 40 g natri hidroxit NaOH có bao nhiêu phân tử? b) Tính khối lượng của 12.1023 nguyên tử nhôm. c) Trong 28 g sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt? Bài 3: a) 2,5 mol H có bao nhiêu nguyên tử H?.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> b) 9.1023 nguyên tử canxi là bao nhiêu gam ganxi? c) 0,3 mol nước chứa bao nhiêu phân tử nước? d) 4,5.1023 phân tử H2O là bao nhiêu mol H2O? Bài 4: Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2và 0,45 mol khí H2. a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc). b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X. Bài 5: a) Hãy giải thích vì sao 1 mol các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí tuy có số phân tử như nhau nhưng lại có thể tích không bằng nhau? b) Hãy giải thích vì sao trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol khí hidro và 1 mol khí cacbonic có thể tích bằng nhau. Nếu ở đktc thì chúng có thể tích là bao nhiêu? Bài 6: Trong 8 g lưu huỳnh có bao nhiêu mol, bao nhiêu nguyên tử S? Phải lấy bao nhiêu gam kim loại natri để có số nguyên tử natri nhiều gấp 2 lần số nguyên tử S? Bài 7: Trong 24 g magie oxit có bao nhiêu mol, bao nhiêu phân tử MgO? Phải lấy bao nhiêu gam axit clohidric để có số phân tử HCl nhiều gấp 2 lần số phân tử MgO? Bài 8: Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử) của: 0,25 mol O2; 27 g H2O; 28 g N; 0,5 mol C; 50 g CaCO3; 5,85 g NaCl. Bài 9: a) Tính thể tích của hỗn hợp gồm 14 g nitơ và 4 g khí NO. b) Tính số mol nước có trong 0,8 lít nước. Biết D = 1 g/ml. Bài 10: Tính khối lượng của hỗn hợp gồm: a) N phân tử oxi; 2N phân tử nitơ và 1,5N phân tử CO2. b) 0,1 mol Fe; 0,2 mol Cu; 0,3 mol Zn; 0,25 mol Al. c) 2,24 lít O2; 1,12 lít H2; 6,72 lít HCl và 0,56 lít CO2. Bài 11: a) Tính số mol NH3 có trong 4,48 lít khí NH3, số mol Cl2 trong 15,68 lít khí Cl2, số mol H2 trong 3,36 lít khí H2. Biết thể tích các chất khí ở đktc. b) Tính thể tích ở đktc của 51 g NH3, của 32 g CH4 và của 48 g O3 (khí ozon). Bài 12: Hãy tính: a) Khối lượng của 1,5.1024 nguyên tử kẽm (Zn). b) Số mol của 5,4.1023 phân tử khí amoniac (NH3). c) Khối lượng của 6.1023 phân tử từng hợp chất sau: CO2; Al2O3; C6H12O6; H2SO4; P2O5; Al2(SO4)3; Na3PO4; KHSO4. Bài 13: Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH và bao nhiêu phân tử NaOH? Tính khối lượng của H 2SO4 có phân tử bằng số phân tử của 20 g NaOH trên. Bài 14: Hãy tính: a) Khối lượng 0,5 mol Cl2; 0,75 mol Al2O3; 0,5 mol Fe2O3. b) Số mol của 171 g Al2(SO4)3; 152 g FeSO4; 300 g Fe2(SO4)3. Bài 15: Một hỗn hợp X chứa các chất rắn gồm: 0,5 mol S; 0,6 mol Fe và 0,8 mol Fe 2O3. Tính khối lượng hỗn hợp X. Bài 16: Cho hỗn hợp khí X gồm 5,6 lít CO2; 11,2 lít O2; 15,68 lít N2 và 8,96 lít H2. Các khí đều ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính: a) Tổng số mol khí trong hỗn hợp. b) Khối lượng của hỗn hợp khí. c) Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong X. Bài 17: a) Tính số phân tử O3 và số nguyên tử oxi có trong 9,6 g khí ozon. b) Tính khối lượng gam của 9.1023 phân tử các chất: C12H22O11; CuSO4; AlPO4; Ca(HCO3)2. Bài 18: Một hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol khí SO2; 1 mol khí CO; 0,7 mol khí NO2. a) Tính thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc). b) Tìm khối lượng của hỗn hợp khí A. Bài 19: Một hỗn hợp khí A được đựng trong bình kín gồm 5,6 lít N2; 4,48 lít H2; 1,792 lít CO2 và 1,344 lít CO. Các thể tích khí ở đktc. a) Tìm số mol của mỗi chất khí trong hỗn hợp. b) Tìm khối lượng của hỗn hợp khí A. Bài 20: Tính khối lượng và thể tích của các lượng chất sau: a) 0,9 mol Al biết tỉ khối của nhôm D = 2,7 g/cm3. b) 1,25 mol khi1 Cl2 ở đktc..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> c) 0,86 mol khí NH3 ở đktc. Bài 21: a) Tính thể tích của hỗn hợp gồm 28 g nitơ và 15 g NO ở đktc. b) Tính số mol nước H2O có trong 0,8 lít nước. Biết D = 1 g/cm3. Bài 22: a)Một mẫu kim loại sắt có số nguyên tử nhiều gấp 5 lần số nguyên tử của 12,8 g kim loại đồng. Tìm khối lượng của mẫu kim loại sắt trên. b) Cần phải lấy bao nhiêu gam NaOH để có số phân tử gấp đôi số phân tử của 7,3 g axit clohidric HCl. Bài 23: Cho biết số mol nguyên tử hidro có trong 32 g CH4 là bao nhiêu, đồng thời tính thành phần phần trăm khối lượng của hidro trong hợp chất CH4. Bài 24: a) Hỗn hợp A gồm hai khí CH4 và C2H2 có thể tích bằng nhau, vậy khối lượng của hai khí có bằng nhau không? b) Nếu lấy 1 lít hỗn hợp A ở đktc thì khối lượng của hỗn hợp A là bao nhiêu? Bài 25: Trong một bình kín có chứa hỗn hợp khí X gồm hai khí cabon oxit CO và cacbon đioxit CO 2, khi phân tích định lượng hỗn hợp khí X người ta thu được kết quả 2,4 g cacbon và 3,584 lít khí oxi ở đktc. a) Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợp X. b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hai khí trong hỗn hợp X. Hướng dẫn Bài 1 a) nFe = 0,15 mol.. Bài 2 a) Số phân tử NaOH:. mAl = 2 . 27 = 54 (g) c) nFe = 28 / 56 = 0,5 (mol) Số nguyên tử Fe = 0,5 . N = 0,5 . 6.1023 = 3.1023 (nguyên tử) Bài 3 ĐS a) 15.1023 nguyên tử. b) 60 g. c) 1,8.1023 phân tử. d) 0,75 mol. Bài 4.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Bài 5 a) Vì thể tích 1 mol chất phụ thuộc vào kích thước của phân tử và khoảng cách giữa các phân tử của chất, mà các chất khác nhau thì có phân tử với kích thước và khoảng cách giữa chúng khác nhau. b) Trong chất khí, khoảng cách giữa các phân tử là rất lớn so với kích thước của phân tử. Do vậy thể tích của chất khí không phụ thuộc vào kích thước phân tử mà phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, các chất khí khác nhau có khoảng cách giữa các phân tử xấp xỉ bằng nhau. Nếu ở đktc thì 1 mol của bất kỳ chất khí gì cũng có thể tích là 22,4 lít. Bài 6 nS = 8 / 32 = 0,25 (mol) Số nguyên tử S là: 0,25 . 6.1023 = 1,5.1023 (nguyên tử) Số nguyên tử Na gấp 2 lần số nguyên tử S => nNa = 2nS = 0,5 mol. mNa = 0,5 . 23 = 11,5 (g). Bài 7 ĐS a) nMgO = 0,6 mol b) Số phân tử MgO: 3,6.1023 (phân tử) c) mHCl = 1,2 . 36,5 = 43,8 g Bài 8 ĐS: 1,5.1023 phân tử O2 9. 1023 phân tử H2O 6. 1023 phân tử N2 3. 1023 nguyên tử C 3. 1023 phân tử CaCO3 0,6.1023 phân tử NaCl Bài 9. b) 0,8 lít = 800 ml. Bài 10. b) mhh = mFe + mCu + mZn + mAl = 0,1 . 56 + 0,2 . 64 + 0,3 . 65 + 0,25 + 27 = 44,65 (g).

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Bài 11. Bài 12. Bài 13. Bài 14 a) 35,5 g Cl2; 76,5 g Al2O3; 80 g Fe2O3. b) 0,5 mol Al2(SO4)3; 1 mol FeSO4; 0,75 mol Fe2(SO4)3. Bài 15. Bài 16.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Bài 17. Bài 18. Bài 19. Bài 20. Bài 21.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Bài 22. Bài 23. Bài 24. Bài 25 BÀI 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ Dạng 1: Tính tỷ khối Phương pháp 1)Tỉ khối của khí A đối với khí B:. Kết luận: * dA/B <1: Khí A nhẹ hơn khí B … lần. * dA/B = 1: Khí A nặng bằng khí B. * dA/B > 1: Khí A nặng hơn khí B … lần. 2) Tỉ khối của khí A đối với không khí:. Kết luận: * dA/kk <1: Khí A nhẹ hơn không khí… lần. * dA/kk > 1: Khí A nặng hơn không khí… lần. Phần nâng cao 3) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí đối với khí hay hỗn hợp khí khác, hoặc đối với không khí. Vẫn áp dụng các công thức tính tỉ khối nhưng điều quan trọng là tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí. Điều sai lầm nên tránh là không được tính khối lượng mol trung bình (. )bằng cách lấy khối lượng mol (M) các chất cộng.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> lại. Công thức tính * Xét hỗn hợp khí (X) chứa: Khí X1 (M1) có a1 mol Khí X2 (M2) có a2 mol ……………………… Khí Xa (Mn) có an mol. (1) * Nếu xét hỗn hợp (X) gồm 2 khí thì:. (2) Û = M1a + M2(1-a) (với a % số mol khí thứ nhất). Ví dụ 1) Tính tỉ khối của khí oxi đối với khí hidro.. Vậy khí oxi nặng hơn khí hidro 16 lần. 2) Khí CH4 nặng hay nhẹ hơn so với không khí bao nhiêu lần?. Vậy CH4 nhẹ hơn không khí 0,55 lần. Bài tập vận dụng Bài 1: Tính tỉ khối của các khí trong các trường hợp sau: a) Khí CO đối với khí N2. b) Khí CO2 đối với khí O2. c) Khí N2 đối với khí H2. d) Khí CO2 đối với N2. e) Khí H2S đối với H2. Bài 2: Tính tỉ khối của các khí đối với không khí: a) Khí N2. b) Khí CO2. c) Khí CO. d) Khí C2H2. e) Khí C2H4. Bài 3: Có những khí sau: H2S; O2; C2H2; Cl2. Hãy cho biết: a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần? b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> c) Khí nào nặng nhất? d) Khí nào nhẹ nhất? Bài 4 (*): a) Tính tỉ khối hơi của khí SO2 so với khí O2. b) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khí A gồm SO2 và O2 có tỉ lệ mol đối với khí O2. Bài 5 (*): a) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khí X gồm hai khí N2 và CO đối với khí metan CH4. Hỗn hợp X nặng hay nhẹ hơn không khí? b) Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp Y đồng khối lượng gồm khí C2H4 (etilen), N2 và khí CO so với khí H2. Hướng dẫn Bài 4 (*). Bài 5 (*). b)Hỗn hợp Y gồm C2H4, N2 và CO có cùng khối lượng, mặt khác ta nhận thấy khối lượng mol của ba chất khí này đều bằng nhau và bằng 28 nên số mol mỗi khí trong Y đều bằng nhau. Gọi khối lượng của từng chất khí trong hỗn hợp là m và số mol của mỗi khí là a (mol).. Dạng 2: Tính khối lượng mol Phương pháp 1)Cho tỉ khối của khí A đối với khí B:.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 2) Cho tỉ khối của khí A đối với không khí:. Ví dụ 1) Tính khối lượng mol của khí A, biết tỉ khối của khí A đối với khí oxi là 2.. 2) Tính khối lượng mol của khí B, biết rằng B nặng hơn không khí 1,52 lần.. Bài tập vận dụng Bài 1: Hãy tìm khối lượng mol của những khí sau: a) Có tỉ khối đối với khí hidro là 8. b) Có tỉ khối đối với khí oxi là 0,0625. c) Có tỉ khối đối với khí nitơ là 0,57. d) Có tỉ khối đối với khí cacbonic là 0,8295. Bài 2: Hãy tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối đối với không khí: a) 0,9655. b) 2,2069. c) 1,1724. d) 0,5517. Bài 3: Tỉ khối của khí B đối với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Tìm khối lượng mol của khí A. Bài 4: Một halogen X có tỉ khối hơi đối với khí axetilen (C2H2) bằng 2,731). Xác định ký hiệu và tên gọi. Hướng dẫn Bài 3. Bài 4: Halogen có công thức phân tử là X2.. X2 = 71 => 2X = 71 => X = 35,5. X là clo, kí hiệu Cl.. Dạng bài tập tổng hợp Bài 1: Tỉ khối hơi của chất khí X so với khí metan CH4 bằng 4. Tìm khối lượng mol của chất khí X. Bài 2: Hỗn hợp khí gồm 11,2 lít khí N2 và 33,6 lít khí O2 ở đktc. a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí. b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> c) Hỗn hợp khí này nặng hay nhẹ hơn không khí. Bài 3: Một hỗn hợp X gồm H2 và O2 (không có phản ứng xảy ra) có tỉ khối so với không khí là 0,3276. a) Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp. b) Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi khí trong hỗn hợp (bằng 2 cách khác nhau). Bài 4: 16 g khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH4 bằng 4. a) Tính khối lượng mol của khí A. b) Tính thể tích của khí A ở đktc. Bài 5: Cho chất khí A có tỉ khối hơi đối với khí metan CH4 bằng 2,75. Tìm khối lượng mol của chất khí B, biết rằng tỉ khối hơi của c Bài 6 (*): Tính tỉ khối của hỗn hợp đồng thể tích khí của (C3H8 + C4H8) đối với hỗn hợp khí (N2 + C2H4). Hướng dẫn Bài 1: MX = 64 (g) Bài 2: Cách nghĩ:. Giải. Bài 3.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Bài 4: a) MA = 16 x 4 = 64 (g). Bài 5. b) nA = 16 / 64 = 0,25 (mol).. VA = 0,25 x 22,4 = 5,6 (l).. Bài 6 (*). BÀI 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC. Dạng 1: Bài toán cho 1 dữ kiện Phương pháp Bài tập 1: Cho 5,4g Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl theo sơ đồ phản ứng. Al + HCl → AlCl3 + H2 a) Lập phương trình phản ứng b) Tính khối lượng AlCl3 sinh ra và thể tích khí H2 thu được sau khi kết thúc phản ứng biết thể tích chất khí đo đktc. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol nAl= mAl : MAl = 5,4 : 27 = 0,2 (mol) B2: Viết phương trình phản ứng. PTPƯ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 2(mol) 2(mol) 3(mol) 0,2(mol) → x(mol) → y(mol) + Số mol của AlCl3 là:.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> + Số mol của H2 sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là:. B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. Khối lượng của AlCl3 thu được là: Thể tích của H2 sinh ra là:. 1) Đề bài cho dữ kiện của sản phẩm Bài 2: Cho Fe tác dụng với H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng FeSO4 sinh ra và khối lượng của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H2. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của H2 là: B2: Viết phương trình phản ứng: PTPƯ: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài: PTPƯ: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 1(mol) 1(mol) 1(mol) y(mol) ← x(mol) ← 0,2(mol) + Số mol của FeSO4: x = (0,2 .1) :1 = 0,2(mol) + Số mol của H2SO4: y =(0,2. 1):1 =0,2(mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của FeSO4: + Khối lượng của H2SO4: 2) Bài tập tổng hợp Cho PTPƯ: KClO3 → KCl + O2 a) Tính khối lượng của KCl và thể tích của O2 thu được sau khi nhiệt phân 73,5g KClO3 b) Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với Zn. * Xác định hướng giải a) B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Số mol của KClO3 ban đầu khi tham gia phản ứng là:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> B2: Viết phương trình phản ứng: PTPƯ: 2KClO3 ® 2KCl + 3O2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. PTPƯ: 2KClO3 → 2KCl + 3O2 2(mol) 2(mol) 3(mol) 0,6(mol) → x(mol) → y(mol) + Số mol của KCl: x = (0,6. 2) :2 = 0,6 (mol) + Số mol của O2: y = (0,6. 3) : 2 = 0,9 (mol) B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề. + Khối lượng của KCl: mKCl = nKCl . MKCl = 0,6 . 74,5 = 44,7 (g) + Thể tích của O2:. b) Từ số mol của O2 thu được ở trên là 0,9 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1 bài tập mới, tiến hành các bước giải như đã làm: + Viết phương trình phản ứng của Zn với O2. + Xác định lại số mol của O2 thu được ở trên là bao nhiêu thế vào PTHH, tính số mol ZnO ® tính được khối lượng ZnO. B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài. + Khối lượng của ZnO: mZnO = nZnO. MZnO = 1,8 . 81 = 145,8 (g) Bài tập vận dụng Bài 1: Kẽm tác dụng với axit sunfuric theo sơ đồ sau: Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2 Có 13 g kẽm tham gia phản ứng. Tính: a) Khối lượng axit tham gia phản ứng. b) Khối lượng muối ZnSO4 tạo thành. c) Thể tích khí hidro thu được sau phản ứng (đktc). Bài 2: Người ta nung canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao, thu được canxi oxit (CaO) và 5,6 lít khí cacbonic (CO 2). a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng. c) Tính khối lượng CaO thu được sau phản ứng. Bài 3: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí oxi, người ta nung nóng 73,5 g muối KClO 3 ở nhiệt độ cao, thu được muối KCl và khí oxi. a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng muối KCl. c) Tính thể tích khí oxi sinh ra (đktc). Bài 4: Đốt cháy 13,5 g Al trong bình chứa khí oxi thu được Al2O3. a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng Al2O3 thu được sau phản ứng. c) Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng (đktc). Bài 5: Cho cây đinh sắt vào dung dịch axit clohidric HCl, sau phản ứng thu được muối FeCl 2 và 8,96 lít khí hidro (đktc). a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng. c) Tính khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng. Bài 6: PT nhiệt phân theo sơ đồ sau:.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> a) Tính thể tích khí oxi (đktc) thu được khi nhiệt phân 31,6 g KmnO 4. b) Tính khối lượng CuO được tạo thành khi cho lượng khí oxi sinh ra ở trên tác dụng hết với Cu. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 17,92 lít khí metan CH4 trong không khí, thu được khí CO2 và hơi nước. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng H2O tạo thành. c) Tính thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng. d) Tính thể tích không khí cần thiết, biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Các khí đo cùng đktc. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn than củi (cacbon) trong không khí thu được khí cacbon đioxit CO 2. a) Viết PTHH. b) Biết khối lượng cacbon (C) tham gia phản ứng là 6g. Hãy tính: + Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc. +Thể tích không khí cần dùng ở đktc, biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Bài 9: Trộn 5,6 g bột sắt với bột lưu huỳnh có dư, nung hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được sản phẩm là sắt sunfua FeS . a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng FeS thu được sau phản ứng và khối lượng bột lưu huỳnh đã tham gia phản ứng. Bài 10: Nung quặng pyrit sắt FeS2 trong không khí, có phản ứng hóa học: Nếu nung hoàn toàn 12 g FeS2 (hiệu suất phản ứng 100%), tính: a) Khối lượng Fe2O3 thu được sau phản ứng. b) Thể tích khí SO2 sinh ra ở đktc. c) Thể tích không khí ở đktc cần để phản ứng xảy ra hoàn toàn biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Bài 11: Cho 1,3 g kẽm kim loại vào dung dịch axit clohidric HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn người ta thu được kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro (H2). a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng ZnCl2 và thể tích khí hidro (đktc) thu được sau khi kẽm phản ứng hết. c) Tính số mol axit HCl đã tham gia phản ứng. Bài 12: Nung nóng mẩu kim loại sắt có khối lượng 2,8 g trong bình đựng khí clo, sau khi sắt phản ứng hoàn toàn thì thu được sản phẩm sắt (III) clorua FeCl3. a) Viết PTHH. b) Tính thể tích khí clo đã phản ứng ở đktc. c) Tính khối lượng FeCl3 thu được sau phản ứng. Hướng dẫn Bài 1. Giải thích: Sau khi đã hiểu cách làm từ phần Phương pháp, hs sẽ làm bài tập một cách nhanh chóng như sau: Tìm được số mol Zn và viết PTHH cùng với hệ số của các chất trong PTHH, ta điền số mol Zn lên PTHH. Như.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> vậy ta tính toán số mol của các chất cần tính theo quy tắc tam xuất.Ví dụ: Đề yêu cầu tính khối lượng axit tham gia, ta phải tính số mol axit: (0,2 x 1):1 = 0,2 mol (điền thẳng lên phương trình). Các yêu cầu khác cũng làm tương tự như vậy. Bài 2. Bài 3. Bài 4. Bài 5 ĐS:. Bài 6.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Bài 7. Bài 8 ĐS Bài 9 ĐS b) mFeS = 8,8 g; Bài 10 ĐS. mS = 3,2 g.. Bài 11 ĐS. Bài 12 ĐS. Dạng 2: Bài toán lượng dư (đề cho số mol của 2 chất tham gia) Phương pháp.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Cách giải: Lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó; tìm số mol của các chất theo chiều mũi tên. Bài tập 1: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau P + O2 a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu? b) Tính khối lượng sản phẩm thu được. * Xác định hướng giải: B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol. →. P2O5. B2: Viết phương trình phản ứng PTPƯ: 4P + 5O2 → 2P2O5 4 5 2 B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia theo PTPƯ.. B4: Vậy tính toán dựa vào số mol P, điền số mol P lên PTHH. Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất theo yêu cầu đề bài.. Bài tập 2: Cho 13g Zn tác dụng với 0,3 mol HCl sau khi kết thúc phản ứng thu được muối kẽm Clorua và khí H 2. a) Viết và cân bằng PTPƯ và cho biết sau khi kết thúc phản ứng thì chất nào còn dư và nếu dư thì dư với khối lượng bao nhiêu?. b) Tính thể tích của H2 thu được. Giải.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Cách 1. Cách 2 Nên áp dụng đối với hs khá giỏi, vẫn lập tỉ lệ nhưng không thể hiện trên bài làm. Kiểu làm này thể hiện 3 giai đoạn phản ứng trên PTHH là đầu phản ứng, phản ứng và sau phản ứng.. Giải thích cụ thể: Đối với cách làm này, ta không cần ghi hệ số phản ứng Zn : HCl : ZnCl 2 : H2 = 1 : 2 : 1 : 1 lên PT vì sẽ gây rối mắt. + Ở đầu phản ứng là giai đoạn đem các chất tham gia phản ứng, nên chỉ cần điền số mol của 2 chất tham gia. Do.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> chưa phản ứng nên không có số mol của sản phẩm. + Ở giai đoạn phản ứng: ta tính nhẩm trong nháp tỉ lệ của Zn và HCl là 0,2/1 > 0,3/2, do đó Zn dư, ta chỉ cần điền số mol của HCl lên PT. Dựa vào số mol HCl, theo quy tắc tam xuất (nhân chéo chia ngang), tính được số mol Zn phản ứng và H2 sinh ra. + Ở giai đoạn sau phản ứng là giai đoạn kết thúc phản ứng sẽ còn những chất nào: ta lấy số mol đầu pư – cho số mol pư. Ví dụ: Zn lấy 0,2 – 0,15 = 0,05, còn HCl lấy 0,3 – 0,3 = 0, H2 là sản phẩm nên chỉ cần viết lại. Nhận xét cách làm này: hs dễ dàng nhận biết các giai đoạn phản ứng cũng như dễ dàng tính được số mol các chất còn lại sau phản ứng. Tuy nhiên, đối với hs trung bình thì việc tính toán khá khó khăn và dễ rối dẫn đến sai. Tùy nhận thức cách làm nào phù hợp, hs hãy chọn tính theo cách đó. Bài tập vận dụng Bài 1: Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Bài 2: Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau: Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính: a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc. b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 3: Người ta cho 26 g kẽm tác dụng với 49 g H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro và chất còn dư. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra. c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 4: Theo sơ đồ: CuO + HCl ® CuCl2 + H2O Nếu cho 4 gam CuO tác dụng với 2,92 g HCl. a) Cân bằng PTHH. b) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Hướng dẫn Bài 1.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Bài 2. Bài 3. Bài 4. Dạng 3: Bài toán cho số mol của 1 chất tham gia và số mol của 1 chất sản phẩm Phương pháp Tìm số mol của các chất theo số mol của chất sản phẩm. Bài tập 1: Cho 11,2g Fe tác dụng với axit sunfuric sau khi kết thúc phản ứng thu được 11,2 l khí H 2 (đktc) vào muối sắt (ll) sunfat. a) Sau khi kết thúc phản ứng thì Fe có dư không và nếu dư thì dư với khối lượng là bao nhiêu. b) Tính khối lượng FeSO4 thu được sau khi kết thúc phản ứng. Biết thể tích chất đo ở đktc. * Xác định hướng giải: Bước 1: Đổi giữ kiện đầu bài ra số mol.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Bước 2: Viết phương trình phản ứng. PTPƯ: Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2 Bước 3: Điền số mol sản phẩm lên PTHH, dựa vào số mol đó và tỉ lệ, tìm theo yêu cầu đề bài.. Bài tập 2: Cho 16,8g Fe tác dụng với oxi theo sơ đồ phản ứng Fe + O2 -> Fe3O4 biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thu được 13,92(g) Fe3O4. a) Sau khi kết thúc PƯ Fe còn dư không và nếu dư thì có khối lượng là bao nhiêu. b) Tính thể tích của oxi cần dùng để điều chế được lượng oxi trên. * Xác định hướng giải:. Giải thích: Các số mol của Fe và O2 có được trên phương trình dựa vào số mol Fe3O4 tính theo quy tắc “nhân chéo chia ngang”. Ví dụ nFe pư = (0,06 x 3)/1 = 0,18 (mol). Bài tập vận dụng Bài 1: Nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric HCl có chứa 0,2 mol sinh ra muối nhôm clorua AlCl 3 và 1,12 lít khí hidro (đktc). a) Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng. b) Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng là bao nhiêu? Bài 2: Cho m gam kim loại kẽm tác dụng với 10,95 g axit clohidric HCl tạo ra 13,6 g kẽm clorua ZnCl 2 và khí hidro (đktc). Hãy tính khối lượng m. Hướng dẫn Bài 1: a) mAl = 0,9 g b) HCl dư 3,65 g..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Bài 2: ĐS: m = 6,5 g Giải thích: đối với yêu cầu đề chỉ cần tính mZn nên ta tính nZn dựa vào số mol ZnCl2, từ đó tính được mzn. BÀI 24: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXI Dạng 1: Viết PTHH Chú ý: Khi viết PTHH chú ý viết sản phẩm theo quy tắc hóa trị. Đối với phi kim: cố gắng thuộc sản phẩm. Trong chương trình lớp 8 chỉ có một số phi kim tác dụng với O 2 là C, S, P, H2 tạo sản phẩm tương ứng là CO2; SO2; P2O5; H2O. Đối với kim loại: viết sản phẩm theo quy tắc hóa trị. Riêng ở lớp 8, khi Fe tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo sản phẩm Fe3O4. (Các em có thể biết thêm phản ứng tạo gỉ sắt xảy ra như sau: 4Fe + 3O2 + nH2O ® 2Fe2O3 . nH2O) Bài tập vận dụng Bài 1: Đốt cháy etilen C2H4 tạo ra khí cacbonic va hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết PTHH của phản ứng đó. Bài 2: Viết PTHH:. Bài 3: Bổ túc các PTHH sau: (Giải thích: Bổ túc là thêm vào những chỗ ? hoặc chừa trống chất có CTHH phù hợp trong phản ứng. Sau khi điền đầy đủ chất, phải cân bằng PTHH).. Bài 4: Propan có CTHH là C3H8, khi cháy tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước, tỏa nhiều nhiệt. Viết PTHH biểu diễn sự cháy. Bài 5: Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy trong oxi của: a) Các phi kim: C, S, P. Biết P tạo thành P2O5. b) Các kim loại: Na, Zn, Al, Fe, Cu. Biết Fe tạo thành Fe3O4. c) Các hợp chất: CO, NO, CH4, C2H6, C3H8, biết CO và NO khi cháy trong oxi tạo thành CO2 và NO2, các hợp chất còn lại tạo thành sản phẩm khí CO2 và hơi nước. Hướng dẫn Bài 1. Bài 2.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Bài 3. Bài 4. Dạng 2: Toán tạp chất Phương pháp Đặc điểm:. B1: Viết PTHH B2: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất chính bằng cách:. Đổi dữ kiện đã tính được ở trên ra số mol. B3: Điền số mol lên phương trình, theo quy tắc tam xuất tính số mol của chất cần tính. B4: Chuyển đổi mol sang khối lượng hay thể tích tùy yêu cầu đề. Đó là cách làm thông thường, bài toán quy về mol. Riêng những bài cho khối lượng quá lớn (tấn, tạ) hoặc thể tích (m 3), khi đó tính toán theo PTHH dựa vào khối lượng hoặc thể tích. Hãy xem các bài tập bên dưới, các em sẽ rõ. Ví dụ: Đốt 9 kg than đá chứa 20% tạp chất. Tính thể tích khí cacbonic sinh ra ở đktc. (Giải thích: Than đá chứa thành phần chính là cacbon C, mà than đá chứa 20% tạp chất thì %C = 100 – 20 = 80%). Giải.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Khối lượng C:. Số mol C:. Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra: Bài tập vận dụng Bài 1: Người ta điều chế vôi sống CaO bằng cách nung đá vôi CaCO3. Lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi có chứa 10% tạp chất là bao nhiêu tấn? Biết thành phần chính của đá vôi là CaCO 3. Giải. Giải thích: Do số liệu đề cho khá lớn, tức là đề cho khối lượng là 1 tấn, và đề cũng yêu cầu tính khối lượng, do đó bài này ta không cần quy đổi ra mol mà vẫn tính được khối lượng bằng cách : Theo PTHH ta tính được khối lượng của CaCO 3 phản ứng tương ứng với số mol, tức là 1 mol CaCO3 phản ứng có khối lượng 100 g, 1 mol CaO phản ứng có khối lượng là 56 g. Khối lượng CaCO3 có trong 1 tấn đá vôi:. Khối lượng CaO thu được:. Bài 2 : Tính lượng vôi tôi (Ca(OH)2) thu được từ 29,4 tạ vôi sống CaO tác dụng với nước. Biết rằng vôi sống chứa 5% tạp chất. Giải: ĐS: 36,9 tạ. Bài 3: Kẽm oxit được điều chế bằng cách nung bụi kẽm với không khí trong lò đặc biệt. Tính lượng bụi lẽm cần dùng để điều chế 40,5 kg kẽm oxit. Biết rằng bụi kẽm chứa 2% tạp chất. Giải.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Khối lượng Zn:. Khối lượng bụi kẽm:. Giải thích: Có thể lý luận như sau: Bụi kẽm chứa 98% kẽm, tức là có thể hiểu:. Tính x = (32,5 . 100) : 98 = 33,16 kg. Chú ý: Điền khối lượng lên PTHH, ta phải tính khối lượng tương ứng với số mol theo PTHH. Ví dụ: 2 mol kẽm phản ứng có khối lượng là 130 g tạo ra 2 mol ZnO có khối lượng là 162 g. Sau đó mới điền khối lượng của đề lên rồi tính. Bài 4: Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than biết than chứa 96% C và 4% S. Giải Cách 1 Khối lượng C trong 1kg than:. Khối lượng S trong 1 kg than: mS = 1 – 0,96 = 0,04 (kg). Khối lượng O2 tham gia phản ứng:. Thể tích khí O2 tham gia phản ứng (đktc):.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Cách 2: Khối lượng C trong 1kg than:. Khối lượng S trong 1 kg than: mS = 1 – 0,96 = 0,04 (kg) Số mol C:. Số mol S:. Thể tích khí oxi (đktc) tham gia phản ứng:. Dạng 3: Hiệu suất phản ứng Phương pháp 1) Công thức tính hiệu suất phản ứng:. mtt: khối lượng thực tế (g) mlt: khối lượng lý thuyết (tính theo phương trình) (g). H: hiệu suất phản ứng (%) 2) Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất: Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng chất tham gia thực tế đem vào phản ứng phải lớn hơn nhiều để bù sự hao hụt. Sau khi tính khối lượng chất tham gia theo phương trình phản ứng, ta tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất như sau:.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 3) Công thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất: Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng sản phẩm thực tế thu được phải nhỏ hơn nhiều do sự hao hụt. Sau khi tính khối lượng sản phẩm theo phương trình phản ứng, ta tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất như sau:. Ví dụ 1: Nung 4,9 g KClO3 có xúc tác thu được 2,5 g KCl và khí oxi. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính hiệu suất của phản ứng. Hướng suy nghĩ: Đề cho hai số liệu chất tham gia và sản phẩm. Do sản phẩm là chất thu được còn lượng chất tham gia không biết phản ứng có hết không nên tính toán ta dựa vào sản phẩm.. Giải. Số mol KCl:. Khối lượng KClO3 thực tế phản ứng: Hiệu suất phản ứng:. Ví dụ 2: Để điều chế 8,775 g muối natri clorua (NaCl) thì cần bao nhiêu gam natri và bao nhiêu lít clo (đktc), biết H = 75%. Giải. Số mol NaCl:. Khối lượng Na và thể tích khí clo theo lý thuyết:.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> mNa lý thuyết = nNa . MNa = 0,15 . 23 = 3,45 (g) Khi có H = 75%, khối lượng Na và thể tích khi clo thực tế là:. Ví dụ 3: 280 kg đá vôi chứa 25% tạp chất thì có thể điều chế được bao nhiêu kg vôi sống, nếu hiệu suất của phản ứng là 80%. Giải Khối lượng CaCO3 có trong 280 kg đá vôi:. Khối lượng CaO thu được theo phản ứng (lý thuyết):. Khối lượng CaO thực tế thu được khi có hiệu suất H = 80%:. Bài tập vận dụng Bài 1: Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 25,6 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng. ĐS: 85%. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,92 g lưu huỳnh trong bình khí oxi. Tính thể tích khí SO 2 (đktc) thu được sau phản ứng, biết hiệu suất phản ứng là 90%. ĐS: 1,2 lít. Bài 3: Đốt cháy 51,2 g Cu trong oxi, sau phản ứng thu được 48 g CuO. a) Viết PTHH. b) Tính hiệu suất của phản ứng. ĐS: 75%. Bài 4: Người ta đốt 11,2 lít khí So2 ở nhiệt độ 4500C có xúc tác là V2O5, sau phản ứng thu được SO3. a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng SO3, biết hiệu suất của phản ứng là 80%. ĐS: 32 g. BÀI 25: SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI Dạng 1: Viết PTHH, phân loại phản ứng hóa học Phương pháp * Nắm vững các tính chất hóa học của oxi: + Hầu hết kim loại tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao tạo hợp chất oxit bazơ tuân theo quy tắc hóa trị. Riêng Fe tác dụng O2 ở nhiệt độ cao luôn tạo Fe3O4 (oxit sắt từ). Một số kim loại tác dụng.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> được với O2 ở nhiệt độ thường như (K, Na, Ca, Ba, Mg, Al). + Một số phi kim (C, S, P) tác dụng oxi ở nhiệt độ cao tạo oxit axit. + Hợp chất hydrocacbon (chứa C,H) khi cháy luôn tạo ra CO 2 và H2O.* Cách nhận biết phản ứng hóa hợp là chỉ 1 sản phẩm được tạo ra. Ví dụ 1 Viết PTHH của các phản ứng sau:. Giải. Ví dụ 2 Viết PTHH của các phản ứng hóa hợp sau: a) Đốt cháy nhôm trong khí oxi. b) Vôi sống CaO với khí cacbonic tạo đá vôi CaCO3. Giải. Bài tập vận dụng Bài 1: Hãy viết PTHH biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại sau. (Biết trong hợp chất S có hóa trị II). a) Nhôm b) Sắt c) Chì d) Natri. Bài 2: Cân bằng các PTHH sau, cho biết phản ứng nào thuộc phản ứng hóa hợp?. Bài 3: Bổ túc và hoàn thành các PTHH sau. Hãy cho biết phản ứng nào thuộc phản ứng hóa hợp..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Hướng dẫn Bài 1. Bài 2. Phản ứng thuộc phản ứng hóa hợp là: c, d. Bài 3. Phản ứng thuộc phản ứng hóa hợp là: a, c, e, g, i. Dạng 2: Toán tính theo PTHH Ví dụ Ví dụ 1 Đốt cháy 5,6 lít khí C2H4 trong không khí, sau phản ứng thu được khí cabonic và hơi nước. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích (đktc) khí cacbonic thu được. c) Tính khối lượng nước sau phản ứng. Giải. Số mol C2H4:. b) Thể tích khí cacbonic (đktc):.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> c) Khối lượng nước: Ví dụ 2 Đốt cháy hoàn toàn 20 dm3 khí axetilen (C2H2) có chứa 3% tạp chất không cháy. a) Viết phương trình phản ứng cháy. b) Tính thể tích (đktc) khí oxi cần dùng. c) Tính khối lượng khí cacbonic và khối lượng nước tạo thành. Giải. 1 dm3 = 1 lít Khí C2H2 tinh khiết chiếm 97%. Thể tích khí C2H2 tinh khiết:. Số mol C2H2 tinh khiết:. b) Thể tích khí oxi (đktc): c) Khối lượng khí CO2: d) Khối lượng nước: Bài tập vận dụng Bài 1: Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi, sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí lưu huỳnh trioxit (đktc). a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng cháy. c) Tính thể tích (đktc) khí oxi cần thiết để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 17,6 g propan (C3H8) trong không khí. a) Tính thể tích khí cacbonic thu được sau phản ứng (đktc). b) Tính khối lượng nước tạo thành. Bài 3: Một bình phản ứng chứa 33,6 lít oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy: a) Bao nhiêu gam cacbon? b) Bao nhiêu gam hidro? c) Bao nhiêu gam lưu huỳnh? d) Bao nhiêu gam photpho? Bài 4: Tính thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn: a) 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy. b) 1 kg khí butan (C4H10). Hướng dẫn Bài 1: Đáp số: b) 6,4 g, c) 4,48 lít. Bài 2: Đáp số: a) 26,88 lít, b) 28,8 g..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Bài 3: Viết các PTHH:. a) mC = 1,5 . 12 = 18 (g) b) mkhí hidro = 3 . 2 = 6 (g) c) mS = 1,5 . 32 = 48 (g) d) mP = 1,2 . 31 = 37,2 (g) Bài 4. Số mol C và S trong 1000 g than tổ ong:. Số mol oxi: Thể tích khí oxi (đktc):. Số mol C4H10:.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Thể tích khí oxi (đktc):. BÀI 26: OXIT. Dạng: Gọi tên oxit Phương pháp 1) Đặc điểm oxit: 2 nguyên tố (MxOy) 2) Oxit gồm 2 loại: + Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: Mn (VII), Cr (VII)…) và tương ứng với 1 axit. VD: SO3 có axit tương ứng là H2SO4. + Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ. VD: K2O có bazơ tương ứng là KOH. 3) Tên gọi: Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit + Với kim loại nhiều hóa trị: Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit + Với phi kim nhiều hóa trị: Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 – têtra; 5 – penta. Ví dụ Phân loại các oxit sau và gọi tên các oxit đó. SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O5, Al2O3, Fe2O3, CO2. Giải. Bài tập vận dụng Bài 1: Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> a) CTHH nào là CTHH của oxit. b) Phân loại oxit axit và oxit bazơ. c) Gọi tên các oxit đó. Bài 2: Cho các oxit sau: SO2, CaO, Al2O3, P2O5. a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào? b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên. Bài 3: Hoàn thành bảng sau:. Bài 4: Hoàn thành bảng sau:. Bài 5: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ. Bài 6: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit. Bài 7: CTHH của một sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO. Xác định CTHH của oxit. Hướng dẫn Bài 1: Các CTHH của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.. Bài 2: SO2 tạo nên từ 2 đơn chất là S và O2. CaO tạo nên từ 2 đơn chất là Ca và O2. Al2O3 tạo nên từ 2 đơn chất là Al và O2. P2O5 tạo nên từ 2 đơn chất là P và O2. PTHH:.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Bài 3. Bài 4. Bài 5: CTHH của oxit: R2O3.. Vậy R là nguyên tố Fe. CTHH là Fe2O3. Oxit này thuộc oxit bazơ. Bài 6: CTHH của oxit: SxOy.. Vậy CTHH là SO2. Bài 7: CTHH của oxit: FexOy..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Vậy CTHH là Fe2O3..

<span class='text_page_counter'>(88)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×