Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dedap an mon VanHSG THPT cap tinh nam hoc 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.38 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 05/10/2016 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 02 câu, 01 trang). Câu 1 (8,0 điểm):. “Chỉ có ý thức tự lập và lòng tự trọng mới nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen. của cuộc sống và những bão táp của số phận” (A.Puskin).. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.. Câu 2 ( 12,0 điểm). “Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình.. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài. các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông.”. (Lã Nguyên, Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật,. Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm; NXB GD; Hà Nội; 2007; trang 395). Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm. sáng tỏ nhận định trên.. ------------------------Hết------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:.............................................................Số báo danh:.......................... Chữ kí của giám thị 1:....................................Chữ kí của giám thị 2:..............................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm: 05 trang). A. Yêu cầu chung: 1. Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính, chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục, trân trọng bài làm của học sinh, khuyến khích những bài văn sáng tạo, có cách kiến giải riêng hợp lí, thuyết phục, có thể bỏ qua những lỗi nhỏ về kỹ năng hoặc có ý chưa sâu so với đáp án. 2. Chỉ có điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ năng. 3. Giảm khảo cần trừ điểm đối với những lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn... trong bài viết. 4. Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1 (8,0 điểm) I. Về kĩ năng: Biết làm văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí; bài viết có bố cụ rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. II. Về kiến thức: - Hiểu đúng câu nói của A. Puskin về ý nghĩa vai trò của tinh thần tự lập và lòng tự trọng là những phẩm chất quan trọng để mỗi người có thể vượt lên những nhỏ nhen, tầm thường và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, từ đó xác định được lối sống đúng đắn cho bản thân. - Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, nhưng cần có lí lẽ và căn cứ xác đáng, thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. - Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung chính cần đạt Điểm 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận rõ ràng, chính xác, hấp dẫn 0,5 2 Giải thích ý kiến 2,0 - Ý thức tự lập: Luôn cố gắng tự mình chăm lo cho cuộc sống của bản thân 0,5 trong mọi việc: học tập, sinh hoạt, lao động... không dựa dẫm, ỷ lại vào mọi người xung quanh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. 4. - Lòng tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. - Những nhỏ nhen của cuộc sống: Những điều nhỏ nhặt, vặt vãnh, tầm thường trong cuộc sống, tâm lí ích kỷ, để tâm đến lợi ích nhỏ trước mắt... mà ai cũng có thể gặp phải. - Bão táp của số phận: Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời của mỗi con người.  Ý nghĩa câu nói của Puskin: Tự trọng và tự lập là những phẩm chất quan trọng đối với mỗi người, chúng giúp ta vượt qua cả những điều tầm thường, nhỏ nhen và những thử thách khó khăn lớn lao của cuộc sống. Bình luận, lý giải, chứng minh * Khẳng định tính đúng đắn trong ý kiến của Puskin * Lý giải: - Trong cuộc sống, con người không thể tránh khỏi việc vướng bận vào những điều tầm thường, nhỏ nhen: Sự ghen tỵ, ích kỷ, ham muốn hưởng thụ, dựa dẫm vào người khác nếu có cơ hội, lòng tham... Nếu không vượt qua được những điều tầm thường đó, con người sẽ hạ thấp giá trị của chính mình, thậm chí sa ngã. Mặt khác, con người cũng thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong học tập, công việc, cuộc sống... - Ý nghĩa của ý thức tự lập, lòng tự trọng: + Sự tự lập giúp con người có đủ năng lực chủ động đối mặt và giải quyết khó khăn, vươn lên khẳng định mình, vững vàng trước thử thách, bão tố. + Lòng tự trọng của mỗi người sẽ ngăn cản những suy nghĩ và việc làm sai trái, nhỏ nhen; tạo ý thức trách nhiệm; thúc đẩy hành động xây dựng giá trị bản thân. Đứng trước những điều tầm thường, nhỏ nhen, lòng tự trọng hướng cho ta lựa chọn giữ gìn phẩm giá, nhân cách; đứng trước thử thách, khó khăn, lòng tự trọng mách bảo ta cố gắng vượt qua để nâng cao giá trị bản thân mình. - Cội nguồn của sự tự lập và lòng tự trọng là niềm tin vào giá trị bản thân; khả năng nhận thức để xác định điều cần gìn giữ; khả năng hành động để tạo ra và bảo vệ các giá trị của bản thân mình; ý chí và bản lĩnh mỗi người trong mọi hoàn cảnh. (Trong quá trình bàn luận học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, hoặc trải nghiệm của bản thân để minh họa) Bàn luận, mở rộng vấn đề - Đề cao những người có ý chí tự lực tự cường và có lòng tự trọng. Phê phán những người không có tinh thần tự lập, chăm chăm dựa dẫm ỷ lại vào gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Phê phán những kẻ vô liêm sỉ, không có lòng tự trọng, đánh mất mình trước thử thách, khó khăn... - Mở rộng nâng cao: Tự lập và tự trọng là phẩm chất không thể thiếu ở một người trưởng thành, cần được rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần linh hoạt trong cuộc sống: + Không phải lúc nào cũng nhất nhất phải tự lực cánh sinh, tự mình làm mọi việc: đôi khi, đừng nên đối mặt với khó khăn, thử thách một mình (David. 0,5 0,25 0,25 0,5 2,5 0,25 0,5. 0,75 0,75. 0,25. 1,5 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5. 6. Niven); hợp tác, đoàn kết cũng là sức mạnh vô địch giúp con người thành công. + Không nên quá đề cao thổi phồng lòng tự trọng của bản thân bởi vì: “Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình.” (Bill Gates)... Bài học nhận thức và hành động: - Rèn luyện cho mình ý thức tự lập từ nhỏ và từ những điều nhỏ nhất, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đó là cách giúp bạn đứng vững trên đôi chân của chính mình. - Bồi đắp lòng tự trọng cho bản thân từ việc ý thức được giá trị của bản thân mình, xác định được những giá trị mà bản thân cần xây đắp, cẩn trọng trong lời nói hay hành động để không làm hoen ố nhân cách, mất đi lòng tự trọng của mình. -> Từ ý thức tự lập và lòng tự trọng mà luôn nỗ lực cố gắng vượt lên những điều tầm thường nhỏ nhen của bản thân hay vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc đời. Khái quát vấn đề: Đúng đắn, lắng đọng, có chiều sâu.. 0,5. 1,0 0,5 0,5. 0,5. Câu 2 (12,0 điểm) 1. Về kĩ năng: -Thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bình luận, cảm thụ văn chương của mình để làm bài. - Bài viết có văn phong sáng rõ, bố cục rõ ràng, lập luận và dẫn chứng thuyết phục; diễm đạt lưu loát, biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận hiệu quả. - Thể hiện tốt năng khiếu viết văn, có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết. 2. Về kiến thức: - Xác định đúng vấn đề cần bàn luận: Khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chươmg, giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học: giá trị nhân bản. - Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau: Ý 1 2. Nội dung Điểm Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn. 0,5 Giải thích nhận định 2,0 - “Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường 0,5 riêng của mình”. Con đường riêng là những khám phá, phát hiện mới, riêng biệt của người nghệ sĩ. Câu nói đề cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ. - “Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng 0,5 không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản”. + Tư duy nghệ thuật là hoạt động nhận thức của nhà văn (là quá trình đấu tranh, tìm tòi để nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo lôgic chủ quan của nhà văn)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. + Quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản là văn học hướng đến những giá trị, chức năng của văn học đối với cuộc sống của con người. -> Câu nói đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật - một vấn đề đặt ra như một nhu cầu bức thiết, sống còn của nghệ thuật. Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi mới nghệ thuật. Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài quy luật chân, thiện, mĩ. Cái chân, cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái đích hướng đến của mọi khám phá, sáng tạo nghệ thuật. Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là giới hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua. Nói cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật. - “Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông”. Nhà văn chân chính là người nghệ sĩ ngôn từ có tài năng, tâm huyết, sáng tạo những tác phẩm văn chương có giá trị, trường tồn. Những tác phẩm đó phải hướng về con người, vì con người; bồi đắp những giá trị nhân bản, nhân văn cho con người và làm phong phú hơn cho kho tàng văn chương nhân loại. - Ý nghĩa nhận định: Khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chươmg, giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học: giá trị nhân bản. Bình luận về nhận định * Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn. * Lí giải sự đúng đắn đó: a. Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình. - Đời sống là đối tượng khám phá, là nơi xuất phát của văn chương nghệ thuật. - Văn học là lĩnh vực của sự sáng tạo. Đứng trước hiện thực phong phú, mỗi người nghệ sĩ có những cảm xúc, suy ngẫm, lí giải và lựa chọn khác nhau. b. Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản. Văn học có nhiều chức năng (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…); có nhiều quan niệm cổ kim Đông Tây, nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân - thiện - mĩ, những vấn đề mang tính nhân bản, nhân văn của đời sống con người. Cái chân, là muốn nói đến chức năng nhận thức của văn học; văn học phải chân thực. Cái thiện là nói đến chức năng giáo dục, cảm hóa của văn học. Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức năng cơ bản nhất, chất keo kết dính các chức năng khác. Khi đạt tới chân thiện mĩ là văn học đạt tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người. c. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ. 0,5. 0,5 4,0 1,0 0,5 0,5 1,5. 1,5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. 5. 6. ra đại dương nhân bản mênh mông Con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới là để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới tầm nhân bản. Chứng minh nhận định HS lấy dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: - Làm sáng tỏ tính nhân văn, nhân bản trong các dẫn chứng: khám phá vẻ đẹp của con người, chất người, đạt tới chân thiện mĩ. - Đồng thời học sinh phải biết chỉ ra trong dẫn chứng được chọn mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn học. Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề - Để trở thành nhà văn chân chính nhất định các sáng tạo của nhà văn phải hướng đến cái chân thiện mĩ, hướng đến chiều sâu nhân bản, phải viết về con người và vì con người. Song nếu tác phẩm chỉ hướng đến nội dung mà bỏ quên hình thức nghệ thuật thì tác phẩm ấy mới chỉ mang tính giáo huấn - đạo đức, chưa phải là một tác phẩm nghệ thuật đích thực. - Bài học: + Người nghệ sĩ phải trau dồi tài năng, tâm huyết để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật đích thực, là những “phát minh về hình thức, khám phá về nội dung”, hướng đến chiều sâu nhân bản mênh mông. + Với người đọc: Cảm nhận vẻ đẹp của hình thức để khám phá nội dung, khám phá chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Khái quát vấn đề đúng, lắng đọng, có chiều sâu.. 4,0. 1,0 0,5. 0,25 0,25 0,5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×