Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Địa li - Tuần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.4 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 26/09/2021. Tuần 4 Tiết 7. Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh nắm được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông. - Nắm hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa. - Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu. 3. Thái độ - Tình yêu thiên nhiên. - Ý thức bảo vệ môi trường. 4. Phát triển năng lực, phẩm chất - Năng lực: tự học, năng lực tư duy, năng lực quan sát lược đồ của bản thân. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. - Phẩm chất: Hiếu học, ham tìm tòi khám phá, sống có tinh thần trách nhiệm với môi trường, tự chủ, tự tin. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: + Bản đồ khí hậu Việt Nam + Bản đồ các môi trường địa lí thế giới - Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK III. Phương pháp dạy học - Trực quan - Đàm thoại - Thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1p).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 7A. 7B. Sĩ số Vắng Ngày giảng 2. Kiểm tra bài cũ (5p) H? Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới? Xác định vị trí giới hạn môi trường nhiệt đới trên bản đồ các môi trường địa lí thế giới? * Đáp án: - Nhiệt độ trung bình >220C - Mưa tập trung vào một mùa - Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trung bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài - Thực vật thay đổi theo mùa: Xanh tốt vào mùa mưa, khô héo vào mùa khô. - Càng về hai chí tuyến thực vật càng nghèo nàn, khô cằn hơn: Từ rừng thưa sang đồng cỏ đến nửa hoang mạc. - Sông có hai mùa nước: lũ và cạn. - Đất Feralit rất dễ bị xói mòn rửa trôi nếu canh tác không hợp lí và rừng bị phá bừa bãi. 3. Bài mới (35p) a. Đặt vấn đề (1p) Nằm cùng vĩ độ với các hoang mạc trong đới nóng nhưng có một môi trường lại thích hợp cho sự sống của con người, do đó là một trong những khu vực tập trung đông dân cư nhất thế giới, có khí hậu đặc biệt thích hợp với cây lúa nước. Thiên nhiên ở đây có những nét đặc sắc hơn tất cả các môi trường của đới nóng. Đó là môi trường gì, yếu tố nào chi phối, ảnh hưởng tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người trong khu vực như thế nào. Ta cùng tìm câu trả lời trong bài hôm nay. b. Triển khai bài mới (34p) Hoạt động của GV và HS. Nội dung chính. * Hoạt động 1 - Mục tiêu: Nắm hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa. - Hình thức tổ chức: nhóm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thời gian: 20 phút - Kĩ thuật, phương pháp dạy học: + Kĩ thuật: động não + Phương pháp: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm 1. Khí hậu H? Qua hình 5.1, xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa? - Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “gió mùa”: là loại gió thổi theo mùa trên những vùng rộng lớn của các lục địa Á, Phi, Ôxtrâylia, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông. - Quan sát hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa: H? Nhận xét hướng gió thổi vào mùa hè ở các khu vực? H? Hướng gió thổi vào mùa đông ở các khu vực? H? Do đặc điểm của hướng gió thổi, hai mùa gió mang theo tính chất gì? H? Cho nhận xét về lượng mưa ở các khu vực này trong mùa hè và mùa đông? Đông Nam Á và Nam Á là H? Giải thích vì sao lượng mưa có sự chênh các khu vực điển hình của lệch rất lớn giữa hai mùa? môi trường nhiệt đới có gió  Giáo viên giải thích thêm và kết luận. mùa hoạt động. Gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt và H? Trên hình 7.1, 7.2, tại sao hướng mũi tên chỉ lượng mưa ở hai mùa rất rõ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa rệt. hè và đông? (ảnh hưởng của lực tự quay của Trái Đất) - Hoạt động theo hai nhóm: Qua biểu đồ hình 7.3 và 7.4 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của: + Hà Nội có gì khác biệt với Mumbai? + Diễn biến nhiệt độ của 2 địa điểm? + Diễn biến lượng mưa? Hà Nội (210B) Mumbai (190B) Nhiệt lượng Nhiệt lượng độ mưa độ mưa Mưa lớn Mưa lớn 0 0 Mùa >30 C (mùa <30 C (mùa hè mưa) mưa).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 0. Mùa <18 C đông Biên độ 120C nhiệt năm. Mưa ít (mùa >230C mưa ít) TB: 1722 mm. 70C. Lượng mưa rất nhỏ (mùa khô) TB: 1784 mm.  Kết luận: - Hà Nội có mùa đông lạnh, Mumbai nóng quanh năm. - Cả 2 địa điểm đều có lượng mưa lớn (>1500 - Nhiệt độ và lượng mưa mm, mùa đông ở Hà Nội mưa nhiều hơn thay đổi theo mùa gió Mumbai) - Nhiệt độ trung bình năm H? Qua nhận xét, phân tích hình 7.3, 7.4 cho >200C biết yếu tố nào chi phối, ảnh hưởng rất sâu sắc - Biên độ nhiệt trung bình tới nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu nhiệt đới 80C gió mùa? - Lượng mưa trung bình H? So sánh, tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại biểu >1500 mm, mùa khô ngắn đồ khí hậu của nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa? có lượng mưa nhỏ - Giáo viên kết luận. - Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện: + Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn. + Lượng mưa không đều giữa các năm. - Thời tiết diễn biến thất + Mùa đông có năm đến sớm, năm đến thường, hay gây thiên tai. muộn; rét nhiều, rét ít. Thiên tai xảy ra. + Lượng mưa trung bình năm thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa hình. * Hoạt động 2 - Mục tiêu: Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng. - Hình thức tổ chức: cá nhân - Thời gian: 14 phút - Kĩ thuật, phương pháp dạy học: + Kĩ thuật: trình bày + Phương pháp: đàm thoại gợi mở, trực quan 2. Các đặc điểm khác của môi.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> H? Nhận xét sự thay đổi của cảnh sắc trường thiên nhiên qua ảnh 7.5 và 7.6? H? Mùa khô rừng cây cao su cảnh sắc thế nào? Mùa mưa? H? Hai cảnh sắc đó biểu hiện sự thay đổi theo yếu tố nào? Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến cảnh H? Nguyên nhân của sự thay đổi đó? sắc thiên nhiên. H? Có sự khác nhau về thiên nhiên giữa nơi mưa nhiều và nơi mưa ít không? - Giáo viên phân tích: Cảnh sắc thiên - Môi trường đa dạng, phong phú nhiên nhiệt đới gió mùa biến đổi theo nhất đới nóng. mùa, theo không gian, tuỳ thuộc vào - Thích hợp với nhiều loại cây lương lượng mưa và sự phân bố lượng mưa thực và cây công nghiệp nhiệt đới, mà các cảnh quan khác nhau: rừng mưa do đó còn là nơi đông dân cư nhất xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, thế giới rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.  Kết luận. 4. Củng cố (3p) 4.1. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình là: a. Đông Nam Á b. Trung Á c. Nam Á d. Đông Á và Nam Á 4.2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu: a. Có sự biến đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gia b. Có nhiều thiên tai c. Có sự biến đổi khí hậu theo sự thay đổi của gió mùa d. Có sự biến đổi của khí hậu theo sự phân bố lượng mưa 4.3. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: a. Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn b. Thời tiết diễn biến thất thường c. Có 2 mùa gió vào mùa hè và mùa đông d. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa Đáp án: 4.1 (a+c); 4.2 (c); 4.3 (b+d ) 5. Dặn dò (1p) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 25 sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài 9 Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng”. V. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Ngày soạn: 26/09/2021. Tuần 4 Tiết 8. BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được đới nóng vừa đông dân vừa có bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân. 2. Kĩ năng - Luyện tập cách đọc và phân tích biểu đồ các mối quan hệ và sơ đồ các mối quan hệ. - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê. 3. Thái độ - Giáo dục đạo đức: + Giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường. + Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống. + Có ý thức tuyên truyền tới mọi người xung quanh về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 4. Phát triển năng lực, phẩm chất - Năng lực: tự học, năng lực tư duy, năng lực quan sát lược đồ Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế - Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực châu Phi (phóng to), biểu đồ dân cư thế giới - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập. III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại - Thảo luận nhóm - Kiểm tra – đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1p) 7A. 7B. Sĩ số Vắng Ngày giảng 2. Kiểm tra bài cũ (Không) *Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút - Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá khả năng nhận thức và nắm kiến thức của hs. - Hình thức tổ chức: cá nhân/cả lớp - Thời gian: 15 phút - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: + Phương pháp: kiểm tra - đánh giá + Kĩ thuật: động não, trình bày. * Câu hỏi: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cho biết những khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa trên thế giới. * Đáp án và thang điểm (10 điểm) - Đông Nam Á và Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới có gió mùa hoạt động. Gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt và lượng mưa ở hai mùa rất rõ rệt. (2.0 điểm) - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió (2.0 điểm) - Nhiệt độ trung bình năm >200C (1.0 điểm) - Biên độ nhiệt trung bình 80C (1.0 điểm) - Lượng mưa trung bình >1500 mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ (2.0 điểm) - Thời tiết diễn biến thất thường, hay gây thiên tai. (2.0 điểm) 3. Bài mới (25p) a. Đặt vấn đề (1p) Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới nhưng kinh tế còn chậm phát triển. Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực đã dẫn tới những vấn đề lớn về môi trường. Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội. b. Triển khai bài mới (24p).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: - Mục tiêu: Nắm được đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở ) của người dân . - Hình thức: Cá nhân - Thời gian: 24 phút - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút. - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, khai thác bản đồ. 1. Dân số - Quan sát bản đồ “phân bố dân cư thế giới”, cho biết:. H? Trong 3 môi trường khí hậu, dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở đới nào? Tại sao? - 50% dân số thế giới (Đới nóng) sống ở đới nóng. H? Dân cư đới nóng tập trung ở những khu vực nào? (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin). H? Với dân số bằng ½ nhân loại, tập trung sống chỉ ở 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đây? + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. + Môi trường bị ô nhiễm. H? Quan sát biểu đồ hình 1.4, cho biết tình trạng gia tăng dân số tự nhiên hiện nay của đới nóng như thế nào? (tăng quá nhanh, bùng nổ dân số)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tài nguyên, môi trường bị xuống cấp, dân số thì bùng nổ dẫn tới tình trạng gì đối với tự nhiên? (tác động xấu thêm, kiệt quệ thêm… gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống người dân). *HS tìm ra 2 đặc điểm của dân số đới nóng: (dân số đới nóng đông nhưng sống tập trung ở một số khu vực) (dân số đới nóng đông và vẫn còn trong tình trạng bùng nổ dân số) => Gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống nhân dân và cho tài nguyên, môi trường. - Gia tăng tự nhiên nhanh và bùng nổ dân số có tác động rất xấu đến tài nguyên và môi trường. 4. Củng cố (3p) 4.1. Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách, cần tiến hành ngay trong tất cả phần lớn các nước nhiệt đới ? 4.2. Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng: a. Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên. b. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. c. Phát động chiến tranh. d. Không có phương án nào.  Đáp án: - 4.1 Tác động rất xấu đến tài nguyên, môi trường, đời sống người dân… - 4.2 (a+b) 5. Dặn dò (1p) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 8 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị mục 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường V. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………. . ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Ngày .... tháng ... năm 2021 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×