Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

GAN DONG VAT LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.12 KB, 79 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT YÊU THÍCH Thời gian thực hiện: 22/12/2014- 16/1/2015) I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động: - MT 62: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu.(cs9) - MT92: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục 2m x 0.25m x 0.35m(cs11) - MT93: Thực hiện tự tin và khéo léo 1 số vận động cơ bản như: bò , trườn, chạy, nhảy…. * Sức khỏe & dinh dưỡng: - MT94: Biết và không ăn uống 1 số thức ăn có hại cho sức khỏe(cs20) 2. Phát triển nhận thức: - MT95: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và các hiện tượng tự nhiên.(cs93) - MT70: Chỉ khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật.và khối trụ theo yêu cầu..(cs107) - MT96: Nhận biết được được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7,8 - MT97: Biết cách đo dộ dài và nói kết quả đo (cs106) - MT98: Thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh(cs113) - MT99: Nhận ra quy tắc sắp xép đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắt.(cs116) 3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp: - MT 100: Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đên 2-3 hành động.. (cs62) - MT76: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật hiện tượng đơn giản gần gũi, (cs63) - MT54: Kể về một sự việc , hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.(cs70). - MT101: Biết cách khới xướng một cuộc trò chuyện..(cs72) - MT102: Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện(cs75). - MT103: thể hiện sự thích thú với Sách (cs80) - MT104: Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.(cs87) - MT105: Nhận dạng được chữ cái trong bản chữ cái tiếng việt..(cs91) - MT106: Đọc theo truyện tranh đã biết (cs84) - MT55: Không nói tục, chưởi bậy(cs78) 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: - MT107: Nhận biết các trạng thái vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác( CS35) - MT84: Thích chăm sóc cây cối con vật quen thuộc (cs39) - MT108: Có nhóm bạn chơi thường xuyên,(cs46) - MT42: Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi(cs42) - MT109: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn (cs49) - MT110: Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.(cs51) - MT111: Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày (cs57) 5. Phát triển thẩm mỹ: - MT112: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với bài hát hoặc bản nhạc..(cs101) - MT 23: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc; ( CS 99) - MT113: Thực hiện một số công viêc theo cách riêng của mình (CS118).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - MT114: Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, dán để tạo ra sản phẩm đa dạng. II. NỘI DUNG GIÁO DỤC: 1. Phát triển thể chất: * Phát triển vận động: - Nhảy lò cò ít nhất 5 bước về phía trước(TDS) - Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế. - Nhảy xuống từ độ cao 40cm - Đập và bắt bóng bằng hai tay - Bò chui qua ống dài 1,5cm – 60cm - Bật liên tục qua 4 – 5 vòng * Sức khỏe & dinh dưỡng: - Kể 1 số đồ ăn, đò uống có hại cho sức khỏe và không ăn uống những đồ ăn đó.(ăn trưa) - Làm quen 1 số thao tác đơn giản trong chế biến 1 số món ăn, thức uống.(HDG) 2. Phát triển nhận thức - Gọi tên và chỉ ra các điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.(HD Chiều) - Nhận biết số lượng và chữ số 7,8, tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ - Tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7. - Nhận biết số thứ tự. - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. - Trò chuyện về động vật nuôi trong gia đình - Trò chuyện về động vật sống trong rùng - Trò chuyện về động vật sống dưới nước - Trò chuyện về côn trùng và chim. - Nhận ra quy luật sắp xếp, hình ảnh,âm thanh vận động(HDchiều 3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp - Sẵn sàng bắt chuyện với người khác.(HDDC) - Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khác - Hứng thú nhiệt tình tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện theo sách ở lóp.(HDG) - Nói được nghĩa của một số từ quen thuộc. - Giả vờ đọc và sử dụng ký hiệu chữ viết để biểu lộ ý muốn suy nghĩs.(HD chiều) - Làm quen chữ cái: b,d,đ - Tập tô chữ cái b,d,đ - Bài thơ: Mèo đi câu cá, nàng tiên ốc,ong và bướm Truyện: Chú dê đen - Trẻ Không nói tục, chưởi bậy(HDDC-HDG) 4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Quan tâm hỏi han sự phát triển, cách chăm sóc cây, thích vuốt ve các con vật..(HDG) - Thích, hay chơi theo nhóm bạn-- - Có ít nhất 2 bạn cùng chơi với nhau.(HDG) - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm(HD chiều) - Khi trao đổi thái độ bình tĩnh, tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày(trò chuyện sáng) - Thực hiện sự phân công của người khác - Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy đinh, cất đồ chơi đúng nơi quy định. - Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm(kỹ năng sống).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5. Phát triển thẩm mĩ - Bài hát; DH: Gọi bướm,VĐ: Cá vàng bơi,DH: Trời nắng trời mưa,VĐ : Thương con mèo - Nghe bài hát vui hay buồn, gần gũi và nhận ra bài hát nào vui hay buồn. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhip một cách nhịp nhàng. - Làm ra sản phẩm tạo hình không giống với các bạn khác. - Vẽ đàn gà - Cắt dán động vật sống trong rừng - Xé dán đàn cá - Cắt dán con bướm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU Thời gian thực hiện: 22/12/2014- 16/1/2015). Động vật sống trong rừng(29/12/20142/1/2015). Động vật nuôi trong gia đình(22/12-26/12/2014). Những con vật đáng yêu. Động vật sống dưới nước(5/1-9/1/2015). Chim và côn trùng(12/116/1/2015).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU Thời gian thực hiện: 22/12/2014-16/1/2015. Phát triển nhận thức. Phát triển thẩm mỹ. *Khám Phá Khoa Học - Trò chuyện về động vật nuôi trong gia đình - Trò chuyện về động vật sống trong rùng - Trò chuyện về động vật sống dưới nước - Trò chuyện về côn trùng và chim. *Làm Quen Với Toán - Nhận biết số lượng và chữ số 7,8, tách một nhóm thành hai nhóm nhỏ - Tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7. - Nhận biết số thứ tự. - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau.. *Tạo Hình. - Vẽ đàn gà - Cắt dán động vật sống trong rừng - Xé dán đàn cá - Cắt dán con bướm *Âm Nhạc. - Bài hát:Gọi bướm, Cá vàng bơi, Trời nắng trời mưa, Thương con mèo. Những con vật đáng yêu Phát triển ngôn ngữ. Phát triển tình cảm *Làm Quen Chữ Cái xã hội - Giả vờ đọc và sử dụng ký - Khi trao đổi thái độ bình hiệu chữ viết để biểu lộ ý tĩnh, tôn trọng lẫn nhau, muốn suy nghĩs.(HD chiều) không nói cắt ngang khi - Làm quen chữ cái: b,d,đ người khác đang trình - Tập tô chữ cái b,d,đ bày(trò chuyện sáng) *Làm Quen Văn Học - Thực hiện sự phân công - Bài thơ: Mèo đi câu cá, của người khác nàng tiên ốc,ong và bướm - Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ Truyện: Chú dê đen rác đúng nơi quy đinh, cất - Trẻ Không nói tục, chưởi đồ chơi đúng nơi quy định. bậy(HDDC-HDG) - Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm(kỹ năng sống). Phát triển thể chất «Dinh Dưỡng:. - Kể 1 số đồ ăn, đò uống có hại cho sức khỏe và không ăn uống những đồ ăn đó.(ăn trưa) - Làm quen 1 số thao tác đơn giản trong chế biến 1 số món ăn, thức uống.(HDG) «Vận Động:. - Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế. - Nhảy xuống từ độ cao 40cm - Đập và bắt bóng bằng hai tay - Bò chui qua ống dài 1,5cm – 60cm - Bật liên tục qua 4 – 5 vòng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> IV/Môi trường giáo dục: 1/ Môi trường trong và ngoài lớp: - Lớp học sạch sẽ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, an toàn đối với trẻ. - Lớp học trang trí theo chủ đề:Thế giới động vật, chủ để nhánh: Động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, côn trùng và chim - Các góc được trang trí phù hợp theo chủ đề : Thế giới động vật - Lớp học đảm bảo đầy đủ bàn ghế , và các dụng cụ phụ vụ ăn bán trú cho trẻ, đảm bảo vệ sinh, và an toàn thực phẩm cho trẻ. - Lớp học đảm bảo đầy đủ chiếu, chăn màn, phục vụ ngủ trưa cho trẻ - Sân trường rộng, sạch sẽ an toàn, các khu vực chơi được sắp xếp gọn gàng khoa học, đảm bảo đủ ánh sáng và bóng mát cho trẻ. - Sân trường có các khu vực quan sát cho trẻ quan sát phục vụ hoạt động dạo chơi cho trẻ. - Sân trường sạch sẽ an toàn có các dụng cụ tập thể dục cố định đảm bảo hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. - Sân trường an toàn sạch sẽ phục vụ các tiết học ngoại khóa và phát triển kỹ năng phục vụ, vệ sinh môi trường cho trẻ.. 2/ Chuẩn bị học liệu: - Một số tranh ảnh về chủ đề Thế giới động vật, chủ để nhánh: Động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, côn trùng và chim - Các đồ chơi, chong chóng, bóng, hột hạt, dây thừng,các trò chơi dân gian phục vụ HDDC. - Các dụng cụ phục vụ thể dục Buổi sáng, thể dục kỹ năng: vòng, gậy, ghế, vạch kẽ, túi cát….. - Thơ, truyện trong chủ đề, Và các chủ đề nhánh: Gà mẹ đếm con, mèo đi câu cá... - Giấy màu , đất nặn, bút sáp, kéo để trẻ vẽ ,,nặn, xé , cắt, dán,,,,, - Các loại vở học sinh phục vụ các hoạt động: HĐTH, HĐLQVT, HĐLQCC,KPKH - Bài hát trong chủ đề, Và chủ đề nhánh - Đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động góc theo chủ đề Thế giới động vật. - Các loại băng đĩa theo chủ đề phục vụ các hoạt động có chủ đích và hoạt động góc..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Mạng Nội Dung Nhánh I: Những con vật nuôi trong gia đình 1. Phát triển thế chất: - Bắt được bóng bằng hai tay(HDDC - Rửa mặt và trải răng bằng nước sạch. 2. Phát triển nhận thức: - Trò chuyện về động vật nuôi trong gia đình - Nhận ra quy luật sắp xếp, hình ảnh,âm thanh vận động(HDchiều - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Những con vật nuôi trong gia đình. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Hứng thú nhiệt tình tham gia các hoạt động đọc, kể chuyện theo sách ở lóp. - Nói được nghĩa của một số từ quen thuộc. - Giả vờ đọc và sử dụng ký hiệu chữ viết để biểu lộ ý muốn suy nghĩ.. 4. Phát triển tình cảm – xã hội: - Thực hiện sự phân công của người khác - Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy đinh, cất đồ chơi đúng nơi quy định. - Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm. 5. Phát triển thẫm mỹ: - Làm ra sản phẩm tạo hình không giống với các bạn khác. + Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “ Thương con mèo ”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH”. Phát triển nhận thức - KPKH: -Trò chuyện về động vật nuôi trong gia đình LQVT: - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Phát triển ngôn ngữ - LQVCC: - Làm quen chữ cái: b,d,đ - Bài thơ: Mèo đi câu cá. Những con vật nuôi trong gia đình. Phát triển thẩm mỹ TẠO HÌNH: - Vẽ đàn gà ÂM NHẠC: + Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “ Thương con mèo ” +N Hát: “chú mèo con ” +TC Â N: “son mi. PT tình cảm xã hội +PV: Bác sĩ thú y cửa hàng bán thức ăn gia súc, các con vật nuôi. +XD:Xây trại chăn nuôi. +VĐ: mèo bắt chuột. + HT: Bắt chước tiếng kêu các con vật -KNS: Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm. Phát triển thể chất + Dinh dưỡng – sức khoẻ - Kể 1 số đồ ăn, đò uống có hại cho sức khỏe và không ăn uống những đồ ăn đó.(ăn trưa) +Vận động : - Nhảy xuống từ độ cao 40cm.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 22/12 đến ngày 26/12 năm 2014. Tên các hoạt động. THỨ 2. THỨ 3. THỨ 4. THỨ 5. THỨ 6. - Cô đón trẻ, trò chuyện trao đổi với trẻ, điểm danh. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ như sức khoẻ, học tập những I/ ĐÓN lúc ở nhà, ở lớp. TRẺ, TRÒ - Nhắc nhở trẻ lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. CHUYỆN, - Cô cùng trẻ trò chuyện về thứ ngày, thời tiết. ĐIỂM - Trò chuyện về chủ đề thế giới động vật( kể về các con vật nuôi trong gia DANH đình như chó, mèo, gà, vịt, lợn…). - Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. TDBS - TDBS: Bài tập TDBS tháng 12 * KHỞI ĐỘNG: Đi các kiểu đi, bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy nhanh chậm….trẻ đi kết hợp đi vòng tròn sau đó xếp đội hình hàng ngang tập theo nhịp hô của cô. * TRỌNG ĐỘNG: - ĐT hô hấp: làm gà gáy. - ĐT tay vai: hai tay giang ngang, gập khủy tay.(2 lần 8 nhịp) - ĐT chân: hai tay chống hông , ngồi xuống đứng lên,(2 lần 8 nhịp) - ĐT bụng lườn: hai tay giang ngang , quay người sang hai bên.(2 lần 8 nhịp) - ĐT bậc: bật tiếng lùi,(2 lần 8 nhịp) * HỒI TĨNH: trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở đều. H Đ TĂNG Các từ con Các từ con Các từ con Các từ con Ôn lại các từ đã CƯỜNG gà trống, ngan, con chó, con dê, con bò, học trong tuần. TIẾNG con vịt, con ngỗng mèo, con con trâu VIỆT gà mái trâu KP KHOA HỌC II/ HOẠT Trò chuyện ĐỘNG CÓ những con CHỦ ĐÍCH vật nuôi trong gia đình. III/ HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI:. TDKN Nhảy xuống từ độ cao 40 cm TC: mèo đuổi chuột -Thơ:Mèo đi câu cá. LQVT. LQVCC. LQ ÂM NHẠC. - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. - Làm quen chữ cái: b,d,đ -TH: Vẽ đàn gà. - Vỗ tay TTTC: “ Thương con mèo ” - NH:”Chú Mèo Con ” - TC: Son mi ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> NỘI DUNG Hoạt động có chủ đích - Cho trẻ dạo chơi quanh sân trường.. YÊU CẦU -Trẻ được quan sát cảnh vật thiên nhiên trong sân trường. - Được tiếp xúc với thiên nhiên gần gủi xung quanh trẻ. - Quan sát bầu trời, - Làm quen với hình thời tiết,quan sát ảnh 1 số con vật nuôi hình ảnh, tranh 1 số đáng yêu trong gia con vật nuôi. đình.. THỰC HIỆN - Cô giới thiệu buổi đi dạo chơi. - Quan sát thời tiết, đặc câu hỏi mở. kết hợp giáo dục trang phục ngày mùa. - Gợi mở trẻ kể về các con vật nuôi trong gia đình. - Đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ về đặc điểm và cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. Ôn kiến thức củ: - Thể hiện các bài thơ Qua nội dung bài cho trẻ -Ôn các bài thơ,bài bài hát về chủ đề - Bài thơ: Đàn gà con ôn lại các bài hát,bài thơ hát trẻ đã học thông TGĐV đã học - bài hát: “ gà trống, trẻ đã học và cho trẻ làm qua các chủ đề trẻ mèo con quen với kiến thức trẻ sắp đã được khám phá. học Cung cấp kiến - Nhận biết,ghi nhớ tên - Con gì? Sống ở đâu? thức mới: các con vật nuôi. - Tranh có 4 con vật Đặc điểm cấu tạo, - Quan sát con chó - Đặc điểm giống nhau - Sự giống và khác nhau mèo. Con gà, vịt. và khác nhau của các của các con vật. loại gia súc gia cầm. - Giáo dục. Trò chơi vận động - Rèn luyện phản xạ - Sân sạch sẽ cho trẻ - Giới thiệu và cho trẻ “ Mèo bắt chuột” nhanh nhẹn cho trẻ, trẻ chơi cả 2 trò chơi chơi các trò chơi vận biết phản ứng theo hiệu - 1 mủ mèo, 1 mủ động và trò chơi dân gian Trò chơi dân gian: lệnh của cô. chuột. “xỉa cá mè ” Chơi tự do - Trẻ chơi các trò chơi trong sân trường. - Cho trẻ chơi tự do nhặt lá làm đồ chơi, vẽ hình bạn trên sân trường,. -Hình thành kỷ năng phối kết hợp trong các hoạt động - Rèn luyện ý thức kỷ luật, ý thức tập thể cho trẻ. - Giúp trẻ thoải mái hoạt động mà không theo một khuôn khổ.. IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC:. CHUẨN BỊ - Sân trường, tạo cảnh quan sạch đẹp, bằng phẳng và đảm bảo an toàn cho trẻ. - Đồ dùng gồm: tranh ảnh vẽ về các con vật nuôi trong gia đình.. - Đồ chơi cô mang theo: bóng, phấn, hột hạt, cho trẻ vẽ, xếp. - Một số cái nhà để chơi trò chơi - Các trò chơi có sẵn trong sân trường, an toàn phù hợp.. - Cho trẻ nhắc trước khi về các khu vực chơi. - Trẻ nhắc trong khi chơi và sau khi chơi. - Cho trẻ chơi tự do trên sân trường. - Cô khái quát, nhận xét sau khi kết thúc buổi hoạt động ngoài trời..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> NỘI DUNG. GÓC XÂY DỰNG:. TÊN TRÒ CHƠI. -Xây trại chăn nuôi. - Bác sĩ thú y. - Bán hàng thức ăn gia GÓC PHÂN súc ,gia VAI cầm.. - Bán các con vật nuôi.. GÓC NGHỆ THUẬT. - Bé làm ca sĩ.. - Năng. CHUẨN BỊ. YÊU CẦU. THỰC HIỆN. - Cô trang trí các góc đẹp rỏ ràng phù hợp với chủ điểm.. -Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo nên một công trình xây dựng như: Trại chăn nuôi có hàng rào, có đường đi, có ao cá, có chuồng nuôi các con vật. -Trẻ cùng nhau xây dựng và biết hỗ trợ nhau khi chơi -Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình sau khi xây. 1. Thảo luận: - Hát: “ Thương con mèo ” - Trò chuyện về chủ đề lớp đang thực hiện. - Chủ đề nhánh là gì? - Cô gới thiệu tên các góc chơi cho trẻ. - Góc xây dựng sẽ làm gì? - Góc phân vai, tạo hình, nghệ thuật, khoa học sẽ làm gì? - Cô khuyến khích trẻ tạo mối liên kết của các góc chơi. - Cô tổ chức cho trẻ thảo luận chung cả lớp,khuyến khích trẻ cùng bàn bạc,chọn trò chơi theo ý thích của trẻ. - Cho trẻ nhắc trước khi về góc chơi, trong khi chơi và sau khi chơi. - Gợi ý cho trẻ có ý tưởng chơi khi đã chọn trò chơi.. - Chuẩn bị gạch,thảm cỏ,rau, nhà, xe chở vật liệu.. - Các thực phẩm như cám,lúa gạo ,rau,củ quả.thức ăn cho các loại gia súc - Áo, đồ dùng dụng cụ bác sĩ thú y. - Đồ chơi góc bác sỹ thú y.. - Đĩa nhạc có lời các bài hát về chủ đề: TGĐV. - Đàn, trống, phách, xắc xô. - Giấy có in. - Trẻ biết chơi theo nhóm,biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. - Hình thành kỷ năng chơi cho trẻ,biết nhận vai chơi,thể hiện được hành động của vai chơi. - Biết phối hợp giữa các vai chơi trong nhóm và các nhóm 2.Qúa trình chơi: chơi với nhau. - Trẻ về nhóm chơi cô bao quát và gợi ý cho trẻ - Trẻ biết hát kết tự giác thực hiện công hợp vận động việc chung của nhóm múa,gỏ phách các chơi và gợi ý cho trẻ có bài hát về chủ đề kế hoạch thay đổi vai TGĐV. chơi hoặc thay đổi trò chơi nếu trẻ thích. - Trẻ biết mở và.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> GÓC TẠO HÌNH:. khiếu của bé - Bé làm họa sỹ, bé nặn khéo tay, làm album ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.. GÓC SÁCH:. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA, ĂN PHỤ. V/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU. xem sách, tranh ảnh. - Trẻ khéo léo tô màu tranh hợp lý -Trẻ biết cách cầm bút tô,vẽ. - Trẻ khéo léo tô màu tranh hợp lý. - trẻ làm album ảnh về động vật.. - Khen ngợi động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi không tốt.thể hiện vai chơi không giống thật. - Cô cần chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi,đúng với yêu cầu của góc chơi.. - Sách, hoạ báo, tranh, ảnh vẽ về các con vật nuôi trong gia đình. - truyện, sách, album ảnh về động vật nuôi trong gia đình. -Trẻ biết sưu tầm, làm các loại sách về các con vật nuôi. -Có kỷ năng cắt dán hình các con vật đáng yêu. - trẻ yêu thích xem tranh ảnh các con vật đáng yêu.. 3. Nhận xét buổi chơi:. - Kết thúc buổi chơi cho trẻ tập trung và tự nhận xét về mình,về bạn,và tham quan công trình trẻ chơi xây dựng. - Trẻ nhận xét kết quả và sản phẩm của mình, của nhóm bạn, - Khen ngợi động viên Chăm sóc - Một số cây Trẻ biết chăm sóc khuyến khích trẻ, hỏi ý cây cảnh cảnh,nước,bình tưới cho cây và nhựa cho trẻ không ngắt lá,không tưởng lần sau. - Hát “ bạn ơi hết giờ” . tưới cây bẻ cành và cho trẻ cất đồ chơi. - Giấy gấp - Biết gấp thuyền - Kthúc chuyển hoạt truyền. giấy. động. - Sắp xếp chỗ ăn hợp lí. Thoáng mát. - Giáo dục trẻ thực phẩm giàu dinh dưỡng từ động vật. giáo dục khả năng tự phục vụ của trẻ. Không chạy nhảy nhiều sau khi ăn. - Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa,vệ sinh trước khi đi ngủ. đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. - Sau khi trẻ ngủ dậy, nhắc nhở trẻ vệ sinh tay chân, lau mặt sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn phụ. - Thư viện của bé.. GÓC KHOA HỌC TOÁN. hình, tranh, ảnh vẽ về cho trẻ tô màu các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ tô màu. - Bút chì đen,bút chì màu, đất nặn.. HĐCCĐ -KNS: Làm gì khi gặp tình huống nguy hiểm - Nêu. HĐCCĐ. - Trò chơi: HĐCCĐ “ Đếm xem ai TẠO HÌNH - Thơ: “ mèo đi giỏi ” - Vẽ đàn gà câu cá ” -Chơi tự do - Nêu gương - Nêu gương - Nêu gương - Trả trẻ. - Trả trẻ. - Trả trẻ.. - “ Bé múa hát cùng cô” - Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Trả trẻ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> gương - Trả trẻ.. ************************************ Thứ 2 ngày 22 tháng 12 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH . I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, tiếng kêu, lợi ích, đặc điểm nổi bật, cấu tạo, hình dáng, thức ăn và môi trường sống, vận động sinh sản của các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ biết phân nhóm các con vật nuôi theo những đặc điểm đặc trưng ( 2 chân, 2 cánh có mỏ, đẻ trứng , có 4 chân đẻ con ). - Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa các con vật. - Biết được lợi ích của chúng đối với con người. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, nhận biết, phân biệt, so sánh, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Biết phối hợp cùng các bạn khi chơi. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi, biết chăm sóc và bảo vệ các động vật nuôi trong gia đình, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với các con vật nuôi. II.CHUẨN BỊ: - Bài soạn trên máy chiếu. - 1 con gà trống, 1 một vịt, 1 con mèo, tranh lô tô các loại gia cầm, gia súc. - Vòng thể dục. - Một số câu đố về vật nuôi trong gia đình. - Mỗi trẻ một tranh lô tô về các con vật gà trống, vịt, mèo. III CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước 1. Ổn định tổ chức. Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ Lắng nghe. - Cô kể cho lớp nghe câu chuyện “ Quả trứng của ai ” - Trong truyện có nhắc đến những con vật nào? - Những con vật đó được nuôi ở đâu? Trong gia đình - Bạn nào giỏi đứng lên kể trong gia đình con nuôi những con vật gì nào? - Nuôi các con vật đó trong gia đình để làm gì? Để cho thịt, giữ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. Nội dung chính. - Các con có biết con vật đó kêu như thế nào? - Các con vật nuôi trong gia đình có lợi ích cung cấp thịt cho chúng ta, ngoài ra còn canh giữ nhà, bắt chuột nữa đấy, vì vậy các con phải yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình bằng cách cho chúng ăn, uống nước nhé ! cô cùng CC tìm hiểu những con vật nuôi trong gia đình nhé ! Quan sát đàm thoại + Lắng nghe, lắng nghe Lắng nghe cô đố “ Con gì mào đỏ Gáy ò ó o Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy ? ” - Đố lớp mình biết đó là con gì ? Bây giờ cô mời lớp mình hướng lên màm hình xem đây là con gì Cho lớp đọc từ con gà trống. - Bạn nào có nhận xét gì về con gà trống ( màu sắc, hình dáng, cấu tạo …) - Con gà trống có mấy phần? - À đúng rồi cấu tạo con gà trống gồm có 3 phần, phần đầu, phần mình và phần đuôi. + Bạn nào giỏi lên chỉ xem phần đầu có những gì ? - Mào con gà trống màu gì ? - Mỏ con gà trống như thế nào nhỉ? - Mỏ gà dùng để làm gì? - Con gà trống có mấy mắt ? - Mắt con gà trống để làm gì các con? + Phần mình có con gà trống có gì mấy chân ? mấy cánh - Chân con gà trống để làm gì? - Móng chân con gà gà trống như thế nào? Dùng để làm gì ?( Móng nhọn để bới, cào) + Phần đuôi có gì? - Con gà trống gáy như thế nào ? - Cô mời cả lớp cùng bắt chước tiếng gáy của con gà trống - Con gà trống thường gáy vào lúc nào? Gáy để làm gì ? - Con gà trống có đẻ trứng không ? - Ỏ nhà ba mẹ các con thường cho gà ăn gì? - Con gà trống được nuôi ở đâu? - Con gà trống có ích lợi gì cho chúng ta ? ( cung cấp thịt cho chúng ta ). nhà. Con gà trống. 3 phần đầu, mình , đuôi phần đầu có mào đỏ, mỏ, 2 mắt uống nước, mổ thức ăn mắt để nhìn Có 2 cánh, 2 chân Móng nhọn để bới, cào òóo. trong vườn, trong chuồng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> * Quan sát con vịt: Cô đọc câu đố: “ Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng ” Cô mời lớp mình hướng lên màn hình xem con gì, cô cho trẻ xem tranh con vịt trên màn hình chiếu và đọc từ con vịt Các con thấy con vịt này màu gì? - Cô cho trẻ quan sát con vịt nhận xét về con vịt - Cô cho trẻ nhận xét về từng phần của con vịt + Phần đầu gồm có mắt, mỏ vịt - Mỏ vịt như thế nào ? + Phần mình gồm có chân vịt, cánh vịt - Chân vịt có đặc điểm gì nổi bật ? - Chân vịt có màng da giúp vịt dễ dàng bơi được dưới nước + Phần đuôi vịt có lông - Lông vịt mềm, mượt. - Con vịt kêu như thế nào? - Cô cho trẻ bắt chước tiếng kêu của con vịt. - Con vịt đẻ trứng hay đẻ con ? - Trứng vịt để làm gì vậy ? Cho trẻ xem trứng vịt - Các con biết không trứng vịt rất tốt cho sức khỏe và giúp các con cao lớn, thông minh khỏe mạnh nữa đấy - Con vịt nuôi ở đâu ? - Thức ăn của vịt là gì ? - Nuôi vịt có ích lợi gì cho chúng ta ? (- Các con cần làm gì để chăm sóc cho con vịt ? - Những con vật có hai chân, hai cánh, đẻ trứng thì được gọi là gia cầm đấy - Cho lớp đọc gia cầm * Mở rộng: + Ngoài con gà, con vịt ra còn con vật nào thuộc nhóm gia cầm nữa ? Trẻ kể các con vật nuôi thuộc nhóm gia cầm. - Cô mở hình ảnh một số con vật như con gà mái, con ngan, con ngỗng, chim bồ câu cho trẻ xem. + Quan sát con mèo: Cô giả tiếng kêu meo meo -Đó là tiếng kêu của con vật gì ? - Cô cho trẻ xem con mèo trên máy chiếu đọc từ con mèo.. con vịt. màu trắng đầu, mình, phần đuôi mỏ vịt to, dẹt - chân vịt có màng da. cạp cạp đẻ trứng ( để luộc để chiên. trong chuồng, trong ao cung cấp thịt, trứng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Cô cho trẻ quan sát con mèo thật - Cô cho trẻ nhận xét về con mèo ( đầu, mình, đuôi ) - Miệng, hai mắt, hai tai - Con mèo có mấy chân ? ( 4 chân ) - Con mèo có đẻ trứng không ? vậy con mèo nó đẻ gì Bật mèo con cho trẻ xem - Mèo kêu như thế nào ? - Ban đêm mèo thường làm gì ? - Thức ăn của mèo là gì ? - Các con biết mèo được nuôi ở đâu không nhỉ ? - Nuôi mèo có lợi ích gì ? ( bắt chuột ) - Mắt của mèo rất tinh, nên mèo thường bắt chuột vào ban đêm đấy - Những con vật 4 chân, đẻ con gọi là “ gia súc ”đấy cô cho trẻ đọc gia súc. + Mở rộng: Ngoài con mèo ra còn có những con vật nào thuộc nhóm gia súc nữa. Trẻ kể cô cho trẻ xem ảnh một số con vật thuộc nhóm gia xúc như: Con chó, con heo, con bò, con trâu ….. - Cô cho trẻ đứng dậy bắt chước tiếng kêu của các con vật * So sánh: nhóm gia cầm với nhóm gia cầm, Gia súc với gia cầm + Con gà trống với con vịt Giống nhau: - Gà trống và vịt đều có 2 chân, 2 cánh, có mỏ - Đều là những động vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm. Khác nhau: - Con gà trống - Mỏ gà cứng và nhọn, chân gà có móng nhọn, có cựa, gà trống gáy ò ó o , không đẻ trứng. - Con vịt: - Mỏ vit dẹp và dài, chân có màng da, kêu cạp cạp, đẻ trứng. + Con vịt với con mèo + Giống nhau: - Con vịt và con mèo đều là động vật nuôi trong gia đình Khác nhau: - Vịt thuộc nhóm gia cầm, có 2 chân 2 cánh, đẻ trứng - Mèo thuộc nhóm gia súc, có 4 chân, đẻ con. * Luyện tập: bé nào nhanh tay. con mèo. đẻ con meo meo bắt chuột. Trẻ so sánh. Trẻ giơ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Cô nói cạp cạp, meo meo, ò ó o trẻ giơ nhanh tranh đó lên Trò chơi “ Đội nào nhanh hơn” - Luật chơi: Mỗi lần bật chỉ được chọn một tranh lô tô - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bật qua vòng thể dục lấy nhóm gia xúc, 1 nhóm lấy nhóm gia cầm, sau 2 phút đội nào lấy được nhiều đội đó chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ 2 – 3 lần chơi sau mỗi lần cô nhận xét tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc Hát “ Một con vịt ”. Trẻ chơi Hát. ************************************************************* HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KỸ NĂNG SỐNG: LÀM GÌ KHI GẶP TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra: cháy, bỏng, động đất, lũ lụt… 2. Kỹ năng: - Trẻ biết lựa chon các đồ dùng, dụng cụ hoặc hành động phù hợp với 1 số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. 3. Giáo dục: - Trẻ chú ý lắng nghe và phản ứng nhanh với hiệu lệnh của cô II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ hình ảnh: lửa đang cháy, bình nước nóng đang bốc hơi, ổ cắm và dây điện, lũ lụt, đất đang sạc lở… - Một số mô hình minh họa cách để trẻ bảo vệ bản thaankhi gặp những tình huống nguy hiểm: nhà, cây to, chăn, mô đất cao… III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:. CÁC BƯỚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Ổn định tổ chức. Tạo tình huống cho trẻ xem tranh ảnh về 1 số tình huống khi gặp nguy hiểm: lửa đang Trẻ xem cháy, bình nước nóng đang bốc hơi, ổ cắm và dây điện, lũ lụt, đất đang sạc lở.. 2. Nội dung chính. * Nhận biết 1 số tình huống nguy hiểm: - Đàm thoại: + Các tình huống trên có nguy hiểm không? Vì sao con biết?. Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Làm thế nào các con nhận biết được các tình huống đó? + Chúng mình nên làm gì khi gặp tình huống đó? - Cô đưa ra tình huống nào, trẻ sẽ phải tìm đồ vật giúp trẻ bảo vệ bản thân hoặc thể hiện 1 số hành vi xử lý tình huống để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó có thể xảy ra. - Cô đưa ra hình ảnh: + Đất đang sạc lở- trẻ chạy nhanh ra khỏi vùng đất đó. + Lửa đang cháy – trẻ tìm khăn ướt hoặc chăn trùm lên người chạy ra khỏi nơi có cháy. + Trời mưa to, sấm sét – trẻ chạy vào nhà không đứng dưới gốc cây to. Cô đưa ra các hiệu lệnh, các tình huống có thể xảy ra, trẻ thực hành. Sau mỗi lần chơi, cô cùng trẻ nhận xét ai đúng và nói lý di cụ thể. * Trò chơi: bé nên làm gì Cách chơi: chia trẻ ra làm 2 đội thi đua chọn và gắn hình ảnh phù hợp với nội dung tình huống đưa ra ở mỗi bức tranh. Luật chơi: các đội chơi thi đua trong 1 đoạn nhạc. hết thời gian đội nào gắn được nhiều tranh và đúng nhất đội đó sẽ dành chiến thắng.. Trẻ tìm. Trẻ quan sát. Trẻ thực hiện. Trẻ chơi. 3. Kết thúc Cô nhận xét và tuyên dương trẻ VI. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Những trẻ có biểu hiện đặc biệt ……………………..………………………………………………………………………………………………. ***********************************************************. Thứ ba ngày23 tháng 12 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH TDKN: NHẢY XUỐNG TỪ ĐỘ CAO 40CM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - TrÎ biết nhảy xuống độ cao 40 cm đúng kĩ thuật. 2. Kỹ năng: - Ph¸t triÓn c¬ ch©n, tay vµ thÓ lùc cho trÎ. - Thực hiện bài tập phát triển chung nhịp nhàng. - Rèn kỹ năng nhanh nhẹ, khéo léo cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. - TrÎ hµo høng tham gia TC. - GD trẻ thờng xuyên luyện tập TD để tăng cờng sức khoẻ. Tính tập thể. II. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát. - Bục cao 40 cm. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định Hát “ Thương con mèo ” Hát tổ chức. -Các con vừa hát bài gì ? Thương con mèo -Trong bài hát nhắc đến con vật gì ? TC con mèo - Con mèo được nuôi ở đâu ? mèo thuộc nhóm gì ? - Cô cho trẻ đứng lên kể những con vật mà trẻ biết. Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi Trẻ đi các kiểu chân trong gia đình ,và chúng ta phải xiêng năng tập thể dục để có 1 cơ thể khỏe mạnh qua bài nhảy xuống từ độ cao 40 cm. KHỞI ĐỘNG: - Đi vòng tròn.trẻ đi các kiểu đi, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân, đi nhanh, đi chậm Trẻ tập theo nhạc chuyển đội hình 3 hàng ngang. TRỌNG ĐỘNG: Tập theo nhạc bài “ Gà trống mèo con, cún con ” - BTPTC: - ĐT tay: hai tay sang ngang, đưa lên cao, đồng thời chân trái bước sang ngang, ngược lại,(2L4N) - ĐT chân: chân đưa ra trước lên cao, đồng thời hai tay chống hông, ngược lại.,(2L4N) - ĐT bụng lườn: hai tay chống hông quay người sang.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Nội dung chính.. 3. Kết thúc. phải trái 90 độ. ,(2L4N) - ĐT bật: bật tách khép chân.,(2L4N) VĐCB : Nhảy xuống từ bục cao 40 cm. Lần 1: Cô làm mẫu toàn phần Lần 2: Cô làm mẫu và giải thích rõ từng động tác - Cô đứng sát mép bục, tay thả xuôi, đầu không cúi, khi nghe hiệu lệnh cô nhún chân nhảy xuống sàn và bằng hai bàn chân chạm đất nhẹ nhàng. - Cho 1-2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát -Cả lớp cùng thực hiện (cô bao quát sửa sai ) - Theo đội, tổ,nhóm, chú ý sữa sai từng cá nhân, -Trẻ hứng thú cô cho trẻ thi theo hình thức đội nào nhanh, đội đó sẽ chiến thắng. -Trong quá trình trẻ tập cô khái quát chú ý sửa sai cho trẻ, - Nhận xét, khuyến khích. , tuyên dương. * Trò chơi “ Mèo bắt chuột ” - Cô hướng dẫn trẻ chơi. + Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu, cô chọn một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột, khi có hiệu lệnh thì chuột chạy, mèo”đuổi, “chuột” chui vào lỗ nào thì “mèo” phải chui vào lỗ ấy,“mèo” bắt được “chuột” xem như “mèo”thắng cuộc, nếu không bắt được “chuột” thì coi như “mèo” bị thua. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần sau mỗi lần cô nhận xét tuyên dương trẻ. Hồi tĩnh : Đi lại nhẹ nhàng hít thở không khí. Quan sát cô làm mẫu.. Trẻ thực hiện. Lắng nghe. ************************************************* HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LQVH: THƠ:” MÈO ĐI CÂU CÁ” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, biết tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ . - Trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu. 2. Kỹ năng: - Trẻ đọc thơ rõ lời, diễn cảm, trả lời tròn câu đủ ý. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Qua đó giáo dục trẻ yêu quí con vật nuôi, biết cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ bài thơ.Một số đồ chơi bằng nhựa (con vật nuôi). - Mỗi trẻ 1 tờ giấy A/4 vẽ những con mèo chưa đủ mắt, chân ... Bút chì đen, sáp màu. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định Cho trẻ chơi ”Bắt chước tiếng kêu của các con vật” Meo meo, ò ó o, cạp tổ chức. Quan sát các tranh con mèo cạp - Cô cho trẻ kể về các con vật nuôi trong gia đình, cô giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi đó.Dẫn dắt giới thiệu bài. Mèo đi câu cá sáng tác của Thái Hoàng Linh 2. Nội - Cô đọc diễn cảm lần 1: Đọc toàn bộ bài thơ. Lắng nghe cô đọc dung - Cô đọc bài thơ gì ? Do ai sáng tác? thơ chính. - Cô đọc mẫu lần 2: Đọc theo tranh Thái Hoàng Linh - Giảng giải nội dung: Hai anh em mèo trắng vác giỏ đi câu. Em thì ngồi bờ ao, anh ra sông cái, vì buồn ngủ nên mèo anh đã ngả lưng và nhủ luôn 1 giấc, và nghĩ Lắng nghe. rằng đã có em rồi. Còn mèo em thấy bầy thỏ bạn và đùa chơi múa lượn và nghĩ rằng đã có anh câu cũng đủ và mèo em nhập bọn vui chơi ,đến lúc ông mặt trời xuống núi đi ngủ 2 anh em mèo hối hả quay về lều trong khi giỏ anh và em ko con cá nhỏ cả 2 nhăn nhó cùng khóc meo meo . -Trích dẫn làm rõ ý : Lắng nghe +4 câu đầu giới thiệc việc anh em mèo trắng đi câu và nơi ngồi câu của 2 anh em . +6 câu tiếp miêu tả ko khí mát mẻ ,êm dịu và trạng thái buồn ngủ ,tính ỷ lại của mèo anh +8 câu tiếp miêu tả trạng thái phấn khởi ,hớn hở muốn được vui đùa cùng các bạn của mèo em +4câu tiếp nói lên sự hối hả của các chú mèo ,anh thì đang ngủ phải dậy ,em thì đang chơi phải bỏ cuộc ra về . +4 câu cuối nói sự thất vọng của 2 anh em mèo . - Giải thích từ khó : + Sông cái :sông to và là đầu nguồn của mọi con sông + Lòng riêng: nghĩ riêng, nghĩ thầm trong bụng + Hớn hở: Vui mừng. + Hiu hiu: Yên tĩnh. + Hối hả :vội vàng ,luống cuống ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Lều gianh ;lều được làm từ tranh - Đàm thoại: - Anh em mèo đi câu cá ở đâu ? + Vì sao mèo anh có câu cá ? mèo anh làm gì ? vì sao mèo anh lại ngủ không câu cá ? +Mèo em có câu cá ko ? làm gì ? vì sao lại ko câu ? +Hai anh em mèo có cá ăn ko ? vì sao ? +Các con có yêu quý 2 anh em mèo ko ? vì sao ? - Giáo dục trẻ: Biết bảo vệ chăm sóc vật nuôi.có ý thức tự làm việc không ỉ lại người khác . - Dạy trẻ đọc thuộc thơ: Cả lớp đọc theo cô, từng tổ, nhóm, cá nhân. - Đọc luân phiên theo tổ. - Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý quan sát, sửa sai từ khó cho trẻ. -Trò chơi: “ Làm đẹp mèo con ” - Cách chơi: Các con dùng bút chì đen, vẽ thêm những phần còn thiếu trên cơ thể mèo , vẽ xong dùng bút màu tô con mèo theo ý thích. Chơi xong cô gợi hỏi, con đã vẽ thêm gì cho mèo ? Con tô mèo màu gì? Mắt màu gì?... - Cho trẻ hát “Gà trống, mèo con và cún con”.. Bờ ao Mèo anh ngủ Vì buồn ngủ Vì không ai câu. Trẻ thực hiện. Hát. 3. Kết thúc IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………..………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………. ************************************ Thứ 4 ngày 24 tháng 12 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LQVT: ĐO MỘT ĐỐI TƯỢNG BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO KHÁC NHAU.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết đo một đối tuợng bằng các đơn vị đo khác nhau. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng Đo của trẻ. - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân tích. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, chăm sóc chúng hằng ngày. II. CHUẨN BỊ; - Các loại đồ chơi, búp bê, gấu, các ĐV xung quanh lớp. - Các nhóm đồ vật có số lượng 9 đặt xung quanh lớp., vở “ bé làm quen với toán”, bút chì, màu tô…. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:. CÁC BƯỚC Hoạt động của cô 1. Ổn định - Hát: “ Gà trống,mèo con và cún con” tổ chức - Đàm thoại xoay quanh bài hát, giới thiệu bài. 2.Nội dung chính. *Đo một đối tuợng bằng các những vật dụng gần gũi., - Cho trẻ dùng thước đo các đối tượng bằng các đồ dùng trong lớp. - Cho trẻ đo cái bàn bằng que tính cô chuẩn bị sẵn. - Cái bàn này bằng mấy que tính? - Trẻ đo quyển sách bằng que tính cô đã chuẩn bị sẵn. - Cô khái quát, trẻ đo các đối tuợng bằng 1 đơn vị đo. * Dạy trẻ đo một đối tuợng bằng các đơn vị đo khác nhau. - Dạy trẻ đo quyển sách bằng các thuớc đo khác nhau. - Cô chuận bị ba thước đo khác nhau, thước đo màu xanh, màu đỏ, màu vàng - Thước đo màu xanh dài nhất, thước đo màu vàng ngắn nhất. - Cho trẻ đo quyển sách bằng thước đo màu xanh, - Quyyển sách bằng mấy thước đo màu xanh? (1) - Tiếp tục cho trẻ đo quyển sách bằng thước đo màu vàng. - Quyển sách bằng mấy thước đo màu vàng? (2) - Cho trẻ đo quyển sách bằng thước đo màu đỏ? - Quyển sách bằng mấy thước đo màu đỏ(1). Hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ đàm thoại cùng cô. - Trẻ đo các đối tuợng bằng những nguyên vật liệu gần gũi. - Trẻ làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ chú ý quan sát cách đo của cô.. - Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi cùng cô..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> * Cô khái quát: Như vậy qua 3 lần đo chúng ta thấy kết quả đo như thế nào? - Đều cho ta kết quả đo khác nhau. Vì sao? - Vì thước đo khác nhau nên sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau. Luyện tập: - Cho trẻ các thước đo khác nhau, cho trẻ đo các vật dụng gần gũi với trẻ.. Trẻ thực hiện vở “ bé LQVT” - trẻ thực hiện Trong vở bé làm quen với toán. - Trẻ hát : “ kìa con bướm vàng.” - Nhận xét, khuyến khích, tuyên dương, trẻ lần sau hoạt động tốt hơn, - Gợi mở những trẻ chưa hoàn thành, khi vào hoạt động góc sẽ cho trẻ hoàn thành, - Trẻ cất đồ chơi và chuyển hoạt động.. 3. Kết Thúc HOẠT ĐỘNG CHIỀU: TÊN HOẠT YÊU CẦU ĐỘNG Tổ chức trò - Trẻ chơi đúng chơi: luật và chơi theo “cho cá ăn” yêu cầu của cô.. CHUẨN BỊ - Tranh ảnh những động vật nuôi trong gia đình. - Trẻ chú ý lắng nghe.. - Trẻ thực hiện trong vở. - Trẻ hát cung cô.. THỰC HIỆN Chia làm 2,3 nhóm. mỗi nhóm có 1 chú cá.và các khối vuơng tuợng trưng là khối đa, trẻ đi zíc zắc theo các khối vuông và đến nơi có hồ cá , thả thức ăn vào cho cá ăn,,,,tương tự các nhóm thi nhau cho cá ăn, nhóm nào nhanh, nhóm đó thắng. - Cho trẻ chơi 1- 2 lần và đổi ngược lại theo nhóm.. V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: * Nội dung dạy được chưa dạy được ( lý do ) …………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………... * Những thay đổi cần thiết: …………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> * Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ……………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………...................................................................................... Thứ 5 ngày 24 tháng 12 nưm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 1: LQCC: Làm quen chữ cái B,D,Đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1/Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái đã học.Biết cách chơi các trò chơi với chữ cái b,d,đ 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng phát âm , trẻ nói đúng từ, đủ câu , nhận ra các chữ cái đã học và vừa học trong các từ 3. Giáo dục : - Hứng thú chơi các trò chơi, yêu quí các con vật 2/ Chuẩn bị: Đồ dùng: + Tranh có từ con bò ,con dê , đàn gà + Bảng cài đã xếp chữ sẵn, que chữ , bút … II. CHUẨN BỊ : - Vở tập tô, bút chì … dành cho trẻ. - Bàn ghế kê theo tổ . - Vẽ một vòng tròn ở góc cho trẻ chơi làm tổ chim( trẻ chơi trò chơi). III. CÁCH TIẾN HÀNH : CÁC BƯỚC 1. Ổn định tổ chức. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ - Ổn định tổ chức gây hứng thú : cô và trẻ cùng hát bài “gà trống mèo con và cún con”. Cô hỏi một số trẻ: - Trong bài hát có những con vật nào ? - Những con vật đó có ích cho chúng ta như thế nào ? - Chúng ta phải chăm sóc những con vật đó như thế nào ?. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Trẻ hát Trẻ kể.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2. Nội dung chính. Dẫn dắt vào bài dạy Trẻ làm quen với chữ cái b,d,đ . + Làm quen với chữ “b”: - Cô có bức tranh và dưới bức tranh có từ : “con bò” (in thường). - Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “con bò”. Cô đọc : “con bò” - Cho trẻ đọc từ “con bò”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “con bò”,rồi tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau, cô giới thiệu trong từ “con bò” có chữ “b”. - Cô đọc chữ “b” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc. - Cô cho trẻ quan sát chữ “b” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “b”: có 1 nét sổ thẳng bên trái và 1 nét cong khép kín phía dưới bên phải - Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “b” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa. + Làm quen với chữ “d”: - Cô hỏi ở nhà các con thích chơi đồ chơi gì nào?... - Cô lại có bức tranh và dưới bức tranh có từ : “con dê” (in thường). - Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “con dê”. Cô đọc : “con dê” - Cho trẻ đọc từ “con dê”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “con dê”,rồi tìm cho cô chữ cái gần giống như chữ “d”mình vừa học, cô giới thiệu trong từ “con dê” có chữ “d”. - Cô đọc chữ “d” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc. - Cô cho trẻ quan sát chữ “d” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “d”: có 1 nét sổ thẳng bên phải và 1 nét cong tròn khép kín bên trái phía dưới. - Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ. Trẻ quan sát. Trẻ đọc. Trẻ đọc Trẻ quan sát. Thưa cô búp bê. Trẻ quan sát.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> biết về các kiểu chữ “d” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa. + Làm quen với chữ “đ”: - Cô hỏi ở nhà các con thích chơi đồ chơi gì Trẻ đọc nào?... - Cô lại có bức tranh và dưới bức tranh có từ : “đàn gà” (in thường). - Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “đàn gà”. Cô đọc : “đàn gà” - Cho trẻ đọc từ “đàn gà”( 3 lần). Sau đó cô Trẻ đọc mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “đàn gà”,rồi tìm cho cô chữ cái gần giống như chữ “đ”mình vừa học, cô giới thiệu trong từ “đàn gà” có chữ “đ”. - Cô đọc chữ “đ” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc. - Cô cho trẻ quan sát chữ “đ” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “đ”: có 1 nét sổ thẳng bên phải , 1 nét cong tròn khép kín bên trái phía dưới và 1 nét ngang phía trên - Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “đ” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa. + So sánh chữ d và đ: Cô để các thẻ chữ : “d”, “đ”. Cho trẻ đọc lại 1 lần và quan sát; rồi so sánh giống và khác nhau trong 2 chữ. Giống nhau: Cùng có 1 nét sổ thẳng, 1 nét cong tròn khép kín. Khác nhau: Chữ “d” không có nét ngang, chữ “đ” có 1 nét ngang phía trên Trò chơi: Trò chơi củng cố ôn luyện chữ cái d, đ - Trò chơi động: Tìm nhà + Chuẩn bị: 3 ngôi nhà có gắn các chữ cái d, đ và khay nhựa để các chữ cái khác nhau. + Tiến hành: Cô giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi. - Trò chơi tĩnh: Nặn hình các chữ cái d,đ + Chuẩn bị: đất nặn cho cô và trẻ. Trên bảng cô để các thẻ chữ mẫu cho trẻ quan sát..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> + Tiến hành: Cô hướng dẫn và nặn mẫu cho trẻ. Để trẻ tự chọn màu ưa thích cho mỗi chữ cái. 3. Kết thúc. Gà trống, mèo con và cún con. Trẻ hát. = = === = =======++++++============= HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 2 TẠO HÌNH : VẼ ĐÀN GÀ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết vẽ đàn gà, trẻ biết một số đặc điểm của con gà để vẽ. - Trẻ biết phối hợp nét cong, xiên để vẽ con gà. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ ch trẻ - Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng, trọn câu cho trẻ khi nhận xét sản phẩm. - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ động vật nuôi trong gia đình, biết rửa tay sau khi tiếp xúc với các con vật. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô: + Tranh mẫu đàn gà của cô , Tranh gợi ý. Giá treo tranh. - Đồ dùng của trẻ: . bút chì. Vở vẽ, bút màu. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ - Cô cho trẻ hát bài “ Con gà trống” và trò chuyện về Hát chức. bài hát: Con gà trống - Các bạn vừa hát bài gì? Trong bài hát có con gì ? Trẻ kể - CC còn biết các con vật gì nuôi trong gia đình ? - CC chăm sóc chúng bằng cách nào ? Lắng nghe - Cô giáo dục trẻ yêu quý vật nuôi. + Dẫn dắt giới thiệu bài 2. Nội dung * Quan sát đàm thoại: chính. - Cô cho trẻ quan sát tranh con gà trống, gà mái, đàn Quan sát, nhận xét gà con. + Tranh 1: Con gà trống - Cô cho trẻ nhận xét con gà trống - Con gà trống như thế nào ? gồm có mấy phần ? Đẹp, 3 phần - Đầu gà có gì ? mỏ dài hay nhọn ? mắt, mào gà màu Đầu, mình đuôi.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> gì ? + Tranh 2: Gà mái, gà con - Lớp có nhận xét gì bức tranh - Gà mái vẽ như thế nào ? - Gà con vẽ như thế nào ? - Đầu gà, mắt, mỏ, thân, đuôi gà vẽ hình gì ? - Cánh gà vẽ bằng hình gì ? - Màu sắc đàn gà như thế nào ? + Cô vẽ mẫu: - Đầu tiên cô vẽ đầu gà hình tròn nhỏ, mình gà hình tròn to, vẽ sát vào nhau, sau đó cô vẽ đuôi gà là hình tam giác , mắt hình tròn nhỏm ,mỏ hình tam giác, chân 2 nhét thẳng và nét xiên. 2 cánh gà vẽ 2 nửa vòng tròn vẽ xong cô thực hiện tô màu sao cho phù hợp + Trẻ thực hiện: - Cô phát bút, vở cho trẻ nhắc nở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. Khi trẻ thực hiện thì cô khuyến khích trẻ thực hiện nhanh hoàn thành sản phẩm. - Cô hướng dẫn trẻ yếu hoàn thành sản phẩm. - Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe. Trưng bày nhận xét sản phẩm. - Cô cho trẻ treo sản phẩm lên giá và quan sát sản phẩm. - Cô hỏi trẻ thích tranh vẽ của bạn nào? Vì sao con thích tranh đó? - Cô nhận xét một số tranh vẽ đẹp. Tuyên dương hoạt động của trẻ. 3. Kết thúc - Trẻ hát bài “gà trống mèo con và cún con” IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý. Trẻ nhận xét Đẹp Hình tròn, hình tam giác Xem cô vẽ mẫu. Trẻ thực hiện. Trẻ trưng bày Con thấy đẹp. Hát. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : …………………………………………………………………………………………………………………. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: …………………………………………………………............................................................................ Thứ 6 ngày 26 tháng 12 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC: VỖ TAY THEO TIẾT TẤU CHẬM: “ THƯƠNG CON MÈO”.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> NGHE HÁT: CHÚ MÈO CON TRÒ CHƠI: MI SON I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Thương con mèo”. - Biết thể hiện tình cảm yêu thương những con vật gần gũi qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. - Chú ý lắng nghe cô hát, chơi tốt trò chơi solmi. - Hát rõ lời, biết thể hiện điệu bộ, hứng thú nghe cô hát. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết vỗ tay theo tiết tấu chậm, chơi tốt trò chơi. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý động vật nuôi trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: Máy casset, III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định Hát gà trống mèo con và cún con Hát tổ chức. Cô và trẻ cùng nói chuyện về những con vật gần gũi (Nói tên gọi, ích lợi, cách chăm sóc). - Cô giáo dục trẻ bảo vệ động vật nuôi trong gia đình. Nhà các cháu có nuôi mèo không? Mèo con Dạ có nuôi rất dễ thương, nó đang ngủ đấy, các cháu hãy kêu Mèo dậy rồi meo meo để đánh thức nó dậy nhé. Mèo dậy chưa? Hôm nay cô dạy các con vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Thương con mèo” nhé !. 2. Nội dung * Dạy vỗ tay theo tiết tấu chậm Lớp hát chính. - Cô cùng trẻ hát bài hát “ Thương con mèo ” của nhạc sĩ Huy Du 2 lần. - Để bài hát này hay hơn cô vỗ tay theo tiết tấu chậm. - Cô hát 2 lần Trẻ chú ý xem cô vỗ + Lần 1: Cô hát vỗ tay theo tiết tấu chậm cho lớp xem. - Lần 2 : Cô hát kết hợp phân tích cách vỗ +Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm 3- 4 lần - Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện vỗ, cô chú ý sửa sai. Trẻ thực hiện vỗ * Nghe hát: Chú mèo con. - Cô hát 2 lần: + Lần 1: Cô hát vui vẻ tự nhiên giới thiệu tên tác giả Lắng nghe cô hát + Lần 2: Cô hát kết hợp giảng nội dung - Lần 3: Cô mở máy cassette cho lớp nghe, kết hợp làm động tác minh họa.Cho trẻ nhún nhảy theo.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> nhạc. * Trò chơi solmi. -Cách chơi: Từ cao độ solmi, cô cho trẻ chơi “Tiếng Lắng nghe cô phổ biến cách chơi. kêu của 2 chú mèo” cô nói (Kết hợp với làm mẫu): Mèo trắng kêu “meo meo” (Ứng với nốt sol); Mèo vàng kêu “mèo mèo” (Ứng với nôt mi). Cô đánh đàn và xướng âm sol.mi “meo. mèo” cho trẻ đọc theo. Sau đó cô đóng vai chú mèo trắng kêu “meo meo” (Nốt sol); Trẻ đóng vai mèo vàng đáp lại “Mèo mèo” (Nốt mi). Trẻ chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần sau mỗi lần cô nhận xét tuyên dương trẻ 3.Kết thúc Cho trẻ ra chơi. IV.HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Bé hát múa Trẻ biết nhún nhảy Máy nghe - Cô cho trẻ ngồi vòng theo nhạc. nhạc, trống tròn, cô bắt nhịp cho lớp - Trẻ thuộc bài hát lắc,phách tre hát, giới thiệu ca sĩ lên hát. - Cô mở nhạc cho trẻ nhún nhảy theo nhạc. VI. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………..……………………………………………………………………………………………….. MẠNG NỘI DUNG NHÁNH II. CHỦ ĐỀ:ĐỘNG VẬT SỐNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG * Phát triển nhận thức: - Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và các hiện tượng tự nhiên. - Gọi tên và chỉ ra các điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. (HD Chiều). * Phát triển thể chất: Thực hiện tự tin và khéo léo 1 số vận động cơ bản như: bò , trườn, chạy, nhảy…..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> NHỮNG ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG. * Phát triển ngôn ngữ: - Miêu tả hay kể rõ ràng mạch lạc trình tự logic nhất định về một sự vật, sự việc hiện tượng trẻ biết và nhìn thấy.Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh. (trò chuyện sáng) - Sẵn sàng bắt chuyện với người khác.(HDDC) - Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khác. * Phát triển tình cảm xã hội: - Thích, hay chơi theo nhóm bạn-- - Có ít nhất 2 bạn cùng chơi với nhau. (HDG) - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm(HD chiều) - Khi trao đổi thái độ bình tĩnh, tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày(trò chuyện sáng). * Phát triển thẫm mỹ: - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, dán để tạo ra sản phẩm đa dạng. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhip một cách nhịp nhàng. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH II “NHỮNG ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG”. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KPKH: - Trò chuyện về động vật sống trong rừng LQVT:. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LQVCC: - Làm quen chữ cái : U, Ư LQTPVH:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Những động vật sống trong rừng. PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Tạo Hình: - Cắt dán động vật sống trong rừng Âm nhạc: +Hát: “ trời nắng trời mưa ” +N Hát: “chú voi con ở bản đôn” +TC Â N: “nghe tiếng hát tìm đồ vật. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm(HD chiều) - Khi trao đổi thái độ bình tĩnh, tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày(trò chuyện sáng). PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Đập và bắt bóng bằng hai tay. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2:NHỮNG ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG Thời gian thực hiện từ ngày 29/12/2014-02/01/2015 Tên các hoạt động. THỨ 2. THỨ 3. THỨ 4. THỨ 5. THỨ 6. - Cô đón trẻ, trò chuyện trao đổi với trẻ, điểm danh. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ như sức khoẻ, học tập những.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> I/ ĐÓN TRẺ, TRÒ CHUYỆN, ĐIỂM DANH TDBS. Hoạt động tăng cường tiếng việt. lúc ở nhà, ở lớp. - Nhắc nhở trẻ lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. - Cô cùng trẻ trò chuyện về thứ ngày, thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề thế giới động vật( kể về các con vật sống trong rừng - Cô giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. - TDBS: Bài tập TDBS tháng 12 * KHỞI ĐỘNG: Đi các kiểu đi, bằng mũi bàn chân, gót chân, chạy nhanh chậm….trẻ đi kết hợp đi vòng tròn sau đó xếp đội hình hàng ngang tập theo nhịp hô của cô. * TRỌNG ĐỘNG: - ĐT hô hấp: thổi nơ bay. - ĐT tay vai: tay đưa ra trước , đưa lên cao.(2 lần 8 nhịp) - ĐT chân: chân bước lên trước, khụy gối,(2 lần 8 nhịp) - ĐT bụng lườn: hai tay chống hông , quay người sang hai bên 90 độ.(2 lần 8 nhịp) - ĐT bật: bật tách khép chân… ,(2 lần 8 nhịp) * HỒI TĨNH: trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở đều. Các từ con hổ, con nai, con sói. KP KHOA HỌC II/ HOẠT Trò chuyện ĐỘNG CÓ về những CHỦ ĐÍCH con vật sống trong rừng. Các từ con bão, con voi, con gấu TDKN. - Đập và bắt bóng bằng 2 tay TC: Cáo ơi ngủ à -Truyện :Chú dê đen III/ HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI: NỘI DUNG YÊU CẦU Hoạt động có chủ -Trẻ được quan sát đích cảnh vật thiên nhiên - Cho trẻ dạo chơi trong sân trường. quanh sân trường. - Được tiếp xúc với thiên nhiên gần gủi xung quanh trẻ. - Quan sát bầu - Làm quen với hình trời, thời tiết,quan ảnh 1 số động vật. Các từ con khỉ, cái vòi, phun nước,. Các từ leo, trèo, ăn chuối, kiếm ăn, kéo gỗ. Ôn lại các từ đã học trong tuần. LQVT. LQVCC. LQ ÂM NHẠC. -TH: Cắt dán động vật sống trong rừng. - Hát VĐ : “ trời nắng trời mưa ” - NH:”chú voi con ở bản đôn” - TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật .. - Tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7.. CHUẨN BỊ - Sân trường, tạo cảnh quan sạch đẹp, bằng phẳng và đảm bảo an toàn cho trẻ. - Đồ dùng. THỰC HIỆN - Cô giới thiệu buổi đi dạo chơi. - quan sát thời tiết, đặc câu hỏi mở. kết hợp giáo dục trang phục ngày mùa. - gợi mở trẻ kể về 1 số động vật sống trong rừng mà trẻ biết. - Đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ về đặc điểm và nơi sống của ĐV.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> sát hình ảnh, tranh sống trong rừng 1 số con vật sống trong rừng. Ôn kiến thức củ: - Thể hiện các bài thơ -Ôn các bài bài hát về chủ đề thơ,bài hát trẻ đã TGĐV đã học học thông qua các chủ đề trẻ đã được khám phá.. gồm: tranh sống trong rừng. ảnh vẽ về 1 số động vật sống trong rừng Qua nội dung bài cho trẻ ôn lại - Bài thơ: “hổ các bài hát,bài thơ trẻ đã học và trong vườn cho trẻ làm quen với kiến thức trẻ thú”, thỏ sắp học trắng.. - bài hát: “ chú voi con ở bản đôn,vật nuôi, thật đáng chê... Cung cấp kiến thức mới: - Quan sát con thỏ, hổ, voi, ngựa…. - Nhận biết,ghi nhớ tên các con vật nuôi. - Tranh có 4 - đặc điểm giống nhau con vật và khác nhau của các loại động vật.. - Con gì? Sống ở đâu? Đặc điểm cấu tạo, - Sự giống và khác nhau của các con vật. - giáo dục.. Trò chơi vận động “ Cáo ơi ngủ à ”. - Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ, trẻ biết phản ứng theo hiệu lệnh của cô.. - Sân sạch sẽ cho trẻ chơi cả 2 trò chơi - 1 mủ cáo. - Giới thiệu và cho trẻ chơi các trò chơi vận động và trò chơi dân gian - “cáo ơi ngủ à ”: -LC:Ai bị cáo chạm vào người coi như bị bắt và phải về nhà cáo đứng chờ bạn đến cứu . CC:”Con thỏ “nào bị bắt sẽ bị cáo nhốt vào chuồng .cấc con thỏ khác phải tìm cách lừa cáo để cứu bạn mình . - Cô hướng dẫn trẻ chơi. -Hình thành kỷ năng phối kết hợp trong các hoạt động - Rèn luyện ý thức kỷ luật, ý thức tập thể cho trẻ. - giúp trẻ thoải mái hoạt động mà không. - Đồ chơi cô mang theo: bóng, phấn, hột hạt, cho trẻ vẽ, xếp. - các trò chơi có sẵn trong sân trường, an. Trò chơi dân gian: “ kéo cưa lừa xẻ ” Chơi tự do - Trẻ chơi các trò chơi trong sân trường. - Cho trẻ chơi tự do nhặt lá làm đồ chơi, vẽ hình bạn trên sân trường,. - Cho trẻ nhắc trước khi về các khu vực chơi. - trẻ nhắc trong khi chơi và sau khi chơi. - Cho trẻ chơi tự do trên sân trường. - Cô khái quát, nhận xét sau khi.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> theo một khuôn khổ. IV/ HOẠT ĐỘNG GÓC: NỘI DUNG TÊN TRÒ CHUẨN BỊ CHƠI - Cô trang trí các góc đẹp rỏ ràng phù hợp với chủ điểm. GÓC XÂY DỰNG:. -Xây vườn bách thú. - Chuẩn bị gạch,thảm cỏ,rau, nhà, xe chở vật liệu.. toàn phù hợp.. kết thúc buổi hoạt động ngoài trời.. YÊU CẦU. THỰC HIỆN. -Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo nên một công trình xây dựng như: vườn bách thú có hàng rào, có đường đi,có chuồng nuôi các con vật., thảm cỏ, hoa ... -Trẻ cùng nhau xây dựng và biết hỗ trợ nhau khi chơi -Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình sau khi xây. 1. Thảo luận: - Hát: “ chú voi con ở bản đôn” - trò chuyện về chủ đề lớp đang thực hiện. - chủ đề nhánh là gì? - Cô gới thiệu tên các góc chơi cho trẻ. - góc xây dựng sẽ làm gì? - góc phân vai, tạo hình, nghệ thuật, khoa học sẽ làm gì? - cô khuyến khích trẻ tạo mối liên kết của các góc chơi. - Cô tổ chức cho trẻ thảo luận chung cả lớp,khuyến khích trẻ cùng bàn bạc,chọn trò chơi theo ý thích của trẻ. - cho trẻ nhắc trước khi về góc chơi, trong khi chơi và sau khi chơi. - Gợi ý cho trẻ có ý tưởng chơi khi đã chọn trò chơi. 2.Qúa trình chơi:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Bác sĩ thú y. - Bán hàng thức ăn cho các con vật GÓC PHÂN VAI. GÓC NGHỆ THUẬT. GÓC TẠO HÌNH:. - Bé làm ca sĩ.. - Năng khiếu của bé - Bé làm họa sỹ, bé nặn khéo tay, làm album ảnh về động vật sống trong rừng.. GÓC SÁCH: - Thư viện của bé.. - Các thực phẩm như cám,lúa gạo ,rau,củ quả. - Áo, đồ dùng dụng cụ bác sĩ thú y. - đồ chơi góc bác sỹ thú y.. - Trẻ biết chơi theo nhóm,biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. - Hình thành kỷ năng chơi cho trẻ,biết nhận vai chơi,thể hiện được hành động của vai chơi. - Biết phối hợp giữa các vai chơi trong nhóm và các nhóm chơi với nhau.. - Trẻ về nhóm chơi cô bao quát và gợi ý cho trẻ tự giác thực hiện công việc chung của nhóm chơi và gợi ý cho trẻ có kế hoạch thay đổi vai chơi hoặc thay đổi trò chơi nếu trẻ thích. - khen ngợi động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi không tốt.thể hiện vai chơi không giống thật. - cô cần chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi,đúng với yêu cầu - Đĩa nhạc có - Trẻ biết hát kết hợp của góc chơi. lời các bài hát vận động múa,gỏ 3. Nhận xét buổi chơi: về chủ đề: phách các bài hát về - Kết thúc buổi chơi cho TGĐV. chủ đề TGĐV. trẻ tập trung và tự nhận - Đàn, trống, xét về mình,về bạn,và phách, xắc xô. tham quan công trình trẻ - Giấy có in - Trẻ biết mở và xem chơi xây dựng. hình, tranh, ảnh sách, tranh ảnh. - Trẻ nhận xét kết quả và vẽ về cho trẻ tô - Trẻ khéo léo tô màu sản phẩm của mình, của màu các con tranh hợp lý nhóm bạn, vật cho trẻ tô -Trẻ biết cách cầm bút - Khen ngợi động viên màu. tô,vẽ. khuyến khích trẻ, hỏi ý - Bút chì - Trẻ khéo léo tô màu tưởng lần sau. đen,bút chì tranh hợp lý. - Hát “ bạn ơi hết giờ” . màu, đất nặn. - trẻ làm album ảnh về và cho trẻ cất đồ chơi. động vật. - Kết thúc chuyển hoạt động. - Sách, hoạ báo, tranh, ảnh vẽ về các con vật sống trong rừng. - truyện, sách,. -Trẻ biết sưu tầm, làm các loại sách về các con vật sống trong rừng. -Có kỷ năng cắt dán hình các con vật đáng.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> album ảnh về động vật sống trong rừng. GÓC KHOA HỌC TOÁN VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA, ĂN PHỤ. V/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU. yêu. - trẻ yêu thích xem tranh ảnh các con vật đáng yêu.. Chăm sóc cây cảnh. - Một số cây Trẻ biết chăm sóc tưới cảnh,nước,bình cho cây và không ngắt nhựa cho trẻ lá,không bẻ cành tưới cây - biết gấp thuyền giấy. - giấy gấp truyền. - Sắp xếp chỗ ăn hợp lí. Thoáng mát. - giáo dục trẻ thực phẩm giàu dinh dưỡng từ động vật. giáo dục khả năng tự phục vụ của trẻ.mặt ấm vào mùa đông. Không chạy nhảy nhiều sau khi ăn. - chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa,vệ sinh trước khi đi ngủ. đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. - sau khi trẻ ngủ dậy, nhắc nhở trẻ vệ sinh tay chân, lau mặt sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn phụ. - Những con vật nào” - Nêu gương - Trả trẻ.. HĐCCĐ - Truyện: “ Chú Dê Đen ” - Nêu gương - Trả trẻ.. - Trò chơi: “ Tìm những con vật cùng nhóm” -Chơi tự do - Nêu gương - Trả trẻ.. HĐCCĐ TẠO HÌNH - Những con vật đáng yêu - Nêu gương - Trả trẻ.. - Sinh hoạt văn nghệ cuối tuần - Nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Trả trẻ.. Thứ hai ngày29 tháng 12 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Trẻ biết gọi tên, đặt điểm, cấu tạo,môi trường sống, thức ăn, vận động tiếng kêu, sinh sản của 1 số động vật sống trong rừng.Biết so sánh sự giống và khác nhau giữa những con vật đó.Biết phân nhóm đựoc con vật hiền, dữ. - Biết ích lợi của các con vật, cách tiếp xúc bảo đảm an toàn, vệ sinh. 2. Kỹ năng: - Chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ trả lời tròn câu, rõ ràng. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ các con vật. Khi được đi thăm sở thú phải cẩn thận đối với các con vật hung dữ. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng, phương tiện: + Tranh ảnh các con vật sống trong rừng như: Voi, khỉ, hổ, sư tử, báo, hươu giấy vẽ hình các con vật. + Máy và băng nhạc. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - Cho trẻ hát và vận động theo bài “Đố bạn biết ”và đi đến Hát tổ chức. mô hình. Vườn bách thú - Các con đang ở đâu? - Các con có biết vì sao lại gọi là vườn bách thú không? vì có đv sống -Vườn bách thú là nơi có nhiều con vật sống trong rừng trong rừng. sống và được các chú công nhân chăm sóc hằng ngày đấy. -Trong vườn bách thú có những con vật gì? Con khỉ, voi - Con voi trông như thế nào? Hung giữ - Những con hổ ,khỉ trông như thế nào? Có nhiều con - Có bao nhiêu con vật trong vườn bách thú ? - Các con đã được tham quan vườn bách thú bao giờ chưa? Để biết thêm về những con vật này sống trong rừng như thế nào và còn có những con vật gì nữa chúng mình cùng nhau tìm hiểu và khám phá nhé. 2. Nội dung Quan sát đàm thoại Lắng nghe chính. - Nghe tin lớp mình học rất ngoan và hôm nay các cô chú ở vườn bách thú đã mở một cuộc thi sắc đẹp của các con vật sống trong rừng đấy. -Chào mừng các bạn đã đến với cuộc thi vẻ đẹp muông thú, và các con sẽ là ban giám khảo công minh và công bằng nhất đấy. *Bây giờ là phần thi chào hỏi của các con vật đấy. * Con voi -Thí sính đầu tiên muốn đố các bạn đoán xem là ai nhé..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> " ốn chân trông tựa cột đình B Vòi dài tai lớn dáng hình oai phong" Tôi là ai ? -Chào ban giám khảo tôi là voi xám đến từ rừng xanh tây nguyên bao la, ban giám khảo Có nhận xét gì về tôi? - Tôi có mấy phần ? phần đầu, phần mình, phần đuôi có gì - Tôi có mấy chân ? - Các bạn có biết tôi thích ăn gì? -Tôi làm được gì giúp cho mọi người? - Các bạn biết tôi là con vật hung dữ hay hiền lành ? - Sau khi trẻ trả lời xong cô khái quát lại ý trả lời của trẻ. - Nó thường ăn lá cây, cỏ và dùng vòi để cuốn thức ăn đưa vào miệng… *Con hổ: -Thí sinh thứ hai là là một con vật rất đẹp có dáng đi rất hiên ngang oai vệ các bạn xem tôi là ai đây ? - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét + Ai có nhận xét gì về con hổ ? - Con hổ có lông như thế nào ? có mấy màu ? - Con hổ kêu như thế nào ? - Con hổ là con vật hung dữ hay hiền lành ? + Bạn nào có ý kiến khác? + Bạn nào bổ sung thêm? - Cô khái quát ý trả lời của trẻ. * Con khỉ: -Lại có một con xuất hiện nữa đấy các con xem con gì thế nhỉ ? + Con khỉ đang làm gì? Và thích nhất là gì? -Khỉ là con vật hung dữ hay hiền lành? - Có bạn nào hỏi thêm gì nữa không? * Con gấu: - Con gấu có bộ lông dày, thường là màu đen, to lớn, dáng đi lặc lè. - Tương tự + Các con còn biết những con vật nào sống trong rừng nữa? + Các con thấy ở đâu ? Nó như thế nào? Khuyến khích trẻ kể hình dáng, cấu tạo và sinh hoạt của nó *Phần thi tiếp theo là phần thi duyên dáng. - Các con vật sẽ thể hiện dáng đi màu lông.. Con voi Trẻ nhận xét Kéo gỗ Hiền lành. Con hổ Trẻ nhận xét Hung dữ. Con khỉ Leo trèo, hiền lành. Trẻ kể.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> -Tiến hành so sánh từng cặp các con vật sau: Con voi - Con khỉ Con hổ - Con Gấu... Cho trẻ so sánh về đặc điểm hình dáng, kích thước, tiếng kêu, vận động, lợi ích, thức ăn... của từng con vật *Phần thi tiếp theo là phần thi trổ tài. - Các con có biết voi làm được gì không nhỉ ? - Hổ có sức mạnh gì? - Hươu cao cổ thích ăn gì? - Khỉ có biệt tài gì? + Nhận biết lợi ích của các con vật sống trong rừng. - Cho trẻ xem tranh ảnh voi đanh kéo gỗ, voi chở kháh, lội suối, khỉ, hổ .. biểu diễn xiếc. - Những con vật nào sống trong rừng giúp con người nhiều việc nhất? - Những con vật nào sống trong rừng được thuần hóa để biểu diễn xiếc? - Các con ạ một số con vật sống trong rừng ngày càng ít đi , do bị săn bắn bừa bãi, nhà nước đã có qui định về các loại động vật quí hiếm nói riêng và động vật sống trong rừng nói chung - Các con có biết muốn bảo vệ các con vật sống trong rừng mọi người cần phải làm gì? Luyện tập - Củng cố *Trò chơi1: Phân nhóm theo đặc điểm chung” - Ví dụ: Hãy tìm những con vật hay leo trèo ………………….hung dữ …………………..hiền lành Vừa chơi vừa xen kẽ mô tả về những con vật mà trẻ biết. * Trò chơi 2:Bắt chước tạo dáng: -Cách chơi: Cô và trẻ trò chuyện về dáng đi tư thế của một số con vật sống trong rừng như; voi, khỉ gấu,.... Ví dụ: Dáng đi của bác gấu thế nào? -Cô cho trẻ chơi. -Cô hỏi trẻ bắt chước con gì? - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ 3. Kết thúc -Trẻ hát bài “ Trời nắng trời mưa” IV.HOẠT ĐỘNG CHIỀU: TÊN HOẠT ĐỘNG. YÊU CẦU. CHUẨN BỊ. Kéo gỗ Leo trèo. Con voi. Không săn bắt. Trẻ tìm. Lạch bạch Hát. THỰC HIỆN.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Hướng dẫn trò chơi, xây dựng thảo cầm viên:. Trẻ biết dùng các khối gỗ để xây được khuôn viên của thảo cầm viên và các chuồng trại để nuôi các loại thú. Một số đồ chơi xây dựng, các khối gỗ, gạch và nhiều loại thú động vật sống trong rừng.. Tổ chức trò chơi : “những con vật nào ”. Trẻ chơi đúng luật và chơi theo yêu cầu của cô .. Tranh ảnh 1 số động vật sống trong rừng.. -Trẻ tham gia cùng cô, cô hướng dẫn trẻ xây khuông viên trước có cổng ra vào, đường đi đến các chuồng thú, chia ra làm nhiều chuồng thú, loại thú hiền thì xây chuồng đơn giản hơn, loại thú hung Dữ thì xây chuồng khép kính hơn để du khách có thể vào thảo cầm viên tham quan mà không sợ nguy hiểm. Thực hiện : Mỗi trẻ một bộ đồ chơi gồm các con vật và các thức ăn của chúng, khi nghe hiệu lệnh của cô các bạn phải chọn đúng loại thức ăn, hoặc con vật cô yêu cầu. trẻ chơi theo nhóm, cô ra yêu cầu cao hơn. -cho trẻ chơi 1- 2 lần và đổi ngược lại theo nhóm.. VI. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………..………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………. Thứ ba ngày30 tháng 12 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 1: TDKN: ĐẬP VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Trẻ không ôm bóng, không tì sát vào ngực 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng khéo léo, tính nhanh nhẹn cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết bảo vệ loài động vật quý hiếm. II. CHUẨN BỊ - !0 quả bóng III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô 1. Ổn định tổ chức.. 2. Nội dung chính.. - Đọc thơ: Con voi. - Voi sống ở đâu? - Cùng sống ở trong rừng còn có con gì nữa? - Con nào hung dữ? - Con kể những đặc điểm của con voi mà con được biết? + Khởi động: Trẻ đi chạy thành vòng tròn, bắt chước dáng đi của các con vật sau đó về đội hình 2 hàng ngang theo tổ. + Trọng động: + Bài tập phát triển chung - Tay vai: 2 tay dang ngang, gập vào vai. - Cơ chân: Tay giơ lên cao, đưa ra trước chân khuỵu gối. - Cơ bụng: tay chống hông, nghiêng người sang 2 bên. - Động tác bật: bật chân trước, chân sau. Vận động cơ bản: Đập và bắt bóng bằng 2 tay - Lần 1:Cô làm mẫu toàn phần - Lần 2 :Làm mẫu kết hợp giải thích TTCB: Đứng tự nhiên tay cầm bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng khi có hiệu lệnh, cô dùng sức của tay đập mạnh bóng xuống sàn bóng nảy lên cô bắt bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng. - Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện - Cô sửa sai + Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ lần lượt thực hiện - Lần 1: Thực hiện lần lượt từng trẻ. - Lần 2: thực hiện dưới hình thức thi đua. - Trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai trẻ. + Trò chơi: Cáo ơi ngủ à - Luật chơi : Chú thỏ nào bị cáo chạm vào người phải ra ngoài lần chơi. - Cách chơi : Vẽ một vòng tròn 1 trẻ làm cáo, các trẻ. Hoạt động của trẻ Đọc thơ Con hổ, con chó sói Trẻ kể Trẻ khởi động. Trẻ tập. Xem cô tập mẫu. Trẻ thực hiện. Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 3. Kết thúc. khác làm thỏ các chú thỏ đi kiếm ăn và kêu cáo ơi ngủ à, cáo tỉnh dậy đuổi theo chú thỏ, chú thỏ nào bị cáo chạm không chạy nhanh về nhà bị cáo bắt phải rangoaif vòng chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần cô nhận xét tuyên dương trẻ. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 vòng. Trẻ chơi. ************************************************ HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 2 LQVH: TRUYỆN: CHÚ DÊ ĐEN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên các nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện. Biết đánh giá nhân vật trong truyện “Chú dê đen thông minh, mưu trí, dũng cảm. dê trắng nhút nhát, hiền lành. Chó sói độc ác, nhát gan” -Trẻ lắng nghe và bộc lộ cảm xúc cá nhân tự nhiên khi thể hiện vai. 2. Kỹ năng: -Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mach lạc theo tính cách nhân vật nội dung chuyện - Luyện kỹ năng kể diễn cảm câu chuyện, biết diễn đạt tính cách của nhân vật bằng ngôn ngữ, ngữ điệu giọng, hành động. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt. - Phát triển trí tưởng tượng, phán đoán cho trẻ. 3. Thái độ: Trẻ học được lòng dũng cảm, dám đối mặt với khó kăn biết thương yêu , đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là những đức tính tốt. II. CHUẨN BỊ: - Khung cảnh khu rừng, chuyện cài vào máy tính - Sân khấu rối. - Rối tay: dê đen, dê trắng, chó sói. - Mũ dê đen, dê trắng, chó sói - Bài hát :“Ta đi vào rừng xanh” III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ - Cho trẻ hát bài " ta đi vào rừng xanh " và đi đến mô Hát chức. hình: - Ồ chúng mình đang đi đến nơi nào đây? Voi, hổ, sư tử... - Thế ở rừng xanh có những loài vật gì sống? - Chúng mình đếm xem có tất cả bao nhiêu con vật? - Trong số những con vật này theo con có con vật nào hiền lành? Con hổ - Còn những con vật nào hung dữ?.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 2. Nội dung chính.. - Các con đã được nhìn thấu con vật này ở đâu rồi? - Giáo dục trẻ. Đã đến giờ rừng xanh đóng cửa rồi chúng mình cùng về lớp để nghe cô kể chuyện “ Chú dê đen ” nhé ! Cô kể diễn cảm câu chuyện. Cô dùng rối dẹt tạo tình huống khi đang trò chuyện cùng trẻ + Cảnh 1 : Dê trắng chạy và kêu thất thanh : Cứu ! Cứu !Ai cứu tôi với - Chó Sói cười Ha ! ha ! ha ! và đuổi theo sau + Cảnh 2 : Chó Sói chạy từ ngoài vào - Dê đen kêu Be !be ! be !...Chó Só kia đứng lại Cô và trẻ cùng hỏi : Dê đen ơi có chuyện gì vậy ? Dê đen nói : Mình phải đi đã tí nữa quay lại Cô và trẻ bàn tán về tình huống vừa sảy ra. Theo các con có chuyện gì vừa xảy ra trong khu rừng ? (Cô gợi ý để trẻ đưa ra tình huống sát với nội dung câu truyện) - Cô thấy lớp mình vừa đưa ra rất nhiều những ý kiến và các ý kiến đều rất hay. Nhưng bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện nhé ! * Cô kể lần 1 không sử dụng tranh ( Gợi ý cho trẻ đặt tên cho câu chuyện) * Lần 2 : Cô kể kết hợp tranh minh họa - Cô giảng nội dung câu chuyện -Cô vừa kể câu chuyện gì? -Câu chuyện có những nhân vật nào? Đàm thoại,giảng giải, trích dẫn làm rõ ý: - Chúng mình vừa được nghe cô kể chuyện gì ? - Trong chuyện có những nhân vật nào ? - Dê đen và Dê trắng đi vào rừng để làm gì ? - Dê trắng gặp ai ? - Chó Sói đã làm gì Dê trắng ? (Cô mời hai trẻ lên làm Dê trắng và Sói thể hiện lại tình huống, cô chú ý giúp trẻ thể hện tính cách nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ , điệu bộ, tính cách nhân vật) - Dê đen gặp ai ? - Vì sao chó Sói lại chạy thẳng vào rừng ? ( Cô mời 3 trẻ lên thể hịên vai nhân vật Chó Sói, Dê đen, Dê trắng trong tình huống này ). Trẻ lắng nghe. Con sói bắt nạp de trắng. Lắng nghe cô kể chuyện. Chú dê đen Dê, trắng, dê đen, sói. Gặp sói.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> -cô chú ý giúp trẻ thể hiện vai chó sói ,dê đen đúng tính cách, ngôn ngữ, cử chỉ - Thông qua câu chuyện con có nhận xét gì về Dê đen và Dê trắng ? - Con học được gì sau khi nghe xong câu chuyện ? * Cô kết luận : Qua câu chuyện này, chúng ta thấy rằng cần có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống : Không nên tự ti mà phải tự tin, dũng cảm thì mới chiến thắng được kẻ thù Trẻ kể chuyện - Cô tạo tình huống cho Dê trắng và Dê đen quay lại giao lưu cùng với trẻ. -Dê đen và dê trắng chào các bạn. -Dê trắng:Chó sói là loại động vật hung dữ hay ăn thịt người, bắt nạt các loài vật nhỏ hơn nên mình rất sợ. -Dê đen:mình nghĩ khi đứng trước kẻ thù mà ta sợ hãi thí chắc chắn ta là người thua cuộc vì vậy chúng mình phải luôn tự tin dũng cảm đấu tranh, chống lại cái xấu, cái ác, thì chúng ta sẽ chiến thắng và sự đoàn kết cũng rất quan trọng vì chó sói rất to khỏe may mà mình và bạn dê trắng rất đoàn kết nên chúng mình đã chiến thắng. - Cô là người dẫn truyện cho trẻ kể cùng cô 1- 2 lần - Cho 1 trẻ lên kể truyện - Cho trẻ đóng kịch: - Cho 1 số trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện để đóng kịch 1- 2 lần - Cô là người dẫn truyện cho trẻ đóng kịch + Cho trẻ chơi “Sói và dê” - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 trẻ 3. Kết thúc nhận xét, chuyển hoạt động: Cô nhận xét chung giờ học. Giáo dục trẻ dũng cảm như chú dê đen và chuyển hoạt IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được chưa dạy đươc ( lý do).. Phải tự tin, dũng cảm. Trẻ kể. Trẻ chơi. Lắng nghe. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(47)</span> ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………..………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………. ************************* Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014. HOAT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LQVT: TÁCH GỘP CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 7 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được 7 đối tượng có thể chia làm hai phần theo các cách khác nhau 1-6, 2-5, 3-4. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết cách chia 7 đối tượng làm hai phần theocác cách khác nhau và biết cách thêm bớt trong phạm vi 7 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ ngồi học nghiêm túc lắng nghe theo yêu cầu của cô. II. CHUẨN BỊ Mỗi trẻ 7 hạt nút áo , các thẻ số từ 1,2,3,4,5,6,7 Ba tranh có hình và số , các hình quần áo có số lượng 2,3,4,5,6,7 Bút lông, Xắc xô, Hình ảnh Power point Phòng học thoáng mát không có chướng ngại vật III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:. CÁC BƯỚC 1. Ổn định tổ chức. 2. Nội dung. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Cô và trẻ vận động “Chú Voi con ở Bản Đôn” Trẻ hát . Để cho chuẩn bị bước vào buổi chơi và học cô cháu ta cùng nhau vận động Các con đã thấy tinh thần mình sảng khoái chưa ? Chúng ta bắt đầu vào cuộc chơi nhé Đằng sau mỗi ô cửa của cô có các hình bạn nào nên bấm và đếm hình xem có mấy hình Cô gọi một số cháu lên bấm và đếm Trẻ chơi * Dạy trẻ chia 7 đối tượng làm hai phần:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> chính. Các con xem cô còn có gì đây, những hạt nút áo, những hạt nút này để làm gì? Để đơm vào áo, Các con có muốn chơi với những hạt nút này không?( Cho trẻ lấy khay về chỗ ngồi ) , các con cùng cô đếm xem có bao nhiêu hột nút Bây giờ các con hãy chia cho cô những hạt nút này ra làm hai nhóm. (Cô gọi một số trẻ và hỏi trẻ chia ra làm hai nhóm mỗi nhóm mấy hạt ) . Cô viết lên bảng những cách chia ( 1: 6, 2: 5, 3:4) . Vậy là có ba cách chia Cho trẻ chia theo yêu cầu của cô: Các con hãy chia cho cô nhóm có một hạt nút và nhóm có 6 hạt. Các con hãy chia cho cô nhóm có 2 hạt nút và nhóm có 5 hạt. Các con hãy chia cho cô nhóm có 3 hạt nút và nhóm có 4 hạt. Khi trẻ chia nhóm cô cho trẻ chọn số tương ứng đặt vào từng nhóm * Luyên tâp: cho trẻ luyện tâp theo từng nhóm. * Trò chơi Trò chơi 1 :Tập tầm vông Cách chơi: Cô có 7 hạt nút cô và cháu cùng hát bài : Tập tầm vông , sau đó cô cho trẻ đoán số hạt trên mỗi tay cô . sau đó cô xòe tay ra và đêm số hạt bằng cách đếm từng hạt . Cô cho trẻ chơi cùng cô cháu lấy hạt và chơi tập tầm vông , Cháu nào chia thành 2 phần có số hạt giống cô thì xòe tay ra Các cháu gộp lại thì là mấy hạt ? Trò Chơi 2 : Điền vào ô trống cho đúng - Các con chia ra làm ba nhóm : Cô có những ô trống còn bỏ trống bây giờ nhiệm vụ của các con là chọn hình hay điền số sao cho phù hợp vời mỗi ô trống. Vd: Cô có ba cái áo con phải thêm mấy cái áo nữa để được tương ứng với số 7 Hay một ô số 2 và ô số 5 con phải tìm hình nào có số lượng phù hợp với 2 gộp 5 thành 7.. Trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện. Trẻ luyện tập. Trẻ chơi. Trẻ chơi.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 3. Kết thúc. Cô nhận xét cháu thực hiện điền vào ô trống - Kết thúc Cô nhận xét buổi học. ***************************************** Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LQCC: TẬP TÔ B,D,Đ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái b,d,đ. - Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cầm bút, đặt vở khi tập tô chữ b,d,đ - Trẻ biết tô trùng khít lên chữ b,d,đ in mờ trên đường kẻ ngang theo đúng quy trình. 2. Kỹ năng: - Phát kiển kỹ năng cầm bút, tô trùng khít lên nét chữ. 3. Thái độ: - Trẻ chăm ngoan vâng lời cô, ăn nhiều tôm cua cá. II. CHUẨN BỊ: - Tranh có chữ b,d,đ bút lông, máy nghe nhạc - Bàn ghế, vở, bút chì, bút màu . III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ Hát chú voi con ở Bản Đôn Hát chức. - Cô cho trẻ xem tranh động vật sống trong rừng - Đàm thoại về tên gọi, màu sắc, ích lợi của chúng đối với con người. - Cô dẫn dắt giới thiệu bài tập tô chữ b,d,đ 2. Nội dung - Ôn nhận biết chữ b,d,đ chính. - Trong tranh “ con báo”, “ con dơi”, “ c Trẻ đọc từ “ con báo ”. - Trẻ lên chỉ các chữ cái lần trước chúng mình đã học. Trẻ đọc - Cô cho trẻ lên rút các chữ cái đã học.( b,d,đ ) - Trẻ phát âm chữ b,d,đ.cả lớp, tổ, nhóm… - Tạo dáng chữ b,d,đ. - Cô tô mẫu cho trẻ xem. - Cô hướng dẫn cách tô chữ b.d,đ: tô chữ in rỗng, tô chữ b ,d,đin mờ, nối chữ b,d,đ trong từ,.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 3. Kết thúc. - Trẻ phát âm chữ b,d,đ , tổ, nhóm, cá nhân, - Trẻ tạo dáng chữ b,d,đ, - Cô hướng dẫn cách tô chữ b,d,đ in rỗng,in mờ…... + Trẻ thực hiện: Cho trẻ nhắc cách cầm bút,tư thế ngồi, cách tô màu.. - Cô khái quát và cho trẻ thực hiện, - Sau khi trẻ tô một chữ cô kết hợp các động tác vận động nhẹ ở tay cho trẻ đỡ mỏi tay. - Cho trẻ mang sản phẩm lên gắn theo tổ, - Trẻ trưng bày lên giá - Cho trẻ chọn và nhận xét sản phẩm của các bạn. - Cô nhận xét chung cả lớp Chuyển hoạt động. Trẻ tô. Trẻ nhận xét. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH 2 TẠO HÌNH: CẮT DÁN NHỮNG ĐỘNG VẬT TRONG RỪNG. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết được những động vật sống trong rừng 2. Kỹ năng: - Trẻ biết sử dụng kéo đúng cách, hồ dán đúng yêu cầu. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý ,bảo vệ những động vật quý hiếm trong rừng II. CHUẨN BỊ - 3 tranh về động vật trong rừng + Tranh 1: cắt dán những con hổ + Tranh 2: cắt dán những con chim đang bay + Tranh 3: cắt dán nhiều con vật trong rừng III. CÁCH TIẾN HÀNH: CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Ổn định tổ - Cô hát bài “ chú vôi con ở Bản đôn”. Cô là Hát chức: người dẫn chương trình “Ở nhà chủ nhật” dành cho các họa sỹ tý hon. Xin mời các gia đình hãy giới thiệu cho khán giả biết về những con vật sống trong rừng. Chủ đề của cuộc thi hôm nay là “ cắt dán những con vật sống trong rừng. Để cuộc thi hôm nay đạt kết quả tốt xin mời.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> các gia đình hãy xem một số tranh cắt dán về những động vật sống trong rừng nào! 2. Nội dung Cho trẻ quan sát các tranh xung quanh lớp:Cô chính : giới tthiệu từng tranh. Cô để trẻ tự nhận xét về bức tranh + Tranh 1: cắt dán những con hổ - CC xem tranh vẽ về cảnh gì nào ? - Có những con vật nào? + Tranh 2: cắt dán những con chim đang bay - Trong tranh cô cắt dán những con vật đang làm gì? Cô cho trẻ nhận xét. + Tranh 3: cắt dán nhiều con vật trong rừng Cô cho trẻ nhận xét bức tranh thứ 3 Cân đối, hài hòa + Trẻ thực hiện. Trong khi trẻ vẽ cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm kéo Trẻ nào không làm được cô hướng dẫn trẻ cắt.trong quá trình trẻ cắt dán cô khái quát, Trưng bày, nhận xét sản phẩm: Cho trẻ treo tranh, tiến hành nhận xét. - Con thích bài nào nhất?Vì sao con thích?cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn.Cô nhận xét, khái quát Cô trao phần thưởng cho Con thấy đẹp các gia đình 3. Kết thúc: “ chu voi con ở Bản Đôn” và đi ra ngoài. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: * Nội dung dạy được chưa dạy được ( lý do ) …………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………….. * Những thay đổi cần thiết: …………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………….. * Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ………………………………………………………………………………………………………………………. ************************************************************. Thứ sáu ngày2 tháng 1 năm 2015.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: GIÁO DỤC ÂM NHẠC DẠY HÁT: TRỜI NĂNG TRỜI MƯA NGHE HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN TRÒ CHƠI:THỎ NHẢY VÀO CHUỒNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. - Trẻ thể hiện tình cảm khi hát, chơi tốt trò chơi - Thích thú lắng nghe cô hát, hưởng ứng theo giai điệu bài hát. 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng ca hát cho trẻ, hát đúng nhạc, hát rõ lời. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm ngoan, lễ phép, nghe lời cô. II. CHUẨN BỊ: - Tranh động vật sống trong rừng. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của cô 1. Ổn định tổ chức.. 2. Nội dung chính.. Trò chơi “ Con thỏ ” - Các con vừa chơi trò chơi gì ? - Trong trò chơi nhắc đến con gì ? - Thỏ là động vật sống ở đâu ? - Thỏ ăn gì ? và có màu gì? - CC còn biết con vật gì sống trong rừng ? - Cô cho trẻ xem tranh về động vật sống trong rừng - Cô giáo dục bảo vệ, không săn bắn động vật quý hiếm. - Cô giới thiệu bài: Trời nắng trời mưa. * Dạy hát : + Cô hát lần 1: Vui vẻ tự nhiên, thể hiện tình cảm của bài hát. - Cô giới thiệu tên tác giả + Lần 2: Cô hát kết hợp đánh nhịp - Cô giảng nội dung bài hát: Trời nắng các chú thỏ đi tắm nắng để cho cơ thể được khỏe mạnh, nhưng khi nghe mưa to các chú thỏ chạy nhanh về nhà và các con cũng vậy, khi thấy mưa to phải chạy nhanh vào nhà nhé + Dạy trẻ hát: Cô đánh nhịp cho lớp hát, đánh một tay cô hát, hai tay lớp hát. - Cô cùng lớp hát 2- 3 lần - Tổ, nhóm, cá nhân hát. Hoạt động của trẻ Trẻ chơi. Voi .khỉ ,hổ .sư tử ,hươu, nai ngựa. Lắng nghe cô hát. Lắng nghe. Trẻ hát.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Cô chú ý sửa sai phát âm của trẻ. - Cô cho trẻ đứng lên làm con voi * Nghe hát: “ Chú voi con ” nhạc sĩ Phạm Tuyên - Cô hát lần 1: thể hiện nội dung bài hát. - Tóm tắt nội dung: bài hát nói về chú voi ở bản đôn, Lắng nghe chưa có ngà nhưng vẫn muốn giúp mẹ kéo gỗ, về cho bản làng mình, - Lần 2: Cô mở máy hát, cô múa minh hoạ theo bài hát.cho trẻ đứng lên vận động cùng cô, -Gíao dục trẻ có ý thức bảo vệ loài voi, vì đặc biệt voi chỉ có ở tây nguyên và ngày đang bị tuyệt chủng. * Trò chơi “ Thỏ nhảy vào chuồng ” - Cách chơi : Cô có 5 chiếc vòng giả làm chuồng của thỏ , Lắng nghe C/C làm những chú thỏ vừa đivừa hát xung quanh chuồng . khi nghe cô hát chậm CC đi xa chuồng ra , khi cô hát nhanh hơn CC đi gần lại chuồng . Khi nào cô hát thật nhanh hơn nữa thì CC nhảy vào chuồng mỗi lần chơi 6 bạn nếu ai không có chuông thì sẽ bị thua phải nhảy lò cò . - Cho trẻ chơi 3-4 lần , cô chú ý quan sát trẻ chơi. Hát lại bài hát Hát. 3. Kết thúc IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU TÊN HOẠT YÊU CẦU ĐỘNG Ôn bài củ. Củng cố lại bài Liên hoan đã học sáng, bài văn nghệ, hát con gà trống. nêu gương - Củng cố các bài cuối tuần: hát về chủ đề mà trẻ đã thuộc. CHUẨN BỊ. THỰC HIỆN. Một số bài hát, thơ về các con vật nuôi trong gia dình hoặc một số câu đố về các con vật Sân khấu – trang phục đẹp để trẻ biểu diển văn nghệ. Hoa bé ngoan cuối tuần.. -Trẻ tham gia cùng cô, cô làm người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục biểu diễn sau một tiết mục là nêu gương bình cờ một số gương mặt bé ngoan trong tuần. kết thúc cô chúc các ngày nghỉ cuối tuần vui vẽ.. VI. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được chưa dạy đươc ( lý do ). ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(54)</span> …………………………………………………………………………………………………………………. Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………..………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(55)</span> MẠNG NỘI DUNG NHÁNH III. CHỦ ĐỀ : BÉ YÊU CÔ GIÁO. BIẾT TÊN VÀ CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY CỦA CÔ - Tên gọi của cô giáo : - Công việc hằng ngày của cô : đón trẻ, tập thể dục, điểm danh, dạy các hoạt động có chủ đích, H Đ góc, chăm sóc bữa ăn,giấc ngủ cho cháu. BÉ YÊU CÔ GIÁO. CÁC BẠN TRONG LỚP - Tên gọi của các bạn trong lớp. - Sở thích của bạn - Yêu quí, hòa đồng ,giúp đỡ các bạn trong lớp. TÌNH CẢM CỦA BÉ ĐỐI VỚI CÔ GIÁO - Đến lớp vâng lời cô - Giờ học chú ý phát biểu năng động . - Giờ ăn cơm nghiêm túc, mời cô và các bạn. - Giờ ngũ không nói chuyện - Biết giúp đỡ cô giáo những công việc đơn giản.. MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “BÉ YÊU CÔ GIÁO” Phát triển nhận thức - KPKH: Trò chuyện về cô. Phát triển ngôn ngữ - LQVCC: - Tập tô o,ô,ơ.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> BÉ YÊU CÔ GIÁO. Phát triển thẩm mỹ TẠO HÌNH: - Cắt dán hình vuông hình tam giác. ÂM NHẠC: - Dạy hat : vườn trường mùa thu. - Nghe hát : Ngày đầu tiên đi học. - Trò chơi : tai ai tinh.. Phát triển thể chất + Dinh dưỡng – sức PT tình cảm xã hội khoẻ: + Trò chuyện với trẻ về - Biết đi nắng phải đội lớp học của bé , các bạn , nón , vệ sinh sạch sẽ công việc của các cô trước khi đến lớp . trong lớp. - Tay bẩn phải rửa sạch - Kỹ năng sống : bé tiết sẽ . kiệm điện + Vận động : - TC PV : cô giáo. - Tung bóng lên cao và - TCXD : Lớp học của bé. bắt bóng. - TCAN : tai ai tinh. - Trò chơi: nhảy tiếp - TCVĐ : kéo co. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3.. Thời gian: 01 tuần : (Từ ngày 22 tháng 09 đến ngày 26 tháng 09 năm 2014 Thứ H Động ĐÓN. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. Đón trẻ: - Trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp , cho trẻ tự đếm đồ dùng đồ chơi.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> TRẺ ĐIỂM DANH. trong lớp - Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng đồ chơi chủ đề - Dạy trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, ngăn nắp . - Dạy trẻ không vứt rác bừa bãi * Điểm danh: * Thể dục sáng: Tập trên nền nhạc của trường với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” các động tác : Hô hấp; Tay; Chân; bật… Khởi động:Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi. *Trong động:Vận động theo nhạc THỂ -Hô hấp: Thổi nơ bay DỤC -ĐT tay 2: Hai tay đưa ra phía trước ,lên cao.- Hai lần 8 nhịp ĐẦU GIỜ -ĐT chân 2 :Ngồi khuỵu gối , lưng thẳng , không kiễng chân , tay đưa ra trước ( 2 lần 8 nhịp ) -ĐT bụng 1: Chân rộng bằng vai, tay đưa cao , nghiêng người sang hai bên ( 2 lần 8 nhịp ) -ĐT bật 1; Bật tại chổ ( 2 lần 8 nhịp ) Khám phá + Vận động: LQ với LQChữ + Âm nhạc: khoa học : - Tung bong toán: viết : - Dạy hát múa “ HOẠT - Trò chuyện lên cao và bắt Nhận biết Tập tô o.ô.ơ vườn trường ĐỘNG Về cô giáo bóng hình tròn Tạo hình : mùa thu” CÓ CHỦ và các bạn - Trò chơi: hình,vuôngh - cắt dán - Nghe hát : ĐÍCH nhảy tiếp sức ình tam giác hình vuông Ngày đầu tiên đi + LQVH: hình tam học - Truyện : anh giác - Trò chơi : Ai chàng mèo nhanh nhất mướp. HĐ NGOÀI TRỜI. NỘI DUNG YÊU CẦU I/ Hoạt động chủ đích -Hình thành khả năng phối hợp đoàn kết, hứng thú -Tích cực tham gia vào buổi sinh hoạt ngoài trời -Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên,. CHUẨN BỊ. THỰC HIỆN. -Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ -Sân trường cảnh quan trong trường, -Một số tranh ảnh về các hoạt động trong. - Cô giới thiệu buổi dạo chơi cho trẻ. Cô cùng trẻ trao đổi về nội dung buổi dạo chơi, -Cô đặt câu hỏi để hỏi trẻ về tên gọi các khu vực trong lớp,các công việc của cô giáo trên lớp,vị trí của một số đồ dùng trong lớp….. -Sau khi đàm thoại xong cô cho trẻ chơi trò chơi vận động, dân gian.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp cuả thiên nhiên. II/ Trò chơi vận động : TC:Tìm bạn -Trẻ nắm được thân luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi - Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể TC: “Tung -Trẻ nắm được bóng” luật chơi, cách chơi : Ném bắt bóng bằng 2 tay -Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể. trường lớp. -Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ - Cho trẻ chơi 1-2 lần -Cho trẻ về nhóm chơi tự do -Cô cùng trẻ nhận xét buổi dạo chơi. -Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ -Trang phục cô và trẻ gọn gàng. -Thực hiện cách hướng dẫn giống nhánh 1 - Luyện kỹ năng cho trẻ -Cô chú ý bao quát , khuyến khích những trẻ tìm bạn nhanh và đúng.. -Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi, an toàn cho trẻ -1-10 quả bóng. -Cho trẻ chơi thành từng nhóm 5-7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng, trẻ đứng thành vòng tròn. Một trẻ tung bóng cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng, không để bóng bị rơi. TCDG: Phát triển cơ Trồng nụ, trồng bắp , phản ứng hoa nhanh. -Thuộc ca - Thực hiện ở chủ đề nhánh dao, đồng 1 và 2 dao -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi. TCDG: Ô ăn quan. -Những viên sỏi nhỏ trẻ nắm được 5 viên trong tay. -Trẻ biết rải từng viên sỏi vào từng ô theo thứ tự từ phải sang trái. Vẽ vòng tròn nhỏ chia thành 4 ô, mỗi ô có 5 viên sỏi , trẻ láy những viên sỏi trong một ô rải đều cho 3 ô còn lại, cứ hết trong tay nhưng chưa cách 1 ô nào thì lấy sỏi ô đó rải tiếp ,đến khi nào.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> trống 1 ô thì trẻ được lấy quân cách ô trống đó về, nếu cách 2 ô thì không được đi tiếp mà trẻ khác được chơi. III/ Chơi tự do Chơi với đồ Tham gia tích chơi có sẵn, đồ cực vào trò chơi mang theo chơi, cùng bạn chơi. NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG GÓC. Góc phân vai - Cô giáo,Lớp học mẫu giáo - Bác sĩ - Bếp ăn trường - Phòng y tế. Góc xây dựng - Xây trường mầm non. YÊU CẦU - Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi - Biết liên kết các nhóm chơi -Nhớ vị trí góc chơi -Tập lắp một vài chi tiết đơn giản -Rèn tính kỷ luật. -Phấn, vòng, bóng, cát, nước… -đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo. Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống. Lưu ý : Cho trẻ chơi nhẹ nhàng , chơi đúng nơi qui định Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,cho trẻ vệ sinh vào lớp. CHUẨN BỊ THỰC HIỆN Đồ dùng đồ chơi - Mặt nạ, đồ dùng cá nhân. -Yêu cầu trẻ đi về đúng nhóm chơi - Gởi ý công việc sẽ làm cho trẻ : Sẽ bày mâm cỗ như thế nào ? có quả gì? - Cô bao quát chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi. - Vật liệu xây dựng - Gạch, sỏi, Hàng rào, cây xanh…. - Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời , khối lắp ráp Sắp xếp đồ chơi đẹp thuận tiện. - Cô giới thiệu với trẻ vị trí góc chơi, giới thiệu tên , cách chơi một số đồ chơi lắp ráp, các khối nhựa - Cô gây hứng thú để trẻ tham gia vào các nhóm chơi, gởi ý cho trẻ cách lắp ráp..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Góc học tập – sách - Tô các nét cơ bản - Xem tranh trường mầm non, truyện tranh Góc tạo hình - Ôn kỹ năng về nặn, xé dán - Cắt dán, vẽ đồ chơi trẻ yêu thích. cho việc lấy , cất - Trẻ nhớ vị trí - Chuẩn bị thêm truyện góc sách về đề tài vui - Biết cầm và tết trung thu giở sách đúng - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình - Biết cầm bút vẽ và tô màu đồ chơi tặng bạn Hứng thú với âm nhạc. -Cô nhắc trẻ về vị trí chơi, qui tắc khi vào nhóm chơi -Rèn trẻ cách mở sách theo trình tự Nhắc trẻ giữ gìn góc sách truyện sạch sẽ. - Trang trí , -Cô cùng trẻ quan sát tranh nhóm hấp về ngày tết trung thu , trẻ dẫn ( có đủ nêu nhận xét về chi tiết màu giấy , bút sắc màu ....) ở Cô giới thiệu vật liệu, trạng thái hướng dẫn cách tô.... mở. Góc âm nhạc -Băng nhạc -Cô làm người dẫn chương có bài hát trình về trường . - Bật nhạc để trẻ hát lớp mầm non Góc khám - Chuẩn bị - HD trẻ tỉa cây, tưới cây, phá khoa học - Hứng thú cho trẻ chăm sóc cây hàng ngày -Chăm sóc tham gia hoạt không gian cho sạch bụi trong goác cây,rau lá. động : lau lá rộng để thiên nhiên - Tưới cây cây và chăm quan sát - Hướng dẫn trẻ nhặt lá sóc cây - Thau - Nhặt lá khô vàng , nêu được ý nghĩa nước, bình nước ca,để của cây xanh đối với cuộc sống trẻ tự chăm sóc cây VỆ SINH - Sắp xếp chỗ ăn hợp lí, thoáng mát. ĂN - Sau khi trẻ ăn xong nhắc trẻ cùng dọn dẹp với cô, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, TRƯA, không cho trẻ chạy nhảy nhiều sau khi ăn. NGỦ - Chuẩn bị cho trẻ ngủ trưa, đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc. TRƯA, - Cho trẻ vệ sinh trước khi ngủ trưa. ĂN PHỤ - Sau khi trẻ ngủ dậy cô nhắc nhở trẻ vệ sinh, rửa tay, lau mặt sạch sẽ trước khi ăn phụ. - Ôn bài. HĐ có chủ Trò chơi HĐ có chủ - Ôn bài cũ. HOẠT - Hướng dẫn đích “Truyền đích: - Nêu gương ĐỘNG trò chơi : Bé Làm quen văn tin” Tạo hình bé ngoan cuối.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> CHIỀU. sáng tạo - Trò chơi dân gian: -Nêu gương -Trả trẻ.. học: truyện“ anh chàng mèo mướp ” -Nêu gương. -Trả trẻ... - Chơi tự do -Nêu gương. -Trả trẻ. Cắt dán hình vuông, hình tam giác. tuần. -Trả trẻ.. *********************************************** Thứ 2 ngày 22 tháng 9 năm 2014. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH. Khám phá khoa học Đề tài: “Trò chuyện về cô giáo và các bạn” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết tên gọi về gia đình và người thân của cô giáo. Biết tên của các bạn trong lớp - Trả lời đủ câu các câu đàm thoại về cô giáo và bạn bè, diễn đạt mạch lạc, không nói ngọng. - Trẻ có cảm xúc vui tươi, phấn khởi,khi đi học, yêu mến cô giáo, bạn bè … II.CHUẨN BỊ : - Hình ảnh về’ một số hoạt động ở trương mầm non của cô và các bạn - Nhạc bài hát: “ cô và mẹ”, III.CÁCH TIẾN HÀNH Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. ổn định - Hát: “cô và mẹ”. - Lớp hát tổ chức- Hàng ngày chúng ta đi học đến lớp được học và chơi với - cô giáo vào bài ai ? Vậy ai nói được họ tên đầy đủ của hai cô trong lớp mình - Đoàn Thị Hồng nào ? Quyên Ngoài ra trong lớp chúng ta có rất nhiều bạn học chung một - Luân Thị Hương lớp mà chúng ta đã làm quen từ đầu năm học . nhưng hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu thêm về nhau rõ hơn ,về gia đình và sở thích của từng thành viên trong lớp mình nhé * Trò chuyện về cô giáo và các bạn 2.Nội - Cô giới thiệu lại tên của cô, kể về gia đình người thân , sở dung thích… ? chính - đố cả lớp gia đình cô có bao nhiêu người ? có mấy người 4 người , 2 con con…? - Vậy các bạn hảy kể và giới thiệu về mình cho cả lớp cùng nghe nào ! - Lần lược cho từng trẻ đứng lên giới thiệu về mình: tên gọi Trẻ tự kể về thông gia đình ,ở đâu, sở thích tin riêng của mình. - cho trẻ nói được một số thông tin về các bạn trong lớp . - trẻ kể được.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> kết thúc. - Trẻ xem tranh và các hoạt động trong một ngày ở trường của cô và trẻ : đón trẻ , tập thể dục, học tập , vui chơi, cắm cờ…gợi ý cho trẻ nói được tên gọi và nội dung cụ thể của từng hoạt động đó. So sánh về thành viên trong lớp: - Cho trẻ so sánh về bạn Huy và bạn Phương , cô Quyên và cô Hương . bạn Hoàng Nam và Phương Nam …. Cháu nói được điểm giống và khác nhau về tên gọi , giới tính, gia đình, sở thích… * Trò chơi “ tìm bạn thân” Cô giới thiệu cách chơi : các bạn sẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh miêu tả của cô thì chạy nhanh về phía của người bạn có đặc điểm giống mình VD: tìm bạn có tên giống mình KT trò chơi nhận xét động viên trẻ - Lớp hát “em đi mẫu giáo” GD nhắc nhở trẻ. TÊN HOẠT ĐỘNG Tổ chức trò chơi: “cắt dán đồ chơi” trong sánh thủ công của trẻ. HOẠT ĐÔNG CHIỀU YÊU CẦU CHUẨN BỊ - trẻ cầm kéo cắt và dán đúng cách theo hướng dẫn yêu cầu của cô. - tranh ảnh đồ chơi trong sách thủ công - kéo thủ công của trẻ - Hồ dán - Khăn lau tay. - trẻ trả lời được tên từng hoạt đông trong ngày - rất vui Trẻ tự kể. -cháu chơi theo hướng dẫn của cô. - lớp hát. THỰC HIỆN - Nói chuyện về tên gọi những đồ chơi trong sân trường -Hướng dẫn trẻ cát hình đồ chơi theo đường viền màu đen - sau khi cắt xong trẻ bôi hồ vào mặt sau của hình dán vào trang số 4 của sách.. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… *************************************************** Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2014. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH TDKN : Tung Bóng Lên Cao Và bắt Bóng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU * Kiến Thức: - Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay , khi bóng rơi xuống bắt bóng bằng 2 tay , không làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực. * Kỹ Năng: - Qua trò chơi củng cố vận động cho trẻ, rèn tính dẻo dai bền bỉ cho trẻ * Giáo dục: - Trẻ hứng thú tham gia vận động. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát II. CHUẨN BỊ : - 10 quả bóng - Hai bàn để đồ chơi - Không gian ngoài sân - Băng đĩa nhạc , các động tác btptc III.CÁCH TIẾN HÀNH Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. ổn định tổ * Cô trò chuyện với trẻ, về trường mn ,lớp học - Trẻ trò chuyện chức- vào Giới thiệu dẫn dắt câu chuyện “gà …học” chú gà tơ vì cùng cô bài lười đi học nên khi lớp của chú tổ chức trò chơi tung và bắt bong bằng 2 tay nhưng chú gà không làm được vậy bây giờ lớp chúng ta hãy thực hiện bài tập này giúp cho chú gà đi nào. 2.Nội dung *Nào mời các con cùng lên tàu đến với hội thi nào! chính A .Khởi động : - Cùng đi tàu vừa đi vừa hát bài “ Chiếc đèn ông sao”. - Lớp khởi động, đi - Cho trẻ đi chạy, kết hợp đi các kiểu chân,chuyển đội chạy các kiểu hình hàng dọc theo tổ. B- Trọng động : * BTPTC:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Kết thúc. - Hô hấp 1 : Gà gáy ò… ó…o… - Tay vai 4 : Tay đưa ngang trước lên cao. - Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. - Bụng lườn 2: Đứng quay người sang 2 bên . - Bật nhảy 1: Bật tiến về phía trước. - Hát bài “ Quả bóng tròn’’ chuyển đội hình. Hoạt động 2 : * VĐCB: “Tung bong lên cao và bắt bóng” - CC xem cô có mấy quả bóng ? + Cô làm mẫu lần 1. + Cô làm mẫu lần 2 + phân tích. - Cô cầm bóng bằng 2 tay và không làm rơi bóng, cô dùng lực của 2 tay tung mạnh bóng lên cao sau đó bóng rơi xuống cô bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng - Trẻ làm mẫu: + Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu cô quan sát sửa sai * Trẻ thực hiện : - Cho trẻ làm cô theo dõi động viên nhắc nhở trẻ làm đúng các thao tác , và chú ý sửa sai cho trẻ . - Trẻ đứng thành 2 hàng dọc 2 trẻ ở 2 hàng thực hiện cho đến hết . - Lần sau 2 tổ thi đua nhau . - Cho cháu yếu làm lại lần cuối . Hoạt động 3: * Trò chơi “ Cáo và Thỏ”. - Cách chơi : Cô mời 2 đội lên chơi. - Luật chơi : - 1 đội đội mũ thỏ giả làm Thỏ. - 1 bạn đội mũ cáo giả làm Cáo. - Khi nghe hiệu lệnh của cô “ trời tối” là Thỏ ngủ, “ Trời sáng” Thỏ đi ăn. Vừa đi vừa hát khi nghe tiếng Cáo gầm gừ các chú Thỏ nhớ chạy cho nhanh vào chuồng nếu ai bị bắt là bị thua phải ra ngoài 1 lần chơi , hoặc phải nhảy lò cò - Cho trẻ chơi 3-4 lần , cô theo dõi động viên trẻ chơi . c- Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng hít thở sâu . * nhắc nhở động viên trẻ - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ gác trăng” và đi nhẹ nhàng vào lớp. - Trẻ quan sát cô làm mẫu. -2 trẻ làm mẫu. - Cả lớp thực hiện. - Cháu chơi trò chơi. - trẻ đi nhẹ nhàng.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU LQVH : ANH CHÀNG MÈO MƯỚP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : * Kiến Thức: - Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ tên truyện. Trẻ biết thể hiện ngữ điệu, một số cử chỉ , điệu bộ của các nhân vật trong truyện. Trẻ thuộc lời thoại trong truyện. * Kỹ Năng - PT kỹ năng ghi nhớ , trí tượng tưởng sáng tạo cho trẻ. Rèn sự tự tin , mạnh dạn cho trẻ. Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. * Giáo dục - Biết giữ gìn sức khoẻ bằng cách ăn uống đủ chất và chăm tập thể dục. II/ CHUẨN BỊ : - Nói các nhân vật trong truyện: Anh tay, anh chân, bác tai, cô mắt..... - Mỗi trẻ một mũ nhân vật trong truyện III/ CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. ổn định tổ * Lớp hát “Rửa …mèo” nói về nội dung bài hát. - Lớp hát và cùng cô chức- vào Cô và trẻ cùng trò chuyện về năm học mới. trò chuyện về chủ bài - Cô hỏi trẻ các con có thích đi học không ? Đề - Đến lớp các con được học những môn gì ? - Cô cho trẻ biết các con là lớp lớn , cần phải học giỏi , 2.Nội dung chăm ngoan để sang năm được lên lớp 1. chính * Truyền thụ tác phẩm - Có một bạn nhỏ rất lười học, chỉ muốn ở nhà ngủ thôi, các con có muốn biết đó là bạn nào không ? Hãy lắng nghe cô kể chuyện “ Anh chàng mèo mướp” sẽ rõ nhé . - Cô kể diễn cảm : Lần 1 - Cô kể lần 2 bằng tranh minh hoạ. - chú ý nghe cô kể * Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung : chuyện “Anh…Mướp” - Cô vừa kể các con nghe truyện gì ? - Trong truyện có những ai? - Các bạn gọi mèo mướp đi đâu? - Mèo mướp trả lơì các bạn như thế nào ? - Khi các bạn đi học rồi mèo mướp đi đâu ? - Vì sao mèo mướp bị ngất xỉu ? - Ai đưa mèo mướp về ? - Trong truyện các con thấy mèo mướp như thế nào ?. - Chú ý trả lời các.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> -Các bạn đã kể cho mèo mướp nghe những chuyện gì ở trường ? - Từ đó mèo mướp đã sửa chữa lỗi của mình như thế nào ? * Đông viên trẻ kể chuyện theo trí nhớ hoặc nội dung chính của truyện.. câu hỏi của cô. 2 – 3 trẻ kể chuyện. - Giáo dục trẻ thông qua nội dung truyện phải chăm học Kết thúc. *Cô kể tuyện qua màn hình chiếu * Trẻ hát bài :Ngày vui của bé - Trẻ vận động và minh hoạ bài hát “ Ngày vui của bé”. *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ………………………………………………………………………………………. ****************************** Thứ Tư ngày 24 tháng 9 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH LQVT : Nhận Biết Hình Tròn. Hình Vuông Hình Tam Giác I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1.Kiến thức nhận biết , phân biệt ,màu sắc và gọi tên các hình : tròn ,vuông ,tam giác - Nhận biết dược các hình tương ứng trong các đồ dùng vật dụng. - So sánh các hình học với nhau. - Nói được các góc của hình. 2.Kỹ năng -Trẻ biết úng dụng các hình trong thực tế : làm đồ chơi, trong học tập - 90 - 95% trẻ nhận biết gọi tên được chính xác các hình học 3.Thái độ - Trẻ yêu thích môn học - Biết yêu quí mọi người xung quanh II.CHUẨN BỊ:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 1.Đồ dùng của cô: - Hình tam giác - Hình tròn - Hình vuông - Một số đồ dng có các hình tương tự 2.Đồ dùng của trẻ: Các hình học: tam giác , tròn , vuông III.TIẾN HÀNH:. Các bước 1. ổn định tổ chứcvào bài. Hoạt động của giáo viên Gây hứng thú ( 2-3 phút ) - Hát “Ngày vui của bé”trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát ( Giáo dục trẻ yêu quý trường ,lớp, cô giáo ,bạn bè - Chào mừng các bạn đến với chương trình “ ô cửa bí mật”. Đến với chương trình hôm nay, tôi xin giới thiệu có 3 đội chơi đến từ lớp mẫu giáo lá c trường MN Tuổi thơ : Đội Thỏ nâu, chim xanh, mèo vàng . * Và chủ đề của chương trình hôm này là “Khám phá 2.Nội dung hình học” chính * Nhận biết các hình - Bây giờ chúng ta hảy đến với phần thi thứ nhất có tên gọi “ mình cùng tìm hiểu” Để biết các đội tìm hiểu có tốt không cô xin mời 3 đội hảy lắng nghe cô hướng dẫn .Để phần thi này được sôi nổi hơn trên tay cô có rất nhiều hình và lần lược cô đưa hình lên đội nào nhanh tay trả lời được tên gọi của hình nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc + Cô lần lược đưa hình cho trẻ gọi tên ? + Vậy đội nào trả lời được hôm nay chúng ta đã tìm ra được bao nhiêu hình gọi tên lại ? - phần thi thứ hai yêu cầu cao hơn: nhận được đặc điểm của từng hình :goc, cạnh. Đội nào nhanh tay lên chỉ hình tròn lăn được không ? vì sao ? + Hình tam giác có mấy góc mấy cạnh ? + Hình vuông có mấy cạnh , mấy góc? + Cô nhắc lại đặc điểm của từng hình : hình tròn lăn được vì nó không có cạnh ! hính tam giác có 3 cạnh ,3 góc, còn hình vuông có 4 cạnh, 4 góc, cho cả lớp nhắc lại - Chúng ta đã vược qua hai vòng thi và cuối cùng còn một thi đuy nhất để tìm ra đội thắng cuộc, đó là tìm ra được điểm giống và khác nhau của các hình. + Trẻ so sánh 3 hình có sự giúp dỡ của cô nếu cần. - cô nhận xét giáo dục , tuyên dương đọi thắng cuộ trả lời. Hoạt động của trẻ - Lớp hát. - Trẻ chú ý lắng nghe cô giải thích cách chơi - trẻ gọi tên hình. - nhận biết các góc, cạnh. Trẻ so sánh.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Kết thúc. được nhiều câu hỏi của cô * 4: Luyện Tập + Trò chơi : “ Ai nhanh tay” - chúng ta đã trải qua 3 phần thi chung với 3 tổ bây giờ cô sẽ cho tất cả các bạn trong lớp cùng chơi ai nhanh tay - trẻ giơ hình theo + Cô nói tên hình trẻ đưa hình ra gọi tên và xếp lên yêu cầu nền - cô nhận xét kịp thời + Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố cá nhân giỏi nhất Trẻ hát - Cho trẻ hát bài hát “ Tập đếm”, ra chơi. TÊN HOẠT ĐỘNG Tổ chức trò chơi: “chơi tự do ở các góc”. HOẠT ĐÔNG CHIỀU YÊU CẦU CHUẨN BỊ - trẻ chơi hứng thú và chú ý giữ gìn đồ chơi và sản phẩm của mình. - tranh ảnh trường lớp học ,mùa thu, đất nặn ,giấy màu , tập tô... THỰC HIỆN trẻ quan sát các hình ảnh, nêu bộ phận chính của hình, yêu cầu trẻ xếp các hình theo hướng dẫn của cô. Các cháu chọn góc chơi , cô gợi ý cháu chơi: con nặn gì nặn như thế nào? Con vẽ hình gì? Tô màu gì? - cho trẻ chơi tự do theo sự bao quát của cô. Thứ Năm ngày 25 tháng 9 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH. LQCC : Tập Tô. chữ :o ,ô ,ơ. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : * Kiến Thức: - Trẻ biết tô các nét cơ bản tạo thành chữ o,ô,ơ . Bước đầu trẻ biết cách cầm bút chì để tô chữ cái , tô từ trên xuống dưới từ trái qua phải . * Kỹ Năng:.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Trẻ biết cách ngồi, cách để vở, cách cầm bút tô theo mẫu . Ngồi đúng tư thế, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi, khoảng cách giữa mắt và vở từ 25- 30 cm, không tì ngực vào bàn * Giáo dục: - Trẻ biết sử dụng và giữ gìn sách vở, không làm quăn mép, không tẩy xóa . Có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của lớp . Trẻ hứng thú khi tham gia giờ học. II. CHUẨN BỊ : - Tranh mẫu của cô - Vở tập tô, bút chì , bút màu… dành cho trẻ. - Bàn ghế kê theo tổ . - Vẽ một vòng tròn ở góc cho trẻ chơi làm tổ chim( trẻ chơi trò chơi). III.CÁCH TIẾN HÀNH : Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. ổn định - Lớp đọc thơ cùng cô : “ Cô giáo của em” - Lớp đọc tổ chứcHỏi trẻ: vào bài - Các con vừa đọc bài thơ gì ? Cô giáo của em -Trong bài thơ cô giáo đã dạy bạn những gì? dạy xếp hàng học -Ngoài việc dạy chữ ra cô còn dạy cho chúng ta rất nhiều chữ điều hay, dạy chúng ta biết lễ phép,biết các nội quy của lớp học, vì vậy chúng ta phải biết vâng lời cô giáo chú ý trong giờ học và hôm nay - Cô giới thiệu cho trẻ các chữ cái trong bài thơ : o,ô,ơ - Trẻ chú ý nghe 2.Nội dung * Hướng dẫn cách tô chính a.Chữ o: cho trẻ xem tranh “lớp học” giới thiệu chữ o hướng dẫn cách tô chữ o cô lần lược hướng dẫn từng bước tô từ trên xuống dưới từ phải sang trái 0 - Cô cho trẻ nhắc lại đặc điểm của chữ o b.chữ ô : - Cô giới tranh - Với nét xiên trái cô làm các bước tương tự c. Nét thẳng : - Viết nét thẳng ,đặt bút từ trên kéo thẳng xuống - Cô làm mẫu để trẻ quan sát - Lần 2 : Cô vừa tô vừa phân tích Cô hướng dẫn tư thế ngồi và cách cầm bút : Khi tô trẻ phải ngồi ngay ngắn ,chân chụm, lưng thẳng , đầu hơi cúi, tay trái giữ vở tay phải cầm bút, điều khiển bằng 3 ngón tay( ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) kết hợp với cánh tay và khụy tay - Cách tô + Sau khi hướng dẫn xong.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Cô cho trẻ xem vở mẫu , hướng dẫn trẻ cầm bút và tô các nét ... -Giáo dục trẻ biết sử dụng và giữu gìn sách vở, không làm quăn mép, không tẩy xóa . * Trẻ thực hiện - Chúng mình cùng ngồi vào bàn và ngồi đúng chổ của mình ( cô xếp chổ cho trẻ ngồi đúng nơi qui định) - Cô nhắc trẻ cách ngồi , cho trẻ cầm bút giơ cao lên theo cách hướng dẫn của cô - Khi trẻ tô cô đi kiểm tra và nhắc trẻ cách cầm bút , vở, tô các nét * Nhận xét sản phẩm . - Cô cho trẻ dừng bút. Trẻ tự treo sản phẩm của mình lên giá ,lần lược cho trẻ lên nhận xét bài của bạn về cách tô - sau khi trẻ nhận xét xong cô nhận xét chung cả lớp nhắc nhỡ trẻ. - Cô giới thiệu 1 -2 bài tô đẹp cho cả lớp xem. *cô cho trẻ hát bài “ Niềm vui của bé”. - Chú ý nghe cô hướng dẫn cách tô và cách cầm bút, tư thế ngồi. - Trẻ thực hiện. - Lớp hát Kết thúc. HOẠT ĐỘNG CHIỀU TH : Cắt dán hình vuông hình tam giác. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * kiến Thức: - Trẻ biết cắt dán hình vuông hình tam giác theo hình vẽ sẵn. * Kỹ năng: - Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay. * Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết nghe lời cô giáo, yêu thương giúp đỡ bạn bè. - Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II.CHUẨN BỊ - Vở tạo hình. - mẫu vẽ hình vuông hình tam giác ,của cô - giấy màu ,hồ dán ,kéo - băng đĩa nhạc bài hát thuộc chủ đề III: CÁCH TIẾN HÀNH: Các bước Hoạt động của giáo viên 1. ổn định * Lớp hát bài “trường chúng cháu đây là trường mm ” . tổ chức-Các con vừa hát bài gì ? vào bài -Chúng ta đi học đến lớp được học một những môn gì ?. Hoạt động của trẻ -Lớp hát - “trường …mn” - Để chơi và học.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 2.Nội dung chính. -Vậy các bạn gái thích chơi những loại đồ chơi gì ? - Ngoài quả bóng ra thì trong lớp ta còn có rất nhiều đồ chơi dành cho bạn nam và bạn nữ vậy bạn nào đứng dậy kể ra đó là mhững đồ chơi gì nào? - Đó là những đồ chơi trong lớp chúng ta đó muốn giữ gìn đồ chơi đựơc bền lâu thì khi chơi chung ta cần phải giữ gìn đồ chơi cẩn thận nhé * Vậy bây giờ cô sẽ cho các con vẽ những đồ chơi trong lớp để tặng bạn mình . Cùng tìm hiểu nhé a. QS đàm thoại : -Các con nhìn xem trên đây có những loại đồ chơi gì ? -Cô đưa quả bóng cho trẻ xem, quả bóng có màu gì ? dạng gì ? -Còn đây là gì ? -xe ôtô ? -Bông hoa ? -Tương tự cô cho trẻ xem những đồ chơi khác và giới thiệu cho trẻ về hình dáng màu sắc…. -Hôm nay lớp mình sẽ thi tài khéo tay vẽ nên các loại đồ chơi để tặng bạn, muốn vẽ được đồ chơi đẹp các con chú ý xem nhé! : -Cô đưa mẫu cho trẻ quan sát. * Tranh 1:Các con nhìn xem cô vẽ được cái gì ? -Quả bóng của cô Vẽ có hình gì, màu gì ? -Muốn vẽ được quả bóng này trước tiên cô dùng bút vẽ vòng theo hình tròn từ trên xuống dưới lên trên. * Tranh 2 : Còn tranh đây là gì ? - Cháu quan sát cách vễ ôtô của cô vễ đầu xe, thùng xe, bánh xe... . -Cô hỏi 1 – 2 trẻ cách vẽ * Tranh 3: Cô đã vẽ gì để dành cho bạn gái đây Cô hỏi trẻ cách vẽ như thế nào,bố cục tranh ra sao .. - Đặt câu hỏi trẻ con thích vẽ gì để tặng bạn -cho trẻ thực hiện bài tập * Trẻ thực hiện - Cô phat bút ,vở cho trẻ thực hiện - trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát hướng dẫn trẻ hoàn thành sản phẩm -cô bao quát sửa sai .. - Cô mở nhạc về chủ đề cho trẻ nghe. - xe . búp bê, hoa…. - Trẻ quan sát đồ chơi và trả lời câu hỏi của cô. - Quả bóng - hình tròn - xe ôtô. - bông hoa - cháu trả lời theo ý thích - Trẻ thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Kết thúc. *Nhận xét sản phẩm : -Cô mời 5-7 trẻ lên chọn sản phẩm đẹp để nhận xét, cô - Trẻ nhận xét sản hỏi trẻ tại sao con lại thích sản phẩm này. phẩm. -Cô nhận xét chung cả lớp. Cô nhận xét những nét chính trên sản phẩm của cháu . -Động viên những trẻ còn yếu để lần sau cháu cố gắng . *GD : giáo dục trẻ thông qua chủ đề - Cháu vận động nhẹ nhàng. *ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH ÂN : Dạy hát : vườn trường mùa thu Nghe hát : ngày đầu tiên đi học I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : * Kiến Thức: - Trẻ thuộc bài hát , hát đúng nhịp - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát , bộc lộ cảm xúc khi nghe cô hát , yêu mến trường lớp mầm non và cô giáo * kỹ năng: - rèn kỹ năng ca hát cho trẻ. hát thuộc lời bài hát * Giáo dục - Yêu quí trường lớp , kính yêu cô giáo và bạn bè. Trẻ chơi trò chơi một cách hào hứng , vui tươi và thành thạo. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động II. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ, ảnh chứa đựng một số nội dung bài - Băng đĩa ghi các bài hát về trường mầm non,dụng cụ gõ , đệm - Dụng cụ gõ , trống lắc, xắc sô, phách tre..... III.CÁCH TIẾN HÀNH :. Các bước. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của trẻ.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 1. ổn định * Lớp hát bài :“Em đi mẫu giáo ”. tổ chức- Các con vừa hát bài hát gì ? vào bài - Trước khi đến trường các con thường làm gì ? - Đến trường các con được gặp những ai ? - Trong sân trường các con thấy có những gì? Đúng rồi ! trên sân trường có cây, hoa… Vì vậy các bạn ai cũng thích đươcj đi học ,được gặp cô và các bạn 2.Nội - Có bài hát cũng nói lên điều này hôm nay cô sẽ dạy lớp dung mình hát nhé chính Dạy hát : vườn trường mùa thu - Cô hát lần 1 cho trẻ nghe giới thiệu tên bài hát tên tác giả - Cô hát cho trẻ nghe lần 2 cô hỏi trẻ về tên bài hát tên tác giả - Cô giới thiệu về nội dung bài hát - cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài cho trẻ hát 3 – 4 lần cùng cô - Cô cho tổ hát - Cô mời cá nhân hát -giáo dục trẻ thông qua bài hát * Nghe hát: bài : đi học - Cô hát lần 1. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì ? - Cô hát lần 2. - Cô vừa hát vừa mình họa động tác ? - Giảng nội dung bài hát - Các bạn đến lớp có cảnh vật gì vui ? - CC nhớ biết yêu ngôi trường và thương yêu các bạn mình nhé ! * Trò chơi: “tai ai tinh”. - Cô giới thiệu cách chơi luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 3-4 lần , cô chú ý quan sát trẻ chơi. Kết thúc * Cho trẻ đọc thơ: “Cô giáo của em”. Giáo dục nhắc nhở trẻ. - Lớp hát. -. - trẻ chú ý nghe. - lớp hát - Tổ hát - cá nhân. - chú ý nghe cô hát. - Lớp chơi trò chơi. HOẠT ĐỘNG CHIỀU. TÊN HOẠT ĐỘNG. YÊU CẦU. CHUẨN BỊ. THỰC HIỆN. VẬN ĐỘNG : “Vườn trường mùa thu”. - Trẻ múa theo cô các động tác phối hợp theo nội dung. - Các động tác múa - Băng nhạc có lời bài hát : “Vườn. - cho trẻ hát lại bài hát -cháu quan sát cô.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> bài hát -Biết yêu trường yêu lớp, yêu bạn bè. trường mùa thu”. hát và múa theo bài hát - Gợi ý cho cháu múa theo cô từng câu , kết hợp hát múa bài - Cô cho trẻ múa cùng cô một vài lần - cô cho trẻ múa theo lớp ,nhóm.... **ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Những thay đổi cần thiết : ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… đánh giá sau khi thực hiện chủ đề Nội dung đánh giá 1, Về mục tiêu chủ đề 1.1 Các mục tiêu đã thực hiện tốt: - Thực hiện tương đối tốt các mục tiêu đã đề ra 1.2 Các mục tiêu đặt ra cha thực hiện đợc hoặc cha phù hợp và lý do: - Có mục tiêu PT thẩm mỹ. và mục tiêu PT ngôn ngữ chưa hoàn thiện 1.3.Những trẻ cha đạt đợc mục tiêu và lý do:. - Mục tiêu phát triển ngôn ngữ : chưa hoàn thiện. như cháu: Mỹ Hậu, Phương Phi Lí do: Cháu mới vào lớp, chưa thích nghi được với môi trường mới kịp thời nên còn bỡ ngỡ trong giao tiếp, chưa mạnh dạn tự tin. Khả năng diễn đạt chưa trôi chảy khi đọc thơ hay trả lời câu hỏi của cô về nội dung truyện. - Mục tiêu phát triển thẩm mỹ : chưa tốt. như cháu: Lệ ,cháu Hiệp,Lộc . Lí do : môn tạo hình kỹ năng vẽ, xé dán của trẻ còn yếu chưa mạnh dạn nên hạn chế khi thực hiện các đề tài cũng như sản phẩm ở hoạt động góc. Những trẻ chưa đạt được mục tiêu và lí do: - Trong chủ đề có một số trẻ chưa thực hiện được ớ các mục tiêu: *Mục tiêu PTNT: . Kiệt ,Lâm , học chưa tốt vì cháu khả năng phát âm của cháu chưa chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> *Mục tiêu PTTM: cháu Lệ : vẽ xé còn yếu, Lộc không mạnh dạn khi hát. Do cháu nhút nhát và kỹ năng chưa tốt. 1. Về nội dung của chủ đề 2.1. Các nội dung đã thực hiện tốt: - Các nội dung trong chủ đề đều thực hiện đầy đủ 2.2: Các nội dung thực hiện chưa được hoặc chưa phù hợp ( lý do) - Không 2. Về tổ chức các hoạt động của chủ đề 3.1 Về họat động có chủ đích: - Các giờ học có chủ đích đa số được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ. - Tuy nhiên do là chủ đề đầu tiên, cháu còn bỡ ngỡ, nhút nhát nên một số giờ học còn chưa mạnh dạn tham gia phát biểu. 3.2 Về việc tổ chức chơi trong lớp: - Số lượng các góc chơi : 5 góc Những lưu ý trong việc tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn( về tính hợp lý của việc bố trí không gian, diện tích ……..) - Cần đầu tư làm nhiều đồ chơi phong phú hơn cho các góc.đặt biệt là góc xây dựng, nấu ăn 3.3Về việc tổ chức chơi ngoài trời: - Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức: + Cho trẻ ra chơi tất cả các buổi trong tuần + Nhìn chung cháu hứng thú và tích cực tham gia các TCDG, TCVĐ …ngoài trời * Những lưu ý về việc tổ chức chơi ngoài trời được tốt hơn ( về việc chọn chổ chơi và sự an toàn , vệ sinh , giao lưu…) + Lớp học và sân chơi đều đảm bảo an toàn cho trẻ, vì vậy trẻ được tham gia hoạt động thường xuyên và có chất lượng 4 Những vấn đề khác cần lưu ý 4.1Về sức khỏe của trẻ: -các cháu đi học tương đối đều. - lớp có 6 cháu thấp còi, 2 cháu nhẹ cân -Cháu Mỹ Hậu , Nam ăn ít và chậm cô nên quan tâm trẻ trong giờ ăn để cháu có thể ăn hết suất và tuyên truyền phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa. 4.2Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, lao động trực nhật và lao động tự phục vụ của trẻ: - Cô cần chuẩn bị đa dạng đồ dùng đồ chơi và tăng cường dạy trẻ các kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ. 5 Một số lưu ý quan trọng để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn: -Tuyên truyền cho phụ huynh đưa con đi học đều hơn để cháu có thể tiếp thu được đủ các nội dung trong chủ đề. - Cố gắng sử dụng phương tiện nghe nhìn trong các hoạt động học nhiều hơn - Dùng sản phẩm của trẻ giúp cho trẻ hoạt động của ngày hôm sau..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Cần sáng tạo cho trẻ hoạt động một cách tích cực hơn. – Giúp trẻ phát huy tính mạnh dạn trong tập thể và tính hòa đồng Giáo viên lập kế hoạch. PHAN THI LI NA Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU : ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... TM. NHÀ TRƯỜNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN Chủ đề :nhánh 1: “TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ CỦA BÉ” Thực hiện từ ngày: 9/9 - 13/9 /2013 Tên hoạt động Nội dung Đón trẻ *Đón trẻ: - Trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp , cho trẻ tự kể về bạn của mình , trò chuyện về trường lớp của chúng ta, dạy trẻ cách ứng xử quan tâm tới bạn ,cô giáo - Trò chuyện về chủ đề trường mầm non - Dạy trẻ không vứt rác bừa bãi , đến lớp chào hỏi cô giáo ,bạn bè * Điểm danh: Thứ 2 Khám phá khoa học Hoạt Trò chuyện về công việc của các cô bác trong trường mn động Thứ 3 Vận động có chủ - Đi bằng mép ngoài bàn chân đi khụy gối, đi lùi đích LQ văn học: THƠ: “cô giáo của em” Thứ 4 LQ với toán.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Thứ 5 Thứ 6. Hoạt động ngoài trời PV XD TH Hoạt Góc động ở thư các viện góc Thiên nhiên Nghệ thuật. - Ôn số lượng 1,2 nhận biết số lượng 1,2, ôn so sánh chiều dài . LQCC: Tập tô nét khuyết trên và nét khuyết dưới Tạo hình :Vẽ chân dung cô giáo ÂM NHẠC: - Dạy hát : Ngày vui của bé - Nghe hát “ em yêu trường em ”. Trò chơi : Ai nhanh nhất -Quan sát các khu vực trong trường -Trò chơi vận động : tung bóng ,Trò chơi dân gian :chạy tiếp cờ -Trò chơi tự do :chơi theo ý thích của trẻ ,chơi theo đồ chơi cô chuẩn bị . -Phân vai : Cô giáo , mẹ con bác sĩ nấu ăn Xây : Trường học mầm non -Bé tập làm những bông hoa trang trí lớp học -Xem tranh ảnh và cắt dán bộ sưu tập về vật liệu theo công cụ chất liệu -Chăm sóc cây cối Quan sát làm thí nghiệm vui với ,cát gạch đá nhựa -Nghe hát , múa các bài hát về chủ điểm biểu diễn các bài hát trong chủ đề -Sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc -vẽ chân dung cô giáo -Trang trí tranh lớp học -Nêu gương cuối ngày,vệ sinh trả trẻ. Hoạt động chiều. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNGTRONG TUẦN. Tên hoạt động Đón trẻ. Thứ 2 Hoạt động có chủ. Thứ 3. Chủ đề :nhánh 2: MÙA THU Thực hiện từ ngày 16/9 - 20/9 /2014 Nội dung *Đón trẻ: -Đón trẻ vào lớp ,trẻ tự cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định . -Trò chuyện với trẻ về các ngày tết trung thu *Thể dục sáng :Tập theo nhạc ngoài trời. Khám phá khoa học Trò chuyện về ngày tết trung thu Vận động :Bật xa tối thiểu 50cm LQ văn học:Truyện: “gà tơ đi học”.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Thứ 4 Thứ 5 đích. Thứ 6. Hoạt động ngoài trời PV XD TH Hoạt Góc động ở thư các viện góc Thiên nhiên Nghệ thuật Hoạt động chiều. Tên hoạt động Đón trẻ. Hoạt động có chủ. LQ với toán Chỉ khối cầu, khối trụ, khối chữ nhật theo yêu cầu LQ chữ cái : Tập tô các nét khuyết trên và nét khuyết dưới Tạo hình:Cắt và dán lồng đèn Làm quen âm nhạc DH: gác trăng NH: chiếc đèn ông sao TC: “ thi xem ai nhanh -Quan sát cảnh lớp học -Trò chơi vận động : tìm bạn thân -Trò chơi dân gian :Kéo co, mèo đuổi chuột -Trò chơi tự do :chơi theo ý thích của trẻ ,chơi theo đồ chơi cô chuẩn bị . -Phân vai :mẹ con , bán hàng, bác sĩ nấu ăn bán hàng Xây : xây trường MN -Bé tập làm những đồ chơi ở lớp -Xem tranh ảnh và cắt dán bộ sưu tập về vật liệu theo công cụ chất liệu -Chăm sóc cây cối Quan sát làm thí nghiệm vui với ,cát gạch đá nhựa -Nghe hát , múa các bài hát về chủ điểm biểu diễn các bài hát trong chủ đề -Sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc -Thơ: cô giáo của em -Tạo hình :cắt dán lồng đèn -Nêu gương cuối ngày,vệ sinh trả trẻ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNGTRONG TUẦN Chủ đề :nhánh 3:LỚP HỌC CỦA BÉ Thực hiện từ ngày 23/9 - 27/9 /2014 Nội dung *Đón trẻ: -Đón trẻ vào lớp ,trẻ tự cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định . -Trò chuyện với trẻ về các ngày ở lớp học *Thể dục sáng :Tập theo nhạc ngoài trời. Thứ 2. -KPKH: - Trò chuyện Về lớp học của bé.. Thứ 3. + TDKN: - Đập và bắt bóng bằng 2 tay - Trò chơi: nhảy tiếp sức.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Thứ 4 Thứ 5 đích. Thứ 6. Hoạt động ngoài trời PV XD TH Hoạt Góc động ở thư các viện góc Thiên nhiên Nghệ thuật Hoạt động chiều. + LQVH: Truyện : anh chàng mèo mướp LQ với toán:Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự LQChữ viết : Tập tô nét gạch ngang, nét xiên ,nét thẳng. Tạo hình : Vẽ đồ chơi trong lớp tặng bạn. + Âm nhạc: - Dạy hát múa “ vườn trường mùa thu” - Nghe hát : Ngày đầu tiên đi học, Trò chơi : Ai nhanh nhất -Quan sát cảnh lớp học -Trò chơi vận động : tung bóng -Trò chơi dân gian :trồng nụ -trồng hoa -Trò chơi tự do :chơi theo ý thích của trẻ ,chơi theo đồ chơi cô chuẩn bị . -Phân vai :cô giáo, bác sĩ, nấu ăn bán hàng Xây : vườn trường MN -Bé tập làm những đồ chơi ở lớp -Xem tranh ảnh và cắt dán bộ sưu tập về vật liệu theo công cụ chất liệu -Chăm sóc cây cối Quan sát làm thí nghiệm vui với ,cát gạch đá nhựa -Nghe hát , múa các bài hát về chủ điểm biểu diễn các bài hát trong chủ đề -Sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc -chuyện: anh chàng mèo mướp -TH: vẽ đồ chơi tặng bạn. -Nêu gương cuối ngày,vệ sinh trả trẻ.

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×