Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHBK4LE THI KIM LIENKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.08 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. GIÁO VIÊN: ThS. TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA SINH VIÊN: LÊ THỊ KIM LIÊN LỚP: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC B - K4 MÃ SỐ SINH VIÊN: 1141070123. NĂM HỌC: 2016-2017. Trong thời gian đi thực tập, em thấy học sinh hay để cặp xuống đất hoặc để trên ghế làm cho lớp học mất thẩm mỹ và việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Còn một số em để cặp trên ghế làm cho các bạn khác không có chỗ ngồi do cặp quá nhiều sách vở. Những lúc giáo viên yêu cầu học sinh lấy đồ gì ra thì rất mất thời gian do cặp để dưới đất. Em nghĩ cần có một cái tủ hoặc một cái kệ để đựng cặp. Trước khi vào tiết học đầu thì học sinh bỏ hết sách vở, bảng con và các vật dụng cần thiết cho buổi học vào trong hộp bàn. Sau đó, học sinh sẽ bỏ cặp của mình vào trong tủ hoặc trên kệ. Như vậy, tiết học sẽ dược đảm bảo thời gian và không gian hơn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Vấn đề trên chỉ là một phần nhỏ giúp các em tiếp thu kiến thức. Muốn hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả cao thì phải thêm một số phương pháp mới giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Em lấy ví dụ môn Tập đọc Bài: "Cây xoài của ông em" (Tiếng việt lớp 2 Tập 1). * Ở hoạt động 1 thay vì giáo viên hay kiểm tra bài cũ bằng cách gọi học sinh lên đọc bài rồi giáo viên hỏi một số câu hỏi liên quan đến bài học trước thì theo em, em sẽ gọi 3 học sinh lên đọc bài "Bà cháu" và 3 học sinh đó đặt câu hỏi tương ứng với đoạn mà mình đọc cho cả lớp trả lời. - Học sinh 1 đọc đoạn 1 và hỏi: "Trước khi gặp cô tiên ba bà cháu sống như thế nào?" + Học sinh 1 tự gọi 1 bạn trả lời và 1 bạn nhận xét. + Học sinh 1 chốt đáp án..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Học sinh 2 đọc đoạn 2, 3 và hỏi: "Sau khi bà mất hai anh em sống ra sao?". Học sinh 2 cũng làm tương tự như học sinh 1. - Học sinh 3 đọc đoạn 4 và hỏi: "Câu chuyện này giúp các bạn hiều được điều gì?". Học sinh 3 làm tương tự học sinh 1. - Bây giờ giáo viên mới nhận xét giọng đọc, cách phát âm của 3 học sinh và cách trả lời của các em học sinh. => Làm như vậy sẽ kiểm tra được nhiều học sinh về nhà có học bài hay không, có nắm được kiến thức của bài trước hay không. * Ở hoạt động 2: luyện đọc nên áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. - Đầu tiên, giáo viên sẽ đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn học sinh đọc câu văn dài, hướng dẫn học sinh chia đoạn. - Học sinh đọc nối tiếp câu. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - Học sinh đọc đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - 1 học sinh đọc cả bài. - Giải nghĩa từ có hình ảnh minh họa. Ví dụ: lẫm chẫm. * Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Thay vì giáo viên hỏi học sinh trả lời thì em sẽ đổi mới bằng cách: - Câu hỏi 1: “Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát.” Giáo viên hỏi học sinh trả lời, cho học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt đáp án, cả lớp gạch chân đáp án vào SGK bằng bút chì. - Câu hỏi 2: “Qủa xoài cát có mùi vị, màu sắc như thế nào?”. Trước khi trả lời thì em sẽ đưa cho học sinh xem quả xoài cát thật để học sinh có thể quan sát kỹ hơn về 3 loại xoài này. Cho học sinh ngửi, ăn thử (cắt sẵn trước ở nhà) để học sinh có thể trả lời được câu hỏi này. Mở rộng ra, cho học sinh thử xôi nếp hương để học sinh hiểu rõ hơn về câu nói mà tác giả đề cập đến“Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ngon bằng.” và cũng làm cho học sinh giảm bớt căng thẳng trong tiết học, cả lớp gạch chân đáp án vào SGK bằng bút chì.. Xoài cát. Xôi nếp hương - Câu hỏi 3: “Tại sao mẹ lại chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?”. Giáo viên hỏi học sinh trả lời có thể có nhiều ý kiến khác nhau. Giáo viên mở rộng ra ăn quả phải nhớ ơn người trồng cây (thêm nhiều loại cây khác nhau như cóc, ổi, mận, … không nhất thiết phải là cây xoài). Cả lớp gạch chân đáp án vào SGK bằng bút chì. - Câu hỏi 4: “Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?”. Cho thảo luận nhóm đôi để thay đổi phương pháp. Các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 không có loại câu hỏi thảo luận nhóm. Vì thế, nên thay đổi các câu hỏi trong SGK có thêm nhiều loại câu hỏi thảo luận nhóm để câu hỏi thêm đa dạng. Cả lớp gạch chân đáp án vào SGK bằng bút chì. => Như vậy, tất cả học sinh trong lớp đều làm việc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Hoạt động 4: Luyện đọc lại. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc với giọng tình cảm, yêu mến ông. - Học sinh đọc trong nhóm. - Đại diện các nhóm lên thi đọc - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 5: Mở rộng. Giúp học sinh nắm được nội dung bài hơn. - Thảo luận nhóm (8 người 1 nhóm) làm vào phiếu bài tập. Các thành viên trong nhóm sẽ làm phiếu cá nhân sau đó nộp lại cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ tổng hợp lại và làm vào phiếu tập thể. Những cá nhân nào không biết hoặc có câu trả lời sai thì cả nhóm sẽ hướng dẫn cho học sinh đó. + Nhóm 1 trả lời câu hỏi: “Mỗi lần đến mùa xoài chín, mẹ bạn nhỏ đã làm gì? Vì sao?” + Nhóm 2 trả lời câu hỏi: “Bài văn này nói lên tình cảm gì?” + Nhóm 3 trả lời câu hỏi: “Hãy nói 1 câu ca dao, tục ngữ nói về biết ơn người trồng cây.” + Nhóm 4 trả lời câu hỏi: “Nếu em là bạn nhỏ trong bài thì em sẽ làm gì để cây xoài luôn xanh tốt” - Giáo viên thu lại phiếu tập thể và nhận xét. - Giáo viên chốt lại. - Giáo viên mở rộng thêm + Giáo dục học sinh phải biết nhớ ơn người trồng cây. + Giáo dục học sinh phải biết bảo vệ môi trường. + Giúp học sinh hiểu cần phải trồng cây xanh để không khí trong lành..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×