Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

VĂN 8- TUẦN 15- TIẾT 57-60

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.86 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 10/12/2020. Tiết 57,58. TLV: LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS 1. Kiến thức - Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng...của những vật dụng gần gũi đối với bản thân. - Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói, về một thứ đồ dùng trước lớp. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy + Tạo lập văn bản thuyết minh. + Sử dụng ngôn ngữ dạng nói, trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp. - Kĩ năng sống + Thể hiện sự tự tin: tự tin giới thiệu, trình bày về một đồ dùng trước lớp. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức học tập tự giác, tích cực. - Tích cực quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về đời sống xung quanh mình, tăng cường vốn sống, tạo tiền đề tốt cho làm bài văn thuyết minh. - Giáo dục học sinh ý thức tạo lập văn bản thuyết minh có phương pháp rõ ràng. - GD hs yêu thích học phân môn TLV. - GD đạo đức: giáo dục tinh thần sống có trách nhiệm, hòa bình, tôn trọng, tự do khi thuyết minh, giới thiệu về phong cảnh quê hương, giới thiệu thuyết minh món ăn, món quà ...của dân tộc. => giáo dục giá trị TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được các phương pháp được sử dụng trong một bài văn thuyết minh. - Năng lực tự quản bản thân: có ý thức học tập chăm chỉ, tích cực. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực tự học. - Năng lực ứng dụng CNTT II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, tranh ảnh phích nước, máy chiếu. - Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Thuyết trình, đàm thoại. - Kt: thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ (3’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý * Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình. * Kĩ thuật: Động não. * Thời gian: 1 phút - Giới thiệu bài Ở các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu những kiến thức chung nhất về văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng luyện nói về kiểu văn bản này. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................... 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian: 40’ Mục tiêu: HDHS chuẩn bị PP:Đàm thoại, thuyết trình, quy nạp, phát vấn, nêu vấn đề KT: Đặt câu hỏi và trả lời, động não GV yêu cầu HS đọc đề và xác định kiểu bài. I. Chuẩn bị ? Yêu cầu của tiết học là gì? Đối tượng thuyết 1. Đề bài minh ở đây là gì? (Đối tượng HSTB) Thuyết minh về cái phích nước - Giúp người nghe có những hiểu biết (bình thủy) tương đối đầy đủ và đúng về phích nước. - Đối tượng: cái phích - Đối tượng thuyết minh: phích nước. nước. ? Nêu phạm vi tri thức để trình bày bài thuyết - Yêu cầu: thuyết minh minh? (Đối tượng HSTB) - Cấu tạo ngoài, trong. - Hiệu quả giữ nhiệt. - Cách sử dụng. - Cách bảo quản. GV: dựa vào phạm vi tri thức trên, hãy xây dựng dàn ý cho bài văn. HS chia nhóm thảo luận, xây dựng dàn ý cho đề bài. 2. Dàn ý GV nhắc nhở HS quy trình trình bày bài trước Mở bài: giới thiệu chung về lớp: cái phích. - Giới thiệu bản thân và vấn đề trình bày. Thân bài: - Trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị. - Trình bày cấu tạo: - Cảm ơn. + Bên ngoài. Chú ý giọng điệu, cử chỉ, nét mặt sao cho sinh + Bên trong. động, phù hợp với bài văn thuyết minh. - Trình bày cách sử dụng. *Tích hợp kĩ năng sống - Trình bày cách bảo quản. - Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến - Công dụng của phích.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khi tìm hiểu về văn thuyết minh – trình bày, giới nước. thiệu, nêu định nghĩa về một đồ vật. Kết bài: khẳng định phích nước *Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh là vật dụng quen thuộc và cần họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi thiết cho mọi gia đình. trường ….). ? Qua bài học, em cần có ý thức như thế nào để bảo quản và sử dụng phích nước khỏi vỡ, nước sôi không gây nguy hiểm cho trẻ em? (Đối tượng HSTB) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ....................................................................................................................................... ................................................................................................................................. 3.3.Hoạt động 3. Luyện tập, thực hành Thời gian 40’ Mục tiêu: HDHS luyện nói PP: Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành KT : Động não, trình bày II. Luyện nói Đề bài: Thuyết minh cái phích Đề bài: Thuyết minh cái phích nước. nước. Gợi ý - Bài nói cần nêu rõ được công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt và cách bảo quản cái phích nước, thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình chúng ta. - Lưu ý quan sát và tìm hiểu những bộ phận tạo thành vật dụng này. - Bộ phận quan trọng nhất của cái phích nước là ruột phích được cấu tạo để giữ nhiệt. Đó là hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh người ta tráng một lớp thủy ngân mỏng CG tác dụng hắt nhiệt trở lại đế giữ nhiệt. Miệng phích nước bao giờ cũng nhỏ nhằm làm giảm khả năng truyền nhiệt. - Nhờ đó cái phích nước trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được đến 70 độ. - Vỏ phích thường làm bằng kim loại đế bảo quản ruột phích chắc chắn an toàn. - Chú ý đừng đề phích ngã, rơi để khỏi vỡ. + Để làm bài nói này, học sinh dự kiến dàn ý đủ cả ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Cũng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nên lựa chọn trước các phương pháp thuyết minh phù hợp. Dàn ý: 1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh 2. Thân bài - Lịch sử ra đời - Cấu tạo - Cách sử dụng - Cách bảo quản - Công dụng, ý nghĩa 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề Bài mẫu Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình. Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ. Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước. Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy, vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được. Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu. Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nút phích, vì nút phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích. Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam. - GV chỉ định HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét GV nhận xét, đánh giá. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ....................................................................................................................................... ................................................................................................................................. 3.4. HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút GV nhắc lại những điểm cần lưu ý khi làm bài văn thuyết minh. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ 3. 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Ôn lại cách làm bài văn thuyết minh. - Chuẩn bị tìm hiểu tri thức về các đồ vật: chiếc nón, chiếc bút bi, tà áo dài để chuẩn bị cho bài luyện tập viết bài văn thuyết minh (làm tại lớp)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn: 10/12/2020. Tiết 59,60. TLV: LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- GiúpHS 1. Kiến thức - Ôn tập, kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Luyện kĩ năng diễn đạt, xây dựng đoạn, văn bản tự sự mạch lạc, trình bày tri thức về đối tượng một cách khách quan, chính xác. + Luyện kĩ năng xây dựng dàn bài hợp lí. + Rèn kĩ năng kết hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp trong bài viết. - Kĩ năng sống: ra quyết định cách viết một bài văn tự sự. 3. Thái độ - HS có thái độ làm bài nghiêm túc, tự giác, tích cực. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tự học. - Năng lực ứng dụng CNTT II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chuẩn bị đề, đáp án, biểu điểm. - Những điều cần lưu ý: GV cần thông báo sớm với học sinh về các yêu cầu chính của bài văn: phạm vi, nội dung của đề tài, kiểu văn bản phải tạo lập, những điều học sinh cần đạt được và những điều cần tránh trong bài làm, máy chiếu. 2. Học sinh - Ôn bài ở nhà, chuẩn bị bài. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phương pháp thực hành làm bài. - KT: Động não, trình bày bài viết sáng tạo. IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới Thiết lập ma trận Cấp độ. Vận dụng Nhận biết. Chủ đề Văn minh. thuyết Văn bản thuyết minh là gì?. Thông hiểu. Cấp độ thấp. Cấp độ cao. Tổng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Văn minh. thuyết. Văn minh. thuyết. Số câu: 1. Các phương pháp thuyết minh.. 1. Vận dụng viết văn bản thuyết minh về một đồ vật. 1 3 câu. 1. Đề bài I. Câu hỏi khách quan Câu 1: Đọc hai đoạn văn sau: a. “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…” b. “Hoa chuông cao từ 15-20cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng nhạt. Hoa có thể sống trong bình từ 5-7 ngày…” ? Đoạn văn nào là văn bản thuyết minh?Vì sao? Câu 2: Xác định phương pháp thuyết minh trong các câu văn sau: a. Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. b. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm… c. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). d. Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con. II. Tập làm văn Câu 3: Em hãy thuyết minh về cây bút bi. ---------------------- HẾT----------------------Hướng dẫn chữa bài Câu 1. Nội dung - Đoạn văn b là văn bản thuyết minh. - Vì đoạn văn b cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm của hoa chuông, về hình dáng, màu sắc, hương thơm….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. 3. Các phương pháp thuyết minh sử dụng trong đoạn văn là: a. Phương pháp nêu định nghĩa. b. Phương pháp liệt kê. c. Phương pháp nêu ví dụ d. Phương pháp dùng số liệu. Tạo lập văn bản 1.1.Yêu cầu chung: + Kiểu bài: Học sinh viết đúng kiểu bài thuyết minh, cung cấp tri thức chính xác, đầy đủ về đối tượng, có tính thuyết phục cao. + Vận dụng được các phương pháp thuyết minh phù hợp. + Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, trôi chảy, có tính liên kết, làm nổi bật chủ đề, dùng từ, dấu câu chính xác, dựng đoạn hợp lí. + Có bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. + Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. 1.2.Yêu cầu cụ thể a. Hình thức trình bày: bài văn, có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài b. Cách lập luận: Xác định đúng nội dung của đề bài: Thuyết minh về cây bút bi c. Phần nội dung: I. Mở bài + Giới thiệu chung: cây bút bi là vật dụng cần thiết, nhất là đối với học sinh, sinh viên. II. Thân bài Trình bày các tri thức về đối tượng a. Nguồn gốc: do Laszlo Biro người Hungari phát minh, được cấp bằng sáng chế tại Anh năm 1938. b. Các loại, các hãng bút bi. c. Cấu tạo ngoài: vỏ, nắp (bấm) d. Cấu tạo trong: ruột, ngòi, lò xo. e. Công dụng, cách bảo quản, sử dụng. III. Kết bài Cảm nghĩ của em về cây bút bi. d. Tính sáng tạo: Có sự sáng tạo của cá nhân trong bài viết. e. Chính tả, ngữ pháp: Không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. * Lưu ý: GV căn cứ vào thực tế bài làm của HS để đánh giá bài làm của HS cho phù hợp, cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo. - Nhắc HS còn 5’ trước khi thu bài. - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi sai..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nhắc nhở HS thái độ làm bài. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................ 3.4. Củng cố (2’) GV thu bài, nhận xét giờ làm bài. 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Ôn lại các kiến thức TLV đã học. - Chuẩn bị bài: Đọc thêm văn bản“Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”: đọc và trả lời các câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sau: PHIẾU HỌC TẬP GV HDHD tìm hiểu ?Em hãy nêu những nét chính về tác giả? Văn bản trên được trích từ tập thơ nào?Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? ? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?Hãy nêu hiểu biết của em về thể thơ này? ?Em chia bố cục văn bản này như thế nào? 4 phần: Đề, thực, luận, kết ? Em hiểu thế nào là “Hào kiệt”, “phong lưu”? Qua 2 từ ngữ đó, cho ta hình dung về một con người như thế nào? Điệp từ “vẫn” đem lại ý nghĩa gì cho câu thơ đầu? ? Em có nhận xét gì về nội dung câu thơ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”? ?Nhận xét về giọng điệu của 2 câu thơ này? Như vậy, hai câu đề thể hiện điều gì? ?Em hãy nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của 2 câu thơ này so với 2 câu đề? ? Qua việc tìm hiểu ý nghĩa 2 cụm từ “khách không nhà” và “người có tội” em thấy hoàn cảnh của tác giả như thế nào? ? Em hiểu lời tâm sự ấy có ý nghĩa như thế nào? ? Nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thực? Tác dụng? Gọi HS đọc 2 câu luận ? Em hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ này thế nào? Giọng thơ ở 2 câu này có gì thay đổi? ? Ở hai câu thơ này sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúng? ? Em cảm nhận được điều gì ở hai câu kết bài thơ? Việc lặp từ “còn” ở giữa câu có tác dụng gì? ? Hãy nêu nội dung chính của văn bản? ?Văn bản có những nét nghệ thuật nổi bật nào?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×