Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tiet 3 OBH Bong dang mot ngoi truong ANTT Ca khuc thieu nhi pho tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.9 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 3- Tiết: 3 Ngày dạy:13/9/16. Ôn tập bài hát : Bóng dáng một ngôi trường Ôn tập tập đọc nhạc :TĐN số 1 Âm nhạc thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ. 1. Mục tiêu: 1.1Kiến thức: - HS : + Biết đặc điểm ca khúc thiếu nhi phổ thơ. Kể được tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ. + Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN 1 – Cây sáo thuần thục hơn. + Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát: Bóng dáng một ngôi trường. 1.2 Kĩ năng: - HS thực hiện:+ Hát( đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể. Hát to, rõ lời. 1.3 Thái độ: - Thêm yêu thích môn học và các ca khúc thiếu nhi việt nam, đồng thời có ý thức tìm hiểu và hát những bài hát thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi của mình. 2. Nội dung học tập: - Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi trường - Ôn tập Tập đọc nhạc:TĐN Số 1- Cây sáo. - Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Đàn Organ. - Các bài hát thiếu nhi phổ thơ 3.2 Học sinh: - Thanh phách. - Sưu tầm các bài hát thiếu nhi phổ thơ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) - GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số . - HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số 9a1: 9a2: 9a3: 9a4: 9a5: 4.2 Kiểm tra miệng:“ Bóng dáng một ngôi trường, TĐN Số 1”.(Thực hiện trong quá trình ôn tập). - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (8đ). - Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ) - Kể tên một số bài hát thiếu nhi phổ thơ mà em biết? (1đ). * GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ (5-10đ); CĐ( 1-4đ). 4.3 Tiến trình bài học: * Giới thiệu bi mới: Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Bóng dáng một ngôi trường và bài TĐN số 1- Cây sáo. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại để hát và đọc nhạc thuần thục hơn và tìm hiểu thêm về các bài hát thiếu nhi phổ thơ.. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi 1. Ôn tập bài hát: trường(10 phút) Bóng dáng một ngôi trường *Luyện thanh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Đệm đàn HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút. * Ôn tập: GV : Đệm đàn và trình bày hoàn chỉnh bài hát. GV: Đàn giai điệu HS: Hát hoà giọng 1-2 lần. GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần những chỗ sai cho HS sửa). HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, sửa sai. GV lưu ý HS: một vài chỗ trong bài hát đảo phách, nốt ngân dài, dấu lặng. Đoạn b các câu hát tiết tấu có thay đổi để các em hát cho đúng. GV đệm đàn và yêu cầu HS tập hát với tốc độ: vừa phải. GV: Nhận xét, sửa sai. Gọi 2-3 tổ trình bày tại chỗ kết hợp gõ phách. GV chỉ định 1-2 HS trình bày bài hát trước lớp. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, xếp loại. * Trò chơi âm nhạc: GV: Đàn cho HS nghe, nhận biết tiết tấu sau đây ở * Trò chơi âm nhạc: câu hát nào: Tiết tấu câu hát: và tình yêu ấy sáng lên trong lòng chúng ta HS : Nghe, cảm nhận và nhận ra tiết tấu của câu hát. GV: Mời em đó hát cả đoạn, từ “Đã bao mùa thu khai trường…….sáng lên trong lòng chúng ta. HS: Nghe, nhận xét GV: Nhận xét, ghi điểm. * Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập bài hát “ Bóng dáng một ngôi trường” và tiếp theo chúng ta cùng ôn lại bài TĐN số 1_ Cây sáo. HĐ2: Ôn tập Tập đọc nhạc:TĐN Số 1- Cây sáo 2 .Ôn tập Tập đọc nhạc (12 phút) TĐN Số 1- Cây sáo GV : Đàn giai điệu bài 1-2 lần. Chia lớp theo hai dãy, TĐN và hát lời theo cách đối đáp, mỗi dãy trình bày ( 1 lần) . HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm phách. HS: Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, sửa sai * Nhận biết từng câu và đọc nhạc: GV: Đàn giai điệu 5 nốt cuối của mỗi câu, không theo thứ tự trong bài. HS: lắng nghe, cho biết đó là câu mấy, đọc nhạc và hát lời cả câu. GV: Kiểm tra1-2 tổ trình bày bài TĐN. GV : Gọi 1-2 HS lên đọc nhạc và ghép lời ca..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS : Nghe, nhận xét. GV: Nhận xét, ghi điểm. * Chuyển ý: GV: Đưa ra câu hỏi: Theo các em khi sáng tác bài hát người nhạc sĩ sẽ viết lời ca trước hay viết nhạc trước? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp ý và tiếp: tuỳ theo từng bài mà nhạc sĩ viết lời hay nhạc trước. Và bây giờ các em sẽ tìm hiểu về một hình thức sáng tác nhạc dựa trên lời ca có sẵn đó là lời ca từ những bài thơ… HĐ3: Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ (16 phút) GV: Đặt câu hỏi Vậy em hiểu thế nào là ca khúc phổ thơ? HS : Nghe, suy nghĩ, trả lời. GV: Tổng hợp ý. GV: Cho HS nghe bài hát qua băng, đĩa nhạc (GV trình bày) một số bài hát: + Bài Hạt gạo làng ta + Bài Dàn đồng ca mùa hạ + Bài Bác Hồ – Người cho em tất cả. HS: Nghe, phân tích, so sánh, phát biểu cảm nhận GV: Vừa rồi các em đã được nghe và phân tích một số bài vậy em nào nêu những cách phổ thơ khác nhau ? HS: Trả lời GV:Tổng hợp ý và đưa ra nội dung giáo dục của bài.. 4.4 Tổng kết: (4 phút) - GV: Đệm đàn. 3. Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ - Là bài hát được hình thành từ bài thơ có trước. - Đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi phổ thơ: + Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết nhuần nhuyễn, âm nhạc tạo điều kiện cho bài thơ bay bổng. + Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt, bởi bản thân nó là bài thơ có giá trị. + Người phổ thơ có thể giữ nguyên vẹn hoặc đôi khi phải thay đổi lời bài thơ (thay đổi chút ít về lời, bỏ bớt câu thơ hoặc viết thêm câu mới…..) cho phù hợp với cấu trúc bài hát hay đường nét của giai điệu. * Chẳng hạn: + Bài Hạt gạo làng ta, đoạn a, tác giả Trần Viết Bính khi phổ nhạc đã giữ nguyên lời bài thơ cùng tên của Trần Đăng Khoa: + Bài Dàn đồng ca mùa hạ, đoạn đầu, nhạc sĩ Lê Minh Châu khi phổ nhạc đã thay đổi chút ít lời bài thơ cùng tên của Nguyễn Minh Nguyên: Bài thơ: ...Bè trầm xen bè thanh... Lời bài hát: ...Bè trầm hòa bè cao... + Bài Bác Hồ – Người cho em tất cả, đoạn đầu, nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân khi phổ nhạc đã thay đổi, bỏ bớt một số câu trong bài thơ Cho em của Phong Thu để phù hợp với cấu trúc bài hát và đường nét của giai điệu..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - HS: Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm phách ( 1-2 lần). - GV: Nhận xét chung. 4.5 Hướng dẫn học tập: (1 phút) - Đối với bài học tiết này:+ Ôn lại bài hát Bóng dáng một ngôi trường và bài TĐN Số 1. + Xem lại bài âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu nhi phổ thơ . - Đối với bài học tiết sau:+ Đọc lời ca và xem trước hoàn cảnh ra đời và cấu trúc bài hát “ Nụ cười”. 5. Phụ lục:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×