Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

THAK40Bui Thi Minh ThaoKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.98 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Khoa Sư Phạm Tiểu học – Mầm non. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Sinh viên: Bùi Thị Minh Thảo Lớp: Cao đẳng Tiểu học A – K40 GV hướng dẫn: Th.S Trần Dương Quốc Hòa. Năm học: 2016 – 2017. Lời mở đầu.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong khoảng thời gian đi kiến tập vừa qua, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn và các tiết dự giờ trong trường. Em được xem các cô lên tiết dạy một số môn học cũng như là môn Tiếng Việt. Các tiết học rất hay, dễ hiểu và sinh động. Quy trình dạy học khá hợp lí và đúng phương pháp. Em đúc kết cho mình cách lên tiết một bài dạy hoàn chỉnh. Và hôm nay, em nghĩ ra một ý tưởng mới cho phân môn Tập đọc đó là: Sau khi học xong bài, em sẽ cho vào một trò chơi coi như là hoạt động cuối của bài. Trò chơi có tên là: “Ô chữ bí mật”. Mục đích giúp cho học sinh thư giãn, bớt căng thẳng và nhớ bài hơn. Dĩ nhiên là các ô chữ phải có liên quan đến bài học ngày hôm đó. Trò chơi này áp dụng cho tiết dạy không cần máy chiếu. Khuyến khích nếu có máy chiếu thì hình thức trò chơi sẽ sinh động hơn. Sau đây là nội dung ý tưởng của em. I/ Nội dung ý tưởng: Sau khi học xong bài, dặn dò đầy đủ, giáo viên củng cố cho học sinh bằng trò chơi “Ô chữ bí mật”. Giáo viên phổ biến với lớp luật chơi.. Luật chơi như sau: - Giáo viên có 4 ô chữ, mỗi ô tương đương với 1 câu hỏi. Khi Giáo viên treo ô chữ lên học sinh sẽ biết ô chữ có bao nhiêu chữ cái, đồng thời Giáo viên đọc câu hỏi để học sinh tìm đáp án cho phù hợp. Cả lớp chuẩn bị để tay trên bàn. Giáo viên đếm 1,2,3 hết. Dứt chữ “hết” học sinh mới được giơ tay. Ai giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời câu hỏi. + Nếu em đó trả lời đúng giáo viên sẽ điền đáp án vào ô, tặng em đó một món quà ( quà gì tùy giáo viên) và cả lớp vỗ tay hoan hô..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Nếu em đó trả lời sai thì giáo viên cho cả lớp giơ tay một lần nữa và cho em thứ 2 trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà. Nếu sai thì giáo viên đưa đáp án luôn. -Tương tự cho các ô chữ còn lại. Em xin lấy một ví dụ cụ thể bài Tập đọc lớp 5 “ Người gác rừng tí hon” áp dụng cho học sinh lớp 5.. Ô chữ số 1: gồm 10 chữ cái. (Treo ô chữ lên bảng) Câu hỏi: Đi tới đi lui trong một phạm vi nhất định gọi là đi … … Đáp án: loanh quanh ( trong quá trình dạy học giáo viên đã cho giải nghĩa từ này rồi, đồng thời giáo viên đã chốt cho học sinh: đi loanh quanh nghĩa là đi tới đi lui trong một phạm vi nhất định). Ô chữ số 2: gồm 7 chữ cái. (Treo ô chữ lên bảng) Câu hỏi: Những việc làm sau đây cho thấy bạn nhỏ trong bài là người như thế nào? - Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. - Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ. Đáp án: dũng cảm. Ô chữ số 3: gồm 7 chữ cái. (Treo ô chữ lên bảng) Câu hỏi: Bài Tập đọc trên ca ngợi những người làm nghề gì để bảo vệ tài nguyên rừng? Đáp án: gác rừng. Ô chữ số 4: gồm 9 chữ cái. (Treo ô chữ lên bảng).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu hỏi: Nội dung của bài học đã nêu cao ý thức gì của một công dân nhỏ tuổi? Đáp án: bảo vệ rừng. II/ Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị sẵn: - Các ô chữ kẻ sẵn vào bảng phụ hoặc giấy roky. - Bút lông để viết đáp án vào ô chữ. - Nam châm hoặc băng keo dán sẵn vào các ô chữ. - Quà để tặng cho học sinh có câu trả lời đúng.. Trên đây là ý tưởng mới của em trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó có thể áp dụng cho các lớp dưới nữa chứ không phải riêng lớp 5. Em tự nhận thấy ý tưởng của em còn nhiều thiếu sót. Có thể là nó đã được thực hiện ở đâu đó qua các tiết dạy của giáo viên rồi mà em chưa biết. Em mong thầy đọc và góp ý cho em. Em xin chân thành cảm ơn.. HẾT.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×